GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 056085051
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 19.05.2024
Nếm thử vĩnh cửu: Làm thế nào Kitô giáo có thể thay đổi đời bạn
15.03.2010

"Sau cùng đó không phải là vấn đề vâng phục. Sau cùng đó là vấn đề tình yêu"
(Thomas Morre, A Man for All Seasons)

Bây giờ chúng ta đã biết điều gì làm cho Kitô Giáo trở nên độc đáo, chúng ta cần tự hỏi mình là có nên đón nhận Kitô Giáo hay không. Trong sách này, tôi đã tìm cách trả lời những phê bình và chống đối gay gắt nhất đối với Kitô Giáo, nhưng thường thì không bao giờ đủ. Học giả và nhà thuyết giáo John Stott kể câu chuyện của một ông lúc nào cũng thắc mắc. Mỗi khi Stott trả lời ông ta câu này thì ông lại có một câu khác để hỏi. Một ngày kia Stott hỏi ông, "Nếu tôi trả lời cho ông mọi vấn đề để thỏa mãn ông về phương diện tri thức, liệu ông có sẵn lòng thay đổi lối sống của ông không?" Ông này đỏ mặt và cười giả tảng, và Stott nhận ra rằng ông chống đối Kitô Giáo không về phương diện tri thức. Ông không muốn Kitô Giáo chỉ vì ông sợ rằng nó sẽ xáo trộn các kế hoạch và gián đoạn đời sống của ông. Với nhiều người, sự do dự đón nhận Kitô Giáo thì có tính cách thực tế cũng như tri thức. Họ muốn biết ích lợi của Kitô Giáo là gì, và cuộc đời của họ sẽ thay đổi thế nào một khi trở nên Kitô Hữu. Tôi kết thúc cuốn sách này bằng cách đề cập đến các lưu tâm ấy.

Kitô Giáo không chỉ quý trọng các giảng dậy nhÆ°ng còn quý trọng má»™t con người. Do đó, hãy nhìn đến khuôn mặt chính của Kitô Giáo, Đức Giêsu Kitô. Nền văn hóa thế tục của chúng ta dường nhÆ° không hài lòng vá»›i Đức Kitô. Hai ngàn năm sau khi từ trần, Người tiếp tục là má»™t đề tài lá»›n, cÅ©ng nhÆ° sá»± chú ý của những mâu thuẫn không bao giờ cùng. Cuốn The Da Vinci Code dường nhÆ° khuấy Ä‘á»™ng cả má»™t loạt thêu dệt, trong má»™t phÆ°Æ¡ng cách nào đó, tất cả đều cho rằng Đức Kitô trong Phúc Âm không phải là má»™t Kitô đích thá»±c. Đạo diá»…n James Cameron, người Ä‘oạt giải Oscar, cho công bố má»™t tài liệu để từ chối sá»± phục sinh của Đức Kitô dá»±a trên sá»± kiện rằng họ đã tìm thấy ngôi má»™ chứa các hài cốt của Người. Cuốn phim của Cameron còn gợi ý rằng Đức Kitô kết hôn vá»›i bà Mary Magdalene và có má»™t con trai.  Trong chuyến Ä‘i Ấn Độ, tôi đọc được tá»±a đề "Cái Chết Giả Tạo của Đức Giêsu trên Thập Tá»±". Theo câu chuyện này, Đức Giêsu dàn dá»±ng mọi sá»± để thoát khỏi tay kẻ thù. Christopher Hitchens còn Ä‘i xa hÆ¡n nữa, ông gợi ý rằng Đức Kitô có lẽ là má»™t nhân vật hoang đường hÆ¡n là lịch sá»­, ông ám chỉ "sá»± hiện hữu rất nghi ngờ của Giêsu."

Ngay cả một số học giả Kinh Thánh - một nhóm rất có thể thù nghịch với Kitô Giáo - tham dự trong một toan tính lớn theo chủ nghĩa xét lại. Trong những kết luận của họ: Đức Kitô đích thực thì không tự cho mình là thần thánh, Người không muốn sáng lập một Giáo hội, và sứ điệp tình yêu đơn giản của Người đã bị làm sai lạc bởi các Kitô Hữu để trở thành một thần học phức tạp. Tiêu biểu cho loại thần học hạ cấp này là "Jesus Seminar", là một nhóm mà phần tử của nó biểu quyết xem các biến cố trong Kinh Thánh có thực sự xảy ra không. Cho đến nay, nhóm này quyết định rằng thiên tính của Đức Kitô là một huyền bí, sự sinh hạ đồng trinh là một huyền bí, sự sống lại của Đức Kitô là một huyền bí, và những gì được cho rằng là lời của Đức Kitô thì ít hơn 20 phần trăm. Những "khám phá" này thường được rêu rao trong giới truyền thông.

Đặt ra ngoài tính cách khả tín của các thừa nhận nói trên, hãy đặt một câu hỏi khác: Tại sao những vấn đề này lại quan trọng? Nếu bạn không phải là một Kitô Hữu, tại sao phải lưu tâm? Có ba lý do quan trọng.

Câu trả lời thứ nhất là Đức Kitô vẫn là khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Danh sách các nhân vật thay đổi thế giới chắc chắn sẽ bao gồm Môsê, Phật, và Môhamét. Tuy nhiên, Môsê, Phật, và Môhamét chỉ chiếm ngự những chỗ khác biệt trong Do Thái Giáo, Phật Giáo và Hồi Giáo chứ không như Đức Kitô trong Kitô Giáo. Môsê, Phật, và Môhamét chưa bao giờ tự nhận là đã làm phép lạ; thật vậy, họ chưa bao giờ tự cho mình khác hơn con người. Họ tự cho mình là sứ giả của Thiên Chúa. Đức Kitô là nhân vật duy nhất trong lịch sử xác định tôn giáo dựa trên chính mình.

Ngay cả những người không phải là Kitô Hữu hoặc người đạo đức cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Đức Kitô. Người ta phân chia lịch sử thành thời kỳ trước và sau khi Người giáng sinh, BC (Before Christ [trước Đức Kitô]) và AD (Anno Domini [năm của Chúa]). Ngày Chúa Nhật là ngày lễ trên toàn thế giới như nhiều người tin tưởng, không vì đó là ngày Sabát (là ngày thứ Bẩy) nhưng vì truyền thống tin rằng đó là ngày Đức Kitô sống lại. Lịch sử của Tây Phương, nói đúng là của thế giới, thì không thể hiểu được nếu không có Đức Kitô, và thế giới sẽ vô cùng khác biệt nếu Người không giáng trần.

Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Tân Ước thì quá đặc biệt đến độ thật khó để cho rằng các tác giả Phúc Âm sáng chế ra một con người như vậy. C. S. Lewis có lần viết rằng, cùng với Socrates và Samuel Johnson, Đức Kitô là một trong vài khuôn mặt lịch sử mà chúng ta sẽ nhận ra ngay nếu Người bước vào căn phòng. Tuy nhiên chúng ta biết Đức Kitô, cũng như biết Socrates, là qua những báo cáo của người khác. Người chưa bao giờ viết một chữ. Kinh Thánh có kể lại lúc Đức Kitô viết trên mặt đất, nhưng chúng ta không biết Người viết gì. Nhưng khi chúng ta nghe tiếng nói của Đức Kitô trong bốn cuốn Phúc Âm, điều đó không thể nhầm lẫn.

Shakespeare là kịch tác gia vĩ đại của chúng ta, nhưng không có một nhân vật nào trong Shakespeare có thể sánh với tài hùng biện của Đức Kitô. "Xem quả thì biết cây." "Kho báu các ngươi ở đâu thì tâm hồn các ngươi cũng ở đó." "Xin tha cho những xúc phạm của chúng tôi khi chúng tôi tha cho những xúc phạm của người khác." "Hãy đưa má bên kia." "Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh." "Phúc cho người hiền lành vì họ sẽ thừa hưởng trái đất." "Ai tìm kiếm sự sống của mình thì sẽ mất, và ai mất sự sống vì Ta thì sẽ tìm thấy sự sống ấy."

Trong khi có nhiều điều chúng ta không biết về cuộc đời trần thế của Người, chúng ta biết rằng Đức Kitô đã hiện diện. Đây là lý do thứ hai tại sao Đức Kitô lại là vấn đề quan trọng. Người là một khuôn mặt lịch sử, và các biến cố vĩ đại trong cuộc đời của Người thì thực sự đã xảy ra. Các sử gia tranh luận về một số khuôn mặt khác trong thời xưa, tỉ như Homer, có thật hay không, nhưng nói chung hầu hết các sử gia đều cho rằng Đức Kitô là một con người thực sự. Bạn có tin Socrates có thật không? Và A Lịch Sơn Đại Đế? Và Julius Caesar? Nếu tính cách lịch sử được xác định bởi các hồ sơ chữ viết trong các bản sao có cùng thời với chính bản, chứng cớ về sự hiện hữu của Đức Kitô thì có nhiều hơn bất cứ nhân vật nào khác. Tính cách lịch sử của Đức Kitô được xác nhận không bởi Kitô Hữu nhưng bởi các nguồn tài liệu của Hy Lạp, La Mã, và Do Thái. Ngoài các Phúc Âm, chúng ta thấy Người được nhắc đến bởi Suertonius, Pliny the Younger, và Josephus. Trong cuốn Annals, Tacitus phàn nàn về "sự dị đoan ghê tởm" của "Christus," người sáng lập một giáo phái mới được gọi là Kitô Giáo. Các nguồn tài liệu này không chỉ cho thấy rằng Đức Kitô đã sống nhưng Người còn rất đông môn đệ, Người xa lánh các nhà cầm quyền Do Thái và La Mã, và Người đã chết trên thập tự.

Trong khi các biến cố của mỗi Phúc Âm cho thấy các góc cạnh và sự nhấn mạnh khác nhau, tất cả Phúc Âm, nếu tổng hợp lại, cho thấy câu chuyện mạch lạc khác thường về cuộc đời Đức Kitô. Các Phúc Âm sớm nhất được viết vào khoảng ba mươi năm sau khi Đức Kitô từ trần, và cuốn sau cùng được viết vào khoảng trước năm 100. Ngoài ra, các sử gia còn có biết bao bản sách thánh viết tay, một khối lượng tài liệu lớn hơn rất nhiều các tài liệu và văn bản cổ xưa mà họ có, và vì thế họ có lý do để xác nhận rằng các văn bản kinh thánh thì có thật. Sau cùng, trong các thập niên gần đây các nhà khảo cổ buộc phải nghĩ lại các nhân vật và biến cố mà từ lâu được cho là huyền thoại. Họ tìm thấy ngôi mộ của Caipha, vị thượng tế đã tra hỏi Đức Giêsu, và họ đào xới được một tấm bảng nhỏ vinh danh Philatô, một thái thú La Mã đã ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu vào thập tự. Các bộ xương còn lại cho thấy việc đóng đinh vào thập tự của người La Mã thì đúng với những gì được miêu tả trong Kinh Thánh. Tổng hợp các dữ kiện, văn gia Jeff Sheler nhận xét rằng "nói chung hình ảnh thấy được thì phù hợp khít khao với khung cảnh của các Phúc Âm."

Bây giờ chúng ta hãy để ý đến tính cách lịch sử của sự phục sinh của Đức Kitô. Thánh Phaolô viết trong 1 Côrintô 15:17, "Nếu Đức Kitô đã không sống lại, lời giảng dậy của chúng tôi thì vô ích và đức tin của anh chị em cũng vậy." Sự phục sinh là biến cố quan trọng nhất trong Kitô Giáo. Kể từ thế kỷ mười chín, một số học giả kinh thánh từ chối không công nhận câu chuyện phục sinh bởi vì họ cho rằng đó là sản phẩm của một số người hiển nhiên quý mến Đức Kitô. Thật thú vị, các môn đệ của Đức Kitô cũng thú nhận là họ không nghĩ Người sống lại. Sau khi Người chết được ba ngày, một số môn đệ mang dầu đến mộ để ướp xác Người. Chỉ khi đó họ mới thấy hòn đá chắn cửa mộ đã bị lăn sang một bên và ngôi mộ thì trống. Sự kiện ngôi mộ trống được thú nhận bởi các lính canh La Mã và bởi các quan toà Do Thái, là những người nói với nhà cầm quyền La Mã rằng có lẽ các môn đệ Đức Kitô đã lấy xác của Người.

Các tông đồ rất hồ nghi khi cho biết về sự phục sinh, và Kinh Thánh kể cho chúng ta biết rằng Đức Kitô đã hiện ra với họ nhiều lần cho đến khi sự hồ nghi không còn nữa. Thánh Phaolô viết trong 1 Côrintô 15:6 rằng Đức Kitô "đã xuất hiện với trên năm trăm anh em cùng một lúc, hầu hết còn sống, tuy một số đã đi vào giấc ngủ." Ở đây Phaolô đã trực tiếp đưa ra dữ kiện lịch sử, đó là lời chứng của biết bao nhân chứng mà họ thực sự đã thấy Đức Giêsu sống động sau khi bị xử tử. Về nhóm này, Phaolô viết một số đã chết nhưng một số vẫn còn sống; nói cách khác, nhiều người ở vị thế xác nhận hoặc chối bỏ lời của thánh nhân. Trong lịch sử của những ảo giác, có trường hợp cá biệt nào mà năm trăm người cùng thấy một lúc và tất cả đều sai lầm không?

Tuy vậy, chúng ta thử hỏi rằng các Kitô Hữu tiên khởi có coi trọng vấn đề phục sinh của Đức Kitô không, họ có trung thực về những gì họ thấy không, và vấn đề ấy có quan trọng đối với họ không. Những câu hỏi này không khó để trả lời. Các môn đệ quá tin tưởng vào những gì họ thấy đến nỗi tiếng than khóc của họ được thay thế bằng tiếng reo vui. Công bố Đức Kitô đã bị đóng đinh và đã sống lại, họ khởi đầu làn sóng hoán cải tôn giáo lớn nhất lịch sử. Con số Kitô Hữu gia tăng từ khoảng một trăm, vào lúc Đức Kitô chịu chết, lên đến khoảng ba mươi triệu vào đầu thế kỷ thứ tư, khi chính hoàng đế Rôma là Constantine trở lại Kitô Giáo. Những sự hoán cải này xảy ra bất chấp sự chống đối và bách hại dữ dội của đế quốc lớn nhất của thời xưa, đế quốc La Mã. Các Kitô Hữu tiên khởi không do dự tự đồng hóa mình với một người từng bị coi là phản bội và tội nhân. Họ cam chịu cảnh tù ngục, tra tấn, lưu đầy, và sự chết hơn là chối bỏ sự tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh. Ngay cả từ quan điểm trần tục, chứng cớ phục sinh thì vô cùng mạnh mẽ. Thật vậy, từ quá nhiều nhân chứng với quá nhiều thiệt hại, nó có thể thuyết phục cả một quan tòa không thiên vị trong một phiên xử.

Lý do thứ ba Đức Kitô tiếp tục đóng một vai trò tâm điểm trong văn hóa chúng ta là vì Người có những lời nói mà trong cuộc đời chúng ta có thể từ chối nhưng không thể lãng quên. Đức Kitô là khuôn mặt gây chia rẽ chưa từng có. Đây là điều kỳ lạ bởi vì Người chưa bao giờ làm thiệt hại ai, Người sống một cuộc đời không đáng trách, và các giảng dậy của Người về tình yêu và bình an thường được cả thế giới ca ngợi. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tôi viết về Đức Kitô, tôi đều nhận được những lá thư ghét bỏ. Một số thư đề cập trực tiếp đến tôi, nhưng hầu hết các thư ấy dường như đều bị khích động bởi sự chống đối. Nếu bạn hồ nghi điều này, hãy thử nói về Đức Kitô trong một cuộc picnic hay dạ hội. Phản ứng mà bạn nhận được sẽ là say mê vồn vã hoặc lạnh lùng thù nghịch. Những giảng dậy của Đức Kitô thì nhiều thách đố đến nỗi nếu chúng ta chấp nhận các lời ấy, chúng sẽ thay đổi cuộc đời chúng ta. Nếu chúng ta từ chối các giảng dậy ấy, chúng sẽ gợi lên trong chúng ta một sự sôi sục thù nghịch hoặc một ao ước mãnh liệt để loại trừ Đức Kitô ra khỏi cuộc đời chúng ta, hoặc tối thiểu thay đổi Người để chúng ta không còn cảm thấy bất an.

Trong lịch sử, người ta tìm cách bóp méo và cắt xén lời của Đức Kitô để phù hợp với khuynh hướng của họ. Chiến thuật phá hoại và tinh ranh xét lại này thật phổ thông ngày nay. Từ nhóm Jesus Seminar và các nguồn khác, chúng ta nghe rằng Đức Kitô không quan tâm đến sự sống đời sau, trong khi trên thực tế Người lưu tâm đến vấn đề này cũng như bất cứ vấn đề nào khác. Chúng ta nghe từ những Kitô Hữu nhu nhược và những người khác nói rằng Đức Kitô chỉ nói về tình yêu Thiên Chúa, trong khi trên thực tế Người cũng thường xuyên nói đến án phạt của Thiên Chúa. (Hỏa ngục được nhắc đến tối thiểu ba lần trong Bài Giảng Trên Núi). Chúng ta nghe từ những người không muốn xung đột rằng Đức Kitô là một người hiền hòa thích hòa bình, nhưng trong Mátthêu 10:34, Người nói, "Ta không đến để đem hòa bình nhưng gươm giáo."

Chiến thuật "cắt nhỏ Đức Kitô" được minh họa rõ ràng bởi một thí dụ là Thomas Jefferson. Ông Jefferson đồng ý với nhiều quan điểm luân lý của Đức Kitô, nhưng ông cảm thấy bực mình vì Đức Kitô tự nhận mình là Thiên Chúa, làm nhiều phép lạ, và đảm bảo loài người con đường lên thiên đàng. Bởi thế, Jefferson tự tổng hợp cho mình một kinh thánh riêng mà trong đó, có thể nói, ông lấy kéo cắt đi những giảng dậy của Đức Kitô mà ông không thích. Về sự sinh hạ trinh tiết? Không còn. Các phép lạ? Cắt luôn. Sự phục sinh? Đi chỗ khác. Hỏa ngục? Chuyện xưa. Cuốn "phúc âm theo Jefferson" không được phát hành sau khi ông chết đã lâu, nhưng nó cho thấy sự dài rộng của những người không muốn đối diện với một Đức Kitô đích thật.

Tiếp tục truyền thống này, Richard Dawkins viết "chứng cớ lịch sử rằng Đức Giêsu tự nhận địa vị thần thánh thì rất ít." Tuy nhiên trong Phúc Âm Gioan 8:58, Đức Kitô nói, "Trước khi có Abraham, Ta tự hữu." Không chỉ tự nhận là đã hiện hữu trước cả Abraham, khi dùng chữ "tự hữu" Đức Kitô còn nêu lên sự miêu tả chính Người như đã tiết lộ cho ông Môsê trong bụi gai bốc lửa. Đức Kitô cũng còn nói, "Ta và Cha là một" và "Ai thấy Ta là thấy Cha." Các môn đệ dường như quên sứ điệp này. Họ lần lượt đề cập đến Người như Đấng Cai Trị, Mêsia, Con Vua Đavít, Vua Dân Do Thái, Vua Israel, và Chúa và Đấng Cứu Tinh. Trong một vài trường hợp, Đức Kitô sửa đổi và cập nhật hóa sách thánh Do Thái, vì vậy Người tự cho mình là tác giả của sự mặc khải của Thiên Chúa. Đức Kitô còn ngụ ý tha tội. Bình thường một sự lỗi phạm chỉ được tha thứ bởi người bị xúc phạm. Cần phải có quyền năng của Thiên Chúa để tha thứ tội xúc phạm đến người khác, và Đức Kitô tự cho mình chính quyền năng này. Người còn nhấn mạnh, "Ta là đường, là sự thật, và là sự sống," và "Ta là sự sống lại và là sự sống." Các nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ hiểu rằng Đức Kitô tự cho mình là Thiên Chúa, và theo truyền thống độc thần của Do Thái Giáo, đó là sự phạm thượng khi một con người tự cho mình là Thiên Chúa. Đó chính là căn bản mà thượng hội đồng Do Thái đã dựa vào đó để kết án tử hình Đức Kitô.

Không thể nào giữ thái độ trung lập về những điều này. Đây là sứ điệp tôi cố chuyển đạt trong cuốn sách này. Điều có thể nói về Đức Kitô thì cũng có thể được nói về Kitô Giáo. Nó quan trọng. Nó là cốt lõi và trung tâm của văn minh Tây Phương. Nhiều điều tốt nhất về thế giới là kết quả của Kitô Giáo, và nhiều điều xấu nhất là kết quả của sự thiếu vắng, hoặc vì xa rời Kitô Giáo. Những điều thừa nhận chính của Kitô Giáo về Thiên Chúa và bản chất thực tại đều được hỗ trợ bởi các khám phá vĩ đại nhất của khoa học hiện đại và nghiên cứu hiện đại. Có những lý do tri thức và luân lý để đón nhận Kitô Giáo. Vì tất cả những hùng biện và mãnh liệt của nó nên những cuộc tấn công của người vô thần đều thất bại. Bất kể tất cả những điều này, vẫn còn sự chống đối rất nhân bản về phần của nhiều người trở nên Kitô Hữu. Họ muốn biết trong đó có gì cho họ. Câu hỏi này có thể rúng động một số Kitô Hữu, nhưng nó không phải là câu hỏi xấu. Trong một ý nghĩa thấp kém, nó có thể có nghĩa: làm thế nào Kitô Giáo đem lại cho tôi sự thành công tài chánh và một cuộc đời không có vấn đề? Kitô Giáo không có công thức nào như vậy. Cuộc đời Kitô Hữu, thay vì êm ấm không trở ngại, thường thấm đẫm tranh đấu và hy sinh. Trong một ý nghĩa cao hơn, người vô tín ngưỡng rất đúng khi tự hỏi làm thế nào Kitô Giáo giúp cho cuộc đời của họ trở nên tốt hơn. Nói cho cùng, họ đang cân nhắc không chỉ vấn đề đức tin nhưng là có nên đặt cuộc đời mình vào đó hay không. Chính tôi muốn đặc biệt nói với những người có đầu óc rộng mở, tôi kết thúc cuốn sách này bằng cách kể ra một số phương cách cụ thể mà trong đó Kitô Giáo có thể thăng tiến cuộc đời chúng ta.

Trước hết, Kitô Giáo đem lại ý nghĩa cho con người trong thế giới. Tất cả chúng ta cần một khuôn khổ để hiểu về thực tại, và một phần quyến rũ của Kitô Giáo là vì nó là một quan điểm về thế giới khiến mọi sự ăn khớp với nhau. Khoa học và lý lẽ hội nhập một cách xuông xẻ trong khung cảnh Kitô Giáo, bởi vì khoa học hiện đại phát sinh từ một khung cảnh Kitô Giáo. Kitô Giáo luôn luôn quý trọng cả lý lẽ lẫn đức tin. Trong khi lý lẽ giúp chúng ta khám phá ra các sự vật về cảm nghiệm, đức tin giúp chúng ta khám phá ra những điều vượt lên trên cảm nghiệm. Với con người hạn hẹp, dễ sa ngã như chúng ta, Kitô Giáo đem lại một giải thích có thể hiểu và có thể tin được về chúng ta là ai và tại sao lại ở đây.

Kitô Giáo còn đưa vào đời sống một cảm nhận về mục đích thật mạnh mẽ và phấn khởi. Trong khi thuyết vô thần trong các hình thức hiện thời đề ra một vũ trụ vô nghĩa, Kitô Giáo làm cho cuộc đời trở nên một tấn kịch luân lý mà trong đó chúng ta đóng một vai trò quan trọng và các biến cố hàng ngày trở nên có ý nghĩa vĩ đại. Đời sống hiện đại thường mang đặc tính của sự ảo tưởng mờ nhạt. Kitô Giáo đem cho chúng ta một thế giới mà nó lại được vui thích. Đây không phải là một cuộc trở về quá khứ hay từ chối thực tại tiến bộ; đúng hơn, nó là một sự tái giải thích thực tại tiến bộ để làm cho nó trở nên sinh động và có ý nghĩa hơn. Giờ đây chúng ta nhìn thấy mầu sắc của những gì mà trước đây chúng ta chỉ thấy trắng đen.

Điều gì tạo nên sự thay đổi định hướng? Người tín hữu Kitô sống sub specie aeternitatis, "trong bóng vĩnh cửu." Cuộc đời có thể bất công khủng khiếp, và với nhiều người đây là nguồn tự nhiên của sự cay đắng và chán chường. Trong cuốn Georgias và các cuộc đối thoại khác của triết Platon, Socrates cố gắng chứng minh rằng "đau khổ cách sai lầm thì tốt hơn là làm điều sai lầm". Sự chứng minh này thất bại bởi vì có những người xấu trên thế giới nhưng lại phát đạt và có những người tốt nhưng lại chịu đau khổ không đáng. Nhưng Kitô Giáo tạo ra một viễn tượng rộng lớn ngăn cản chúng ta đừng chán nản vì sự nhận biết ấy. Kitô Giáo dậy rằng cuộc đời này không chỉ là sự sống duy nhất, và còn có một sự xét xử sau cùng mà trong đó mọi vấn đề ở đời này sẽ được giải quyết. Người tín hữu Kitô biết rằng sub specie aeternitatis, chịu đau khổ cách sai lầm thì tốt hơn làm điều sái quấy.

Ông trùm doanh nghiệp hoặc luật sư lừa gạt dân chúng và phụ bạc vợ mình có thể được coi là một người thành công trên thế giới, nhưng Kitô Hữu coi họ, sub specie aeternitatis, như một khuôn mặt thực sự đáng thương. Ngược lại, người nông dân nghèo hèn phải bò tới bàn thờ trên đầu gối—một thất bại theo tiêu chuẩn của thế giới—lại là người đang chuẩn bị đón nhận phần thưởng thiên đàng. Sub specie aeternitatis, họ thực sự là một người may mắn. Ở đây chúng ta có câu nói, "người sau cùng sẽ trở nên người trước nhất." Nó đơn giản có nghĩa rằng các tiêu chuẩn của thế giới về sự thành công và phần thưởng của Thiên Chúa thì rất khác biệt. Nếu không có viễn ảnh sự vĩnh cửu, giá trị đảo ngược cần thiết này sẽ là sự thiệt thòi đối với chúng ta. Nhìn sự vật trong ánh sáng mới, Kitô Hữu có thể đối diện đời sống và bất cứ gì xảy đến với một cảm nhận bình an và đầy hy vọng mà đó là sự hiếm có trong thế giới ngày nay.

Trái với điều người trần tục chỉ trích, Kitô Hữu không cho rằng cuộc đời ở trần gian này thì không quan trọng. Thật vậy, nó là điều quan trọng nhất. Lý do thì rất hiển nhiên, tuy vậy lại thường không được chú ý: chính cuộc đời này quyết định tình trạng của chúng ta ở đời sau. Số phận vĩnh cửu của chúng ta xoay quanh lối sống bây giờ. Bởi thế kiểu sống sub specie aeternitatis, thay vì là một lối trốn tránh trách nhiệmở đời này, nó thực sự là một phương cách để thấm đẫm cuộc đời với một ý nghĩa mà nó sẽ kéo dài mãi. Đó là đem cho cuộc đời một chiều kích sâu xa và quan trọng hơn bởi vì nó là một phần của bài tường thuật rộng lớn về mục đích và chân lý.

Kitô Giáo còn đem lại một giải pháp cho sự cô đơn mênh mông mà chúng ta cảm nhận. Dù cuộc đời trần thế thành công thế nào đi nữa, sẽ đến lúc người suy tư phải nhận thấy rằng, sau cùng, chúng ta cô đơn. Kitô Giáo lấy đi sự cô đơn hiện tại này, và nối tiếp định mệnh của chúng ta với Thiên Chúa. Sự tương giao sâu đậm nhất của chúng ta là với Người, và đó là một tương giao không bao giờ cùng và luôn luôn trung tín. Người không có đức tin có lẽ tự hỏi không biết sự tương giao này như thế nào. Đó là một cảm nghiệm kéo dài của sự siêu phàm. Có bao giờ bạn được hưởng giây phút với người yêu mà trong đó bạn được đưa vào một lĩnh vực siêu nghiệm và dường như nó vượt trên không gian và thời gian? Bình thường, các cảm nghiệm đó thì hiếm có và không kéo dài. Với Kitô Hữu, sự siêu phàm là một phần của đời sống hàng ngày. Milton gọi đây là niềm vui vượt cả Eden (vườn địa đàng), "một thiên đàng trong Ngài, hạnh phúc thật xa." Một ích lợi khác của Kitô Giáo là nó giúp chúng ta đương đầu với đau khổ và sự chết. Tuần san Time cho biết trường hợp của một phụ nữ phải đau khổ vì một chuỗi thảm kịch. Chồng bà bị thất nghiệp. Bà bị xẩy thai. Một tháng sau, người chị em họ bị bệnh ung thư. Sau đó hai trận cuồng phong tấn công thành phố bà ở. Sau cùng, một trong những người bạn thân của bà bị chết vì bướu ở trong đầu. Đây là phản ứng của người phụ nữ ấy: "Chúng tôi phó thác cuộc đời cho bàn tay Thiên Chúa và tin tưởng Người đem lại điều tốt nhất cho chúng tôi. Tôi bám víu lấy đức tin hơn bao giờ hết. Hậu quả là tôi không mất niềm vui." Niềm vui trong những điều kiện này thì không tự nhiên, và đó là điều người phụ nữ này muốn nói—chỉ có siêu nhiên mới có thể tạo nên niềm vui lâu dài khi đối diện với các thảm kịch của đời sống. Khi chúng ta đau khổ và cảm thấy tuyệt vọng, Kitô Giáo nâng tinh thần chúng ta lên. Chúng ta không biết tại sao mình lại ở trong tình cảnh này, nhưng chúng ta tin là có một lý do, dù chỉ một mình Thiên Chúa biết. Có lẽ Thiên Chúa muốn dậy chúng ta điều gì, hoặc lôi kéo chúng ta đến gần Người hơn qua chính sự chết. Kitô Giáo còn đem cho chúng ta hy vọng là khi ai đó từ trần, chúng ta sẽ gặp lại người ấy.

Và rồi đến vấn đề sự chết của chính chúng ta. Bình thường chúng ta cố gắng hết sức để đừng nghĩ đến sự chết, và nhiều người từ chối tham dự tang lễ. Tang lễ nhắc nhở chúng ta về sự hủy diệt, và ý nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ ngừng hiện hữu là nguồn lo âu và sợ hãi của chúng ta. Nhưng Thánh Phaolô viết, "Ôi tử thần, nọc độc của người đâu? Ôi nấm mộ, sự chiến thắng của ngươi đâu?" Với Kitô Hữu, sự chết là một kết thúc tạm thời chứ chưa phải là sau cùng. Người trần tục nghĩ rằng có hai giai đoạn: sống và chết. Với Kitô Hữu, có ba: sống, chết và sự sống sẽ đến. Đây là lý do sự chết thì không quá sợ hãi đối với Kitô Hữu.

Sau cùng, Kitô Giáo giúp chúng ta trở nên người tốt hơn mà chúng ta muốn. Những điều tử tế và vinh dự mà chúng ta thi hành thì không còn là vấn đề bạc bẽo nhàm chán. Đây không chỉ là vấn đề luân lý chúng ta tự tạo cho mình. Đúng ra, chúng ta đang theo đuổi định mệnh cao cả hơn của loài người. Chúng ta trở nên người mà chúng ta phải trở thành.
Kitô Giáo không chỉ giúp chúng ta khao khát trở nên tốt hơn, nhưng nó còn cho thấy làm thế nào để trở nên tốt hơn. Thí dụ, trong hôn nhân, Kitô Giáo dậy rằng hôn nhân không chỉ là một khế ước. Nếu chúng ta theo kiểu cách đó và sử dụng nó để có lợi riêng cho chúng ta, nó sẽ không hữu hiệu. Với Kitô Hữu, hôn nhân là một giao ước không chỉ giữa hai vợ chồng nhưng còn với Thiên Chúa. Nguyên tắc hoạt động của hôn nhân Kitô Giáo là agape hoặc tình yêu hy sinh. Điều này có nghĩa hôn nhân hoạt động tốt đẹp nhất khi cả hai phần tử đều chú ý đến hạnh phúc của người kia. Người trần tục có thể toan tính thi hành điều này nhưng sự ích kỷ của con người làm cho điều đó rất khó khăn. Hôn nhân Kitô Giáo thì dễ dàng hơn nhiều, bởi vì giờ đây Thiên Chúa là một phần trọng yếu của sự tương giao. Do đó khi có những khó khăn trong hôn nhân, chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa và Người ban ơn cho chúng ta. Agape thì không phải tình yêu nhân bản vì chính tình yêu Thiên Chúa chiếu qua chúng ta. Đây là một nguồn dồi dào sẵn sàng để chúng ta xin, và khi chúng ta dùng agape làm nền tảng cho hôn nhân và các tương quan, chúng ta thấy rằng toàn thể hệ thống sẽ hoạt động và kết quả là chúng ta vui sướng hơn.

Chúng ta muốn là cha mẹ tốt lành hơn, và còn gương mẫu nào tốt hơn để chúng ta cung cấp cho con cái bằng cha mẹ Kitô Hữu sống tình yêu hy sinh của agape? Chúng ta muốn trở nên công dân tốt, có thể nào chúng ta tìm thấy mẫu gương nào thúc dục chúng ta biết trắc ẩn và bác ái hơn Mẹ Têrêsa? Một ông trông thấy mẹ ôm một người cùi, ông ấy nói dù cho ông bao nhiêu tiền đi nữa, ông ấy sẽ không bao giờ làm điều ấy. Mẹ trả lời rằng chính mẹ cũng không làm điều ấy vì tiền của thế gian; mẹ làm điều ấy vì tình yêu Đức Kitô. Đây cũng là động lực dường như thúc đẩy con người có những hành động anh hùng và hy sinh.

Chúng ta muốn nâng cao mức độ đời sống cá nhân, đem khoa học hài hòa vào lối sống của chúng ta. Kitô Giáo cho chúng ta một lý do để theo sự dẫn dắt bên trong này; nó không đơn giản là khát vọng thầm kín của chúng ta nhưng là tiếng nói của Thiên Chúa qua chúng ta. Chúng ta muốn trở nên tốt vì nhân đức là dấu ấn của Chúa trong tâm hồn chúng ta, và một cách để liên can đến Người là đi theo con đường của Người. Như Thomas More đã nói, trong sự phân tích sau cùng chúng ta tốt không vì chúng ta phải như vậy, nhưng vì chúng ta muốn như vậy. Dường như các tội phạm không thể hoán cải, những người nghiện rượu và cần sa ma túy đã thay đổi đời sống khi trở nên Kitô Hữu. Trong phần đầu cuốn sách này, tôi đã trích lời mỉa mai của Steven Weinberg rằng "để người tốt làm điều xấu - cần có tôn giáo." Thực sự, nói ngược lại mới đúng: để người xấu làm điều tốt - cần có tôn giáo.

Sau cùng, chúng ta được mời gọi không chỉ để sống hạnh phúc và tốt lành nhưng còn để nên thánh. Đức Kitô nói trong Bài Giảng Trên Núi, "Phúc cho ai có tâm hồn thanh sạch, họ sẽ được thấy Thiên Chúa." Điều có giá trị đối với Thiên Chúa thì không phải là lối đối xử bên ngoài nhưng còn phần tâm tính bên trong. Thánh thiện không có nghĩa chỉ thi hành các nghi thức bó buộc bên ngoài; nó có nghĩa giữ tinh tuyền ở bên trong. Tuy nhiên, thánh thiện không phải là điều gì đó chúng ta thi hành cho Thiên Chúa. Nó là điều chúng ta thi hành với Thiên Chúa. Chúng ta không thể thi hành điều đó nếu không có Người. Để chúng ta ngày càng trở nên giống Đức Kitô, chúng ta cần có Người ở bên trong tâm hồn. Nói theo lời của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả khi đứng ở sông Giođan, "Người phải lớn lên, tôi phải nhỏ đi." Thánh Phaolô cũng nói như vậy trong thư gửi tín hữu Galát 2:20: "Không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi." Đây là một thách đố ngược dòng văn hóa của Đức Kitô cho chúng ta. Trong một xã hội được đặt trên sự tự thi hành và tự đánh giá cao, chỉ để ý đến chính mình và đề cao chính mình, Đức Kitô mời gọi chúng ta đến một công việc anh hùng là tự trút bỏ chính mình. Người phải lớn lên và chúng ta phải nhỏ đi. Chúng ta thi hành điều này bằng cách để cho vương quốc của Người ngày càng lớn mạnh trong tâm hồn chúng ta. Sự thiện hảo và hạnh phúc tuôn đổ từ đây.

Với Kitô Hữu, các niềm vui con người là một báo hiệu nhỏ bé của những niềm vui được lưu trữ. Hạnh phúc trần gian chỉ là một nếm trước của vĩnh cửu. Như sách Khải Huyền 21,4 đã viết: "Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ, và sẽ không còn sự chết, không còn sầu muộn, không còn tiếng khóc, cũng sẽ không còn đau đớn, vì những điều cũ đã qua đi." Chính trong tinh thần này mà Kitô Hữu chờ đời giây phút sau cùng của định mệnh, vui thích món quà sự sống trong khi hàng ngày tuyên xưng rằng, "Ngay cả vậy, lậy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Chúng tôi đã sẵn sàng."



Dinesh D'Souza
(trích trong cuốn
What's So Great About Christianity)


Pt Giuse TV Nhật
chuyển dịch

(Nguồn: www.nguoitinhuu.com)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net