GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 056104295
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Tài liệu, sÆ°u khảo 20.05.2024
Giải đáp phụng vụ: Tại sao một phần Mình Thánh được đặt vào Chén thánh?
08.07.2015

Xem hình
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tại sao một mảnh bẻ ra của Mình Thánh được đặt vào Chén Thánh khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa"? Liệu việc Đức Thánh Cha trước kia quen bẻ Mình Thánh thành nhiều mảnh nhỏ, và gửi các mảnh này đến các nhà thờ chính của ngài như một dấu hiệu của sự hiệp nhất, là đúng không? Hiện Đức Thánh Cha không làm điều đó nữa.

Trong thời Trung cổ, chúng ta cảm thấy cần phải kết hiệp Thân Mình Chúa Kitô với Máu Thánh của Ngài trước khi rước lễ, do một sự hiểu theo nghĩa đen hơn về sự tách rời Thân Mình và Máu của Chúa với việc truyền phép riêng biệt. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô là hoàn toàn hiện diện dưới hai hình bánh và rượu đã truyền phép. Vì vậy, tại sao bây giờ chúng ta vẫn còn đặt một mảnh của Mình Thánh vào trong Chén Thánh? - C. F., Chicago, Mỹ.


Đáp: Tập tục Đức Thánh Cha gửi một số mảnh Mình Thánh, mà Ngài đã truyền phép, đến các nhà thờ khác là rất cổ xưa (một số Giám mục khác cũng đã làm như vậy). Có bằng chứng của việc này trong các tác phẩm của thánh Irênê (130-202) và trong các thế kỷ sau đó. Mình Thánh không luôn được gửi đến mọi nhà thờ, và dần dần tập tục này được giới hạn trong các ngày lễ lớn, và cuối cùng đã biến mất. Không có bằng chứng của việc này sau thế kỷ IX nữa.

Sau đó có một tập tục khác là một phần của Mình Thánh trong thánh lễ, do Đức Thánh Cha cử hành, được đặt vào Chén Thánh, để biểu tượng tính liên tục của hy lễ. Tập tục này là tương đối ngắn trong thế kỷ VIII, và không hề lan rộng ra khỏi Rôma.

Sự thực hành hiện nay dường như là sự tồn tại của một tập tục thế kỷ VIII, đó là Đức Thánh Cha đặt một phần Mình Thánh, mà Ngài đã truyền phép, vào trong Chén Thánh, kèm theo lời nguyện vẫn còn dùng hiện nay: “Xin cho việc hòa Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con mà chúng con sắp lãnh nhận đem lại cho chúng con sự sống muôn đời” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam).

Hình thức hiện nay của nghi thức xuất hiện để ngăn chặn sự hợp nhất của nghi lễ Rôma với tập tục Đức, vốn đã xảy ra dưới triều đại của Hoàng đế Charlemagne (khoảng năm 747-814), do thánh Biển Đức thành Aniane (747-821) thực hiện, mặc dù nó không hoàn toàn được thiết lập cho đến khoảng một thế kỷ sau đó.

Theo chuyên viên phụng vụ nổi tiếng J. A. Jungmann, tính biểu tượng đàng sau sự thực hành thời Trung cổ là: "sự hòa trộn diễn tả Thân Mình Chúa Kitô sống lại đi trước lời chúc bình an “Pax Domini”; vì thật sự Chúa chúng ta đã sống lại từ cõi chết, và chỉ sau đó, Chúa mới đem lại hòa bình cho trời và đất".

Giáo sư Jungmann cũng nêu ra rằng sự kết nối này với cái chết trên Thập giá dẫn đến tập tục làm dấu kép (ba lần) trên Chén Thánh với các mảnh Mình Thánh, trong khi đọc lời: "bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, vốn vẫn là một phần của hình thức ngoại thường, và nó có sự tương đồng trong một số nghi lễ phụng vụ phương Đông, dựa trên các ý nghĩa biểu tượng giống nhau.

Ý nghĩa biểu tượng này là hơi khác với điều mà độc giả trên gán cho thời Trung Cổ. Đa số nhà thần học Trung cổ cũng chủ trương rằng Chúa Kitô phục sinh đã hiện diện đầy đủ trong cả hai hình, và được hiểu hoàn toàn rằng sự hòa trộn hai hình Bánh và Rượu trước lời chúc bình an tượng trưng cho Chúa Kitô phục sinh, mà không có bất kỳ hiệu quả bí tích nào.

Tuy nhiên, sự giải thích này dường như không là ý nghĩa ban đầu của nghi thức, và thường được gán cho Đức Giám Mục Amalar giáo phận Metz (780-850), người đã nổi tiếng với các giải thích ẩn dụ của ngài về phụng vụ.

Mặc dù là phổ biến, sự giải thích này, và chính nghi thức, là không phải không có vấn đề. Trong quá trình cải cách Sách Lễ sau Công đồng chung Trentô, đã có nhiều phản đối chống lại sự giải thích ấy, trong chừng mực nó có thể được giải thích theo nghĩa rằng Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa chúng ta sẽ được kết hợp với nhau chỉ sau khi được hòa trộn với nhau, chứ chưa kết hợp khi truyền phép hai hình. Điều này có thể hỗ trợ các lập luận của những người chủ trương rằng việc rước lễ một hình là không đủ.

Một số đề xuất đã được thực hiện để thay đổi công thức kinh nguyện, để mang nghi thức trở lại với ý nghĩa ban đầu của nó, vốn được liên kết chặt chẽ hơn với việc chuẩn bị rước lễ, hơn là với với nghi thức chúc bình an. Giáo sư Jungmann, sau khi xem xét các bằng chứng lịch sử, đã kết luận: "Do đó, chúng ta được biện minh về tư tưởng rằng cả hai hình đại diện cho một Bí Tích, và chứa đựng một Chúa Kitô như ý nghĩa ban đầu của nghi thức Rôma về sự hòa trộn".

Tuy nhiên, sức mạnh của truyền thống chiếm ưu thế, và nghi thức vẫn không thay đổi trong Thánh lễ Trentô. Trước Công đồng chung Vatican II, Giáo sư Jungmann đã nhận xét về nghi thức này: "Hiếm bất cứ nơi nào khác có tính minh bạch của thủ tục phụng vụ, được chịu đựng quá nhiều bởi sự co lại và sự nén lại, như ở đây, trong nghi thức bẻ bành và hòa trộn hai hình, mặc dù các yếu tố của truyền thống cổ xưa đã được bảo tồn một cách trung thực".

Trong hình thức thông thường của nghi lễ Rôma, một số thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa có thể giúp chúng ta mang ý nghĩa của nghi thức trở lại với sự giải thích ban đầu của nó.

Trước hết, sự hòa trộn có thể được mọi người nhìn thấy, chứ không chỉ các người ở bàn thờ.

Thứ đến và quan trọng hơn, nghi thức hòa trộn đã được dời từ trước lời chúc bình an đến sau lời chúc bình an, và như thế trở về với vị trí trước hoặc trong lời đọc “Lạy Chiên Thiên Chúa”, vốn theo bằng chứng lịch sử là vị trí ban đầu của nó. Theo cách thức này, ý nghĩa ban đầu của việc nối kết sự hòa trộn với việc rước lễ là trở nên rõ ràng hơn.

Đây có lẽ là lý do cho sự thay đổi của nghi thức sau Công đồng chung Vatican II. Và điều này, cũng như trọng lượng của gần 2.000 năm thực hành, là lý do tại sao chúng ta vẫn tiếp tục làm như vậy. (Zenit.org 7-7-2015)


Nguyễn Trọng Đa

(Nguồn: VietCatholic)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net