GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 056079041
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy tÆ°, chia sẻ 18.05.2024
Mùa Chay - mùa của Lòng Xót Thương
10.02.2016

Trong bài giảng ngày 9-12-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ về ý nghĩa Năm Thánh để trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại có một Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong thời Ä‘ại xẩy ra những thay Ä‘ổi sâu xa, Giáo Há»™i Ä‘ược kêu gọi Ä‘ể tỏ cho con người ngày nay thấy những dấu hiệu hiển nhiên hÆ¡n nữa về sá»± hiện diện và gần gÅ©i của Thiên Chúa. Vì lý do ấy, Năm Thánh này cần phải làm sống Ä‘á»™ng Æ°á»›c muốn có thật nhiều dấu hiệu về niềm êm ái dịu dàng được Thiên Chúa cống hiến cho toàn thế giá»›i, nhất là cho những ai Ä‘ang chịu khổ Ä‘au, những ai Ä‘ang lẻ loi cô Ä‘á»™c và bị bỏ rÆ¡i, không hy vọng được thứ tha hay không cảm thấy được tình yêu thÆ°Æ¡ng của Chúa Cha. Má»™t Năm Thánh Ä‘ể lãnh nhận hÆ¡i ấm của tình Chúa yêu thÆ°Æ¡ng khi Người vác chúng ta trên vai mang chúng ta về nhà Cha. Má»™t Năm Thánh chúng ta được Chúa Giêsu chạm tá»›i và được tình thÆ°Æ¡ng của Người biến đổi, nhờ đó chúng ta có thể trở thành những chứng nhân cho lòng thÆ°Æ¡ng xót của Thiên Chúa. 

Bởi thế, "Năm Thánh Lòng ThÆ°Æ¡ng Xót" là Ä‘ể "Sống Lòng ThÆ°Æ¡ng Xót", để chúng ta cảm nghiệm thấy trong Ä‘ời sống của mình cái Ä‘ụng chạm ngọt ngào và dịu dàng của việc Thiên Chúa tha thứ, hiện diện bên chúng ta và gần gÅ©i vá»›i chúng ta, nhất là trong những lúc khó khăn nhất.

Đặc biệt là trong thời Ä‘iểm của chúng ta Ä‘ây, má»™t thời Ä‘iểm mà việc tha thứ là má»™t vị khách hiếm thấy trong phạm vi Ä‘ời sống của con người, thì tiếng gọi "Sống Lòng ThÆ°Æ¡ng Xót" lại càng trở nên khẩn trÆ°Æ¡ng á»Ÿ hết mọi nÆ¡i: ngoài xã há»™i, trong các tổ chức, nÆ¡i việc làm cÅ©ng nhÆ° trong gia Ä‘ình. 

Hằng ngày ta đọc thấy trên các phương tiện truyền thông chỉ một xích mích nhỏ giữa 2 người hàng xóm, một va quẹt xe trên đường, hay chợt “nhìn thấy ghét!” cũng đủ để gây ra án mạng. Ngày nay người ta nói nhiều đến chữ “vô cảm”, “máu lạnh” để diễn tả tấm lòng không biết xót thương nhau, không biết thông cảm, tha thứ cho nhau giữa con người với con người.

Giữa một thế giới của những cực đoan, của những mâu thuẫn và nghịch lý, con người đối xử với nhau thiếu tình người, ngay cả những người trong Đạo cũng xử với nhau “cạn tầu ráo máng”, chẳng biết xót thương nhau, thì người ta chỉ còn biết chạy đến Đức Giêsu “Đấng giàu lòng thương xót” mà thôi!

Những ngày khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót của Giáo Hội Công Giáo đã qua đi. Những nghi thức mở cửa Năm Thánh, hành hương, lãnh ơn toàn xá... sẽ không còn lại âm vang nào, sẽ chỉ là những nghi thức rình rang nếu không có sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi người. Mọi sự thay đổi phải bắt đầu từ chính bản thân mình, như Gandhi nói: “Bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn thấy nơi thế giới. Thế giới mà bạn muốn thay đổi, khởi đầu ở chính sự thay đổi nơi con người bạn.” Thay đổi con người mình (thế giới bên trong) là thay đổi thế giới bên ngoài mà mắt thấy tai nghe và cảm xúc. Những lời xin lỗi sẽ chỉ là đầu môi chót lưỡi nếu ta không thật lòng tha thứ cho nhau. Làm sao người cúi đầu xin lỗi được tha thứ và bình an nếu người kia cứ chấp nhất không chịu thứ tha và hoà giải? Chúa xót thương con người, sao con người không biết xót thương nhau? Chúa tha thứ cho con người, sao con người không tha thứ cho nhau?

Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta vẫn thường được nghe lại dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (quen gọi là dụ ngôn người con hoang đàng!) Ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Tin Mừng Luca được Đức Giêsu nói tiếp sau những lời người biệt phái kêu trách Chúa. Khi thấy những người tội lỗi và thu thuế đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng, những người biệt phái và các kinh sư xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng” (Lc 15,2).

Nghe những lời kêu ca này, tự nhiên chúng ta thấy không thể chấp nhận cái vẻ cao ngạo của nhóm biệt phái, và thấy mình có thể có những tâm tình tốt hơn. Chúng ta chẳng những không khinh người tội lỗi, mà trái lại còn thường cầu nguyện cho những người có tội ăn năn trở về cùng Chúa nữa mà!

NhÆ° vậy giữa chúng ta và người biệt phái có hai tâm tình khác hẳn nhau: má»™t đằng họ khinh người tá»™i lá»—i, má»™t đàng ta thÆ°Æ¡ng những người  lá»—i tá»™i. Ta có lòng xót thÆ°Æ¡ng đấy chứ!

Nhưng giữa ta và biệt phái lại có một điểm giống nhau là cùng ở một giai cấp: “giai cấp đạo đức”. Mà ai ở “giai cấp đạo đức” thì không gặp được Chúa Giêsu, Đấng giàu lòng thương xót. Chính Đức Giêsu đã khẳng định sứ vụ của mình: “Tôi đến không để kêu gọi những người đạo đức mà để kêu gọi những kẻ tội lỗi”. Trong dụ ngôn con chiên bị lạc mất và được tìm thấy, Chúa kết luận: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải hối cải” (Lc 15,7). Và Đức Giêsu, chính Ngài cũng đã xếp chung hàng với người tội lỗi, đoàn đoàn lớp lớp xuống sông Giođan chịu Gioan thanh tẩy.

Đó là điều ta cần suy nghĩ trong Mùa Chay-Năm Thánh Lòng Xót Thương. Khi Đức Giêsu nói gì dạy gì thì Người không lấy lý thuyết của dân gian, không lấy sách vở luân lý của người đời mà dạy dỗ. Đức Giêsu lấy cái có trong chính bản thân mình để cho người ta đón lấy, chịu lấy. Đó là tấm lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi có thể dạy giáo lý rất hay, có những bài diễn thuyết rất hùng hồn, văn chương bóng bảy, nhưng đó chỉ là sách vở, là con chữ, là những cái chắp vá vay mượn, không phải của tôi, không phát xuất từ tấm lòng cảm thương của tôi, nên chẳng lay động lòng người, chẳng thu hút người khác đến với Chúa được.

Điều mà Đức Giêsu muốn cho chúng ta chiêm ngưỡng một cách kỹ càng, không phải là hình ảnh của đứa con phung phá, nhưng là tấm lòng vô cùng nhân hậu của một người Cha, “Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong các kẻ bé mọn này phải hư mất” (Mt 18,14). Người Cha ấy là Cha của Đức Giêsu, cũng là Cha của chúng ta (Ga 20,17). Nếu không có một người cha ngày đêm ngồi trước thềm mòn mỏi ngóng chờ đứa con lạc loài hư đốn, thì đứa con hoang đàng kia nếu có trở về cũng thành vô nghĩa và vô ích. Nó sẽ chẳng gặp được cái gì may mắn hơn cái số phận mà nó đang có, nghĩa là nó sẽ từ vùng tối tăm đói khổ này, rơi vào vùng tối tăm đói khổ khác. Và ngay cả nếu nó có gặp được một người cha phúc đức nào đó trên cõi đời này, mà không phải người cha mà Đức Kitô giới thiệu cho chúng ta, thì nó cũng chỉ gặp được những tâm hồn cứng lạnh như băng, sẵn sàng sửa trị xứng với tội làm “tán gia bại sản” của nó, rồi mới tính đến chuyện nó có được phần nào trong nhà hay không. Phần đó nhiều ít bao nhiêu, thì lại là vấn đề còn hậu xét! Theo luân lý thì phép “giáo nhi” là phải sửa trị những đứa con hư, người nghiêm phụ thì giữ gìn gia phong nề nếp, không thể để những đứa con đã “bôi gio trát trấu” vào mặt gia đình muốn đi về thế nào tùy ý nó, cho dù miệng nó có nói lời hối cải xin lỗi thì không phải đơn giản thế là xong.

Cho nên ít nhiều, những người “gọi là đạo đức” hôm nay cũng dễ dàng đồng tình với cách xử sự của người con cả, một mẫu người tử tế đạo đức, chí thú làm ăn, phục vụ cha hết mình. Thấy mình tốt như thế nên anh ta không thể nào chịu nổi mình lại có thằng em khốn kiếp vô lại như vậy! Và anh lại càng không chịu nổi thái độ của ông bố, vừa bất công với mình, vừa thương thằng út một cách vô lý đến mức có vẻ như nhu nhược. Ông đã không trị tội nó thì thôi còn ra như thưởng công nó: “bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!” (Lc 15,23). Dường như anh ta không chịu nổi một người cha giàu lòng thương xót như vậy. Có lẽ anh ta “suy bụng ta ra bụng người”, lấy tấm lòng hẹp hòi của mình để đo lòng người cha. Anh bất mãn tức giận đến nỗi không thèm vào nhà, không thèm nhìn nhận em mình nữa. Nó chỉ là “thằng con của cha” chứ không phải là anh em ruột thịt của anh. Anh buông những lời cứng cỏi hằn học thế này: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con dê để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”(Lc 15,28-30).

Phản ứng của người con cả đôi khi cũng là của ta ngày nay. Đứng ở “giai cấp đạo đức”, ta khoanh tay nhìn từng đoàn “người con hoang đàng” kéo đến cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót, nghe Lời Chúa với ánh mắt… hơi khó chịu, nghi ngại. Tại sao họ kéo đến cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót đông thế? Hãy đến mà xem! Nhìn từng đoàn người kính cẩn quỳ cầu nguyện dưới cái nắng chói chan, ngước mắt lên trời kêu cầu Chúa đoái thương đến thân phận tội lỗi của mình, ta sẽ hiểu vì sao. Chứng kiến hàng dài những hối nhân kiên nhẫn xếp hàng trước toà giải tội, chờ đến phiên mình vào lãnh Bí Tích của Lòng Xót Thương ta mới hiểu được nhu cầu tâm linh của con người ngày nay thế nào. Ta vẫn gọi Chúa là cha mà lại nhất định không nhìn nhận người khác là anh em của mình, vẫn cương quyết loại trừ người anh em đó, thậm chí còn nổi giận khi thấy Chúa tỏ lòng thương xót ưu ái cái con người “chẳng ra gì” trước mắt mình. Ta hãy nghe lại Lời Chúa phán với tên mắc nợ không biết thương xót: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?... Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xứ với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 32-35). Trong “Bài Giảng Trên Núi”, Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: “Nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha của anh em cũng sẽ không tha thứ lỗi lầm cho anh em.” (Mt 6, 15). Ta còn dám và còn muốn loại trừ, không nhìn nhận, không tha thứ cho người anh em mình nữa không? Chính Phaolô cũng nhắc nhở tín hữu Êphêsô: “Anh em phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” (Ep 4,32)

Chúng ta là con người, mà lại là con người có tội, nên chúng ta suy nghĩ như con người, đối xử với nhau như con người, có vay có trả, ai vay người đó trả. Còn Đức Giêsu nói với chúng ta thế này: “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15,15b).

Điều mà Đức Giêsu đã biết, đã nghe nơi Cha rồi tỏ cho chúng ta biết là tấm lòng của Cha đối với chúng ta, những đứa con tội lỗi. Tấm lòng chỉ biết chờ đứa con hư trở về để tha thứ yêu thương: “Mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng” (Lc 15, 22-23).

Thật là kỳ lạ! Tấm lòng không đòi đứa con hư phải trả lại đủ những gì nó đã vay, nó đã phá. Tại sao vậy ? Tại vì đã có người trả cho nó, trả đầy đủ, đền thay cho nó, đền dư thừa và đã lập công cho nó để nó đáng được thưởng. Người đó là ai ? Người đó không phải ai khác mà lại chính là Con của Cha, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô, Đấng không hề biết tội, thì vì ta, Thiên Chúa đã cho làm thành sự tội, ngõ hầu trong Ngài, ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa” (2C 5,21).

Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa biết bao nhiêu, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội, nên đều được Cha xót thương như nhau, trừ những ai tự nhận mình thuộc “giai cấp đạo đức”, không cần được tha thứ, cũng không chịu tha thứ, không cảm nghiệm được lòng xót thương của Chúa, nhất định “đứng ngoài, không chịu vào nhà” thì chính họ tự loại mình ra khỏi vòng tay yêu thương của Chúa,

Trong Mùa Chay Năm Thánh này, nếu tôi thấy mình thuộc “giai cấp đạo đức”, thấy mình đã làm đầy đủ bổn phận không cần quay trở về lăn vào vòng tay của Cha và tha thứ cho ai nữa, thì tôi nên cầu nguyện và thành thực suy xét lòng mình lại cho kỹ. Tôi có giống như người con cả chỉ cần đòi Thiên Chúa trả công cho tôi một con dê không ? Nhất là nếu tôi cương quyết không chịu tha thứ cho những người anh em đến xin lỗi tôi (mặc dù thực ra đôi khi họ chẳng có lỗi gì với tôi!) thì chính tôi đã tự cho mình là “kẻ làm công”, không còn là con Cha nữa rồi.

Tất cả thế gian là vùng tối tăm, túng thiếu nghèo nàn, vì cả thế gian đã phạm tá»™i và đã mất hẳn vinh quang Thiên Chúa. Nếu cứ ở lì trong cái vùng khốn khó này, thì số phận mọi người sẽ nhÆ° số phận đứa con hoang đàng, nó phải kêu lên: “Tôi chết đói mất”. Chỉ khi nào biết khiêm tốn chá»—i dậy quay trở về nhìn nhận mình đã “đắc tá»™i đến trời và đến cha”  thì mọi sá»± sẽ biến đổi tức khắc.

Từ thân phận tôi tớ, tôi được xỏ nhẫn đi giầy trở thành con Cha trong tự do.

Từ thân phận đói khổ mình trần, tôi được mặc áo đẹp và được vào bàn tiệc Thánh Thể.

Tất cả những phúc lá»™c này của tôi và của cả nhân loại chỉ xảy ra khi tôi và mọi người mở lòng ra đón nhận lấy Đức Giêsu vào đời mình, “Ai ở trong Kitô, kẻ ấy là tạo thành má»›i”. Lúc đó chúng tôi sẽ được trở thành con người má»›i, thành con của Cha trên trời và là anh em vá»›i nhau, không còn kèn cá»±a, so bì, tranh hÆ¡n tranh thua vá»›i nhau nữa. Chúng tôi nắm tay nhau hân hoan đến dá»± tiệc Thánh Thể, quyết tâm thá»±c hiện Ä‘iều mà ĐTC Phanxicô nhắn nhủ: "Năm Thánh này là má»™t thời Ä‘iểm Ä‘ặc biệt cho Giáo Há»™i Ä‘ể làm sao chỉ chọn duy "những gì hài lòng Chúa nhất". Và Ä‘âu là những gì "làm hài lòng Chúa nhất"? ÄÃ³ là tha thứ cho con cái của Ngài, là thÆ°Æ¡ng xót họ, nhờ Ä‘ó, về phần mình, họ cÅ©ng có thể tha thứ cho những người anh em của họ, chiếu sáng nhÆ° những ngọn Ä‘uốc của tình thÆ°Æ¡ng Thiên Chúa trên thế giá»›i này. ÄÃ³ là những gì Ä‘ẹp lòng Chúa nhất..."

Cùng  nhau "Sống Lòng ThÆ°Æ¡ng Xót" nhÆ° vậy, Mùa Chay Năm Thánh này má»›i thá»±c sá»± là Mùa của Lòng Xót ThÆ°Æ¡ng…



Lm. Giuse Trần Đình Long



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net