GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055701058
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 03.05.2024
Trong sáng tạo tràn đầy ánh sáng
06.05.2009

"Sự kiện hôm nay là ngày 21 tháng Chạp, vào chính giờ này là lúc Đông chí, tạo cơ hội cho tôi để gửi lời chào đến hết những ai, bằng cách này hay cách khác, sẽ tham gia vào Năm thế giới thiên văn, vào năm 2009, nhân kỷ niệm 400 năm những quan sát đầu tiên của viễn vọng kính của ông Galileo Galilei… Nếu theo như lời Thánh vịnh (19,2) 'tầng trời cao kể lại vinh quang Chúa', thì những định luật thiên nhiên, mà trải qua dòng lịch sử, biết bao nhiêu nhà khoa học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn, cũng là một động lực lớn lao để chiêm ngưỡng Thiên Chúa với lòng biết ơn." (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, Kinh Truyền tin Chúa nhật 21.12.2008).

Từ hàng ngàn vạn năm nay, con người sống trong không gian vũ trụ. Nhưng quê hương vũ trụ vẫn là một ẩn số, điều mầu nhiệm bí ẩn cho tâm trí con người. Mặc dù cũng từ nghìn năm nay vẫn luôn có những suy nghĩ khảo cứu về nguồn gốc lịch sử cùng hình ảnh vũ trụ.

Những nhà hiền triết từ thời đại cổ xưa trước Chúa giáng sinh như Thales thành Milet (khoảng 600 v.Chr.), Platon (vào khoảng 428/427 và
và 348/347 v.Chr.), Aristoteles (vào khoảng 384 và 322 v.Chr.), Aristarch thành Samos (310-230 v.Chr.), Apollonius thành Perga (260-200 v.Chr.), Hipparchos (190-120 v.Chr.), và Claudius Ptolomaeus (khoảng 140. Sau Chúa giáng sinh) cũng đã có những suy tư tìm hiểu về những yếu tố thành hình trong không gian vũ trụ phát sinh xoay chuyển như thế nào.

Sang thời Trung cổ, nền thần học ở Âu châu phát triển nở rộ đạt tới cao điểm với Thánh Tôma Aquinô. Căn cứ trên triết thuyết suy tư của Aristoteles về vũ trụ học và nền tảng thần học Kinh Thánh, Thánh Tôma cũng đã có suy tư về thiên văn.

Từ thế kỷ thứ XV trở đi, các nhà khoa học với những suy tư cùng phương phát khảo cứu mới, đã phát minh ra bộ mặt không gian vũ trụ xác thực khoa học hơn.

Công trình suy tư khoa học nghiên cứu khởi đi từ Nicolaus Kopernicus (1473-1543) người Balan; Tycho Brahe (1546-1601) người Đanmạch, Johannes Kepler (1571-1630) người Đức sinh trưởng ở vùng gần Stuttgart, và khuôn mặt nổi tiếng nhất cùng gây nhiều tranh luận trong đạo Công giáo là nhà khoa học giáo sư toán học người Ý: Galileo Galilei (1564-1642) với ống viễn vọng kính quan sát không gian vũ trụ.

1. Hình ảnh vũ trụ trong Kinh Thánh

Theo tường thuật trong Kinh Thánh nơi sách Sáng thế ký (St 1, 1-26), Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thiên nhiên theo thứ tứ trước sau trong sáu ngày:

Ngày thứ nhất: Ánh sáng và đêm tối.
Ngày thứ hai:nước và vòm trời không gian
Ngày thứ ba: mặt đất và thảo mộc cây cối
Ngày thứ tư: mặt trời ban ngày, mặt trăng và các vì sao cho ban đêm trên vòm trời
Ngày thứ năm: các loài sinh động vật trên vòm trời không gian, trên mặt đất cùng dưới nước
Ngày thứ sáu: con người giống hình ảnh Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa.

Sự sống cho mọi loài là điều quan trọng thiết yếu cho tồn tại phát triển trong công trình sáng tạo của thiên nhiên. Nhưng nền tảng căn bản cho sự sống trong vũ trụ không chỉ là ngôi nhà không gian, mà còn có thời gian nữa.

Vì thế, Thiên Chúa ngay từ khởi đầu đã sáng tạo nên, do ý muốn bằng lời phán ra của Ngài: Hãy có ánh sáng! làm mốc điểm nền tảng cho vũ trụ cùng sự sống nảy sinh phát triển trong trật tự thời gian ban ngày và đêm tối.

Khởi đi từ sáng tạo thời gian bằng ánh sáng chiếu soi, Thiên Chúa tiếp tục tạo dựng những yếu tố công trình khác cho vũ trụ được đầy đủ trọn vẹn: vòm trời không gian, nước, các tinh tú, đất cùng mọi loài thảo mộc, động vật và con người.

Ánh sáng là yếu tố căn bản phân chia mốc thời gian cùng cho sự sống phát triển. Không dừng lại nơi sáng tạo ra ánh sáng cho có đó thôi. Thiên Chúa còn muốn chia ánh sáng đồng đều cho ban ngày cùng cho ban đêm nữa. Vì thế, ban ngày Ngài sáng tạo nên mặt Trời soi chiếu ánh nắng nóng ấm, ban đêm mặt Trăng và các vì Sao trên vòm trời tỏa ánh sáng êm dịu tươi mát.

Ánh sáng chan hòa khắp vũ trụ cho không gian, cho mọi sinh động vật cùng cây cỏ, dù thời gian ban ngày hay ban đêm, dù trên mặt đất hay trong vùng nước con suối, dòng sông, đại dương tụ lại, dù ở nửa vòng bên này hay nửa vòng phía bên kia vũ trụ trái đất.

Mọi sinh vật cùng cây cỏ sống trong quê hương vũ trụ, nhưng dòng sông thời gian trong vũ trụ là nhịp điệu cho sự sống phát triển cùng tồn tại của chúng. Vì mọi loài thụ được Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo thiên nhiên không chỉ cần có không gian để sống họat động, mà còn thời gian để nghỉ ngơi lấy sức cho phát triển sáng tạo.

2. “Tầng trời cao kể lại vinh quang Chúa” (Tv 19,2)

Eugene Cernan, phi hành gia tầu vũ trụ của Nasa bên Hoa kỳ đã thực hiện ba chuyến bay vào không gian vũ trụ từ năm 1966 đến năm 1972, đã nói lên cảm nhận của mình: “Bạn nhìn từ cửa sổ xuyên suốt qua 400.000km chỉ thấy không gian toàn mầu đen. Bạn không tới gần một hành tinh nào để có thể nhận ra vẻ trong sáng của một ngôi sao. Nhưng bạn có thể chiêm ngắm trái đất, từ vòng cực này sang vòng dầu cực khác bên kia, các vùng đại dương biển cả và các châu lục. Bạn có thể theo dõi trái đất xoay chuyển như thế nào. Trái đất xoay chuyển nhưng không bám dính vào một sợi dây nào chằng buộc nó, đang khi nó di chuyển sang vùng bóng tối. Thật là một cảnh tượng không thể tưởng tượng ra nổi. Trái đất chìm lặn trong bóng tối đen và cả khi bạn nhìn ánh sáng mặt trời vùng bên kia trái đất. Ánh sáng là yếu tố duy nhất khi ánh mặt trời chiếu tỏa trên phần trái đất, nơi đó có ánh sáng chiếu lan ra.”

Ánh sáng chiếu lan tỏa khắp trái đất chúng ta, và ánh sáng đó cũng phản chiếu lại từ trái đất, như dưới tầm nhìn của con mắt của các phi hành gia tầu vũ trụ từ trên không gian nhìn xuống trái đất.

Vua Thánh Đavít, tác giả Thánh vịnh 19, viết diễn tả về trật tự đầy ánh sáng trong vũ trụ thiên nhiên đã không nhìn từ trên cao không gian xuống trái đất, nhưng từ nơi trái đất hướng lên tầng vòm trời cao đã khám phá nhận ra điều này.

Theo con mắt tâm tình của Vua Đavít, tầng trời và mặt trời là nơi ánh sáng phát xuất chiếu tỏa chan hòa, là chứng từ về ánh sáng cho con người: Tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng, có giá trị cùng dành cho con người. Ngài đã cho tạo dựng chúng và cho chúng xoay vần trong một trật tự, có bền vững uyển chuyển cùng trong sáng.

Sự ngạc nhiên bỡ ngỡ của Vua thánh Đavít về sự vận hành xoay chuyển của mặt trời cũng khai mở tâm trí Ông ngạc nhiên bỡ ngỡ về vinh quang của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên công trình vũ trụ thiên nhiên cho con người được sống trong một công trình luôn luôn đổi mới, cùng chân trời rộng mở với những yếu tố vẫn hằng luôn là ẩn số bí nhiệm cho tâm trí con người đi tìm hiểu khám phá.

Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng, theo Vua Thánh Đavít, không phải là Đấng Tạo Hóa. Nhưng mặt trời là hình ảnh diễn tả sự vinh quang của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Sự vận hành xoay chuyển của mặt Trời chiếu sáng khắp cùng công trình sáng tạo trong thiên nhiên là lời loan báo: Thiên Chúa ban cho con người cùng mọi loài sự sống và gìn giữ sự sống của họ.

Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng khai mở tâm trí con người khám phá ra: không có ánh sáng mặt trời, mọi sự đều chìm trong bóng tối.

Đó là điều ngạc nhiên cùng thắc mắc của mọi thế hệ con người xưa nay đi tìm hiểu về vũ trụ trong ngành thiên văn học.

3. Những suy tư khám phá về thiên văn

Thời cổ xa xưa, những nhà hiền triết, những bậc thông thái người Hy Lạp đã có những suy tư về vũ trụ trong khoa tìm hiểu về thiên văn vũ trụ.

3.1. Nhà hiền triết Thales thành Milet, sống vào khoảng thời gian 600 trước Chúa giáng sinh, đã phác họa trái đất như một tấm hình ống tròn mặt bằng phẳng, trôi nổi trên mặt nước đại dương biển cả. Những hành tinh mặt Trời, mặt Trăng và các tinh thể khác cùng các ngôi Sao di chuyển theo hình vòng cung giống như một bình thủy tinh trong sáng bay lượn luân chuyển vòng trên mặt trái đất.

3.2. Nhà đại hiền triết Platon, sống trong khoảng 428/427 và 348/347 trước Chúa giáng sinh, ở thành Athen, trong tập sách Timaios, cũng đã có suy tư tìm hiểu về trái đất.

Theo Platon, trái đất hình tròn cùng là trung tâm của vũ trụ. Tất cả những hành tinh khác trên vòm trời đều gắn chặt vào tinh thể trong sáng và di chuyển bao quanh trái đất theo hình vòng tròn. Năng lực tạo ra sự xoay chuyển đó phát ra từ linh hồn của vũ trụ. Vòng di chuyển của các hành tinh chung quanh trái đất diễn ra trong một trật tự hài hòa có khoảng cách đều nhau. Tất cả những hành tinh trên vòm bầu trời, theo Platon là những vật thể có tràn đầy thần khí. Nhưng chúng không phải là những Thần Thánh.

3.3. Một khuôn mặt đại hiền triết thông thái nữa vào thời cổ Hy lạp và cũng là học trò của Platon: Aristoteles, sống vào khoảng niên đại 384 và 322 trước Chúa giáng sinh. Nhà đại hiền triết này có những suy tư chi tiết cùng xác thực hơn về thiên văn vũ trụ.

Theo Aristoteles quan sát, sự di chuyển trên vòm trời và trái đất diễn ra khác biệt nhau: Những hành tinh trên vòm trời luôn di chuyển chậm theo đường vòng tròn trên một lộ trình từ xưa nay không có thay đổi. Những hành tinh này, theo suy nghĩ tin tưởng của người Hy lạp, có mang tính thần thánh, mặc dù chúng không phải là Thiên Chúa. Vì chỉ có thần thánh mới có thể di chuyển hoàn hảo được theo một đường vòng tròn như thế.

Trái lại trái đất lệ thuộc vào sự khai sinh và di chuyển. Trái đất di chuyển nhanh và thay đổi khi thì nhích sang bên phải và lại nhanh chóng trở về vị trí an toàn. Đó là điểm khác biệt giữa những gì ở vòm trời và trên trái đất.

Về sự thành hình của trái đất, theo Aristoteles, được cấu tạo bằng bốn nguyên tố chính yếu theo hình vòng tròn: vòng ở giữa là Đất, các vòng tầng ngoài bao phủ chung quanh là Nước, Không Khí và Lửa.

Những hành tinh trên vòm trời là mặt Trời, mặt Trăng và các ngôi Sao, theo Aristoteles, là những đối tượng mang tính thần thánh. Chúng không thành hình do những nguyên tố như của trái đất. Nhưng được cấu tạo thành hình bằng nguyên tố thứ năm, mà bản chất thiên nhiên vẫn là điều bí ẩn vô danh tính. Những hành tinh này xoay chuyển theo hình tròn vòng cung chung quanh trái đất.

Mặt Trăng nằm trực tiếp gần tầng vòng Lửa, một trong bốn nguyên tố của trái đất, tạo nên ranh giới giữa đất và trời. Rồi theo thứ tự các hành tinh khác vòng trên bên ngoài di chuyển xoay chung quanh trái đất:Mercur, Venus, Mars, Mặt Trời, Jupiter, Saturn và các hành tinh cố định ở vòng bên ngoài xa hơn.

3.4. Trái đất, như Aristoteles theo suy tư triết học, là trung tâm điểm của vũ trụ. Nhưng 100 năm sau, Aristarch thành Samos (310-230. v. Chr.) đã có suy tư khác hẳn.

Theo Aristarch mặt Trời là trung tâm của vũ trụ thế giới và trái đất di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

Vòng di chuyển xoay quanh trong vũ trụ theo suy nghĩ khám phá của Aristarch vẽ ra như nhau, mà theo tiếng Hy lạp đặt tên là “helios”: Ở trung tâm là Mặt Trời rồi vòng các hành tinh nhỏ hơn là Mercur, Venus, trái Đất với mặt Trăng cùng di chuyển theo, Mars, Jupiter, và Saturn, vòng ngoài cùng là những hành tinh cố định xa trái đất nhất.

3.5. Apollonius thành Perga (260-200 v. Chr.), cũng theo cách suy tư triết học thời đó đang thịnh hành, đã có nhận xét: Trái đất ở trung tâm của vũ trụ, mặt Trăng di chuyển xoay chung quanh trái đất. Các hành tinh khác di chuyển chung quanh mặt Trời, và mặt trời lại di chuyển xoay chung quanh trái đất.

3.6. 100 năm sau, Hipparchos (190-120 v. Chr.) đồng ý với hình ảnh về vũ trụ thiên văn như của Aristoteles, nhưng lại cắt nghĩa vòng di chuyển của vũ trụ theo ý tưởng của Apollnius. Theo Hipparchos các hành tinh di chuyển theo hình vòng tròn điểm trung tâm của nó không là trái đất nhưng ở ngoài trái đất, và điểm này cũng không là trung tâm của vũ trụ thế giới, nó nằm ở ngoài với những khác biệt.

Suy tư này thiên về toán học, nhưng lại không phù hợp với suy tư triết học về những tương quan trên vòm trời của các hành tinh khác. Nên đã tạo ra những hoài nghi phản đối trong ngành triết học.

3.7. Claudius Ptolomaeus: 300 năm sau Hipparchos, Claudius Ptolomaeus (khoảng 140. sau Chúa giáng sinh), một nhà thiên văn đại tài thời cổ xưa. Ptolomaeus là một nhà khảo cứu về thiên văn, nhưng Ông dựa theo hình ảnh về vũ trụ của Aristoteles. Ptolomaeus theo phương pháp của toán học đã ước tính vòng di chuyển của hành tinh theo như Hipparchos đã vẽ ra.

Trong tập sách “Almagest” bàn luận về thiên văn, ông vẽ lại đường vòng di chuyển của cách hành tinh bên ngoài giống như một bánh xe lửa lăn chạy hướng về điểm trung tâm ở giữa, mà điểm đó theo ông là trái đất.

Sang thời Trung cổ, đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi từ chính trị, kinh tế tới lãnh vực văn hóa, đang khi đó những suy tư khám phá hiểu biết thời cổ xưa bị rơi vào quên lãng. Đợi mãi tới khi những nhà thông thái học gỉa ở những xứ theo Hồi giáo vào khoảng năm 1100 khám phá ra những bản văn cổ và sau này được dịch sang tiếng Latinh, những học giả bên Âu châu bắt đầu chú ý tới nghiên cứu. Điều này đưa đến sự hiểu biết phổ biến sâu rộng về triết học, thần học, văn chương cùng các khoa học tự nhiên.

3.8. Những tác phẩm của Aristoteles được đón nhận đọc học hỏi sâu rộng ưu tiên. Cao trào nghiên cứu học hỏi này gắn liền với tên tuổi thời danh Thánh Tôma Aquino, tiến sĩ Hội Thánh thuộc hàng các Giáo phụ trong Gíao Hội Công giáo.

Ngài là Tu sĩ Dòng Đaminh, nhà thần học uyên thâm, và nhà triết học lỗi lạc thời Trung cổ của Gíao Hội Công giáo, sinh trưởng vào năm 1225 ở vùng lâu đài Roccasecca gần Aquino bên nước Ý, và qua đời ngày 07.03.1274 ở Fossaniova bên Ý.

Thánh Tôma chú tâm nghiên cứu đạo đức Thần học Kinh thánh. Nhưng Thánh nhân cũng không bỏ qua triết học, như cách thức cho lý luận cùng văn chương thần học được có nền tảng đứng vững cùng trong sáng. Thánh nhân đã nghiên cứu triết học Aristoteles và tìm thấy sự tương quan gần như hài hòa giữa nền triết học của Aristoteles với Thần học Kinh Thánh Công giáo, nhất là khoa lý luận tam đoạn luận của Aristoteles được Thánh nhân sử dụng để làm sườn cho những suy tư lý luận viết về Thần học.

Qua nghiên cứu triết thuyết của Aristoteles, Thánh Tôma đã khám phá ra hình ảnh về thiên văn vũ trụ theo Aristoteles phù hợp với Kinh Thánh diễn tả về vũ trụ.

3.9. Đến thế kỷ thứ XV sang thế kỷ XVI, Nicolaus Kopernicus (1473-1543), người Balan, theo học ngành luật Giáo hội Công giáo. Ông là cộng sự viên làm việc văn phòng hành chánh trong Giáo Hội, nhưng không phải là linh mục. Ông bỏ thời giờ nghiên cứu về thiên văn. Và chính việc nghiên cứu phụ thuộc này của Ông đã đóng góp nhiều cho ngành này cùng tạo nên tên tuổi mình trong sử sách về môn thiên văn.

Trong tập viết “De revolutionibus”, Nicolaus Kopernicus đã mô tả vũ trụ thiên văn theo cách toán học như sau: Mặt Trời chứ không phải trái đất ở trung tâm của vũ trụ. Tất cả những hành tinh trên vòm trời, trong đó có trái Đất, đều di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

3.10. Tycho Brahe (1546-1601), người Đanmạch, là người sau cùng nghiên cứu về thiên văn trước khi thời đại có ống viễn vọng kính ra đời.

Ông cống hiến đời mình để tìm ra hình ảnh thế giới theo hướng mặt trời hay theo hướng trái đất. Để giúp ông việc nghiên cứu Thiên văn, nhà Vua Đanmạch đã cấp cho ngân khoản xây cất bằng đá trạm quan sát thiên văn to lớn trên một hòn đảo. Từ trạm quan sát thiên văn khổng lồ này, Ông có thể quan sát đạt đến độ chính xác mà xưa nay đã không có thể phỏng đoán chính xác được đường di chuyển của các ngôi sao. Hơn nữa trải qua quan sát khảo nghiệm qua trạm thiên văn, Ông và những cộng sự viên đã thu thập được những dữ liệu qúy báu về các hành tinh.

Tycho Brahe đã đi đến kết luận là hình ảnh thế giới giống như của Apollonius: Tất cả các hành tinh, trừ trái Đất và mặt Trăng di chuyển xoay quanh mặt trời, đang khi mặt Trời và mặt Trăng cũng quay di chuyển quanh trái Đất. Nhưng Ông cũng như Apollonius chỉ đưa ra suy nghĩ kết luận này như một bản vẽ sơ thảo mà không có tính toán chính xác rõ ràng theo phương pháp toán học.

Dự thảo suy nghĩ của Ông phải cần người chuyên môn về toán học cùng thiên văn nghiên cứu phát triển tiếp cho hoàn thiện. Và Ông đã tìm thấy người cộng sự cho công việc đang còn dở dang của mình trước khi ông qua đời năm 1601. Người kế vị Tycho Brahe nghiên cứu công trình thiên văn là Kepler.

3.11. Gioan Kepler (1571-1630) sinh trưởng ở Weil gần Stuttgart bên Đức. Ông là người theo đạo Tin lành phái Luthero, theo học môn thần học ở đại học Tübingen những mong muốn trở thành Mục sư giảng đạo.

Học thần học, nhưng cũng phải học về những môn khoa học khác, trong đó có môn về thiên văn. Vị giáo sư môn thiên văn của Kepler là giáo sư Maestlin. Ông này ngả về hướng thiên văn theo Kopernicus.

Theo tiếng mời gọi của đại học, Kepler ngưng học thần học mà sang theo ngành toán học, và sau này trở thành giáo sư toán học ở đại học Graz. Với kiến thức toán học cùng thiên văn ông bỏ thời giờ nghiên cứu quy luật di chuyển của các hành tinh trong vũ trụ.

Kepler xác tín theo mô hình của Kopernicus về hình ảnh vũ trụ. Ông ngạc nhiên và đi tìm hiểu Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ như thế nào như vũ trụ xưa nay đang có như vậy. Từ suy nghĩ như thế, Ông nhìn ra ở từ trong trung tâm công trình tạo dựng đã sẵn có sự hài hòa, mà bây giờ ta nhìn ngắm thấy trên vòm trời giống như một hỗn hợp giữa thiên văn và điều bí nhiệm.

Kepler cho rằng, có sự phân chia làm ba cấp nơi những phần không di chuyển bên ngoài trái đất: từ Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ, những vòng hành tinh cố định với giới hạn bên ngoài của chúng và khoảng không gian ở giữa nơi các hành tinh di chuyển. Trong vòng chia làm ba cấp này, Kepler nhìn ra hình ảnh ba ngôi Thiên Chúa Ðức Chúa Cha, Chúa Con và Ðức Chúa Thánh Thần phản chiếu rõ nét về điểm này.

Về thắc mắc tại sao có 6 hành tinh mà không năm hay bảy? – Ðến thời điểm lúc đó người ta mới khám phá đặt tên được sáu hành tinh: Merkur,Venus,Trái Ðất,Mars, Jupiter, und Saturn. Những hành tinh khác như Uranus, Neptun unbd Pluto vào thời điểm Kepler chưa khá phá ra, chúng còn vô danh chưa được biết tới - Tại sao những hành tinh di chuyển chính xác theo cùng vận tốc?

Kepler dựa theo suy nghĩ triết học của Platon để cắt nghĩa về con số hành tinh cùng khoảng cách của chúng. Theo Platon đưa ra hình ảnh của năm hình khối thiên thể: Tetraeder (khối hình tháp tam giác), Kubus (khối vuông), Oktaeder, Dodekaeder và Ikosaeder. Ông đã thử nghiệm và khám phá ra Năm hình khối thiên thể nối với nhau này tạo thành những không gian khoảng cách đều nhau giữa sáu hành tinh.

Nhà thiên văn Kepler tìm ra định lý: Các hành tinh di chuyển theo đường hình bầu dục. Mặt Trời đứng ngay giữa các điểm đường hình bầu dục di chuyển gặp nhau.Và theo chiều diện tích vuông di chuyển, như một tiềm năng thứ ba, tạo nên một nửa trục ở đường di chuyển vận hành của các hành tinh.

3.12. Galileo Galilei (1564 – 1642): Từ Aristoteles đến Kepler trải qua những suy nghĩ nghiên cứu về hình ảnh vũ trụ dựa trên căn bản triết học tự nhiên, thần học Kinh Thánh. Những nhà khoa học nghiên cứu thiên văn từ thời Trung cổ sau Thánh Thomas Aquino đã muốn nghiên cứu về vũ trụ độc lập với thần học Kinh Thánh.Nhưng làm thế nào để đưa ra một luận cứ lý thuyết khác thay thế cho những suy nghĩ nghiên cưú xưa nay. Khuôn mặt nhà toán học Galileo đã làm công việc này.

Galileo là người được nhắc đến từ bốn trăm nay nhiều nhất, mỗi khi tên tuổi ông gắn liền với những buổi hội thảo về khoa học về thiên văn diễn ra, nhất là những suy nghĩ khám phá của ông như đứng hẳn một bên đối diện với Giáo Hội Công giáo thòi Trung cổ về hình ảnh vũ trụ.

Galileo là giáo sư môn toán học ở đại học Pisa và Padua bên Ý. Môn toán học ông nghiên cứu giảng dạy bao gồm cả ngành Vật lý của Aristoteles, thiên văn của Platomaeus.

Galileo đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới về vật lý và triết học tự nhiên khác hẳn với Aristoteles: con đường khoa học thực nghiệm. Dựa trên lý thuyết mới Ông đã quan sát khám phá ra lý thuyết của Aristoteles về hình ảnh vũ trụ Trái Ðất ở trung tâm là sai. Nhưng theo suy nghĩ khám phá của Kopernicus Mặt Trời là trung tâm của vận chưyển các hành tinh trong vụ trụ mới đúng.

Rồi hoàn toàn trái ngược với Aristoteles, Galileo diễn tả về vũ trụ nhất là những di chuyển thiên nhiên dựa trên toán học con đường thực nghiệm, như chính ông đã có câu nói thời danh: “Cuốn sách của thiên nhiên được viết ghi chép nơi ngôn ngữ của toán học.”

Môn vật lý thực nghiệm của Galileo còn áp dụng khảo cứu về những vận chuyển khác như định luật về sự hài hòa cân bằng nơi thân thể, về đong đưa di chuyển của qủa lắc, ảnh hưởng của sức nâng lên cao và nhiều thứ khác nữa. Qua những khảo nghiệm này Galileo đã phát triển phương pháp thí nghiệm khảo cứu về thiên nhiên, mà phương pháp này theo suy tư của triết học là điều không thể được.

Năm 1609 Galileo đến Venezia bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời nghiên cứu thiên văn: Ống viễn vọng kính. Trước ông đã có người nghiên cứu chế tạo ra viễn vọng kính quan sát các ngôi sao, các hành tinh trên vòm trời. Nhưng Galileo không bằng lòng với chất lượng của những ống kính này. Vì chất lượng của nó còn nhỏ chưa có thể quan sát chính xác cùng xa hơn những hành tinh xa xôi khác. Nên Ông đã nghĩ ra cách làm tăng độ to nhậy cùng phóng to của mắt kính dần lên gấp 30 lần.

Với ống viễn vọng kính có thể quan sát những hành tinh ở xa chính xác hơn, Galileo hướng ống kính trước hết về Mặt Trăng. Ông nhìn thấy trên mặt Trăng bóng rợp của những rặng ngọn núi cùng thung lũng. Những bóng rợp này là bóng đổ ngả xuống khi ánh sáng mặt Trời chiếu vào chúng. Và Ông đã có thể nhìn thấy chiều cao những ngọn núi trên đó giống như trên mặt trái đất. Những vầng cấu trúc đen xẫm trên mặt trăng, Galileo cho là đại dương biển ca. Ông cũng đưa đã nhận định những gì trên mặt Trăng nhìn giống như ở trên trái đất, và theo như Aristoteles phân biệt chất liệu sự vật trên trời khác với trên mặt đất là điều không phù hợp.

Ống Viễn vọng kính của Galileo hướng tới đích điểm quan sát khác: Jupiter. Buổi chiều ngày 07.01.1610, Ông nhìn thấy qua ống viễn vọng kính ba chấm nhỏ gần sát cạnh hành tinh này. Buổi chiều ngày hôm sau vị trí của ba chấm nhỏ này đã thay đổi. Ngày 10.01.1610 chỉ còn hai chấm điểm nhỏ và mấy ngày sau đó lại hiện lên bốn điểm chấm nhỏ. Như thế theo Galileo phải là những mặt Trăng di chuyển chung quanh hành tinh này. Nhờ thế Galileo đã có thể tính đường di chuyển của những hành tinh khá chính xác. Mặt Trăng di chuyển chung một hành tinh là điều khác ngược hẳn với thuyết của Aristoteles về thiên văn vũ trụ. Theo Aristoteles tất cả mọi hành tinh vật thể trên vòm trời di chuyển vòng chung quanh trái Đất.

Ống viễn vọng kính của Galileo lại hướng về một vùng sáng lẫn lộn trên vòm trời, mà người ta gọi là vùng mây mù. Trên vùng sáng mù xa này hiện bao gồm hằng hà sa số những ngôi sao, mắt thường có thể trông thấy được. Đó là giải ngân hà.

Ít lâu sau Galileo hướng ống viễn vọng kính quan sát thấy những vệt trên mặt Trời. Nhiều nhà thiên văn thời cổ xa xưa đã biết tới những vệt này trên mặt Trời. Nhưng Galileo có lẽ là người đầu tiên năm 1610 đã khám phá ra con đường thực dụng nhìn quan sát những vệt này bằng ống viễn vọng kính. Có những nhà thiên văn cũng dùng ống viễn vọng kính quan sát những vệt này trên mặt Trời đã có nhận xét về hình dạng cùng vị trí của chúng đều thay đổi di động. Có những nhà thiên văn còn đưa ra gỉa thuyết những vệt này xoay chuyển vị trí theo thứ tự tuần hoàn đều đặn cách nhau 14 ngày. Ai là người khi nào đã quan sát khám phá ra điều này, trước sau vẫn không có giải đáp rõ ràng.

Về những vệt trên Mặt Trời và sự suy diễn về chúng là đề tài tranh cãi sôi nổi giữa Galileo và Tu sĩ Dòng tên Christoph Schreiner. Theo Galileo cho rằng vệt đó là một hiện tượng gần sát mặt Trời. Trong khi Tu sĩ Schreiner cho rằng từ thời cổ xa xưa đã có suy nghĩ những vệt chấm đen đó là những hành tinh nhỏ di chuyển chạy ngang qua mặt Trời. Còn trên mặt Trời không có chấm vết gì hết và không có gì thay đổi hết.

Cuộc tranh cãi thiên văn này bước sang lãnh vực xa hơn nữa: ai là người đầu tiên đã quan sát thấy những vệt trên mặt Trời. Không có bằng chứng lịch sử chứng minh cho Schreiner, khi Ông qủa quyết chính mình ông là người trước Galileo đã quan sát thấy.

Càng ngày Galileo và Schreiner đi sâu vào cuộc tranh cãi thiên văn. Những cuộc tranh cãi đã dẫn đến sự xung đột với Giáo Hội về quan điểm thiên văn dựa theo lý thuyết thiên văn của Aristoteles.

Galileo qủa quyết theo phương pháp thực dụng dùng Viễn vọng kính quan sát thấy những vật thể hành tinh trên vòm trời không thay đổi là điều không lấy gì làm bằng chứng cùng không thể đứng vững được.

Đây là mấu chốt tranh cãi đưa đến màn thảm kịch công kích lên án Galileo cùng gây ra vụ án lịch sử trong Giáo Hội Công giáo thời Trung Cổ.

4. Hai bản án dành cho Galileo

Bản án thứ nhất vào tháng Hai năm 1616 về hai điểm chính yếu theo quan sát qủa quyết của Galileo:

- Mặt Trời đứng ở giữa trung tâm vũ trụ và không di chuyển

- Trái Đất vừa không đứng ở trung tâm vũ trụ và cũng vừa không phải là không di chuyển; trái lại trái Đất di chuyển động và quay hằng ngày chung quanh mặt Trời.

Một Ủy ban của Thánh bộ Tín lý về các luật lệ cấm (Inquisitio) bao gồm những nhà thần học triết học, không có thành viên nào về ngành khoa học thiên nhiên hay triết học thiên nhiên, đã thảo luận và đưa ra bản án chống lại lý thuyết quan sát của Galileo về thiên văn vũ trụ.

Bản án viết:

- Về điểm một, qủa quyết rằng: mặt Trời đứng ở giữa trung tâm vũ trụ và không chuyển động, theo triết học là ngu xuẩn và phi lý. Qủa quyết như thế là một hình thức lạc giáo. Bởi vì đi ngược lại những gì Kinh Thánh nói cùng cả những suy luận xưa về thiên văn của các Thánh Giáo Phụ và những nhà thần học lỗi lạc nổi tiếng.

- Về điểm thứ hai, qủa quyết rằng trái Đất tự quay chung mình và chung mặt Trời, theo suy luận Triết học cũng như vậy vừa ngu dốt vừa phi lý, và theo thần học là điều sai lạc thiếu sót trong đức tin tín lý.

Cho dù bản phán quyết này không có sự hiện của Galileo trong phiên tòa, vì Ông không được mời tới hầu tòa, và cũng không nhắc đến tên của Galileo, nhưng ai cũng biết nhắm quy vào cá nhân Galileo thôi.

Đức Hồng y Bellarmin là người được ủy trao cho nhiệm vụ liên lạc báo cho Galileo biết bản án cùng thi hành bản phán quyết với Galileo cho đúng thủ tục tòa án Giáo hội đã ra: Galileo phải thề từ bỏ thuyết về thiên văn của Kopernicus đã phổ biến và phải ăn năn thống hối đền tội.

Bản án cấm Galileo dạy học cùng phổ biến học thuyết thiên văn theo Kopernicus tưởng như chấm dứt tranh cãi hoài nghi. Nhưng không. Nhà khoa học cùng giáo sư toán học Galileo vẫn theo đuổi con đường khoa học nghiên cứu thiên văn tiếp và còn rộng rãi hơn.

Ông âm thầm nghiên cứu và viết ra tập sách Dialog. Tập sách này trước sau được công nhận là cuốn sách có nội dung tầm cỡ rộng lớn bằng tiếng Ý. Trong tập sách này Galileo đã dựa theo phương pháp khoa học thực nghiệm của môn vật lý mới, khoa toán học trình bày rõ ràng trong sáng về thiên văn về hình ảnh vũ trụ đối lại với lý thuyết thiên văn hình ảnh vũ trụ của Aistoteles hoàn toàn dựa trên suy tưởng triết học, mà Giáo Hội Công giáo cộng thêm với việc hiểu Kinh Thánh theo nghĩa chữ đen hằng bảo vệ lấy đó làm nền tảng. Cũng trong tập sách này Galileo còn đề cao ca ngợi thuyết khảo cứu về hình ảnh vũ trụ thiên văn của Kopernicus: Mặt Trời chứ không phải trái Đất đứng ở trung tâm của vũ trụ. Và trái Đất di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

Tập sách được in ra phổ biến khắp  châu. Khi Giáo quyền – Đức Giáo Hoàng Urbano VIII., một người có cảm tình với Galileo, hay biết sự việc sách đã in cùng phổ biến rộng rãi mà không có phép của Gíao quyền, làn sóng phản đối Galileo lại sôi động bùng nổ thêm. Tòa Inquisitio vào tháng Mười năm 1632 ra thêm bản án chống lại Galileo căn cứ theo những gì Galileo đã viết trong tập Dialog.

Không chỉ nhà khoa học ngành thiên văn và giáo sư Toán học Galileo bị kết án là sai lạc trong tín lý đức tin cùng không tuân phục Giáo quyền đã ra bản án năm 1616, nhưng cả những gì Galileo viết ra nhất là tập Dialog cũng bị liệt vào danh mục những sách bị cấm đoán đọc trong cả và Hội Thánh.

Galileo đã phải ngậm đắng nuốt cay chịu bị thần quyền - thời điểm đó kiêm luôn cả thế quyền - khuất phục tuân theo bản án của tòa Inquisitio chấp nhận đọc bản tuyên thệ từ bỏ theo học thuyết của Kopernicus và những gì Ông đã qủa quyết. Nhưng thâm tâm Ông vẫn theo đuổi con đường khoa học thực nghiệm, con đường lý trí tự do mà Thiên Chúa đã tạo dựng ban cho con người.

Galileo bị sống trong tình trạng gần như tù lỏng không được đi ra khỏi khu nhà phạm vi qui định. Mãi sau này cuộc sống của Ông dần được nới lỏng thêm ra như tiếp xúc với mọi người, với học trò của Ông, được đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ…Vào cuối đời sức khoẻ Ông càng suy giảm và bị mù ( khoảng 1637-1639), nhưng trước đó Ông đã viết ra một tập sách khoa học khác nữa: Discorsi e Dimostrazioni Matematiche intorno à due nuove science attenti alla Mechanica i Movimenti Locali - Những cuộc đàm thọai và bằng chứng theo tóan học về hai môn khoa học mới: cơ động và định vị chuyển động”.

Tập sách khoa học Dioscorsi năm 1638, có thể nói được là sách về khoa vật lý mới, được in ở Hòalan không có phép của Gíao quyền. Khi sách được phổ biến rộng rãi, và Giáo quyền Roma hay biết, nhưng lần này không ai đặt ra vấn đề ngăn cản hay cấm đoán gì nữa.

Nhà khoa học thiên văn đại tài Galileo sau những tháng năm theo đuổi con đường lý trí khoa học và bị hai lần kết án là lạc giáo, đã qua đời ngày 08.01.1642, thọ 77 tuổi, trước sự hiện diện của người con trai Vincenzio và hai người cộng sự thân tín trung thành bên giường bệnh. Sau đó Ông được, theo ý muốn của Roma, an táng trong một ngôi mộ đơn sơ nằm khuất đàng sau phòng mặc áo trong nhà thờ Santa Croce ở thành Florenzia bên nước Ý.

Nhưng năm 1734, gần 100 năm sau khi Ông qua đời, bất ngờ xác Ông lại được phép di chuyển an táng trong lòng nhà thờ chỗ xứng đáng dành cho những nhân vật vĩ đại lỗi lạc thời danh, trong một ngôi mộ lộng lẫy với dòng chữ tuyên dương vị: “ Galileo Galilei, vị danh nhân thành Florenzia, là người có công trạng rất vĩ đại làm mới sống lại ngành Thiên Văn, về Vũ trụ học và khoa Triết lý. Vào cùng thời của Ông, không ai có thể so sánh được với Ông. Xin nguyện chúc Ông được yên nghỉ trong an bình!”

5. Galileo và công trình nghiên cứu Thiên văn tiếp tục sống động

Nhà khoa học thiên văn Galileo đã qua đời, nhưng tên tuổi Ông gắn liền với công trình nghiên cứu biên chép sự việc của Ông không bị rơi vào quên lãng mai một với hai bản án khắc nghiệt như có vẻ một chiều dành cho Ông lúc còn sinh thời. Trái lại, có nhiều nhà khoa học ngành thiên văn đã tìm cách này cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp can thiệp để Giáo Hội nơi Thánh bộ Tín lý tòa Inquisitio, sửa chữa bản án đã làm hoen ố Giáo Hội, mong phục hồi danh dự cùng công trình sự nghiệp vĩ đại của nhà khoa học đại tài Galileo. Một trong những người đó là Linh mục giáo sư ngành Thiên văn của đại học Roma, tên Ông là Settele.

Năm 1818, Linh mục giáo sư Settele đã viết một sách giáo khoa về Mắt kính và về Thiên văn. Trong sách đó Settele bênh vực đứng về lý thuyết thực dụng trái Đất chuyển động, chứ nó không đứng yên tại chỗ, như Kopernicus và Galileo đã khám phá ra cùng nhận định qủa quyết. Ông xin phép Giáo quyền để in sách. Nhưng bị từ chối, với lý do vì bản án 1616 dành cho Galileo đã lên án phủ nhận thuyết này rồi là sai lạc với tín lý Kinh Thánh.

Dẫu vậy, Giáo sư Settele vẫn không bỏ cuộc. Năm 1820 Ông, sau nhiều lần lý giải biện hộ sai đúng điều trong bản án 1616, đã được phép của Thánh Bộ Tín lý cho phép in sách của Ông. Cho phép Settele in sách với nội dung hoàn toàn trái ngược với những kết án của bản án 1616 dành cho Galileo, nhưng Thánh Bộ không đưa ra lời cải chính sửa sai ngày trước đã xảy ra.

Như thế sách giáo khoa về Thiên văn của Settele nói về trái Đất chuyển động theo như Kopernicus đã khám phá ra, và Galileo đã từng mạnh mẽ cổ võ làm nền tảng cho công trình nghiên về thiên văn, về hình ảnh vũ trụ, giờ đây được công nhận.

Nhiều nỗ lực kế tiếp về phía các nhà khoa học, các gíao sư chuyên môn cũng như về phía Giáo Hội tìm cách dần dần sửa chữa lại vụ án Galileo trong dòng thời gian lịch sử.

Công Đồng Vaticano II trong hiến chế Gaudium et Spes đã công nhận đề cao vai trò độc lập của Khoa học với những khám phá trong thế giới mới ngày hôm nay.

Ngày 10.11.1979, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của nhà bác học Albert Einstein, đã nhắc đến tên tuổi của Galileo là một nhân vật vĩ đại ngang hàng với Albert Einstein. Dịp này ngài đề ra Ủy ban gồm những nhà chuyên môn Thần học, về Khoa học và về Lịch sử nghiên cứu lại trường hợp Galileo trong chiều hướng tìm ra lỗi lầm, sự hiểu lầm sai trái gây ra giữa đức tin và khoa học, giữa đời sống Giáo Hội và đời sống trong thế giới ngày nay.

Trong ý muốn chiều hướng đó, một Ủy ban bao gồm những nhà trí thức chuyên môn vể Giải thích Kinh Thánh, về Lịch sử, về Luật pháp, về Khoa học tự nhiên…được thành hành lập và bắt tay vào công việc khảo cứu trường hợp khoa học cũng như trường hợp Galileo.

Và ngày 31 tháng 10 năm 1992, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức, theo những khám phá nghiên cứu của Ủy Ban, tuyên bố trường hợp Galileo chấm dứt khóa lại. Những tranh cãi kết án Galileo đã gây ra sự hiểu lầm phân biệt trầm trọng cho rằng sự hiểu biết khoa học ngược chống lại đức tin, là điều không đúng gây đau đớn rất đáng tiếc, và nó từ nay thuộc về thời qúa khứ. Trường hợp Galileo có thể là một bài học thời sự cho Giáo Hội về những vấn đề tương tự hôm nay và cả trong tương lai nữa.

***************

Công trình tạo dựng thiên nhiên của Thiên Chúa chan hòa ánh sáng. Công trình đó trước sau vẫn là điều bí ẩm mầu nhiệm cho con người phải đi tìm hiểu khám phá. Và trong khi đi tìm hiểu nghiên cứu khám phá con người xưa nay vẫn vấp phải, vì gìới hạn trí khôn hiểu biết hay bị lầm lẫn, bóng tối che khuất tầm nhìn cùng lối đi.

Dẫu vậy, Thiên Chúa cũng ban cho con người khả năng suy nghĩ nhìn lại để sửa chữa những gì không đúng mình đã vấp phạm gây ra. Trong ý hướng đó, Giáo Hội Công Giáo sau những năm dài hàng nhiều thế kỷ đã không ngừng ăn năn hối lỗi sửa chữa lại những sai trái đã làm. Trường hợp với nhà thiên văn khoa học Galileo là một trường hợp điển hình.

Khoa học và những nghiên cứu tìm hiểu thiên văn trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa là điều tốt cùng cần thiết. Nó không phản lại Kinh Thánh tín điều trong đạo. Trái lại giúp mở mang trí khôn hiểu biết rộng thêm ra công trình sáng tạo tràn đầy ánh sáng của Thiên Chúa.

"Tòa thánh Vatican phổ biến hôm 29 tháng 01.2009 nói: “Nhà thiên văn học Galileo thế kỷ 17 này là “một tín hữu, trong bối cảnh của thời đại mình, đã cố gắng hòa giải những kết quả trong nghiên cứu khoa học của ông với giáo lý của đức tin Kitô giáo.”

“Vì điều đó, Galileo xứng đáng được tất cả chúng ta khen ngợi và biết ơn.”

Bản công bố nói: Galielo là nhà khoa học đầu tiên dùng một kính viễn vọng để nghiên cứu vũ trụ, mở ra một biên cương hoàn toàn mới cho những cuộc khám phá, và buộc nhân loại phải “đọc lại cuốn sách thiên nhiên dưới ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.”

“Vì thế, Giáo Hội ao ước được vinh danh nhân vật Galileo -- một thiên tài sáng tạo và người con của Giáo Hội.” (VietCatholic News 30/01/2009)

Năm Thiên văn 2009

------------------------------------------

Sách tham khảo:

- Lexikon für Theologie und Kirche, Band 4, Verlag Herder Freiburg, Sonderausgabe 1986. Chữ Galilei Galileo.

- Sr. Lydia La Dous, Galileo Galilei zur Geschichte eines Falles, Topos plus, Kevelaer 2007.

- Paul Deselarers, Dorothea Sattler, Es wurde Licht, Bibel leben, Herder Verlag, Freiburg i. Breisgau 2005. Chương 3. và 4.

- TRE – Theologische Realenzyklopädie, Studienausgabe Teil I.; Band X I I. – Galilei, Galileo - Walter de Gruyter. Berlin. New York.


Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long

(Nguồn: VietCatholic News 02/5/2009)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net