GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055588375
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 29.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - MỘT SỐ TỤC LỆ VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 26.01.2009    Tiêu đề: MỘT SỐ TỤC LỆ VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MỘT SỐ TỤC LỆ VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Đa đoan suốt 365 ngày trong năm dù bất cứ ở lãnh vực nào, người người cũng được xả hơi mấy ngày đầu năm, ngoại trừ một số người đời sống khó khăn lao động suốt không được nghỉ ngày nào, nhưng hầu như thảy thảy đều giữ tục lệ ngày Tết Nguyên Đán.

Rất là lạ, khi mùa gió chướng lai rai bắt đầu thổi lên, thì lòng người ai ai cũng nhận thấy hơi hướng của Tết, rồi nhớ về gia đình, quê hương, thế là sắp năm hết và Tết đến.

Theo các bậc hiền triết, quí Vị nầy có cái nhìn những ngày trong năm là cái “vòng tròn” người ta đặt ra ngày “tân” rồi chuyển tiếp “cựu”, tân tân cựu cựu, cựu cựu tân tân nghĩa là không có “mới” cũng không có “cũ”. Suy ra rất chí lý, do thời giờ là của Chúa, ngày giờ là của Chúa…
Dân gian luôn nắm bắt những gì tổ tiên để lại làm theo như là Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu…Riêng Tết Nguyên Đán được trọng vọng hơn, dành hẳn một tuần của tháng cuối âm lịch người ta đã rộn ràng bắt đầu thực hiện cho Tết, thời gian này khi hẹn nhau, trao đổi, thì người ta chỉ dùng ngày âm lịch, như 25 Tết, 30 Tết, vân vân…đó là ngày 23 tháng chạp.

Ngày 23 này được gọi là “đưa ông Táo” những gia đình có của ăn trung bình mua sắm nhiều vật phẩm với mâm cơm nhiều thực phẩm, nhang đèn cúng ông Táo, tặng ông vật phẩm mang về trời, do ông Táo có bổn phận tâu với Ngọc Hoàng những điều tai nghe mắt thấy của gia đình đó. Thế là có dịp cho miệng lưỡi thiên hạ mĩa mai gia đình hối lộ ông Táo.



Ngày 30 Tết, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, các bà khẩn trương làm cơm nước xong sớm chừng nào càng hay, nhằm rước Ông Bà đã khuất về nhà ăn Tết do có ý nghỉ rước Ông Bà trể thì chỉ còn lại các cô hồn cùi đui vân vân…
Các Ông thì lo mâm trái cây và trang hoàng bàn thờ để cúng Ông Bà Tổ Tiên. thường là ngủ quả ( 5 thứ trái cây) nhưng do tính hài hước hay dị đoan mà mâm trái cây từ năm 1975 trờ về sau gồm có : Mẩn cầu, dừa, đu đủ, xoài, nghỉa bóng là “cầu vừa đủ xài”. Đặc biệt vài năm gần đây một số gia đình loại bỏ trái dừa, thêm trong mâm trái cây 2 món : cái líp xe đạp (rolip), và cái ba-ga (porte bagage) ngụ ý : “cầu xài đủ líp ba ga”!!!



Đốt pháo : Ngày xửa xa xưa, con người chật vật với thú rừng phá hoại mùa màng, phải dùng tiếng ồn xua đuổi thú như chiêng, cồng, trống, thú rừng nghe quen không sợ, con người phải dùng tiếng nổ thú mới kinh. Dần dà dùng tiếng nổ xua đuổi tà ma, tức là đốt pháo, còn mừng đón năm mới. Lúc nầy nhà nhà khói hương nghi ngút, tất cà cửa nẻo mở rộng, ngụ ý đón Ông Bà, đón mừng năm mới.

Hái lộc đầu năm : Đón giao thừa tại gia xong, thì xuất hành hái lộc. Tức là chọn cho mình cái hướng nào đó, đông, tây, nam, bắc, rồi chọn lấy nhành cây nào mình thích, ngắt lấy mang về cho Thầy Bói giải nghĩa, năm mới làm ăn thịnh vượng hay suy đồi. Vụ việc nầy sáng mùng một cây kiểng nhà thờ chỉ còn trơ lại cái gốc, dở khóc dở cười. Về sau nhà thờ có sáng kiến treo những cuộn gíấy in sẳn lời Chúa treo trên các nhành mai trong cung thánh, giáo dân trân trọng hái và…

Xong đất nhà : Không biết tục lệ nầy phát sinh từ lúc nào nhưng ai cũng cho là đạo lý : Người đầu tiên đến trước sẽ mang hạnh phúc hay tai họa, theo đó người ta đã đặt trước nhờ nhân vật hạp xông nhà rất phổ biến.

Cử quét nhà : Chuyện này ngồ ngộ, suốt từ lúc giao thừa đến hết ngày mùng ba Tết, dân gian cử quét nhà, nếu vì sạch đẹp thì quét gom lại mà không hốt đổ bỏ. Tác động này lưu truyền miệng như sau : Có gia đình giàu nọ mấy ngày Tết hốt rác đổ đi sau đó bị sa sút nghèo nàn. Thần Táo nói vì Thần Tài nghe tiếng pháo nổ sợ quá, trốn núp trong đống rác…

Múa lân : Thời buổi văn hóa, con người dùng “Múa Lân” làm tiết mục cho lễ, hội. Sự tích ngày xưa do nhiều thú rừng phá làng xóm, con người nghĩ cách làm ra hình tượng con sư tử là chúa sơn lâm dùng hù dọa thú dữ…

Còn rất nhiều điều trong những ngày Tết dạng mê tín và hài hước, cầu tài, cầu phước, bói toán, xin xăm, bói bài…

Dạng mê tín : Ở nhà quê đa số trước cửa có treo một bó gai xương rồng dùng khử “ma lai rút ruột người” sẽ bị vướng vào gai không vào nhà được.
Làm thịt gà thì dành 2 chân gà treo trước cửa nhà, đến rằm tháng giêng mang đi nhờ Thầy tướng số xem chân gà cho biết hậu vận tốt xấu năm mới. Dán thật nhiều giấy màu “đỏ” tượng trưng cho máu, ma quỉ không xăm nhập được , (trùng hợp bôi máu ơ cửa nhà khi xưa con trai trưởng không bị giết thời ông Moi-sen dẩn dân Í-ra-en ra khỏi Ai Cập), vân vân…

Đã qua rồi một năm, ước mong mọi người dành ít phút tự kiểm điểm bản thân, tạ ơn Đấng Tối Cao, quyết tâm trở nên có ích cho đời…
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net