GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 32
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 032
 Lượt tr.cập 056083197
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 19.05.2024
Từ Ratzinger tới Bênêđictô
17.06.2010

Trên đây là tựa một bài báo khác của Đức Hồng y Dulles (1) đăng trên tờ First Things Journal số tháng Hai năm 2006.

Giống vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI cũng hiện diện đủ 4 khóa Công Đồng Vatican II, từ năm 1962 tới năm 1965. Trong khi Karol Wojtyla tham dự với tư cách Giám mục, thì Joseph Ratzinger tham dự với tư cách chuyên viên thần học. Trong và sau thời gian Công Đồng, ngài lần lượt dạy tại các đại học Bonn (1959-1963), Munster (1963-1966), Tubingen (1966-1969), và Regensburg, cho tới khi được cử làm Tổng Giám mục Munich năm 1977. Năm 1981, ngài trở thành Tổng trưởng Bộ Tín Lý, một chức vụ ngài nắm giữ cho tới ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời vào tháng Tư năm 2005.

Trong nhiều ấn phẩm của mình, thần học gia Ratzinger tiếp tục tranh luận các vấn đề từng được đặt ra trong thời gian Công Đồng và trong nhiều dịp đã tỏ ý không hài lòng với một số văn kiện của Công Đồng. Về điểm này, ngài khác với Đức Gioan Phaolô II, là người luôn nhất quán ca ngợi Công Đồng, và chưa bao giờ phê phán nó cả. Các trước tác của ngài có thể chia thành 3 giai đoạn: tham gia Công Đồng, các nhận định đầu tiên về các văn kiện của Công Đồng, và những suy tư sau đó về việc tiếp nhận Công Đồng. Ta cũng nên chú ý tới sự thay đổi trong phản ứng của ngài đối với 4 Hiến chế chính của Công Đồng: Hiến chế về phụng vụ (Sacrosanctum Concilium), Hiến chế về mạc khải (Dei Verbum), Hiến chế về Giáo Hội (Lumen Gentium), và Hiến chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes).

Tại Công Đồng, Ratzinger rất được trọng vọng như một thần học gia sáng chói đang xuất hiện. Ngài cộng tác mật thiết với các chuyên viên Dòng Tên kỳ cựu, trong đó có Karl Rahner, Alois Grillmeier, và Otto Semmelroth, cả ba đều thường xuyên giữ liên lạc với các Giám mục Đức. Các Hồng y người Đức, như Josef Frings của Cologne và Julius Döpfner của Munich và Freising, vốn được các Giám mục kiêm thần học gia ủng hộ mạnh mẽ, trong đó có vị sau này là Hồng y, tức Hermann Volk, do đó các ngài tạo được một ảnh hưởng rất mạnh và xét chung tỏ ra chống đối các sơ đồ của Ủy Ban Chuẩn Bị vốn được đặt dưới quyền điều khiển của Đức Hồng y Alfredo Ottaviani và Cha Sebastian Tromp, S.J.

Gần cuối khóa thứ nhất, Ratzinger được cử làm cố vấn thần học cho Đức Hồng y Frings, một chức vụ ngài giữ cho tới lúc kết thúc Công Đồng. Nhiều nhà viết tiểu sử của ngài cho rằng ngài soạn bài diễn văn ngày 8 tháng 11 năm 1963 cho Đức Hồng y Frings, trong đó, các thủ tục của Văn Phòng Thánh (Holy Office) bị chỉ trích một cách kịch liệt. Phối hợp với nhiều biến cố khác, bài diễn văn này hiển nhiên đã ảnh hưởng tới việc Đức Phaolô cải tổ Văn Phòng này và đặt cho nó một tên mới: Bộ Tín Lý.

Trong khóa thứ nhất, một số sơ đồ chính thức đã được Ủy Ban Chuẩn Bị phân phối với hy vọng được các nghị phụ chấp nhận, ít nhất cũng dưới hình thức đã được tái duyệt. Xét chung, các nghị phụ người Đức hài lòng với văn kiện về phụng vụ, nhưng tỏ ý bất mãn đối với các văn kiện về mạc khải và Giáo Hội, và tìm cách thay thế chúng.

Về mạc khải, thần học gia Ratzinger cho rằng sơ đồ đầu tiên không thể chấp nhận được và cần phải rút lại. Theo yêu cầu của Đức Hồng y Frings, ngài soạn một bản văn thay thế. Bản văn này sau đó đã được soạn lại với sự hỗ trợ của Karl Rahner. Trước sự bất mãn của Đức Hồng y Ottaviani, 3.000 bản sao văn kiện ấy đã được âm thầm phân phối cho các nghị phụ và chuyên viên. Linh mục Yves Congar, dù nói chung có thiện cảm, nhưng cho rằng bản văn này quá có tính tư riêng (personal) khó có thể được tiếp nhận và chỉ trích nó không lưu ý đủ tới những điểm tích cực của các sơ đồ của Ủy Ban Chuẩn Bị. Gerald Fogarty còn gọi nó là một tổng hợp thu gọn của nền thần học hệ thống Rahner. Dù sơ đồ của mình bị bác bỏ, nhưng Rahner và Ratzinger cũng đã đóng góp nhiều cho bản văn của Ủy ban hỗn hợp do Đức Gioan XXIII thành lập. Cả hai được đề cử làm cố vấn cho tiểu ban soạn thảo bản văn mới. Rahner mạnh mẽ bênh vực chủ trương của mình về mối tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền. Ratzinger giúp soạn tu chính cho chương nói về Thánh Truyền; ngài cũng có cơ hội đề nghị các sửa đổi cho chương nói về thẩm quyền và việc giải thích Thánh Kinh.

Về Giáo Hội, Ratzinger cùng với các Giám mục Đức và các chuyên viên "đồng chí" vận động cho ý niệm Giáo Hội như bí tích được lồng sâu vào Hiến chế, một quan tâm được chính Đức Hồng y Frings phát biểu tại phòng họp của Công Đồng. Cả Ratzinger lẫn Rahner đều cùng làm việc trong tiểu ban duyệt lại việc lên công thức cho tính hiệp đoàn tại các điều 22 và 23. Ratzinger cũng được cử vào nhóm soạn lại sơ đồ về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội để đem ra thảo luận vào khóa cuối cùng của Công Đồng. Ngài cộng tác mật thiết với Cha Congar trong việc xác định nền tảng thần học cho việc truyền giáo, một chủ đề mà cả hai thấy dễ nhất trí với nhau. Trong nhật ký của mình, Cha Congar coi Ratzinger là người "hợp lý, khiêm tốn, vô vị lợi và hay giúp đỡ". Cha gán cho Ratzinger công tìm ra câu định nghĩa cho hoạt động truyền giáo, một định nghĩa sau đó đã được chấp nhận, cũng như đã đề nghị lồng phần về đại kết vào trong bản văn. Nhiều người khác gán cho ngài công đã nghĩ ra phần chú thích khiến Châu Mỹ La tinh được liệt vào miền truyền giáo dù đã được Phúc Âm hóa từ lâu. Trong các buổi tranh luận về Hiến chế Vui Mừng Và Hy Vọng hồi tháng 9 năm 1965, Ratzinger đưa ra nhiều chỉ trích mà sau này được ngài trình bày trong các tác phẩm và bài báo của mình. Ngài cho rằng sơ đồ này quá duy tự nhiên (naturalistic) và phi lịch sử, không ghi nhận đầy đủ về tội lỗi và các hậu quả của chúng, và quá lạc quan về tiến bộ nhân bản.

Tóm lại, ta có thể nói rằng Ratzinger thuộc nội bộ nhóm thần học gia gây ảnh hưởng trổi vượt tại Vatican II. Dù lúc ấy ngài mới chỉ 30 tuổi, thiếu thế đứng công khai như Congar, Rahner và Gérard Philips. Trong các khóa đầu, ngài làm việc mật thiết với Rahner và các chuyên viên Dòng Tên người Đức, chống lại trường phái Rôma, dù ngài ăn nói chừng mực. Công Đồng càng tiến triển, Ratzinger càng trở nên độc lập hơn. Ngài có những đóng góp độc đáo và quan trọng vào văn kiện về truyền giáo và đưa ra lời chỉ trích đích danh Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, cho thấy rõ: ngài thích Thánh Augustinô hơn Thánh Tôma Aquinô và nhạy cảm đối với các ưu tư của giáo phái Luthêrô.

Trong thời gian Công Đồng và ít năm sau khi Công Đồng kết thúc, thần học gia Ratzinger viết khá nhiều bình luận về các văn kiện của Công Đồng. Dù có nhiều phê phán, nhưng các nhận định này phần lớn nhất trí với hướng đi tổng quát của Vatican II và cho thấy ngài chấp nhận 3 mục tiêu đã được Đức Gioan XXIII nêu ra: canh tân Giáo Hội, hợp nhất Kitô hữu, và đối thoại với thế giới ngày nay. Ngài hoan hô việc bác bỏ một số sơ đồ của Ủy Ban Chuẩn Bị, chủ yếu vì các sơ đồ này dùng ngôn ngữ kinh viện trừu tượng và thất bại không nói với thế giới hiện đại bằng ngôn ngữ mục vụ. Ngài đánh giá việc công đồng thoát ảnh hưởng khống chế của Rôma, và cởi mở cũng như thành thật trong các bàn luận của mình.

Là thành viên của nhóm cấp tiến trong Công Đồng, Ratzinger giảng dạy tại đại học Tubingen với Hans Kung và tham gia ban chủ biên tập san cấp tiến Concilium, xuất bản từ Hòa Lan. Năm 1969, sau cuộc nổi dậy của sinh viên tại Tubingen, ngài di chuyển tới một phân khoa có tính truyền thống hơn là Regensburg. Rồi năm 1972, ngài trở thành một trong các thành viên sáng lập ra tạp chí Communio, một đối tác bảo thủ hơn của Concilium. Khuynh hướng thần học của ngài xem ra đã thay đổi. Năm 1975, kỷ niệm 10 năm kết thúc Vatican II, ngài viết một bài báo, trong đó ngài tuyên bố mình khác với nhóm cấp tiến, là nhóm muốn đi quá cả Công Đồng, và khác cả với nhóm bảo thủ là nhóm chỉ muốn lui về đàng sau Công Đồng. Ngài cho rằng con đường thích đáng nhất là giải thích Vatican II hoàn toàn như một tiếp nối với các Công đồng trước đó như Trent và Vatican I, vì cả 3 công đồng này đều được cùng một thẩm quyền nâng đỡ đó là Đức Giáo Hoàng và hiệp đoàn Giám mục hiệp thông với ngài.

Hai năm sau, ngài được cử nhiệm làm Tổng Giám mục rồi Hồng y, và năm 1981, làm Tổng trưởng Bộ Tín Lý. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố năm 1985, ngài bác bỏ, không cho rằng Vatican II phải chịu trách nhiệm về việc đã tạo ra các xáo trộn thời hậu Công đồng. Theo ngài, tình huống đó là do sự sổ lồng của các lực lượng luận chiến và ly tâm trong Giáo Hội và sự lấn lướt của ý thức hệ tự do cấp tiến đầy cá nhân, duy lý và khoái lạc chủ nghĩa ở bên ngoài Giáo Hội. Ngài nhắc lại lời kêu gọi phải trung thành với giáo huấn thực sự của Công Đồng không cần có những dè dặt đôi khi làm nó thui chột hay không được có những khai triển làm nó ra méo mó.

Theo ngài, cần phải loại bỏ các giải thích sai lạc trước khi khởi sự việc tiếp nhận đích thực. Ngài bảo: phe bảo thủ cũng như phe cấp tiến đều phạm cùng một lầm lỗi là không nhận ra rằng Vatican II, về căn bản, hoàn toàn tiếp nối quá khứ. Khi bác bỏ một số dự thảo ban đầu, các nghị phụ đã không khước từ học lý của các dự thảo ấy, một học lý có tính hết sức truyền thống, mà chỉ khước từ văn phong của chúng, một văn phong các ngài coi là quá kinh viện và không đủ tính mục vụ. Nguy hại hơn cả là khuynh hướng của phe cấp tiến muốn đặt một tương phản giữa chữ nghĩa trong bản văn Công đồng và tinh thần của nó. Phải tìm tinh thần ngay trong chữ nghĩa của nó.

Một số người cho rằng Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, được soạn thảo vào giai đoạn chót, phải được coi như tuyệt đỉnh của Công Đồng, mà các Hiến chế khác chỉ là dọn đường. Ratzinger có quan điểm ngược hẳn. Hiến chế mục vụ là thứ yếu so với hai Hiến chế về mạc khải và Giáo Hội, vì hai Hiến chế này mới dẫn người giải thích trở về nguồn và tâm điểm của đời sống Kitô hữu. Hiến chế về phụng vụ, dù không có tính tín lý theo nghĩa hẹp, nhưng là Hiến chế thành công nhất trong 4 Hiến chế; Hiến chế mục vụ Vui Mừng Và Hy Vọng là một cố gắng thăm dò nhằm áp dụng học lý Công giáo vào mối tương quan hiện nay của Giáo Hội với thế giới.

Văn kiện đầu tiên được thảo luận tại khóa họp năm 1962 là văn kiện về phụng vụ. Ngay trong các nhận định sớm nhất của mình, Ratzinger đã hết lời ca ngợi văn kiện này. Ngài ca ngợi các cố gắng của nó trong việc loại bỏ tính cô lập của linh mục chủ tế và cổ vũ việc tham dự tích cực của cộng đoàn. Ngài nhất trí với Hiến chế về việc cần phải dành tầm quan trọng lớn hơn cho Lời Chúa trong Thánh Kinh và việc công bố. Ngài hài lòng với điều khoản của Hiến chế cho phép việc Hiệp Lễ dưới cả hai hình và khuyến khích việc thích ứng vào địa phương do các Hội đồng Giám mục liên hệ điều hướng, gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ bình dân. Ngài viết: "Cần phải phá đổ bức tường tiếng La tinh nếu muốn cho phụng vụ một lần nữa diễn tiến như một công bố hay một lời mời gọi cầu nguyện". Ngài cũng ủng hộ lời kêu gọi của Công Đồng nhằm tìm lại tính đơn giản trong các nền phụng vụ tiên khởi và loại bỏ những thêm thắt rườm rà thời Trung Cổ.

Trong các trước tác sau này khi đã là Hồng y, Ratzinger tìm cách đánh đổ các giải thích sai lạc đương thời. Ngài nhấn mạnh rằng: các nghị phụ không hề có ý định khởi diễn một cuộc cách mạng phụng vụ. Các ngài chỉ muốn dẫn khởi việc sử dụng vừa phải ngôn ngữ bình dân song song với tiếng La tinh, chứ không hề nghĩ tới việc loại bỏ tiếng La tinh, vẫn còn là ngôn ngữ chính thức của Nghi Lễ Rôma. Khi kêu gọi sự tham dự tích cực, Công đồng không hề nghĩ tới việc phải không ngừng hết nói, tới hát, rồi đọc và bắt tay; việc thinh lặng cầu nguyện cũng là phương cách hết sức sâu sắc của việc đích thân tham dự. Ngài đặc biệt tỏ ý tiếc về sự khuất dạng của âm nhạc thánh cổ truyền, thật trái với ý định của Công Đồng. Công Đồng cũng không hề có ý muốn khởi diễn việc thử nghiệm và sáng tạo phụng vụ có tính giật gân. Nó nghiêm cấm cả linh mục lẫn giáo dân không được tự ý thay đổi qui luật phụng vụ.

Ở một số ấn phẩm, Ratzinger quả có than phiền về tính đột ngột trong việc Đức Phaolô VI áp đặt Sách Lễ sau Công Đồng, trong đó có việc loại bỏ Thánh Lễ Triđentinô. Hành động này đã góp phần làm tăng cảm tưởng, khá phổ biến lúc ấy, cho rằng Công Đồng là một gián đoạn chứ không phải là một giai đoạn mới trong diễn trình phát triển liên tục. Về phần mình, thần học gia Ratzinger không có gì chống đối việc cử hành Thánh Lễ theo sách lễ từng được sử dụng trước thời Công Đồng.

Trong các nhận định đầu tiên của mình về Hiến chế mạc khải, nhà thần học trẻ tuổi Ratzinger phát biểu một cách tích cực. Câu đầu tiên rất lôi cuốn ngài vì nó đặt Giáo Hội ở một tư thế kính cẩn lắng nghe Lời Thiên Chúa. Ngài cũng hoan nghênh cố gắng của Công Đồng nhằm phá vỡ não trạng chống Duy Hiện Đại (Modernism) của những nhà tân kinh viện và tiếp nhận ngôn ngữ Thánh Kinh và cách sử dụng hiện đại. Ngài hài lòng với việc Công Đồng nhìn nhận diễn trình qua đó, Thánh Kinh phát sinh từ lịch sử tôn giáo của Dân Chúa.

Trong các chương về Hiến chế Dei Verbum viết cho "Vorgrimler Commentary", Ratzinger một lần nữa ca ngợi lời nói đầu như là mở cửa để Giáo Hội hướng lên Lời Chúa và nhấn mạnh tới giá trị của việc công bố. Dù vẫn tiếp tục ghi nhận thành công của chương đầu vì đã nhấn mạnh tới việc mạc khải xuyên qua lịch sử, ngài phê bình rằng cái nhìn về lịch sử Cựu Ước hơi quá lạc quan và đã bỏ qua tính lấn lướt của tội lỗi. Ngài nhận xét rằng việc lưu ý tới chủ đề của Luthêrô về lề luật và Tin Mừng có thể làm giàu thêm cho bản văn. Thần học về đức tin trong Hiến chế, theo ước tính của ngài, chắc chắn đồng điệu với, và có khi phong phú hơn, thần học của Vatican I. Ý kiến của Ratzinger về Thánh Truyền ở chương 2 cho thấy ngài sắc sảo đánh giá được các khó khăn do các nhà bình luận Thệ phản nêu ra. Ngài cho rằng chương này đã dành nhiều ưu tiên cho Thánh Kinh hơn là Thánh Truyền và ca ngợi nó đã đặt nhiệm chức giáo huấn của Giáo Hội bên dưới Lời Chúa. Nhưng ngài chỉ trích nó đã không nhìn nhận Thánh Kinh như là qui phạm để nhận dạng các truyền thống không chân chính từng làm méo mó Tin Mừng.

Càng có tuổi, thần học gia Ratzinger càng lên tiếng dưới một nhãn quan khác, có tính tuyên tín Công giáo nhiều hơn. Dù vẫn coi Hiến chế mạc khải như là một trong các bản văn sáng chói của Công đồng, ngài cho rằng nó cần được tiếp nhận một cách chân thực. Trong các lối giải thích hiện hành, ngài thấy hai khuyết điểm chính. Trước nhất, nó bị đọc sai như thể dạy rằng mọi mạc khải đều chứa trong Thánh Kinh. Ngài cho rằng vì là một thực tại sống động, mạc khải không thể bị đóng khung cứng ngắc trong một bản văn. Thánh Truyền là một "phần của mạc khải đi bên trên và đi quá Thánh Kinh và không thể hiểu được bên trong một bộ công thức".

Theo Đức Hồng y Tổng trưởng, bỏ qua Thánh Truyền sống động chính là một trong các lầm lẫn nghiêm trọng nhất của nền chú giải hậu Công đồng. Lầm lẫn khác là đã rút gọn nền chú giải vào phương pháp phê bình sử học (historical-critical). Trong một bài báo về việc giải thích Thánh Kinh hiện đại, ngài bình luận về sự bế tắc biểu kiến giữa nhà chú giải và nhà thần học tín lý. Khi đưa ra cách vượt qua thế lưỡng nan này, Công đồng dạy rằng phương pháp phê bình sử học chỉ là giai đoạn thứ nhất của khoa chú giải. Nó giúp soi sáng bản văn trên bình diện nhân bản và lịch sử, nhưng để tìm ra Lời Thiên Chúa, nhà chú giải phải đi xa hơn, phải dựa vào Thánh Kinh như một toàn thể, dựa vào Thánh Truyền, và dựa vào toàn bộ hệ thống các tín điều Công giáo. Ngài viết: "Bản thân tôi xác tín rằng cẩn thận đọc hết toàn bộ bản văn của Dei Verbum có thể đem lại các yếu tố chủ yếu cho một tổng hợp giữa phương pháp sử học và khoa chú giải thần học". Nhưng không may, việc tiếp nhận hậu Công đồng trên thực tế đã loại bỏ phần thần học trong phát biểu của Công đồng, coi nó như một nhượng bộ đối với quá khứ, do đó khiến cho khoa chú giải Công giáo trở thành gần như không phân biệt được với khoa chú giải Thệ phản. Cùng với việc gần như độc quyền của nền chú giải phê bình sử học, việc bỏ qua Thánh Truyền đã khiến nhiều Kitô hữu nghĩ rằng trong Giáo Hội không điều gì được giảng dạy mà không được phương pháp phê bình lịch sử soi mói. Trên thực tế, điều ấy có nghĩa: các giả thuyết luôn luôn thay đổi của khoa chú giải đã trở thành thẩm quyền tín lý cao nhất trong Giáo Hội.

Trong một thời gian dài, Ratzinger đã nói khá nhiều đến Hiến chế Tín lý về Giáo Hội. Qua các nhận xét đầu tiên, ngài cho rằng nó đã thành công trong việc đặt ý niệm Dân Chúa lên trên ý niệm Nhiệm Thể. Mô thức Nhiệm Thể, vốn được ưa chuộng dưới thời Đức Piô XII, khá có giá trị nhưng đã không thể ban bố tư cách Giáo Hội cho các Kitô hữu không phải là Công giáo và khiến người ta lầm lẫn trong việc đồng hóa Giáo Hội với Chúa Kitô, vị Chúa của mình. Ngài cho rằng hình ảnh Dân Chúa hợp với Thánh Kinh nhiều hơn; nó giúp ta có chỗ nhìn nhận tội lỗi nơi con cái Giáo Hội và cho thấy Giáo Hội vẫn đang trên đường lữ hành dưới dấu hy vọng. Vì các lý do tương tự, ngài cũng ủng hộ chủ đề Giáo Hội như bí tích. Là dấu chỉ và dụng cụ, Giáo Hội được điều hướng về một mục đích nằm bên ngoài chính mình.

Trong nhiều bình luận lúc đầu, Ratzinger tỏ ra rất quan tâm tới tính hiệp đoàn Giám mục. Ngài tin rằng các Tông đồ tạo thành một nhóm ổn định dưới quyền Phêrô làm đầu, giống các Giám mục sau đó dưới quyền tối thượng của người kế vị Phêrô. Theo quan điểm của ngài, tính hiệp đoàn hỗ trợ cho việc truyền đạt theo chiều ngang giữa các Giám mục với nhau. Đàng sau tính hiệp đoàn, là quan điểm cho rằng Giáo Hội bao gồm các cộng đoàn tương đối độc lập dưới quyền các Giám mục liên hệ. Việc tái khám phá ra các giáo hội địa phương khiến ta thấy rõ tính đa phức quả nằm trong chính cấu trúc của Giáo Hội. Ratzinger nhận xét rằng: theo Tân Ước, Giáo Hội là hiệp thông các giáo hội địa phương, hỗ tương liên kết với nhau nhờ Thân Mình và Lời Chúa Kitô, đặc biệt khi tụ họp với nhau tại tiệc Thánh Thể. Trong tư cách cầm đầu các giáo hội đặc thù, các Giám mục phải hợp tác với nhau trong một thừa tác vụ vốn chủ yếu có tính cộng đoàn. Không phải mọi sáng kiến đều đặt lên vai một mình Đức Giáo Hoàng; ngài có thể chấp nhận điều mà Giám mục đoàn hay một bộ phận của nó ấn định.

Ratzinger ít thất vọng hơn một số đồng nghiệp thần học gia khác đối với bản giải thích, dùng làm phụ lục cho chương 3 Hiến chế Lumen Gentium , nhằm soi sáng học lý hiệp đoàn. Bản ghi chú này trình bày một số minh giải cần thiết, dù hơi nghiêng về phía ủng hộ quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, không nên cường điệu về tầm quan trọng của nó, vì nó vừa không phải là văn kiện Công đồng vừa không được Đức Giáo Hoàng ký nhận. Dù được Đức Giáo Hoàng chấp nhận, nhưng nó chỉ được vị Tổng thư ký của công đồng ký nhận.

Vào giai đoạn này, Ratzinger cho rằng Thượng Hội đồng Giám mục do Đức Phaolô VI thiết lập năm 1965, về một vài phương diện, quả có tính hiệp đoàn. Đa số các thành viên của nó do chính các Giám mục bầu ra, danh xưng Thượng Hội đồng (Synod) vốn là một từ ngữ khiến ta nhớ tới cấu trúc của Giáo Hội thời xưa. Ngài viết rằng: Thượng Hội đồng là "một công đồng thường trực thu nhỏ". Ngài cũng cho rằng các Hội đồng Giám mục là những cơ quan giống như Thượng Hội đồng, làm trung gian giữa các Giám mục cá thể và Đức Giáo Hoàng; cơ quan này có quyền lập pháp. Viết cho tạp chí Concilium năm 1965, ngài cho rằng các Hội đồng Giám mục thể hiện một phần tính hiệp đoàn và quả quyết rằng chúng có căn bản thần học thực sự.

Tại Vatican II, có sự chia rẽ ý kiến về việc nên hay không nên xem xét Thánh Mẫu học trong một văn kiện riêng biệt. Cùng với đại đa số các thần học gia Đức, Ratzinger ủng hộ ý kiến lồng Đức Mẹ vào Hiến chế về Giáo Hội, và cuối cùng đã xảy ra như thế. Không như Đức Cha Wojtyla, ngài tỏ ý lo ngại về chủ nghĩa khuếch đại Đức Mẹ (Marian maximalism) và tỏ ra không mấy thiện cảm đối với những tước hiệu mới như "Mẹ Giáo Hội". Một phần vì vấn đề đại kết, ngài hoan nghênh việc Công Đồng tự chế không tuyên xưng Đức Mẹ là Đấng Trung Gian và Đồng Công Cứu Chuộc.

Trong các nhận định đầu tiên của mình, Ratzinger ca ngợi tính nhạy cảm đại kết của Hiến chế về Giáo Hội. Nó phá bỏ được cảm giác cho rằng các Kitô hữu không phải là Công giáo chỉ liên kết với Giáo Hội bằng một ước muốn tiềm ẩn, như Đức Piô XII từng dạy. Nếu đọc nó song song với sắc lệnh về đại kết, Lumen Gentium quả đã dành cho các cộng đồng Thệ phản và Chính thống tư cách giáo hội tích cực. Đối với thần học gia Ratzinger, Giáo Hội là Công giáo, nhưng các giáo hội và các cộng đồng giáo hội đặc thù rất có thể hiện diện một cách bất thường bên ngoài biên giới của Giáo Hội. Một số giáo hội, như các cộng đồng Chính thống giáo Đông phương, xứng đáng được gọi là các giáo hội theo nghĩa thần học.

Trong suốt sự nghiệp sau này, Ratzinger tiếp tục viết rộng dài về các vấn đề được Hiến chế về Giáo Hội của Vatican II nêu lên. Ngài thường xuyên trở lại các chủ đề về Giáo Hội như Dân Chúa, vốn là chủ đề trong luận án tiến sĩ của ngài. Ngày nay, ngài cho rằng: khi gọi Giáo Hội bằng danh xưng ấy, Công Đồng không dùng hạn từ "dân" theo nghĩa xã hội. Theo quan điểm thực nghiệm, dựa vào các phân tích xã hội học, Kitô hữu không phải là một dân. Nhưng các Kitô hữu không phải là dân này có thể trở thành dân của Thiên Chúa nhờ được hội nhập vào Chúa Kitô, qua việc tháp nhập có tính bí tích vào thân xác chịu đóng đinh và sống lại của Người. Nói cách khác, Giáo Hội là dân của Thiên Chúa bởi vì nó là một bí tích trong Chúa Kitô. Ở đây, ta phải ghi nhận có sự thất bại về tiếp nhận: Từ Công Đồng Vatican II, "ý niệm Giáo Hội như bí tích khó lòng mà nhập vào ý thức người ta".

Ratzinger không chống đối nền Giáo hội học về hiệp thông từng nổi bật tại Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 1985 họp bàn về việc giải thích Vatican II. Nhờ phép Thánh Thể, Giáo Hội hiệp thông với toàn bộ Nhiệm Thể Chúa Kitô. Nhưng Ratzinger cho rằng "hiệp thông", ở một mức độ nào đó, đã trở thành một từ ngữ thời thượng và thường bị bóp méo khi nhấn mạnh một cách phiến diện tới chiều ngang mà quên khuấy cả Thiên Chúa. Quả vậy, nó đã được dùng để cổ vũ một hình thức của chủ nghĩa bình đẳng bên trong Giáo Hội.

Ratzinger hồi đầu coi việc Công Đồng tái lập nền thần học về các giáo hội địa phương như một đóng góp hết sức quan trọng. Tuy nhiên, từ năm 1992, ngài cho rằng về phương diện hữu thể và lịch sử, Giáo Hội hoàn vũ ưu tiên hơn các giáo hội đặc thù. Khởi nguyên, nó không do các giáo hội địa phương hay giáo hội miền tạo nên. Ngài nói rằng: những ai cho rằng giáo hội đặc thù ưu tiên hơn Giáo Hội phổ quát, là đã giải thích sai các văn kiện của Công Đồng. Về tính hiệp đoàn, khi có tuổi hơn, Ratzinger cho rằng theo Vatican II, Giám mục trước nhất là thành viên của một hiệp đoàn, một hiệp đoàn từ bản chất vốn có tính phổ quát. Giám mục là người kế vị các Tông đồ, mỗi vị đều đồng chịu trách nhiệm đối với Giáo Hội hoàn vũ, cùng với và dưới quyền Phêrô. Các Giám mục tại các giáo phận tham gia việc điều khiển Giáo Hội hoàn vũ bằng cách cai quản tốt giáo hội của riêng mình, giữ cho giáo hội ấy luôn hiệp thông với Giáo Hội Công giáo. Trong nền thần học sau này của Ratzinger, Thượng Hội đồng Giám mục không còn được coi là cơ quan hiệp đoàn hay một công đồng thu nhỏ nữa; nó chỉ có tính tư vấn cho Đức Giáo Hoàng để ngài thi hành các trách vụ của mình. Nhờ thế, tiếng nói của Giáo Hội hoàn vũ được mọi người trong thế giới ngày nay nghe rõ hơn.

Một thay đổi tương tự cũng đã xảy ra cho quan niệm của Ratzinger về các Hội đồng Giám mục, mà trước đây ngài coi là những cơ quan có tính cộng đoàn theo nghĩa thần học. Qua năm 1986, ngài viết rằng: "Ta không nên quên rằng các Hội đồng Giám mục không có căn bản thần học; chúng không thuộc cơ cấu Giáo Hội như ý Chúa Kitô, do đó, có thể loại bỏ được; chúng chỉ có chức năng thực tiễn, cụ thể mà thôi". Khó có thể chối cãi rằng về các Hội đồng Giám mục, cũng như về Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Hồng y Ratzinger đã thay đổi quan điểm trước đây của ngài.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi hơn cả trong các giải thích về Hiến chế Lumen Gentium là ý nghĩa của mệnh đề: Giáo Hội Chúa Kitô "tồn tại trong" (subsists in) Giáo Hội Công giáo Rôma. Một số thần học gia cho câu đó nhìn nhận việc Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện trong nhiều giáo hội khác, nhưng không giáo hội nào có thể tự cho mình là giáo hội duy nhất chân thực. Ratzinger nghĩ ngược lại. Đối với ngài, "tồn tại" hàm nghĩa một hiện hữu toàn bộ, hoàn tất, tự mình đã đủ (self-contained subject). Bởi thế, Giáo Hội Công giáo thực sự là Giáo Hội của Chúa Kitô. Nhưng hạn từ "tồn tại" không có tính loại trừ, độc chiếm; nó chấp nhận khả thể có những thực thể có tính giáo hội (ecclesial entities) tách biệt với Giáo Hội duy nhất về phương diện định chế. Tuy nhiên sự phân biệt (dividedness) hay tách biệt này không phải là những thực tại có tính bổ túc cho nhau một cách đáng ước ao mà là một thiếu sót cần được chữa trị.

Trong lĩnh vực Thánh Mẫu học, Ratzinger không hài lòng với một hiểu lầm khác của Công Đồng. Ngài tin rằng việc lồng chương về Đức Maria vào Hiến chế về Giáo Hội là để người ta chịu tìm tòi hiểu biết hơn chứ không hẳn để quên đi mầu nhiệm Đức Mẹ. Chính ngài đã vượt qua được nhiều dè dặt đối với các tước hiệu của Đức Mẹ mà ngài từng phát biểu lúc Công Đồng còn đang diễn tiến. Ngài tin rằng ta phải chạy đến với Đức Mẹ để học hỏi các chân lý về Chúa Giêsu Kitô, những chân lý mà ta phải công bố.

Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, trong hình thức cuối cùng, chủ yếu là công trình của các nhà thần học Pháp. Các nhà thần học Đức không kiểm soát văn kiện này. Thời Công Đồng, thần học gia Ratzinger đã ghi nhận nhiều khó khăn, bắt đầu là vấn đề ngôn từ. Khi tiếp nhận ngôn từ hiện đại, bản văn không tránh khỏi việc tự đặt mình ra ngoài thế giới Thánh Kinh, đến nỗi, vì thế, các trích dẫn Thánh Kinh chỉ còn là những món trang trí phụ trội. Vì công khai thích đối thoại hơn, nên Hiến chế đã biến đức tin không còn là một đòi hỏi khẩn cấp phải dấn thân trọn vẹn mà chỉ còn là việc lùng kiếm đối thoại trong những vấn đề mông lung. Chúa Kitô chỉ được nhắc tới ở cuối mỗi phần, gần như một thứ trà dư tửu hậu.

Ratzinger cho rằng: thay vì lấy đối thoại thay thế các phát biểu tín lý, tốt hơn nên sử dụng ngôn ngữ công bố, nại tới thế giá nội tại của chân lý Thiên Chúa. Dựa vào tư tưởng Teilhard de Chardin, Hiến chế đã nối kết niềm hy vọng Kitô giáo quá sát vào ý niệm hiện đại về tiến bộ. Tiến bộ vật chất hết sức hàm hồ, lưỡng nghĩa vì nó có thể dẫn tới việc thoái hóa lẫn việc nhân bản hóa đích thực. Thánh Giá dạy ta rằng thế giới không được cứu chuộc nhờ tiến bộ kỹ thuật nhưng nhờ tình yêu hiến sinh. Trong phần về thống nhất hóa, Gaudium et Spes nói tới thế giới một cách thái quá, do quan điểm chức năng và hữu dụng hơn là quan điểm chiêm niệm và thán phục.

Lời bình luận của Ratzinger về chương đầu của Gaudium et Spes vẫn chứa một số nhận định công kích. Theo quan điểm của ngài, phần bàn tới lương tâm ở điều 16 đặt ra nhiều câu hỏi không được giải đáp, như vấn đề lương tâm có thể sai lầm và vấn đề quyền được theo một lương tâm lầm lẫn. Theo nhận định của ngài, phần nói về ý chí tự do ở điều 17 "hoàn toàn thuộc phái Pelagian". Ngài cho rằng nó không nói chi tới toàn bộ các vấn đề phức tạp mà Luther từng xử lý dưới danh xưng "servum arbitrium" (ý chí nô bộc) dù chủ trương của Luther không phù hợp với Tân Ước.

Ratzinger không hoàn toàn tiêu cực trong phán đoán của mình. Ngài ca ngợi phần thảo luận về chủ nghĩa vô thần ở các điều 19-21, cho rằng nó "cân bằng và có căn bản vững chắc". Ngài cũng hài lòng cho rằng văn kiện này, dù chỉ trích chủ nghĩa vô thần dưới mọi hình thức, nhưng đã không chỉ đích danh chủ nghĩa cộng sản Mác-xít, như một số nhà chiến tranh lạnh thường mong muốn. Ngài rất thích điều 22 nói về tính trung tâm của Chúa Kitô và mầu nhiệm Vượt Qua, thấy nó nói rất hay về các khả thể cứu rỗi dành cho người chưa được Phúc âm hóa, hơn hẳn các phát biểu "cực kỳ không thỏa đáng" của Lumen Gentium 16, là đoạn xem ra muốn gợi ý rằng cứu rỗi là một thành tựu nhân bản chứ không hẳn một hồng ân của Chúa.

Về Hiến chế này, Ratzinger thời sau xem ra không rút lại các phản biện trước đây của mình, dù ngài vẫn khuyên người ta nên chấp nhận toàn bộ giáo huấn của Vatican II. Nhưng ngài cho rằng các hàm hồ tối nghĩa của Gaudium et Spes phần lớn đã bị các lối giải thích duy tục làm cho trầm trọng thêm. Ratzinger chủ trương rằng Công Đồng rất đúng trong ước muốn duyệt lại mối liên hệ giữa Giáo Hội và thế giới. Có những giá trị, dù xuất phát ở bên ngoài Giáo Hội, nhưng vẫn có chỗ đứng bên trong Giáo Hội, ít nhất cũng dưới hình thức đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, Giáo Hội và thế giới không bao giờ gặp nhau mà không có tranh chấp. Các nền thần học thế gian đã quá dễ dãi trong việc hội nhập Phúc âm vào các trào lưu thế tục.

Rải rác đây đó trong các cuộc phỏng vấn, Ratzinger nhắc tới ít nhất 3 lệch lạc đặc thù trong các lối giải thích. Thứ nhất, Gaudium et Spes quả có nhắc tới các dấu chỉ thời đại nhưng Hiến chế này nói rõ: các dấu chỉ này phải được biện phân và phê phán dưới ánh sáng Phúc âm. Các nhà giải thích hiện đại coi các dấu chỉ thời đại như một phương pháp mới để tìm ra các chân lý thần học trong các biến cố hiện nay và biến chúng thành qui phạm để phê phán chứng tá Thánh Kinh và Thánh Truyền.

Thứ hai, Hiến chế mục vụ có thể sai lầm theo hướng lạc quan, nhưng nó có công khai nói tới tội lỗi và sự ác. Nó minh nhiên nhắc tới Satan, không dưới 5 lần. Tuy nhiên, các nhà giải thích sau Công Đồng có khuynh hướng coi Satan chỉ là một thứ huyền thoại bán khai. Cuối cùng, Gaudium et Spes thường hay nhắc tới Nước Thiên Chúa. Nhưng các độc giả khoái chí lại thường chỉ nói tới nước hoà bình, công lý và bảo tồn môi sinh. Ratzinger đặt câu hỏi: phải chăng bộ ba giá trị này đã thay thế Thiên Chúa? Ngài tự trả lời: giá trị không thể thay thế được chân lý, cũng như không thể thay thế được Thiên Chúa, vì chúng chỉ là các tia phản chiếu chính Người. Không có Thiên Chúa, các giá trị sẽ bị các ý thức hệ phi nhân làm cho méo mó, như từng thấy trong nhiều hình thức của chủ nghĩa Mác-xít.

Quả có nhiều thay đổi trong các nhận định của Ratzinger về Vatican II. Lúc còn dò dẫm đi tìm con đường thần học riêng cho mình, trong những năm đầu của Công Đồng, ngài phải dựa vào Karl Rahner như người chỉ bảo (mentor). Chỉ dần dần sau đó, ngài mới hiểu rõ: cả ngài lẫn Karl Rhaner, về phương diện thần học, quả đang sống trong hai hành tinh khác nhau. Trong khi Rahner thấy mạc khải và cứu rỗi chủ yếu trong các chuyển động hướng thượng của tinh thần con người, thì Ratzinger thấy chúng trong các biến cố lịch sử được Thánh Kinh và các Giáo phụ tiên khởi chứng thực.

Sự nghiệp của Ratzinger rõ ràng chịu ảnh hưởng nền thần học của mình. Trong tư cách Tổng Giám mục và Hồng y, càng ngày ngài càng bị bó buộc phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn đối với sinh hoạt công của Giáo Hội và do đó càng ngày càng hiểu rõ nhu cầu cần có các cơ cấu bí tích có tính hoàn vũ để duy trì tính hợp nhất của Giáo Hội và sự trung trinh của Giáo Hội đối với Phúc âm. Ngài cũng buộc phải tranh luận với các lối giải thích Vatican II mà cả ngài lẫn các nghị phụ chưa bao giờ dự tưởng. Các hy vọng thoạt đầu của ngài đối với các cơ chế mới như Hội đồng Giám mục đã được nhiều diễn biến chỉnh đốn.

Dù có những thay đổi như thế, Đức Bênêđictô XVI vẫn cho thấy một tính nhất quán về căn bản. Trong tư cách một triết gia nhân vị và trong tư cách một thần học gia theo truyền thống Augustinô, ngài mong Giáo Hội duy trì một tư thế cầu nguyện và thờ phượng. Ngài không mấy tin tưởng ở kỹ thuật, ở chủ nghĩa tranh đấu xã hội, ở tham vọng của con người đòi xây dựng Nước Thiên Chúa. Chính vì thế, ngài đánh giá cao các văn kiện Công đồng về phụng vụ và mạc khải, và khá dè dặt đối với các Hiến chế về Giáo Hội trong thế giới hiện nay, dù vẫn công nhận nó có những thành tựu vững chắc.

Theo Đức Hồng y Dulles, sự tương phản giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và vị tiền nhiệm của ngài khá rõ ràng. Đức Gioan Phaolô II là một nhà đạo đức học xã hội, rất ưu tư sao cho Giáo Hội can dự vào việc lên khuôn cho trật tự thế giới, một thế giới của hòa bình, của công lý và của tình huynh đệ. Trong các văn kiện của Vatican II, văn kiện được Đức Gioan Phaolô II ưa thích chắc chắn là Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes. Đức Bênêđictô XVI, người coi Gaudium et Spes như Hiến chế yếu nhất trong 4 Hiến chế, nên tỏ ra thích 3 văn kiện kia hơn.

Nhưng dù nhà triết học Ba Lan và nhà thần học Đức có khác nhau về cái nhìn ra sao, các ngài vẫn nhất trí với nhau rằng Công Đồng đã bị người ta giải thích sai một cách trầm trọng. Cần phải hiểu rằng Công Đồng này phù hợp với giáo huấn thường hằng của Giáo Hội. Phải tìm tinh thần thực sự của Công Đồng trong chính ngôn từ của nó, chứ không phải tách biệt khỏi ngôn từ ấy.

------------------------------
(1) Xem bài Hoàn cầu hóa ngôi vị Giáo hoàng


Vũ Văn An

(Nguồn: VietCatholic News)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net