GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055740917
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Mẹ dạy thì con "KHÉO" bố dạy thi con "KHÔN

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
thanhsu
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 23/01/2009
Bài gửi: 10
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

Bài gửigửi: 24.04.2010    Tiêu đề: Mẹ dạy thì con "KHÉO" bố dạy thi con &qu Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MẸ DẠY THÌ CON KHÉO, BỐ DẠY THÌ CON KHÔN

PHÚC CHIÊU


Có người thắc mắc tại sao những giáo xứ cổ kính, to lớn, danh tiếng, nhiều đời cha sở, lại thường xuyên có cha thầy tấp nập lui tới… giáo dân lại “cứng đầu”, nhiều bè phái, hay chống đối? Lại cũng có người băn khoăn, mỗi cha sở một nết, làm sao giáo dân có thể nên thánh vì chưng “hễ lắm thầy thì lầy bệnh”? Và vân vân. Những thắc mắc động đến đời sống Giáo hôi còn nhiều và còn mãi.

Có lẽ để giải quyết một số trong nhiều câu hỏi khó trả lời xưa nay, người ta tạm tìm đến lối tư duy của nhị nguyên thuyết do René Descartes (1596–1650), một triết gia Pháp vào thế kỷ 17 sáng lập, cái gì cũng có hai phần, phần vật chất và tinh thần tồn tại độc lập nhau.
Dựa theo lối suy nghĩ ấy, người ta thấy bất kỳ một thực thể hay một tổ chức nào cũng có và cũng nên có hai phần như vậy, thục thể hay tổ chức ấy sẽ tồn tại lâu dài hơn trong sự phát triển.

I. VẬT CHẤT NHƯ CƯƠNG, TINH THẦN NHƯ NHU

Ở đây, phần vật chất trong nhị nguyên thuyết được hiểu rộng như phần thấy rõ, phần minh bạch như con số, cứng nhắc như đếm, còn có thể hiểu là phần cứng, phần cương. Phần tinh thần trong nhị nguyên thuyết được hiểu rộng như phần không thấy rõ, phần không minh bạch, trái lại uyển chuyển, linh động, linh hoạt, không cân đo đong đếm dễ, còn hiểu như phần mềm, phần nhu.

CON NGƯỜI CÓ CƯƠNG HƯỚNG VÀ NHU HƯỚNG

Trong mỗi con người có hai khuynh hướng: khuynh hướng cứng và khuynh hướng mềm. Khuynh hướng cứng thể hiện trong những lúc nóng giận, tỏ ra quyền hành, yêu cầu hợp lý, thỏa thuận công bình, đòi cho ra lẽ; khuynh hướng mềm thể hiện trong những lúc vui vẻ, trong lúc tình cảm dồi dào ướt át, những lúc cần phải xuê xoa, du di, “chín bỏ làm mười”. Nhờ có hai khuynh hướng ấy mà con người có thể tiếp xúc, giao tế, sống với những người chung quanh. Người nào hai khuynh hướng cân bằng và biết sử dụng đúng thời đúng lúc, điều tiết hợp lý thì có thể gọi là khôn ngoan, người nào để cho một bên lấn nhiều thì hay gặp nhiều bất ổn.

GIA ĐÌNH CHA CƯƠNG, MẸ NHU

Giống như trong âm nhạc, có hai loại nhịp, nhịp đơn để diễn tả những cảm xúc gọi là cứng, nhịp kép để diễn tả những cảm xúc gọi là mềm; giống như trong trời đất có hai nguyên lý: nguyên lý một là hai thì cứng nhắc, nguyên lý một là ba thì nhu nhương mềm uyển… người cha trong gia đình luôn là người có cách suy nghĩ và hành xử cứng rắn, ngược lại, người mẹ trong gia đình luôn là người có cách suy nghĩ và hành xử mềm mại, uyển chuyển, nhẫn nại. Nếu con cái sợ người cha, thì chúng lại cảm thấy an bình và mật ngọt khi được sự vỗ về chăm sóc và dung dưỡng về mặt tình cảm, người xưa có câu “mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng”, cái cứng rắn không thuộc về người mẹ, cũng như cái ngọt bùi tha thiết không thuộc về người cha, thế mà “mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn”, cả hai hỗ tương nhau nếu hợp lý thì con cái được giáo hóa rất tốt, có đầy đủ tố chất “khôn” và “khéo” trong người. Nếu lệch thì có những tai hại của nó.

QUỐC GIA CƯƠNG TRỊ VÀ NHU TRỊ

Trong một gia đình là thế, ở bình diện một quốc gia còn cần thiết phải có cương trị và nhu trị, tức trị nước bằng kỷ cương phép nước, đồng thời cai trị bằng sự mềm mỏng do giáo hóa, do ảnh hưởng, do nêu gương, thuyết phục hay dần dần dẫn dụ. Nước nào có cả hai và điều phối sao cho hài hòa hợp lý, nước đó trường tồn trong bình an, thạnh trị và không ngừng phát triển. Nếu lệch một bên, nước ấy sẽ hỗn loạn. Nhóm người chuyên làm cương trị là giới chính quyền, những người chuyên việc nhu trị dứt khoác phải là giới không nắm quyền, mà là những người chuyên phần giáo hóa, giảng dạy... đó là các nhân sĩ, anh hùng, hào kiệt, các bậc bô lão, các bậc đạo sĩ, tu sĩ trong các tôn giáo hay chính tôn giáo; thậm chí người ta còn nói chính quyền thì cương trị, các đảng phái thì nhu trị.
TÔN GIÁO CƯƠNG TRỊ VÀ NHU TRỊ
Đừng tưởng tôn giáo chỉ toàn là nhu trị. Không! Trong tôn giáo cũng có hai phần của nó là phần cương trị bằng giáo luật, giới răn, huấn điều, nội quy, nhưng nhu trị bằng tu đức, bằng lời kêu gọi, thuyết phục, dẫn dụ, nêu gương, lễ nhạc. Nếu tôn giáo chỉ có nhu trị, tôn giáo cũng sẽ không đưa con người đi đến đâu, còn nếu tôn giáo chuyên giáo điều, quy luật và lý lẽ, tôn giáo sẽ trở thành đảng phải, tổ chức và cơ cấu tầm thường. Nhóm người làm cương trị là giới giáo quyền, những người làm nhu trị là giới thần học gia, tu đức gia.

II. NHỮNG GIẢ THUYẾT

Một khi đã chấp nhận quan niệm cần thiết phải có hai phần vật chất: cương, tinh thần: nhu… như trên, ta nhìn vào vài vấn đề còn đang “cộm mắt” như sau:
GIÁO XỨ PHẢI CHĂNG LÂU NAY CHỈ CÓ MỘT PHẦN?

Giáo xứ lâu nay phải chăng chỉ có một phần, đó là linh mục chánh xứ, chuyên cương trị do phải lo hành chánh giáo xứ, giáo luật của Giáo hội, nội quy của giáo xứ, quy tắc này, nguyên tắc nọ, thông lệ kia của mục vụ, do đó linh mục chính xứ là giáo quyền, là cương trị, không thể một lúc buộc ông làm luân cả nhu trị, dù các linh mục luôn muốn làm thế, nhưng thật khó. Ví dụ nhỏ, để thu phục tâm hồn, xoa dịu đau khổ, nêu gương bác ái, đi đến với người cùng khổ v.v… linh mục không thể bỏ bao nhiêu việc khác để ngày này qua ngày khác lân la đến các xóm nghèo cho đúng tinh thần Phúc âm Chúa Kitô xưa nêu gương. Hay vào những ngày Tuần thánh năm nào cũng vậy, giáo dân ùn ùn đi xưng tội; với một lượng người xưng tội quá đông, làm sao linh mục chính xứ có thể vừa giải tội vừa huấn dạy từng hối nhân cho kỹ lưỡng từng chân tơ kẻ tóc được!
Do đó linh mục chánh xứ không thể nhu trị đúng mức, một đàng ngài không có đủ thời giờ, sức khỏe… đàng khác, ngài không được đào tạo thành đạo sĩ, tu đức gia….

LINH MỤC TRIỀU, LINH MỤC DÒNG

Người ta nói trong Giáo hội, các linh mục triều là giới chức giáo quyền, giữ phần cương trị, bên cạnh đó có các linh mục dòng là để đóng vai trò nhu trị. Mỗi dòng tu thiên về một đường lối tu đức, các linh mục dòng lại giữ ba lời khấn, không dính bén tới tiền, quyền, danh lợi, các ngài dễ dàng đi đến và tiếp xức sâu sát với từng tâm hồn, nên các linh mục dòng làm nhu trị là điều thuận lợi nhất.

CÁC DÒNG TU NÓI CHUNG
C
ác dòng tu nữ cũng tích cực đóng vai trò nhu trị trong Giáo hội.
Các tu hội đời cũng là những phần tử đóng góp vào nhu trị.
Các hội đoàn cũng là những cách của nhu trị.
Nếu tất cả tham gia vào nhu trị, giáo dân sẽ được hưởng sự chăm sóc về phần tinh thần rất nhiều.


III KẾT LUẬN LÀ MỘT CÂU HỎI

Chính vì thế, có thể giải đáp thắc mắc của giáo dân bao thời, vì linh mục chánh xứ phải lo phần cương trị, nên không thể đòi giáo dân có thể nên thánh qua linh mục chính xứ. Kế đến, vì mỗi linh mục chính xứ là một nhà quản lý đúng nghĩa, nên giáo xứ càng cổ kính, giáo dân càng quen với luật lệ nên bớt sợ luật lệ sinh ra “cứng đầu”, bất trị, ương ngạnh, kiêu kỳ và khó tính khó nết.
Kế đến, mỗi cha sở nên làm sao cho có người lo về nhu trị cho giáo xứ. Giả như có cha phó, hãy giao hẳn nhiệm vụ ấy cho cha phó, hoặc nếu không, nhờ các tu sĩ trong họ đạo đảm nhiệm.

Và sau cùng, nếu bài viết này làm cho mọi người phần nào suy nghĩ rằng “mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn”, sống đạo cũng thế, “khôn” là giữ các điều răn, giới luật Giáo hội, tránh các thứ tội… do các cha sở cương trị, “khéo” là sống tu đức Phúc âm, tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người phải do các tu sĩ hay ai đó nêu gương, khuyên răn, chỉ giáo, dìu dắt…
Có phải một số giáo xứ hiện đang thiếu phần nhu trị hay không?


(Bài trích trong Tập San Thánh Nhạc Ngày Nay, số 56, năm V tháng 4-2010)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net