GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055741019
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 05.05.2024
Hội thảo thần học: "Thánh Thể và Cộng đoàn: Vượt qua mọi biên cương"
14.06.2009

WHĐ (14.06.2009) – Từ ngày 18 đến 20 tháng 5 vừa qua, tại Trung tâm Tĩnh tâm thánh Bênêđictô, Seoul, đã diễn ra Hội thảo thần học với chủ đề “Thánh Thể và Cộng đoàn: Vượt qua mọi biên cương”. Sau đây là Bản đúc kết Hội thảo.

Thánh Thể và Cộng đoàn: Vượt qua mọi biên cương

(1) Một Hội thảo thần học đặc biệt nhằm chuẩn bị cho Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) năm 2009, tập trung vào chủ đề về mối tương quan giữa Thánh Thể và Cộng đoàn, đã diễn ra tại Trung tâm Tĩnh tâm thánh Bênêđictô ở Seoul, Hàn Quốc, vào các ngày 18-20 tháng 5-2009 vừa qua. Các tổ chức Pax Romana, ICMICA (International Catholic Movements for Intellectual and Cultural Affairs / Các phong trào Công giáo Quốc tế vì các hoạt động Trí thức và Văn hóa) và WTI (Woori Theological Institute / Học viện Thần học Woori) đã đứng ra tổ chức cuộc họp mặt quốc tế quy tụ 80 tham dự viên thuộc 11 quốc gia này.

(2) Chương trình gồm năm bài tham luận chính và mười một bài nghiên cứu trên trường hợp cụ thể. Michael Amaladoss giới thiệu bài tham luận then chốt: “Thánh Thể: các viễn cảnh nhân học, thần học, liên văn hóa và liên tôn giáo.” Các bài tham luận chính khác nhấn mạnh vào Bữa Tiệc ly và Thánh Thể (Tae-Sik Park), Các viễn cảnh liên tôn giáo về Thánh Thể (William LaRousse), Thánh Thể và sự nghèo khổ (Johannes Pujassumarta), Thánh Thể và rao giảng Tin Mừng (James Kroeger). Các bài nghiên cứu về các trường hợp cụ thể từ Sri Lanka, Ấn Độ, Hong Kong, Taiwan, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Indonesia.

(3) Châu Á, vốn có những khác biệt lớn nhưng đẹp đẽ, là bối cảnh cho các cuộc trao đổi phong phú giữa các tham dự viên. Bức tranh toàn cảnh của xã hội, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, chính trị và kinh tế của châu Á vốn là một tiềm lực phong phú, thường lại không được nhận ra như là quà tặng diệu kỳ. Lý tưởng thì lẽ ra đây (hẳn) phải là một sức mạnh phong phú, bày tỏ và nhào nặn nên các dân tộc, cuộc sống và tương lai của họ. Các căng thẳng vẫn còn đó và cần phải cảnh giác để sự khác biệt lớn lao về văn hóa này phục vụ cho các dân tộc châu Á – thay vì gây nên chia rẽ và biến thành chủ nghĩa bè phái.

(4) Tình yêu Thánh Thể và lòng cảm kích biết ơn đối với quà tặng dành cho Giáo hội này, thúc đẩy các tham dự viên tìm hiểu một cách sâu sắc làm sao Thánh Thể và đời sống hằng ngày có thể kết hợp với nhau tốt hơn. Người ta thường nhận thấy rằng việc cử hành nghi thức bí tích Thánh Thể không thực sự gắn kết với những thực tại của đời sống hằng ngày. Thậm chí có cả những mâu thuẫn giữa những người cử hành Thánh Thể và gương sống của họ trong đời thường. Thánh Thể có gì để nói với các vấn đề như bạo lực chủng tộc, Dalits, tính thế tục, sự nghèo khổ, thông tin liên lạc, tinh thần đại kết, công bằng về giới, các cộng đoàn giáo hội chia rẽ nhau, các dân tộc ít người, người di dân, các vấn đề về môi trường, giao thông, các giáo hội đau khổ? Toàn cảnh các vấn đề có tính cách thách thức mà các Kitô hữu được Thánh Thể đổi mới đặt ra quả thực rất bao quát. Nếu chúng ta dùng cấu trúc ba chiều kích do Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã sử dụng để hiểu Thánh Thể (Sacramentum Caritatis), thì hội nghị này ít nhấn mạnh đến Thánh Thể như một mầu nhiệm phải tin và cử hành, nhưng nhấn mạnh hơn đến Thánh Thể như một mầu nhiệm để sống. Các tham dự viên cố gắng khảo sát kỹ sự soi sáng của Thánh Thể từ phía đời sống thường ngày của người dân; làm thế nào “việc tưởng nhớ nguy hiểm” (“dangerous memory”) tới Chúa Giêsu lại thách đố các thực tại đương thời?

(5) Các tham dự viên thường xuyên trở về với nguồn thần học, mục vụ và Thánh Kinh phong phú của Giáo hội để hiểu và đổi mới lòng tin và thực hành Thánh Thể. Hai lần trong trình thuật của Phaolô (1 Cr 11,23-27), Chúa Giêsu nhắc lại: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thày.” Ngài còn nói: “Thày là bánh trường sinh” (Ga 6, 35). “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 58). Chúa Giêsu bày bỏ lòng trắc ẩn liên đới với người bé mọn nhất (Mt 25, 31-46). Ngài rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly, bữa ăn Vượt qua với các bạn hữu của Ngài (Ga 13, 2-15). Sự hiểu biết về Thánh Thể càng được phong phú hóa khi được đặt trong sự kiện Chúa Giêsu thường xuyên “đồng bàn” với các bạn hữu, người Biệt phái, kẻ tội lỗi, phường người thu thuế, và với người bị xã hội ruồng bỏ -nhiều khi là hành động mang tính biểu tượng cho việc “phá đổ rào cản” xã hội. Thánh Thể luôn mang một chiều kích ngôn sứ.

(6) Một chủ đề thần học-Thánh kinh thường được đặc biệt nêu lên là mầu nhiệm vượt qua và thực tại vượt qua của đời sống. Người Kitô hữu hiểu như thế nào việc Thánh Thể cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô; mầu nhiệm cứu chuộc được tái diễn “mỗi khi chúng ta ăn bánh và uống chén này… cho tới khi Người đến trong vinh quang.” Mầu nhiệm vượt qua là trung tâm của Thánh Thể và Nước Thiên Chúa.

(7) Với Công đồng Vatican II, Giáo hội khẳng định rằng trong tư cách Kitô hữu, “ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm vượt qua ấy, theo cách thức mà chỉ có Thiên Chúa biết” (GS 22). Khẳng định sâu sắc này thúc đẩy và mở đường cho ta dấn thân vào cuộc đối thoại đặt trọng tâm vào Nước Chúa, vào sự gặp gỡ với nhân loại khổ đau, và vào việc khám phá ra chiều kích “vượt qua” trong các nền văn hóa và tôn giáo của châu Á. Nhận thức sâu sắc về trọng tâm vượt qua của Thánh Thể có thể trở thành một con đường đối thoại của châu Á; nhận thức này có thể củng cố tình liên đới sâu xa hơn cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo hội.

(8) Trong các phiên họp chung cũng như trong các buổi thảo luận theo từng nhóm nhỏ, nhiều lần các tham dự viên đã khiêm tốn nhìn nhận sự chậm chạp và do dự từ phía Giáo hội trong việc đưa niềm tin Thánh Thể của mình vào những thực tại cụ thể và các tình trạng sống của đại chúng. Một tham dự viên ghi nhận rằng một Thánh Thể trọn hảo cần có “ba bàn”: Lời (Kinh Thánh), Thánh Thể (Bí tích) và Thế giới (mọi thực tại vũ trụ và trần thế). Chúng ta cần trở nên một tấm bánh duy nhất, một thân thể duy nhất, một thế giới duy nhất. Có một sự do dự trong việc dấn thân vào các vấn đề đương thời, bởi vì xem ra tính chính thống (giáo huấn tín lý đúng) thường lấn át việc thực hành chính thống (hành động đúng). Đức tin mang đậm tính tín lý dường như chiếm ưu thế hơn đức tin biểu hiện.

(9) Sự đa dạng phong phú của các thực tại cùng lối diễn tả tôn giáo và văn hóa hiện diện khắp châu Á thúc đẩy Giáo hội tìm kiếm các cách thức diễn tả Thánh Thể (biểu tượng, nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn, múa, truyện kể, âm nhạc, chương trình và hoạt động mục vụ, v.v…) một cách thích hợp hơn với bản chất và ý nghĩa của Thánh Thể. Như đã được thừa nhận, vài biểu tượng đang được sử dụng xem ra xa cách, thậm chí còn xa lạ với nhiều nhóm dân tộc châu Á. Việc nhấn mạnh vào một số biểu tượng như bữa ăn chia sẻ, tình liên đới gia đình, hay những hành động phục vụ quảng đại và huynh đệ có thể diễn tả cách dễ dàng qua các nền văn hóa.

(10) Một câu hỏi xuyên suốt hội nghị: “Có chăng một cách thức châu Á?” Để trả lời, người ta phải hiểu được những yếu tố then chốt trong bối cảnh đương thời của châu Á. Đó là tính tôn giáo và thái độ chiêm niệm sẵn có nơi người dân. Tại châu Á vẫn còn cái nghèo khổ “bó buộc” (miễn cưỡng) trầm trọng bên cạnh các vùng giàu có khác. Người ta cũng thấy xuất hiện một sự phục hồi và bộc phát của các tôn giáo Á châu - thường mang âm hưởng bảo thủ. Dân số lại tiếp tục gia tăng không ngừng. Rõ ràng rằng việc sống đời Kitô hữu và Thánh Thể còn là một thách đố đối với một thiểu số dân Kitô giáo (dưới 3% của gần 4 tỷ người châu Á).

(11) Việc cổ võ nền văn hóa sự sống và văn hóa hiệp thông là một trách nhiệm mà Giáo hội đang tiến hành. Sự hiệp thông Thánh Thể [cum-unio và cum-munus] (hiệp nhất; chia sẻ bổn phận và trách nhiệm) còn là một giấc mơ dang dở, mới được thực hiện một phần (chẳng hạn việc trao quyền cho giáo dân và phụ nữ, một chọn lựa đích thực vì người nghèo). Được Thánh Thần canh tân và bánh sự sống củng cố, Giáo hội lữ hành sẽ tiếp tục tiến bước trên hành trình dương thế của mình trong niềm hy vọng trở thành bánh ban sự sống cho trần gian.

(12) Được tiếp thêm nghị lực trong ba ngày trao đổi và suy tư, các tham dự viên đã nhận ra một số “chân trời mới” và quyết tâm cổ võ từng bước cụ thể cho một nền thần học sinh động hơn và việc thực hành linh đạo Thánh Thể. Do đó, các tham dự viên cam kết :

– phát triển một nền huấn giáo dễ hiểu hơn về Thánh Thể, cho thấy mối quan hệ của Thánh Thể với đời sống hằng ngày.

– sử dụng năng lực của Thánh Thể để hiểu một cách hữu hiệu hơn về cuộc đối thoại tam diện của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với các dân tộc, với các nền văn hóa và với tôn giáo của Á châu.

– tiếp tục tìm kiếm một sự hiệp thông rộng lớn hơn bằng cách khuyến khích thái độ đón nhận các nhóm khác nhau (chẳng hạn những người nghèo và bị gạt ra bên lề xã hội, các tín đồ khác niềm tin, những người theo Giáo hội Kitô khác).

– đẩy mạnh việc suy tư mang tính nghiên cứu-cơ bản và lấy quyết định như thế nào để các chương trình của Giáo hội đáp ứng được những nhu cầu thực sự của người dân.

– phát triển các “chương trình và dự án chia sẻ” ở cấp cộng đoàn địa phương (chẳng hạn như sáng kiến “năm chiếc bánh và hai con cá”).

– cổ võ Thánh Thể như nguồn mạch của hy vọng, hiệp nhất và hòa giải.

– liên kết Thánh Thể và Thánh Thần với các sáng kiến bảo vệ sự toàn vẹn của toàn thể thụ tạo.

(13) Hội thảo thần học với chủ đề “Thánh Thể và Cộng đoàn: Vượt qua mọi biên cương” diễn ra khi Giáo hội chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống –và mùa xuân đang tới tại Hàn Quốc. Các tham dự viên đã cảm nghiệm tác động dịu dàng của Thần Khí, thúc đẩy họ canh tân hiểu biết về tặng phẩm Thánh Thể của Đức Kitô, nhất là ảnh hưởng của Thánh Thể đối với cuộc sống của thế giới Á châu. Mọi người đều được đánh động cách sâu xa bởi lời của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II (Mane Nobiscum Domine 28); Đức Giáo hoàng đã xem xét những khổ đau và sự dữ trong thế gian và thúc bách người Kitô hữu quan tâm tới những thực tại này. Tại sao? Đức Giáo hoàng ghi nhận rằng chính cách người Kitô hữu đáp trả các tình trạng mang tính toàn cầu này sẽ là “tiêu chuẩn đánh giá tính xác thực của việc chúng ta cử hành Thánh Thể.” Veni, Sancte Spiritus / Xin Thánh Thần hãy đến!





(Nguồn: WHĐ - hdgmvietnam.org)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net