GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055632077
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 01.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Hãy đọc để "biết cái chÆ°a biết"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 14.01.2009    Tiêu đề: Hãy đọc để "biết cái chÆ°a biết" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

(Tôi đọc bài này trên WEB công giáo và không tin thời điểm hôm nay có những địa phương cuộc sống dân tộc ta lầm than cùng cục khốn khổ như thế, trong khi tin tức báo, đài, đúc kết thành quả công tác “vì người nghèo” từ túi người bác ái, từ quỷ bội thu của các công ty xí nghiệp hằng năm với con số : 1.000.000.000.000.000$ (1 triệu tỷ) nếu chia đều cho đầu người từ cái thai trong bụng người mẹ đến những người già cộng thêm dự kiến, nhân số Việt Nam có 100.000.000 (1trăm triệu) người, thì mổi đầu người hằng năm sẽ nhận được 10.000.000$. Nếu nghi ngờ câu chuyện dưới đây thì số tiền nầy đâu rồi?)

CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT

Đất nước Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng một năm mới âm lịch bằng Tết cổ truyền. Với truyền thống tự ngàn đời, cái Tết với người Việt Nam dù ở đâu cũng có những điều thiêng liêng sâu sắc, cũng nhiều ý nghĩa lớn lao cho tất cả mọi người với một năm mới mang lời nguyện cầu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới, cuộc sống được an bình, ấm no. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đình, tổ tiên, anh em, bè bạn gặp nhau qua những chén rượu mừng sau một năm dài vất vả lao động.
Vì vậy, cái Tết đối với mỗi con người, mỗi gia đình đều được chuẩn bị rất công phu và háo hức. Khắp cõi Việt Nam những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị những điều cần thiết về vật chất và tinh thần cho những ngày Tết đến, xuân về được ấm no, hoàn hảo. Những ngày này, giá cả tăng lên vùn vụt, lương thực, thực phẩm và mọi thứ tăng cao theo quy luật cung – cầu.
Nơi nơi, mọi người tất bật, các quan chức đua nhau chúc tết quan lớn, nhân viên chúc tết quan trên… với đầy đủ các thứ của ngon, vật lạ, rượu ngoại và đola. Nhà nước cũng tất bật cho việc chuẩn bị các cuộc vui, các buổi chúc tụng, pháo hoa…
Nhưng, “Có những người nghèo không biết Tết”. Câu thơ của Chế Lan Viên năm nào, tưởng như chỉ có trong thời quá khứ, trong những năm tháng chìm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến thối nát và bóc lột. Nhưng không, vẫn hiển hiện nhiều nơi trên đất nước này, khi cả đất nước đã hội nhập với thế giới, khi cả đất nước đang phát triển với mức độ tăng trưởng được thán phục và ca ngợi.
Chiều 29 tết, chúng tôi đến một vùng quê, cách Thành phố Hà Tĩnh chỉ 30 Km. Xứ Thọ Vực – Giáo phận Vinh, thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
Xứ Thọ Vực, chỉ cách tỉnh lộ có 2 km. Con đường dẫn vào đây, lép nhép đất đỏ dưới trời mưa phùn, cây cầu treo mảnh mai đưa chúng tôi đến một vùng quê mà ngày 29 tết vẫn thấy lạnh lẽo một không khí ảm đạm, dù mưa xuân đã lất phất bay.
Đón chúng tôi tại nhà xứ, Linh mục quản xứ Phao lô Nguyễn Văn Cừ đã 65 tuổi. Ngài là người chúng tôi có khá nhiều kỷ niệm, những thăng trầm thay đổi trong cuộc đời Ngài quả là nhiều điều đáng nói. Nhưng thôi, chúng ta sẽ trở lại câu chuyện về cuộc đời Ngài trong một dịp khác.
Dáng vẻ của Ngài khi gặp lại làm chúng tôi ngạc nhiên, mới vài năm Ngài đã thay đổi quá nhiều về sức khỏe. Từ một linh mục nhanh nhẹn, hoạt bát hay nói hay cười với cách khôi hài vốn có, nay khuôn mặt như phù thũng, dáng đi nặng nề khi tiếp khách đã làm cho chúng tôi có nhiều câu hỏi mà khi được giải đáp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.
Xã Hà Linh, thuộc Huyện Hương Khê có 2 xứ đạo là Xứ Thọ Vực và xứ Vạn Căn. Linh mục Phao lô Nguyễn Văn Cừ được điều về đây quản nhiệm đến nay được 1 năm 2 tháng. Riêng xứ Thọ vực, với 900 nhân danh, giáo dân chủ yếu làm nghề làm ruộng.
Cuộc sống người dân ở đây đang nghèo khổ dưới mức tưởng tượng của một giáo dân chúng tôi, dù chúng tôi cũng chỉ là những giáo dân ở trong nước, ở một vùng nông thôn không được coi là khấm khá gì. Nhưng những gì đang xảy ra ở nơi đây, quả là khó ai có thể tưởng tượng được nếu không đến đó.
Nhân dân ở đây, chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng vùng đất nông nghiệp này, càng làm càng lỗ vốn. Cả xã không một trạm bơm tưới tiêu, làm ruộng theo kiểu nhờ trời. Nếu bị hạn hán, bão lụt, thì cả làng nhịn đói. Điện thì khi có khi không, khi chúng tôi đến, khoảng 4-5 giờ chiều, trời âm u mưa, nhưng đèn điện như những con đom đóm le lói. Đã vậy, hệ thống điện qua tay chủ thầu, nên giá điện khi ở thành phố giá điện là 700 đồng/kw, thì ở đây người dân phải trả đến 1800 đồng/kw. Đường đi là đường núi, trơn tuột và ngoằn nghèo, nhỏ nhoi chạy qua các bờ ruộng, việc đi lại là một sự khó khăn. Việc học hành của con em ở đây, đương nhiên là bị ảnh hưởng to lớn. Hàng loạt trẻ em không được đến trường và phải đi bán sức lao động làm kể hầu người hạ ở các thành phố, đến nay con số đã đến khoảng 200 người.
Từ khi được chuyển về đây, với một linh mục đã 65 tuổi, đã qua những thời gian tù đày trong nhà tù cộng sản, (Linh mục Cừ sau khi đi tù về đã chờ đợi việc mở lại trường và mới được thu phong năm 1999 – khi đã 56 tuổi) nay bệnh tật đầy mình, đó quả là một gánh nặng. Nhất là việc mục vụ ở những họ cách nhà xứ chính đến 5 km đường đi bộ như họ Trại Trăn, đã thực sự là một điều khó khăn với sức khỏe của Ngài. Nhưng ở đó, đã 40 năm nay không có linh mục quản lý, đời sống giáo dân như bị lãng quên, có những đôi vợ chồng lấy nhau đã 30 năm, con cái đã lớn tuổi trưởng thành xây dựng gia đình mà cha mẹ vẫn chưa làm phép hôn phối. Vì vậy Ngài vẫn phải cố gắng đến với họ.
Nhưng ngôi nhà thờ họ đã bị trận lụt vừa qua cuốn trôi đi mất “may mà không vỡ viên ngói nào – Ngài hài hước nói – Vì nhà thờ bằng tranh tre”. Nay giáo dân không thể có nơi mà làm lễ cho họ, để họ lội đường rừng 4-5 km hàng ngày thì không đành.
Gánh nặng mục vụ, gánh nặng tuổi tác và sức khỏe đã vượt quá sức Ngài. Nhưng gánh nặng nhất của Ngài, lại chính là đời sống nhân dân quá cực khổ của người dân luôn là nỗi day dứt và canh cánh bên lòng mà Ngài bất lực.
Không chỉ đời sống giáo dân, mà ngay cả linh mục cũng trong cơn túng bấn. Những buổi lễ, bổng lễ là một gói mỳ tôm, vài ba ngàn đồng, những cuộc lễ, tiền “xin cơi” được khoảng 4500 đồng (0.4$) bằng nửa que kem loại thường cho tất cả các khoản, tiền cha xứ, tiền đèn nến… Cả nhà xứ chỉ có mình cha xứ, không nuôi chú nào theo ở, không bõ già nào trông coi, cơm nước. Tiếp chúng tôi, Ngài đang chuẩn bị dùng bữa chiều là một miếng bánh chưng buổi sáng đã dùng một nửa, còn một nửa dành cho buổi chiều.
Cả nhà xứ khi Ngài về đây, không điện thoại, không nhà vệ sinh, không có những thứ tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống mục vụ. Bằng những cố gắng của mình, Ngài đã dựng được một ngôi nhà để làm nơi học cho giáo dân. Lắp được chiếc điện thoại đã là một cố gắng vượt mức.
Trên diễn đàn Quốc Hội, khi bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói rằng: Có nhiều vùng, người dân chỉ đến ngày Lễ, ngày tết mới có được bữa cơm no, tôi chỉ nghe mà không thấy tin. Nhưng đến đây, thì điều đó là chuyện phổ biến.
Linh mục Cừ kể: Khi làm ngôi nhà học này, một số giáo dân tham gia, nửa buổi sáng, sợ họ đói Ngài đưa cho mỗi người một gói mỳ tôm để ăn lót dạ, nhưng không thấy ai ăn. Đến khi trở lại, hỏi họ thì mới biết, họ để dành đề đưa về nhà, kiếm thêm nắm rau dại và nấu lên cho cả nhà cùng có cái ăn bữa trưa. Thật quá sức tưởng tượng, khi Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
Ngồi nghe kể chuyện về những khó khăn nơi này, chúng tôi hiểu và hết ngạc nhiên khi sức khỏe Ngài chỉ vài năm đã xuống dốc nhanh chóng đến thế.
Cơn bão vừa qua dấu tích còn để lại trên các bức tường nhà xứ bằng những vệt đen ngang mép trên cửa đi, mà nhà xứ đã được xây dựng trên khu đất khá cao ráo, chúng tôi thấy được những gì khốc liệt của một cơn giận giữ của thiên nhiên đã trút xuống nơi đây
Toàn bộ khu vực là một vùng trắng nước mênh mông. Khi Linh mục Cừ, Linh mục Tuấn chống xuồng đi cứu dân, là đi qua những nóc nhà, những bụi cây mà bây giờ Ngài chỉ, chúng tôi mới giật mình vì không thể tượng tưởng nổi là đã có lúc, nước đến mức đó.
Hậu quả cơn bão, đã được báo chí nói đến nhiều, các bản tin trong nước và trên thế giới đã nhắc đến cơn đại hồng thủy này. Hậu quả của nó đến nay vẫn hiển hiện và đang hoành hành dữ dội cuộc sống người dân nơi đây.
Khi được hỏi về đời sống người dân sau lũ thế nào? Ngài trả lời, hai tháng nay, nhân dân sống bằng nhiều cách, bằng những thứ rau cỏ có thể ăn được và một ít gạo, mỳ tôm cứu trợ. Hôm qua, nhà xứ đã đi nhận gạo cứu trợ, có hai nhân khẩu, được 5 kg gạo nên Tết đã có gạo ăn.
Sau lụt, Ban Tình thương Giáo phận đã có nhiều cố gắng vận động giúp đỡ, nhưng cũng chỉ có hạn mà thôi, trong khi, sự đói rách của người dân nơi đây, khu vực này quả là cùng cực và lớn lao. Những quần áo cũ, những thùng mỳ tôm đến với giáo dân và lương dân nơi đây, là những món quà hết sức quý báu trong những ngày này.
Những gì chúng tôi thấy tận mắt nơi đây, bỗng làm cho chúng tôi liên tưởng đến những cuộc liên hoan, chè chén tiền triệu ở các quán xá khi các cán bộ tiếp khách. Những buổi chè chén dồn nhau nốc rượu tây cho đến ói mửa, đến say không còn biết đường về. Những cuộc họp hành liên miên tổn hao biết bao tiền của, công sức và thời gian của hàng hà sa số các cơ quan, đoàn thể mọi ngành, mọi cấp. Những cuộc đại lễ hoành tránh mà tiền chi vào đó không thể tính bằng con số tỷ đồng. Những quảng trường rộng lớn hàng chục hecta đất đai, điện sáng rực suốt ngày đêm và bảo vệ ăn lương túc trực đầy đủ nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng vào những cuộc lễ tốn kém.
Tất cả những điều đã nói trên, quả là một Thiên đường và một Địa ngục trên trần gian.
Viết những dòng này, khi mà ngày cuối cùng của một năm âm lịch chỉ còn không đầy 24 tiếng. Giờ khắc giao thừa đón mùa xuân đang đến gần.
Sang một năm mới, với lời cầu chúc nhiều sức khỏe, an khang, thành đạt, cuộc sống tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa với mọi người. Tôi cũng cầu mong nơi đây, lòng nhân ái cao cả của tất cả những ai có thể, được mở rộng đến với những người dân nơi đây, ngõ hầu giúp họ trong cơn khốn khó hiện nay như lời Chúa đã dạy “khi ta đói, các ngươi đã cho ăn” và “Các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.
Xin hãy đến với họ bằng những hành động thiết thực nhất của người tín hữu Ki tô dành cho những tha nhân đau khổ.

Ghi chú:
Quý vị có thể kiểm chứng thông tin, hoặc liên hệ giúp đỡ qua địa chỉ:
Linh mục: Phaolo Nguyễn Văn Cừ
Xứ Thọ Vực – xã Hà Linh – Huyện Hương Khê – Hà Tĩnh
Tel: 84- 39. 874894
Hoặc Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh
Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh
Hạt Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.
Tel: 84- 39.858708


Hà Tĩnh, Ngày cuối năm âm lịch Đinh Hợi.
• J.B. Nguyễn Hữu Vinh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 20.01.2009    Tiêu đề: re: HÃY ĐỌC ĐỂ "BIẾT CÁI CHƯA BIẾT" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NGẠC NHIÊN CHƯA?!

Hôm nay tôi mang chiếc xe máy cà tàng của mình tu sửa hổng hóc chuẩn bị ba ngày Tết, có mà lê trên đường hầu ra vẻ một tý.
Chú thợ có nhà trong hẻm, thường mỗi sáng lúc 5 giờ mang đồ nghề ra đầu hẻm, chờ khách đi trên lộ mang những xe hai bánh hư nhờ sửa chữa.
Khi tôi đến nơi thì không thấy chú thợ ngồi chờ như thường ngày, tôi mang xe vào trong hẻm tìm đến nhà chú thợ nhờ giúp thì thấy một em bé trai độ chừng 8 tuổi, ngồi bẹp trên nền nhà bằng xi măng, những mảnh vỡ của con heo đát cùng đóng tiền xu mệnh giá 500$, 1000$, 2000$ và 5000$ nằm giữa hai chân. Bé tay cầm một đồng 2000$ bỏ sang một bên, miệng nói : 3 gói mì.Rồi Bé lại bốc đồng 2000$ khác bỏ qua, miệng nói : 4 gói mì.
Tôi quan sát thì thấy Bé đã bỏ qua phía bên kia được 4 đồng xu mệnh giá 2000$. À! thì ra Bé đang đếm số tiền có được trong con heo đất vừa đập ra xem mua được bao nhiêu gói mì khô ăn liền. Tôi ngồi xuống im lặng theo dõi Bé sau sưa tay bốc đồng tiền, miệng đếm mà không để ý đến tôi. Bé đếm đến thứ mười…
Lát sau Chú thợ từ trong ra chào tôi và hỏi :
- Bác cần gì?
Tôi nói : Nhờ Chú xem sửa chửa hộ chiếc xe để mấy ngày Tết làm chân đi.
Chú thợ nói : Hôm nay Cháu nghỉ
Tôi hỏi : Có chuyện gi sao?
Chú thợ cười cười, tay gãi gãi đầu, giọng thấp xuống nói nhỏ : Chúa nhật không làm việc xác…
Mẹ cháu đi chợ kiếm mua chút gì đó làm sẳn, dành thay đổi chút gì đó gọi là hương vị Tết, Cháu phải bếp nút ăn sáng, buổi chiều ra làm kiếm đủ cơm ngày mai là thôi.
Tôi nói :- Không gấp đâu, gởi xe lại nhờ Chú giúp, chiều tôi đến lấy.
và hỏi : Cháu Bé đang làm gì vậy?
- Hôm qua, Mẹ dẫn Cháu đi lễ, Cháu nghe ông Cố (a) nói trong nhà thờ gì đó, ngoài Bắc nguyên đã nghèo, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc, vừa rồi còn bị lũ lụt nước dâng cao lên tận ngọn cây, đói tràn lan. cả tuần không có hạt gạo nào bỏ vào miệng, sống lây lất bằng những cọng rau, đọt cây qua ngày vân vân…
Trên đường đi lễ về, Cháu líu lo hỏi Mẹ chưa hết câu nầy đến lượt câu khác về chuyện ông Cố nói. Sau đó Cháu xin Mẹ đập con heo đát dùng số tiền dành dụm bỏ ống một năm qua, mua mì gói gởi tặng cho địa phương đó. Nghĩ thật bất thường, suốt năm rồi, thỉnh thoảng Cháu ôm heo đất lắc lắc kêu leng keng đưa cho tôi hoặc Mẹ hỏi : Ba Mẹ ơi! số tiền trong này mua được bộ quần áo, đôi dép và cái túi đựng sách vở đi học của con đủ chưa? Thế mà nay Cháu lại quyết định dùng số tiền này mua mì gói, gởi cho bà con Nhà thờ đó. Cháu cứ luôn miệng hỏi : Các bạn nhỏ ngoài ấy sống ra sao? Ăn bằng cái gì? Vân vân…
Trên đường trở lại nhà, đầu óc tôi loay quây mãi về Chú thợ sửa xe và cháu Bé :
- Một con người lao động kiếm tiền sống từng ngày lại là một giáo dân giữ luật Chúa, không làm việc xác ngày chúa nhật đáng ngạc nhiên, có thể chỉ được chừng 5 phần trăm. Tôi không khỏi ngậm ngùi khi thấy tất cả hoạt động của Anh Chị Tin Lành họ đóng cửa hàng nghỉ 100 phần trăm vào ngày chúa nhật,!!!
- Một cháu Bé 8 tuổi, con của thợ sửa xe 2 bánh góc đường, lại có tấm lòng bác ái thương người, nghĩ cho người khác mà chấp nhận cái không áo quần mới, không phương tiện mới cho học tập là điều hiếm thấy, tôi càng ngạc nhiên hơn, rồi lại so sánh, các Anh Chị Tin Lành họ vẩn thực thi luật cựu ước xuất lợi tức 10 phần trăm cho lợi ích chung, trong khi giáo dân mình …!!!

Chiều tối, tôi đến nhận xe, Chú thợ lấy tiền công 16.000# tôi hỏi sao lấy rẻ vậy, Chú nói có thay phụ tùng gì đâu, chỉ là mở ra lấp vào, lau chùi thì có anh thợ nhí này làm. (tức là Cháu Bé).
Tôi hỏi chuyện mua mì gói của Cháu Bé ra sao? Chú thợ trả lời, Ngày mai Cháu ra bưu điện gởi tiền, số tiền trong con heo đếm được là 584.000$. Cháu nói với nó là mua được 243 gói mì, nó mừng nhảy tưng tưng.
(Chú thợ tính sai, nếu mỗi gói mì 2000# thì số tiền 584.ooo$ sẽ mua được 292 gói).
Tôi nói lúc nào chú gởi tiền xong, cho tôi mượn cái biên lai của bưu điện để ghi lại các địa chỉ. Chú thợ không thắc mắc gì và hứa cho tôi mượn. (b)
Tôi tò mò muốn biết tâm tình cháu Bé ra sao, khi tặng số tiền của mình thì chú thợ nói : Bác nghe đó, cháu nó líu líu lo lo tươi vui như là đã làm được một việc còn hơn 100 lần được tuyên dương trong trường, giờ đây mới biết tiền cho thằng nhóc ăn sáng hằng ngày, nó nhịn không ăn mà bỏ ống để dành.
Tôi cám ơn chú thợ sửa xe, dẩn xe ra về mà lòng khâm phục cháu Bé cũng như giáo dục gia đình của chú thợ.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. “Hành động của Bé thật vỉ đại”.

(a) Ở miền Nam đa số giáo dân gọi Linh mục là ông Cố).
( b) Đây là biên lai gởi tiền của Bưu điện ghi 1.000.000$. Chú thợ giải thích hôm qua vợ cháu có người bạn ghé chơi, thấy thằng nhóc vui cười sung sướng tò mò, Vợ cháu kể chuyện cho người bạn đó nghe, bà Chị bạn nói : Mình đến định rủ Chị đi chợ Tết, thôi không đi nữa, rồi móc túi lấy tiền ra đếm đưa cho cháu bảo ; Anh cầm thêm số tiền này tôi góp vào cho chẳn.)

Tôi thầm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con thấy nhiều gương sáng yêu thương.-

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
thanhsu
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 23/01/2009
Bài gửi: 10
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

Bài gửigửi: 23.01.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tôi muốn liên lạc với hai số diện thoại của quí Vị Linh mục Phaolô Nguyễn văn Cừ và Phêrô Nguyễn văn Vinh mà không liên lạc được. Xin chỉ giúp.-
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 23.01.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

thanhsu đã viết:
Tôi muốn liên lạc với hai số diện thoại của quí Vị Linh mục Phaolô Nguyễn văn Cừ và Phêrô Nguyễn văn Vinh mà không liên lạc được. Xin chỉ giúp.-

@thanhsu: Các số điện thoại trong bài viết trên là số cũ. Sau đây là các số đang dùng:

Lm. Phaolô Nguyễn Văn Cừ
Nhà thờ Thọ Vực - Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh
Tel: 039.874.191

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh
Nhà thờ Văn Hạnh (Thạch Trung, Tp. Hà Tĩnh)
Tel: 039.858.708
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
thanhsu
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 23/01/2009
Bài gửi: 10
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

Bài gửigửi: 29.01.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cám ơn Levitan, nhân dịp năm mới kính chúc Bạn mọi sự như ý.
Mình dùng số điện thoại Bạn cho không liên lạc được, giờ thì phải làm sao?
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 30.01.2009    Tiêu đề: re: HÃY ĐỌC ĐỂ "BIẾT CÁI CHƯA BIẾT" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chào Bạn Thanh Sư,
Rất cảm động bạn đã theo dỏi sự việc nầy. Về số điện thoại do bưu điện thay đổi toàn quốc nên chúng ta liên hệ có phần lũng cũng, xin thực hiện như sau :
Kể từ ngày 26- 10-2008, bưu chính viễn thông Việt Nam sẽ tăng đầu số điện thoại (Từ 7 số lên 8 số)
Xin Quý vị lưu ý sự thay đổi này nhé:
- Nếu bắt đầu của dãy số dt là 5,6,7,8,9 thì phải thêm số 3 trên đầu số. Vd: số cũ là 8565477 thì phải gọi là 3.8565477;
- Nếu dãy số bắt đầu là 20,21,22,23,24 thì thêm số 2. Vd: số cũ là 2147464 thì phải gọi là 2.2147464
- Nếu dãy số bắt đầu là 25,26,27,28,29 thì thêm số 6;
- Nếu dãy số bắt đầu là 30 thì thêm số 7;
- Nếu bắt đầu là 40,41,42,43,44 thì thêm số 5. Vd số cũ là 4380199 thì phải gọi là 5. 4380199
- Nếu bắt đầu bằng số 45 thì thêm số 4.

Như vậy liên lạc với Cha Phaolô Nguyễn văn Cừ số : 0393.874894
Liên lạc với Cha Phêrô Nguyễn văn Vinh : 0393. 858.708
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
tamtinh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 03/04/2009
Bài gửi: 2
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 03.04.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin chao tat ca moi nguoi va xin Chua ban cho moi thanh vien duoc nhieu suc khoe...toi moi vua tham gia dien dan nay nen co gi sai pham xin bo qua cho, cam on .
Toi xin cac ban nao da co den noi Cha Phaolo Nguyễn văn Cừ roi .....thi co the cho toi biet chinh xac dia chi cho o cua Cha duoc khong? chan thanh cam on truoc nha...
mong su hoi am cua cac ban .
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 03.04.2009    Tiêu đề: re: HÃY ĐỌC ĐỂ "BIẾT CÁI CHƯA BIẾT" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Xin chào TAMTINH trong tình yêu Chúa Ki-tô,

Rất cảm động Bạn quan tâm đến câu chuyện này.
Theo đây là địa chỉ liên lạc gồm :
Linh mục: Phaolo Nguyễn Văn Cừ
Xứ Thọ Vực – xã Hà Linh – Huyện Hương Khê – Hà Tĩnh
Tel: 0393. 874894
(Xin thông cảm, do khó khăn về vật chất của Giáo xứ, Chính Linh Mục luôn công tác bác ái và bệnh tật đôi khi không liên lạc được, vào trương hợp này đề nghị liên hệ với địa chỉ:)

- Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh
Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh
Hạt Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.
Tel: 0393.858708
Kính,
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
tamtinh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 03/04/2009
Bài gửi: 2
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 05.04.2009    Tiêu đề: re: HÃY ĐỌC ĐỂ "BIẾT CÁI CHƯA BIẾT" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin chao dangngocan va tat ca moi nguoi.
Cam on ban rat nhieu mac du toi o rat xa . nhung toi thay the gioi nay cung con tinh nguoi va chinh nho on Chua da dan dat toi vao trang web nay va toi hua voi long cua toi du it hay nhieu thi toi cung se chia se voi (father)LM.phaolo Nguyễn Văn Cừ va (father) LM.Phê rô Nguyễn Văn Vinh .
Lay Chua Xin Chua ban on binh an va tuon do hong an tren than the cac Ngai... Mot lan nua toi cung xin chuc Anh dangngocan luon duoc Chua che cho va ban nhieu suc khoe den Anh . khi nao toi toi noi chuyen va gap (father Nguyễn Văn Cừ) thi toi se cho anh biet .......tam biet


.Have a nice day









Bái bai Bái bai
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net