GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055811252
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 08.05.2024
Giải đáp phụng vụ: Thầy phó tế không được chủ sự nghi thức Tam Nhật Thánh
23.03.2016

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, con muốn làm rõ một số điểm về phụng vụ Tam Nhật Phục Sinh. Liệu một thầy phó tế có thể chủ sự phụng vụ vào các ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh, và đêm Vọng Phục Sinh không, trong một tình hình không có linh mục tại chỗ? Nếu có, những gì làm được và những gì không được làm? - R. M., Kitwe, Zambia.

Đáp: Câu trả lời nhanh và ngay lập tức cho câu hỏi này là không được, thầy phó tế không thể chủ sự bất kỳ các cử hành nào, và nếu không có linh mục tại chỗ, các nghi thức là đơn giản không được cử hành.

Cần phải nhớ rằng các cử hành của Tam Nhật Phục Sinh là không phải các ngày theo luật buộc, do đó, trong khi tất cả mọi thứ có thể làm nên được thực hiện để đảm bảo việc cử hành cho càng nhiều tín hữu tham dự càng tốt, điều này phải được thực hiện mà không phá hoại bản chất của chính buổi cử hành.

Cũng cần nhớ rằng các buổi cử hành có liên quan mật thiết với nhau và liên quan đến ý nghĩa bên trong của nó. Thư luân lưu "Paschales Solemnitatis" của Tòa Thánh năm 1988 và các qui chế của Sách Lễ Latinh mới, nói rõ ràng rằng Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly của Chúa và việc cử hành của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có liên quan trong một cách thân thiết, đến nỗi chúng thường phải được cử hành cùng trong một nhà thờ. Mặc dù chúng không nhất thiết phải được cử hành bởi cùng một linh mục, sự liên kết mật thiết của chúng và bản chất của chúng đòi hỏi sự hiện diện của một linh mục. Liên quan đến khó khăn của việc cử hành cho hơn một giáo xứ, Thư luân lưu "Paschales Solemnitatis" nói:

"43. Thật là phù hợp khi các cộng đồng Dòng tu nhỏ, cả giáo sĩ và giáo dân, và các nhóm giáo dân khác nên tham gia vào cử hành Tam Nhật Phục Sinh ở các nhà thờ chính lân cận.

"Tương tự, nơi đâu số lượng người tham dự và các thừa tác viên là quá ít, đến nỗi các cử hành của Tam Nhật Phục Sinh không thể được thực hiện với sự trang trọng cần thiết, các nhóm tín hữu ấy nên tập họp trong một nhà thờ lớn hơn.

"Ngoài ra, nơi đâu có các giáo xứ nhỏ với chỉ có một linh mục, các giáo xứ này được khuyên tập họp lại, càng nhiều càng tốt, trong một nhà thờ chính và tham dự việc cử hành tại đó.

"Xét nhu cầu của các tín hữu, nơi đâu một linh mục chịu trách nhiệm cho hai hoặc nhiều giáo xứ, mà trong đó các tín hữu qui tụ thành nhóm lớn, và nơi đâu việc cử hành có thể được thực hiện với sự quan tâm cần thiết và trang trọng, việc cử hành Tam Nhật Phục Sinh có thể được lặp lại phù hợp với các qui chế đã có".

Một chú thích cho đoạn văn đầu tiên trên làm sáng tỏ trường hợp của các cộng đoàn Dòng kín: "Tại các đan viện nữ tu, mọi nỗ lực nên được thực hiện để cử hành Tam Nhật Phục Sinh với buổi lễ lớn nhất có thể, nhưng chỉ trong nhà thờ đan viện mà thôi”.

Về sự hiệp nhất của Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh, thư luân lưu nói:

"46. Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly của Chúa được cử hành vào buổi tối, vào thời điểm thuận lợi hơn cho việc tham gia đầy đủ của toàn thể cộng đồng địa phương. Tất cả các linh mục có thể đồng tế, cho dù họ đã tham dự đồng tế thánh lễ Truyền Dầu trong ngày ấy, hoặc nếu, vì lợi ích của các tín hữu, họ đã cử hành một thánh lễ khác rồi.

"47. Nơi đâu vì có yêu cầu mục vụ, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép một Thánh lễ khác được cử hành tại nhà thờ và nhà nguyện vào buổi tối, và trong trường hợp cần thiết thật sự, làm vào buổi sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham gia vào Thánh lễ buổi tối. Tuy nhiên sự chăm sóc vẫn được thực hiện, để đảm bảo rằng các cử hành của loại này không diễn ra vì lợi ích của ít cá nhân hoặc nhóm nhỏ, và rằng cử hành này không làm tổn hại cho Thánh lễ chính.

"Theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội, tất cả các Thánh lễ mà không có tín hữu tham dự là bị cấm trong ngày này.

"48. Nhà Tạm phải là hoàn toàn trống rỗng trước Thánh lễ. Bánh Thánh cho tín hữu rước lễ phải được truyền phép trong lễ này. Một lượng Bánh Thánh vừa đủ cũng được truyền phép, và để dành cho việc rước lễ ngày hôm sau.

"49. Đối với nơi cất Mình Thánh, một nơi cần được chuẩn bị và trang trí một cách để có lợi cho cầu nguyện và suy niệm, sự trang nghiêm phù hợp với phụng vụ của các ngày này được qui định, để tránh mọi lạm dụng và bị ức chế. Khi Nhà tạm ở trong một nhà nguyện nằm tách rời phần trung tâm của nhà thờ, đó là nơi thích hợp hơn để chuẩn bị nơi cất Mình Thành và tổ chức phiên chầu.

"53. Thật là thích hợp hơn rằng Mình Thánh được mang trực tiếp từ bàn thờ bởi các phó tế, hoặc thầy giúp lễ, hoặc các thừa tác viên ngoại thường, ở thời điểm rước lễ, để trao Mình Thánh cho các bệnh nhân và người tàn tật phải rước lễ tại nhà, để cho theo cách này họ có thể liên kết chặt chẽ hơn với Giáo Hội đang cử hành.

"54. Sau lời nguyện sau rước lễ, cuộc kiệu diễn ra, với thánh giá đi đầu. Mình Thánh Chúa, được kèm theo các ngọn nến thắp sáng và bình hương, được mang qua nhà thờ đến vị trí cất Mình Thánh, trong khi ca đoàn hát thánh ca 'Pange lingua' hoặc một số ca khúc khác về Thánh thể. Nghi thức rước này không được thực hiện, nếu Phụng vụ cuộc Thương Khó của Chúa sẽ không được cử hành trong cùng một nhà thờ ngày hôm sau.

Qui chế cuối cùng này nhấn mạnh sự kết hiệp của hai nghi thức, vốn trong cách nào đó tạo ra một tổng thể duy nhất, và như vậy một linh mục phải sẵn sàng cho cả hai buổi lễ.

Cũng phải lưu ý rằng bởi vì qui chế của Sách Lễ chỉ cho phép cho Rước lễ ngoài Thánh lễ cho người bệnh vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, và cho người hấp hối rước lễ ngày thứ Bảy Tuần Thánh, do đó không thể có việc Cử hành Lời Chúa và cho Rước lễ vào các ngày này.

Ngày này là tưởng nhớ Thánh Lễ Đầu Tiên, và sẽ là không thích hợp khi thay thế Thánh lễ bằng bất cử cử hành khác nào.

Tuy nhiên, nơi đâu không thể có linh mục tại chỗ, một số hình thức của việc đạo đức có thể được tổ chức bởi các giáo lý viên hoặc thậm chí các phó tế, để tưởng niệm các ngày ấy, nhưng loại trừ việc cho rước lễ và lưu giữ Mình Thánh.

Lễ đêm Vọng Phục Sinh không được liên kết theo cách này, và có thể được cử hành cách độc lập với hai ngày kia. Tuy nhiên, đêm Vọng là cơ bản một Thánh lễ, và do đó không thể được chủ sự bởi một phó tế. Mình Thánh được trao cho tín hữu ngày này phải được truyền phép trong chính Thánh lễ.

Tuy nhiên, trong các cộng đoàn, mà không có Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, có thể tổ chức cho rước lễ ngoài Thánh lễ. Tốt nhất phụng vụ rước lễ này nên dùng các Bánh thánh đã được truyền phép trong Thánh lễ Vọng Phục Sinh. (Zenit.org 15-3-2016)


Nguyễn Trọng Đa

(Nguồn: VietVatican)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net