GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055581668
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 29.04.2024
Hệ thống giáo dục trì trệ dẫn đến số lượng du học sinh ngày càng tăng
23.01.2015

Chán cảnh gian lận tràn lan, toàn học vẹt và bắt buộc học triết học Mác-Lênin, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang bỏ ra nước ngoài học ngày càng đông.

Mỗi năm, người Việt Nam chi hơn một tỷ Mỹ kim để cho con đi du học, theo dữ liệu của các nhà quan sát độc lập. Nền giáo dục Việt Nam lạc hậu cản trở sự tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia nhận định.

Từ học sinh theo học các trường trung học ở Singapore cho đến sinh viên theo học tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, có ít nhất 125.000 học sinh sinh viên Việt Nam đang theo học ở nước ngoài, theo ICEF, tổ chức xúc tiến giáo dục quốc tế.

Con số này chỉ chiếm một phần nhỏ trong gần 17 triệu học sinh sinh viên trên cả nước, nhưng đang tăng nhanh – riêng năm 2013 tăng đến 15% so với năm trước.

Nguyễn Thị Thu, công nhân viên nhà nước, phải bán tài sản gia đình để lo hàng trăm ngàn Mỹ kim cho hai con trai đi du học.

“Tôi phải giúp các con tôi thoát khỏi nền giáo dục vốn đầy áp lực và gian lận này”, chị nói.

Khi các con chị, hiện đang theo học tại Anh, còn học tại các trường công ở Hà Nội, chị Thu cho biết chị phải thường xuyên bỏ việc để đưa các con đi học ở các lớp học thêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương thấp, tổ chức.

“Có lần con tôi hỏi tôi tại sao không bao giờ nó được điểm cao mặc dù nó học giỏi hơn bạn nó. Tôi không thể giải thích là do mẹ bạn quan tâm cô giáo hơn, hối lộ cô giáo”, chị kể.

Nền giáo dục lạc hậu

Việt Nam từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, giáo dục trở thành một nỗi ám ảnh trên cả nước, nhưng các chuyên gia cho rằng trường học ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục, do đó phụ huynh phải tìm cách cho con đi du học ở các nước phương Tây với hy vọng con của họ có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm sau này.

Hiện nay có khoảng 20.000 du học sinh Việt Nam đang học tại Úc, 16.500 tại Mỹ và 5.000 tại Anh, đây là những con số nhỏ nhưng lại lớn so với một nước Cộng sản vốn thường chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có khả năng đi du học.

Mặc dù số lượng du học sinh tăng, nhưng các trường đại học ở nước ngoài vẫn còn nằm ngoài khả năng của hầu hết các gia đình ở Việt Nam, thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ ở mức trên 1.500 Mỹ kim.

Giáo dục Việt Nam đạt kết quả cao qua một số chương trình đánh giá, xếp thứ 17 trong số 65 nước về môn toán và khoa học trên bảng xếp hạng của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA), đứng trên nhiều nước phương Tây giàu có trong đó có Mỹ.

Nhưng các viên chức cấp cao cảnh báo kết quả đánh giá này không phản ánh chính xác chất lượng giáo dục phổ thông trong một quốc gia vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung gây cản trở việc đổi mới chính sách.

“Chúng ta phải thành thật thừa nhận rằng nếu đánh giá đầy đủ khả năng của học sinh Việt Nam vẫn còn kém”, báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói năm 2013.


Học sinh trung học ở Việt Nam đang xem các tờ thông tin quảng bá về trường Đại học Arizona tại hội chợ triển lãm giáo dục quốc tế ở Hà Nội (Ảnh: AFP/Hoàng Đình Nam).

Bốn thập niên sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, chính phủ vẫn chưa hoàn toàn đổi mới hệ thống giáo dục, theo các nhà phê bình hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn còn nhằm củng cố đảng Cộng sản hơn là đào tạo công nhân lành nghề.

Chính quyền vẫn cứ duy trì một hệ thống giáo dục đặt nặng việc học vẹt, làm bài thi theo trí nhớ, và vâng lời chính quyền, thiếu tư duy sáng tạo.

Học sinh sử dụng các sách giáo khoa lạc hậu, nội dung chương trình quá tải, gian lận trong thi cử tràn lan trong khi giáo viên được trả lương thấp, cắt xén chương trình để dạy thêm kiếm tiền.

“Chương trình giáo dục ở bậc đại học rất lạc hậu. Sách giáo khoa toàn lý thuyết nhạt nhẽo thiếu thực tế”, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc cảnh báo, sách giáo khoa quá nặng về lý thuyết khiến sinh viên chán học.

Trong thời gian thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ngay sau khi kỳ thi kết thúc vào mùa hè hàng năm, Bộ Giáo dục Việt Nam luôn nhận được nhiều đơn phản ánh học sinh gian lận trong thi cử.

Hồi tháng 6-2014, nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng thầy Đỗ Việt Khoa tung lên trang Facebook của mình các video clip quay cảnh học sinh quay cóp trong giờ thi môn Văn học và Lịch sử tại một trường trung học ở tỉnh Hòa Bình.

Theo thầy Khoa, giám thị coi thi cố ý bỏ ra ngoài phòng thi để cho thí sinh tự do sử dụng tài liệu được chuẩn bị sẵn và trao đổi bài thi, theo trang tin tức VietnamNet.

Các video clip như thế thường được nhanh chóng phát tán, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nhưng các nhà chức trách hiếm khi xử lý.

Do những yếu kém này mà các trường phổ thông và đại học ở Việt Nam không đào tạo được những sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các công ty, khoảng 147.000 nghiên cứu sinh không tìm được việc làm trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính phủ.

“Các sinh viên này không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động”, ông Hạc đổ lỗi cho hệ thống giáo dục chỉ “dạy kiến thức, không có sự tư duy”.

Thay vào đó nhân viên quản lý thường được tuyển dụng từ nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.

Kết quả tốt ở nước ngoài

Do có rất ít trường tư có chất lượng cao tại Việt Nam, những người có thu nhập cao thường cho con đi du học ở nước ngoài.

“Chúng nó thay đổi nhiều về tư tưởng, lối sống, học tập, hành vi và quan điểm”, doanh nhân Nguyễn Quang Thịnh nói về hai con trai đang học tại Mỹ với chi phí 40.000 Mỹ kim một năm.

Lưu Thị Hồng Nham, giám đốc công ty tư vấn du học Đức Anh, nói thêm: “Nhiều học sinh chán đi học trong nước, nhưng khi đi du học các em đạt được kết quả rất cao”.

Trừ khi Việt Nam để cho các chuyên gia quản lý hệ thống giáo dục, hiện đang do chính trị gia quản lý, mọi thứ sẽ không thay đổi, nhà giáo Phạm Toàn cảnh báo.

“Bạn không thể làm được gì … khi ngành giáo dục nằm trong sự quyết định của đảng Cộng sản”, ông bình luận, ám chỉ một nghị quyết được ban hành năm 2013 kêu gọi “đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục và đào tạo, nhưng không nêu rõ cần thay đổi cái gì.

“Tôi thật sự thất vọng” về hệ thống giáo dục này, ông nói thêm.



Trần Thị Minh Hà cho AFP từ Hà Nội

(Nguồn: Ucanews)



Bài liên quan:
Suy nghĩ về việc đào tạo linh mục và tu sĩ [26.09.2012]


  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net