GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055492093
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Dòng tu, há»™i Ä‘oàn 25.04.2024
Gia Đình Khôi Bình
01.02.2008

Khôi Bình

New Page 1

HỘI ĐOÀN
KHÔI BÌNH

1. Linh đạo Khôi Bình

Khôi Bình là một hội đoàn mang tên của vị sáng lập - Kolping (tiếng Việt dịch là Khôi Bình), và hội đoàn này còn được gọi bằng một từ gần gũi với đời thường của con người và phù hợp hơn bản chất của nó, đó là Gia Đình Khôi-Bình. Linh đạo Khôi-Bình là con đường giúp cho người giáo dân theo Chúa Giêsu ngay trong môi trường sống của mình. Hay nói cách khác, là giúp người giáo dân sống triệt để hơn ba vai trò: vương giả, tư tế và ngôn sứ của Chúa Kitô, mà họ được tham dự khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, ngay trong môi trường nghề nghiệp của mình (x. Khôi Bình Việt Nam, lưu hành nội bộ, tr. 27 và 40).

Vì linh đạo Khôi Bình có mục đích giúp mọi người giáo dân sống ơn gọi Kitô hữu cách hữu hiệu hơn trong ngành nghề, chức vị của mình, nên linh đạo này mang nặng tính xã hội. Tuy nhiên, tính xã hội của linh đạo Khôi Bình được xây dựng trên: “Sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô, Giáo huấn của Giáo hội về vấn đề xã hội và ý hướng, tư tưởng và sự nghiệp của cha thánh A-Đôn Khôi-Bình” (Sđd, tr. 40 và 41).

Hội Đoàn Khôi Bình được chia thành những gia đình nhỏ gồm những thành viên trong một giáo xứ, giáo họ hay trong một nhóm bất kỳ nào đó. Những thành viên trong một gia đình này phải sống với nhau như anh em trong gia đình, sống tình huynh đệ để xây dựng và củng cố đức tin cho nhau. Họ gặp nhau mỗi tuần để đọc lời Chúa và chia sẻ cho nhau những cảm nghiệm về lời Chúa, cũng như những khó khăn đang gặp phải, rồi cầu nguyện cho nhau và tìm cách giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn đó, cũng như để cùng nhau làm việc tông đồ, bác ái.

Về đầu trang

2. Đôi nét về Đấng sáng lập

A-Đôn Khôi-Bình (Adolph Kolping) đấng sáng lập cộng đoàn Khôi Bình chào đời ngày 08-12-1813 tại làng Kerpen, gần thành phố Koln nước Đức; là con thứ tư của ông Phê-rô Khôi-Bình và bà An-na Ma-ri-a.

Gia đình Khôi-Bình thuộc thành phần bần nông, ít học nhưng lại rất đạo đức; và do đó, từ thuở nhò Khôi-Bình đã được hấp thụ bầu không khí đạo hạnh, lễ nghĩa. Vốn thông minh, cần mẫn lại được cha mẹ quan tâm, thầy giáo tận tình giúp đỡ nên cậu rất giỏi. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới lên 13 tuổi Khôi-Bình đã phải nghỉ học để tìm công ăn việc làm hầu sống qua ngày và hy vọng để giúp đỡ cho cha mẹ được phần nào.

Tuy là một cậu bé ốm yếu từ nhỏ và chỉ quen với việc học hành, giúp lễ ở nhà thờ, nhưng khi được nhận vào học nghề tại xưởng giày dép của ông Mai-Dự (Meuser) trong làng, cậu lại rất siêng năng và khéo tay. Và vì thế, chẳng bao lâu sau Khôi-Bình đã trở thành một thợ giày giỏi, được chủ quý bạn thương, kể cả khi lên thành phố Cơ-Lân hành nghề vào độ tuổi 19.

Dự định của Khôi-Bình là đô thị lớn sẽ có cơ hội giúp đỡ gia đình nhiều hơn. Nhưng mới ở Cơ-Lân được độ một năm thì mẹ anh đã qua đời. Thế là cậu con áp út đã mất đi cơ hội đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ đức hạnh. Về quê chịu tang thân mẫu xong, Khôi-Bình trở lại Cơ-Lân để tiếp tục sự nghiệp.

Biết Khôi-Bình không chỉ siêng năng, khéo tay, mà còn là con người đức độ, nên ông Bách (Beck) chủ xưởng giày tính gả cô Lê-na (Lena), người con gái duy nhất của mình cho anh. Nhưng anh đã từ chối vì anh vẫn còn nhớ lời trăn trối ngày xưa của cha xứ Gio-an Hải-Đệ (Johannes Heyde): “Khôi-Bình, cha chúc lành cho con. Không chừng có ngày Chúa sẽ gọi con làm những việc lớn lao cao cả”, và trong lòng anh luôn cảm thấy một sự thúc đẩy phải trở lại với trường học.

Năm 23 tuổi Khôi-Bình bị lao lực. Anh phải trở về quê dưỡng bệnh. Trong thời gian đó anh đã lên nhà xứ nhờ các cha dạy tiếng La-tinh cho mình.

Sau khi phục hồi sức khỏe, anh lại lên Cơ-Lân để tiếp tục nghề đóng giày. Nhưng chẳng bao lâu sau anh quyết định bỏ nghề để trở lại trường trung học. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng Khôi-Bình vẫn luôn đạt kết quả học tập xuất sắc. Anh còn trở thành gia sư cho những bạn học để kiếm thêm tiền sinh sống.

Việc học đang tiến triển tốt, thì bệnh cũ tái phát khiến anh lại phải nghỉ học. Sau một thời gian chữa bệnh, anh trở lại trường và kết thúc chương trình trung học vào độ tuổi 28 với một thành tích rực rỡ khiến Hội Đồng Khảo Thí Hoàng Gia đã phê tặng: “Hội Đồng chúc mừng và hy vọng rằng những nỗ lực nghiêm túc và bao hy sinh trò đã đổ ra để đạt mục đích sẽ được tưởng thưởng bội phần, và cũng mong cho trò được hưởng nhiều ân phúc và đem phân phát những ân phúc ấy cho muôn người…”.

“Mong cho trò được hưởng nhiều ân phúc và đem phân phát những ân phúc ấy cho muôn người”. Lời cầu chúc này như là một khởi điểm cho một chặng đường mới. Sau một tháng trời suy nghĩ đắn đo, anh quyết định đi tu để làm linh mục.

Thánh 5-1841, chia tay những người thân yêu trong nước mắt, Khôi-Bình lên thành phố Minh-sơn (Munchen) để vào đại học, nhập khoa thần học.

Điều mà anh lo nhất khi lên đại học là vấn đề tài chính. Nhưng do luôn đặt tin tưởng và hy vọng vào Đức Mẹ, nên anh đã được một ân nhân giúp đỡ cho trong suốt bốn năm tại đại học Minh-sơn và Bon (Bonn).

Sau mấy năm trời ở chủng viện Cơ-Lân, ngày 13-04-1845, thầy phó tế Khôi-Bình được thụ phong linh mục. Nhưng điều xót xa nhất là thánh lễ mở tay của cha Khôi-Bình chính là thánh lễ an táng cho người cha thân yêu của mình. Và vì thế, không chỉ tân linh mục Khôi-Bình mà hầu như mọi người trong nhà thờ đều rơi lệ vì chia sẻ niềm hạnh phúc và nỗi đau đớn với ngài.

Ước mong của cha Khôi-Bình là được coi sóc một xứ đạo nghèo nàn nhỏ bé ở nông thôn. Nhưng cha lại được bổ nhiệm làm cha phó thứ hai của xứ Lô-ren-sô (Laurentius) nằm ngay trung tâm công nghiệp Vu-pơ-tan (Wuppertal). Bên cạnh việc mục vụ ở xứ, cha Khôi Bình còn dạy giáo lý ở trường trung học, làm linh mục đồng hành của những người thợ trẻ. Và vì muốn nâng cao thân phận của những người thợ mà cha đã từ bỏ ý định đi học lấy bằng tiến sĩ thần học để ở lại với họ.

Sau 4 năm, cha Khôi-Bình lại được bổ nhiệm về làm phó xứ chính tòa Cơ-Lân. Mặc dù rất bận rộn với công việc giáo xứ, nhưng cha Khôi-Bình không bao giờ quên hình ảnh những người thợ trẻ. Vượt qua nhiều chống đối gièm pha, cha đã lập nên hội thợ mới tại thành phố Cơ-Lân. Cứ thế, lòng nhiệt thành, lửa yêu thương thúc đẩy khiến cha tìm mọi cách để quy tụ những anh em thợ ngõ hầu có thể nâng đỡ đời sống tinh thần và vật chất của họ; giúp họ nhận ra giá trị của chính họ, của lao động và nhận ra tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa ngay trong cuộc sống đời thường của họ. Những cơ sở cha Khôi-Bình xây lên lúc này không chỉ có những người trẻ, mà còn nhiều người nghèo đói khổ sở khác nữa. Bất cứ ai đến đây đều được cha tìm cách để nâng cao kiến thức đạo đời và tay nghề.

Năm 1862, cha Khôi-Bình nhận bài sai về coi xứ Mi-no-rít, nơi 17 năm trước cha đã lãnh sứ vụ linh mục. Với lòng nhiệt tâm trong vai trò phục vụ giáo xứ và nhất là công việc nâng cao phẩm giá, cải thiện đời sống của những người thợ lâu nay, giúp họ ý thức về vai trò chứng tá cho Tin Mừng ngay trong môi trường của mình, nên ngày 22-04-1862, cha được Đức giáo hoàng Piô IX phong làm Đức ông Quản lý Hội đồng Tư vấn Giáo hoàng.

Năm 1864, cha được bầu làm Tổng Đồng Hành của toàn Hội cho đến được Chúa gọi về vào ngày 04-12-1865. Cha Khôi-Bình được người ta gọi đến với nhiều tước hiệu như: “Thầy của dân”, “Cha của thợ” và “Tông đồ của giáo dân”.

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong cha A-Đôn Khôi-Bình lên hàng chân phước vào ngày 27-10-1991. Vì vậy, các thành viên trong gia đình Khôi-Bình gọi ngài là cha thánh Khôi-Bình.

Về đầu trang

3. Tổ chức Khôi Bình

3.1. Ban lãnh đạo quốc tế

Ban lãnh đạo cao nhất của Cộng Đoàn Khôi-Bình là Ban Quản Gia Khôi–Bình Quốc Tế (BQGKBQT, International Excutive Board), tức là Ban thường vụ của Hội Đồng Chỉ Đạo Khôi-Bình Quốc Tế (HĐCĐQT, International Board Of Directors), điều hành mọi hoạt động của Cộng Đoàn Khôi-Bình trên toàn thế giới, gồm có 7 vị:

- Tổng Đồng Hành Khôi-Bình Quốc Tế,
- Tổng Quản Lý Khôi-Bình Quốc Tế,
- Tổng Thư Ký Khôi-Bình Quốc Tế
- 4 vị Ủy viên.

Nhiệm kỳ cho các chức vụ này là 5 năm.

Bên cạnh sự chỉ đạo của BQGKBQT, mỗi năm Cộng Đoàn Khôi-Bình còn được HĐCĐQT gồm Gia Trưởng Khôi-Bình các quốc gia hội họp một lần để duyệt xét các nghị quyết trước đó và đưa ra những đường hướng mới cho năm kế tiếp.

3.2. Ban lãnh đạo quốc gia

Ban lãnh đạo quốc gia là Ban Quản Gia Khôi-Bình của mỗi nước, được bầu bằng phiếu kín và có nhiệm kỳ 5 năm, gồm:

- Linh mục đồng hành Khô-Bình quốc gia
- Gia Trưởng Khôi-Bình quốc gia
- Phó Gia Trưởng Khôi-Bình quốc gia
- Quản lý Khôi-Bình quốc gia
- Thư ký Khôi-Bình quốc gia

3.3. Ban lãnh đạo giáo phận

Ban lãnh đạo cấp giáo phận là Ban Quản Gia Khôi-Bình của mỗi giáo phận, được Ban Quản gia Quốc gia bổ nhiệm dựa theo sự bầu chọn của Hội Đồng chỉ đạo Khôi-Bình giáo phận, có nhiệm kỳ 3 năm, gồm:

- Đồng hành Khôi-Bình giáo phận
- Gia Trưởng Khôi-Bình giáo phận
- Phó Gia Trưởng Khôi-Bình giáo phận
- Quản lý Khôi-Bình giáo phận
- Thư ký Khôi-Bình giáo phận.

3.4. Ban lãnh đạo giáo xứ

Ban lãnh đạo Khôi-Bình cấp giáo xứ là Ban Quản Gia Khôi-Bình giáo xứ, được bầu bằng phiếu kín và có nhiệm kỳ 2 năm, gồm:

- Linh mục đồng hành
- Gia trưởng
- Phó gia trưởng
- Quản lý
- Thư ký

Trong trường hợp thiếu nhân sự, Gia trưởng Khôi-Bình giáo xứ được quyền kiêm nhiệm Phó Gia trưởng Khôi-Bình giáo xứ.

3.5. Thành viên

Để gia nhập Cộng Đoàn Khôi-Bình , đương sự phải hội đủ điều kiện:

- Là tín hữu thuộc giáo hội Công giáo, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, giới tính;
- Tự nguyện chấp nhận những mục tiêu, đường hướng hoạt động và các nghĩa vụ của cộng đoàn;
- Được Ban Quản gia Khôi-Bình giáo xứ chấp nhận.

Các thành viên có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của Cộng Đoàn Khôi-Bình.

Về đầu trang

 

4. Gia đình Khôi Bình giáo phận Vinh

Trước khi nói về Cộng đoàn Khôi-Bình giáo phận Vinh, thiết nghĩ chúng ta cũng nên biết qua một chút về sự ra đời của Khôi-Bình Việt Nam. Khôi-Bình Việt Nam được thành lập 1993, do linh mục người Đức Robert Henrich. Hiện Khôi-Bình Việt Nam có mặt trên 18 giáo phận là Hải Phòng, Phát Diệm, Hà Nội, Thái Bình, lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Thánh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Xuân Lộc, Phú Cường, Đà Lạt, TP. HCM, Mỹ Tho và Cần Thơ.

Khôi-Bình Việt Nam ra đời được 11 năm, thì Khôi-Bình Vinh được thành lập.

Ngày 31-10-2003, sau khi được phép của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cha Robert Henrich và anh Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa, Gia trưởng Khôi-Bình Việt Nam đã tổ chức cuộc nói chuyện về Hội Đoàn Khôi-Bình tại nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài, và từ đó cộng đoàn Khôi-Bình được thành lập tại giáo phận Vinh.

Sau bốn năm hiện diện ở giáo phận Vinh, Cộng đoà Khôi-Bình đã được mở rộng đến 11 giáo xứ với số thành viên là 1272, gồm:

1. Giáo xứ Xã Đoài: 362 thành viên
2. Giáo xứ:Tân Lộc: 443 thành viên
3. Giáo xứ: Lộc Mỹ: 95 thành viên
4. Giáo xứ: Lập Thạch: 51 thành viên
5. Giáo xứ: Rú Đất: 28 thành viên
6. Giáo xứ: Thuận Nghĩa: 53 thành viên
7. Giáo xứ: Yên Đại: 50 thành viên
8. Giáo xứ: Cầu Rầm: 39 thành viên
9. Giáo xứ: Trang Nứa: 25 thành viên
10. Giáo xứ: Ngọc Liễn: 90 thành viên
11. Giáo xứ: Làng Anh: 36 thành viên

Ban Gia Trưởng Khôi-Bình giáo phận Vinh hiện nay:

1. Cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, linh mục đồng hành.
2. Phêrô Nguyễn Minh Châu, Gia trưởng
3. Anphongsô Trần Đức Hoa, Phó Gia trưởng
4. Phêrô Nguyễn Công Lịch, Thư ký
5. Antôn Trần Đức Khánh, Quản lý

Về đầu trang



Gia Đình Khôi Bình



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net