GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055966317
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i CG hoàn vÅ© - Văn kiện 14.05.2024
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới các bệnh nhân 2009
07.02.2009

VATICAN (RV) - Đức Thánh Cha Bênêđictô kêu gọi cộng đồng Giáo Hội và xã hội động viên để giúp đỡ các trẻ em bị bệnh tật và thương tích trong thân xác và tinh thần.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong Sứ điệp công bố ngày 7-2-2009, nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 17 sẽ được cử hành vào ngày 11-2-2009, lễ Đức Mẹ Lộ Đức.

Khác với 16 lần trước, lần này Đức Thánh Cha không chỉ định một Đền Thánh riêng biệt nào để cử hành Ngày Thế Giới các bệnh nhân và mỗi giáo phận tùy nghi cử hành.

Tại Vatican, chiều ngày thứ tư, 11-2-2009, Đức Hồng y Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Mục vụ Y tế, sẽ chủ sự thánh lễ cho các anh chị em bệnh nhân và những người săn sóc họ, tại Đền thờ Thánh Phêrô. Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ đến chào thăm và ban huấn dụ cho mọi người. Sau đây là nguyên văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha.

Nguyên văn Sứ Điệp

Anh chị em thân mến,

Ngày Thế Giới các bệnh nhân, cử hành vào ngày 11-2 tới đây, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, sẽ thấy các cộng đoàn giáo phận quây quần cầu nguyện quanh các Giám mục của mình, để suy tư và quyết định về những sáng kiến nhắm gây ý thức về thực tại đau khổ. Năm Thánh Phaolô mà chúng ta đang cử hành là dịp thích hợp để dừng lại suy niệm với thánh Phaolô Tông Đồ về sự kiện ”như đau khổ của Chúa Kitô dồi dào trong chúng ta, thì nhờ Chúa Kitô ơn an ủi cho chúng ta cũng được tràn đầy” (2 Cr 1,5). Ngoài ra, mối liên hệ tinh thần với Lộ Đức cũng gợi lại trong tâm trí chúng ta mối quan tâm từ mẫu của Mẹ Chúa Giêsu đối với những người em của Con Đức Mẹ, ”đang trên đường lữ hành và sống giữa những nguy hiểm và cơ cực, cho đến khi họ được dẫn vào quê hương hạnh phúc” (Ánh sáng muôn dân, 62).

Năm nay, chúng ta đặc biệt chú ý đến các trẻ em, những thụ tạo yếu đuối và vô phương thế tự vệ nhất, và trong số này, có những trẻ em bệnh tật và đau khổ. Có những em đang mang trong thân xác những hậu quả của bệnh làm cho tàn tật, có những em khác đang chiến đấu chống lại những căn bệnh mà ngày nay người ta vẫn không chữa được, mặc dù có những tiến bộ của y khoa và sự trợ lực của những nghiên cứu gia và chuyên gia tài giỏi về y tế. Có những em bị thương tích trong thân xác và tâm hồn vì những cuộc xung đột và chiến tranh, có những em khác là nạn nhân vô tội của oán thù vô nghĩa lý của người lớn. Có những trẻ em 'bụi đời', thiếu hơi ấm của gia đình và bị bỏ rơi, những thiếu niên bị những người đáng kinh tởm xâm phạm sự thơ ngây trong trắng của các em, tạo cho các em một thương tích tâm lý, ảnh hưởng trên trọn cuộc đời còn lại của các em. Chúng ta cũng không thể quên vô số các trẻ em chết vì đói khát, vì thiếu săn sóc y tế, cũng như những trẻ em phải di tản và tị nạn, rời bỏ quê hương với cha mẹ để đi tìm những điều kiện sinh sống tốt đẹp hơn. Từ tất cả các trẻ em ấy đang vang lên một tiếng kêu đau đớn âm thần, gọi hỏi lương tâm chúng ta trong tư cách là con người và là tín hữu.

Cộng đồng Kitô giáo không thể dửng dưng đứng trước những tình trạng thê thảm như thế, và cảm thấy nghĩa vụ thúc bách phải can thiệp. Thực vậy, như tôi đã viết trong thông điệp ”Thiên Chúa là tình thương”, Giáo Hội là ”gia đình của Thiên Chúa trong thế giới. Trong gia đình này, không thể có người nào phải chịu đau khổ vì thiếu những điều cần thiết” (25,b). Vì thế, tôi cũng mong ước rằng Ngày Thế Giới các bệnh nhân là dịp để các cộng đoàn giáo xứ và giáo phận ngày càng ý thức mình là ”gia đình của Thiên Chúa” và khuyến khích họ hãy làm cho tình thương của Chúa được cảm nghiệm cụ thể trong các làng mạc, khu xóm, và thành thị, tình yêu ấy của Chúa đòi hỏi rằng trong Giáo Hội, với tư cách là một gia đình, không một phần tử nào phải chịu đau khổ vì thiếu thốn” (ibid.). Chứng tá bác ái là điều thuộc về chính đời sống của mỗi cộng đoàn Kitô. Và ngay từ đầu, Giáo Hội đã diễn tả các nguyên tắc Tin Mừng qua những cử chỉ cụ thể, như chúng ta đọc thấy trong sách Tông Đồ công vụ. Ngày nay, vì những điều kiện trợ giúp y khoa đã thay đổi, chúng ta thấy cần có sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa các chuyên gia y tế đang hoạt động tại các nhà thương và trung tâm y tế với các cộng đoàn Giáo Hội hiện diện trong lãnh thổ địa phương. Trong viễn tượng này, một tổ chức có liên hệ với Tòa Thánh được xác nhận trọn vẹn giá trị, đó là Nhà Thương Nhi Đồng Chúa Hài Đồng Giêsu, năm nay đang kỷ niệm 140 năm thành lập.

Cũng cần nói thêm: Vì trẻ em bệnh nhân thuộc về một gia đình và gia đình này cũng chịu đau khổ với em và thường phải chịu nhiều khó khăn và cơ cực, nên các cộng đồng Kitô không thể không giúp đỡ các gia đình đang phải mang gánh nặng vì người con đau yếu của mình. Theo gương người Samaritano nhân lành, chúng ta cần cúi mình xuống trên những người đang bị thử thách nặng nề, và nâng đỡ họ bằng tình liên đới cụ thể. Như thế, việc chấp nhận và chia sẻ đau khổ được biểu lộ qua sự nâng đỡ hữu ích dành cho các gia đình có trẻ em đau yếu, kiến tạo nơi họ một bầu không khí thanh thản và hy vọng, giúp họ cảm thấy chung quanh mình một gia đình rộng lớn gồm các anh chị em trong Chúa Kitô. Sự cảm thương của Chúa Giêsu đối với những dòng lệ của bà góa thành Naim (cf Lc 7,12-17) và đối với lời cầu nguyện tha thiết của Ông Giairô (cf Lc 8,41-56) chính là những điểm tham chiếu hữu ích, trong số những điều khác nữa, để học cách chia sẻ những tình cảnh cơ cực về thể lý và tinh thần của bao nhiêu gia đình phải chịu. Tất cả những điều đó đòi phải có một tình yêu thương vô vị lợi và quảng đại, phản ánh và là dấu chỉ lòng từ bi yêu thương của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi con cái Ngài trong thử thách, nhưng luôn tái cung cấp cho họ những nguồn lực tuyệt vời trong tâm trí để có thể đương đầu thích hợp với những khó khăn trong cuộc sống.

”Sự tận tụy hằng ngày và dấn thân không ngừng để phục vụ các trẻ em bệnh tật chính là một chứng tá hùng hồn về lòng yêu mến sự sống con người, đặc biệt là đối với sự sống của người yếu đuối, hoàn toàn tùy thuộc người khác. Thực vậy, cần mạnh mẽ khẳng định phẩm giá tuyệt đối và cao cả của mọi sinh mạng con người . Qua dòng thời gian, giáo huấn của Giáo Hội vẫn không thay đổi, đó là sự sống con người thật là đẹp và phải được sống sung mãn, cả khi sự sống ấy suy yếu và bị mầu nhiệm đau khổ bao phủ. Chúng ta cần hướng nhìn về Chúa Giêsu chịu đóng đanh: khi chịu chết trên thập giá, Ngài đã muốn chia sẻ đau khổ của toàn thể nhân loại. Trong đau khổ vì yêu thương của Chúa, chúng ta thấy có sự đồng cảm tột cùng với những đau khổ của các trẻ em bệnh nhân và cha mẹ các em. Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Gioan Phaolô II, qua việc kiên nhẫn chấp nhận đau khổ đã nêu gương sáng ngời đặc biệt vào cuối đời, ngài viết: ”Trên thập giá, có Đấng Cứu Chuộc loài người”, là ”Con người của đau khổ”, đã nhận mang trên trên mình những đau khổ thể lý và tinh thần của con người thuộc mọi thời đại, để trong tình yêu, chúng ta có thể tìm được ý nghĩa cứu độ của đau khổ và và những lời giải đáp hữu hiệu cho tất cả những vấn nạn của họ” (Salvifici doloris, Khổ đau cứu độ, 31).

Ở đây tôi muốn bày tỏ lòng quí chuộng và khích lệ các Tổ chức Quốc tế và Quốc gia đang quảng đại và hy sinh chăm sóc các trẻ em bệnh nhân, đặc biệt là tại các nước nghèo, góp phần đảm bảo cho các em được chăm sóc thích đáng và với lòng yêu thương. Đồng thời tôi cũng tha thiết kêu gọi các vị hữu trách của các quốc gia hãy tăng cường các đạo luật và những biện pháp giúp đỡ các trẻ em bệnh nhân và gia đình các em. Về phần mình, nhất là khi liên hệ tới cuộc sống của các em, Giáo Hội luôn sẵn sàng đóng góp sự cộng tác hăng say với ý hướng biến đổi toàn thể nền văn minh của nhân loại thành 'nền văn minh tình thương' (cf Khổ đau cứu độ, 30).

Để kết luận, tôi muốn bày tỏ sự gần gũi tinh thần với tất cả anh chị em là những người đang chịu đau khổ vì bệnh tật. Tôi thân ái gửi lời chào thăm tất cả những người đang giúp đỡ anh chị em: các Giám mục, các Linh mục, những người tận hiến, các nhân viên y tế, những người thiện nguyện và tất cả những người đang xả thân trong tình yêu thương để săn sóc và xoa dịu đau khổ của những người đang bị bệnh tật. Hỡi các em nhỏ đang chịu bệnh tật và đau khổ, Cha đặc biệt chào thăm các con: Cha ôm lấy tất cả các con trong tình yêu thương phụ tử cùng với cha mẹ và những người thân của các con, và Cha cam đoan đặc biệt nhớ đến các con trong kinh nguyện, mời gọi các con hãy tín thác nơi sự phù trợ từ mẫu của Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm, Đấng mà trong lễ Giáng Sinh vừa qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng Mẹ đang vui mừng ôm lấy Con Thiên Chúa trở thành hài nhi. Cha cầu xin Mẹ Maria Chí Thánh bảo vệ các con và mọi bệnh nhân trong tình hiền mẫu của Mẹ, là Sức Khỏe của các bệnh nhân, và Cha thành tâm ban phép lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả.

Vatican ngày 2-2-2009
+Bênêđictô XVI, Giáo Hoàng


Lm. G. Trần Đức Anh OP
chuyển ý

(Nguồn: Radio Vaticana)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net