GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055589358
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 29.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - NÄ‚M KỶ SỬU BàN VỀ CHUYỆN "CON TRÂU"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 23.01.2009    Tiêu đề: NÄ‚M KỶ SỬU BàN VỀ CHUYỆN "CON TRÂU" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Chuyện phiếm Gã Siêu

(Xin giới thiệu quý Đọc Giã bài viết của Gã Siêu, bài này đã đăng trong tập san Thánh Nhạc Ngày Nay số 41, tháng 1 năm 2009. Tác giã Gã Siêu là một Linh Mục thuộc giáo phận Long Xuyên. Nếu dân Chúa biết trong những Vị có chức thánh, Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh Tp HCM nồi tiếng hài hước vui tinh, thì Linh Mục này cũng không thua kém).

NĂM KỶ SỬU BÀN VỀ CON TRÂU

Vào khoảng năm 1958, dinh điền Cái Sắn được thành lập, dành cho đồng bào Bắc kỳ Di cư tới sinh sống. Lúc bấy giờ tất cả mới chỉ là một cánh đồng hoang bao la bát ngát, lau sậy mọc ngập đầu.
Chính phủ thuê người đào những con kênh để thoát phèn, cấp phát cho mỗi đầu người bốn đồng một ngày để sinh sống, cho mỗi gia đình một nếp nhà lá để ở tạm và một chiếc xuồng gỗ để di chuyển. Rồi sau đó, cấp phát cho hai ba nhà một con trâu để canh tác…
Cuộc sống dần dần đi vào thế ổn định và bắt đầu khởi sắc. Bọn nhóc tỳ, ngoài việc tới trường để học, còn được bố mẹ trao phó cho việc chăn trâu ngoài đồng.
Đi chăn trâu lúc bấy giờ vui lắm.
Mỗi khi đi, các anh…nhớn thường phân công, để mang theo hai ba cái nồi và một ít gạo cùng với mắm muối.
Bọn nhóc tì, đứa thì thổi cơm, đứa thì canh giữ đàn trâu. Còn các anh nhớn thì đi kiếm thức ăn.
Chỉ cần mò dưới mấy cái lung là bắt được cá. Chỉ cần với những bông súng hay đào những ngó sen là có được một thứ rau cao cấp.
Những lúc rảnh rỗi, các anh nhớn còn tổ chức…chọi trâu, để tìm ra con trâu vô địch cho phe Bắc Kỳ Di cư.
Chủ nhân của con trâu vô địch này có bổn phận phải chăm sóc nó cách đặc biệt, nhất là phải “tút” hai chiếc sừng của nó cho thật nhọn, để rồi tới ngày giờ ấn định, đem ra chọi với con trâu vô địch của … làng Nam.




Khi trâu đã ăn no và trước lúc trở về nhà, bọn nhóc tỳ thường cho trâu xuống tắm dưới kênh. Một đứa ngồi trên mình trâu đánh cho trâu đi thật nhanh, còn một đứa thì bơi và nắm chặc lấy đuôi trâu để được trâu kéo đi, như người ta kéo xuồng vậy.
Trên đường về, trâu đứa nào thì đứa ấy cưỡi. Ngồi trên mình trâu mà bỗng cảm thấy mình oai phong lẫm liệt, như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa, đúng như một bài hát đã diễn tả :
Ai bảo chăn trâu là khổ,
Chăn trâu sướng lắm chứ.
Ngồi mình trâu, cất ngọn cờ cao,
Và miệng hát nghêu ngao.
Vui thú không quên học đâu…




Theo sử sách kể lại thì Đinh Bộ Lĩnh quê ở động Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình, vốn là con của quan Thứ Sử Hoan Châu, tên là Đinh Công Trứ.
Thuở thiếu thời, Đinh Bộ Lĩnh thường theo bọn chăn trâu chơi, ông bắt chúng là kiệu công kênh đi, lại lấy bông lau làm cờ quạt, bày ra trận giả để đánh nhau suốt ngày.
Nhờ sức khỏe phi thường, ông đã làm cho cả bọn trẻ đều khiếp sợ.
Trưởng thành, nhờ tài trí xuất chúng, ông dần dần thu phục được các Sứ quân, rồi lên làm vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy hiệu là Thái Bình và đóng đô tại Hoa Lư.
Đối với bọn nhóc tì, thì trâu là một con vật thật dễ thương và dễ mến. Thế nhưng, bàn dân thiên hạ thì khác. Họ nhìn trâu bằng cặp mắt khinh thường.
Trước hết trâu là một con vật xem ra có vẻ ngu đần. Cũng vì bị coi là ngu đần, nên trâu phải cắn răng chịu đựng một kiếp sống lầm than vất vả.
Chuyện ngụ ngôn kể lại rằng :
Vào một buổi trưa hè oi bức, bác nông phu cùng với con trâu đang cố gắng cày nốt thửa ruộng ven rừng. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại và chảy xuống đầy mặt ròng ròng.
Sau khi công việc xong xuôi, bác nông phu ngồi nghỉ dưới bóng một cây đa và bắn một điếu thuốc lào kêu ro ro. Còn trâu thì được đầm mình trong một vũng nước gần đấy,
Một chú hổ từ trong rừng bước ra. Chú đến bên trâu và nói :
- Trâu ơi, sao mầy ngu thế. Mầy vừa to lại vừa khỏe, thế mà lại để cho cái thằng người vừa nhỏ lại vừa yếu bắt phải làm những công việc nặng nhọc, nào cày sâu, nào bừa nát…mầy không biết xấu hổ hay sao?
Trâu lắc đầu và bảo :
- Chú nói khe khẽ thôi, đừng để cho bác nông phu nghe thấy.
Rồi với dáng điệu bí mật, trâu bật mí cho chú hổ hay :
- Chú biết không, bác nông phu mà chú gọi là cái thằng người ấy có cái nầy thật là tuyệt vời hết ý.

Chú hổ bèn tò mò hỏi tiếp :
- Thế thì cái đó là cái gì vậy?
- Cái trí khôn đó mà,
- Thế thì cái trí không ấy ra sao?

Trâu trả lời :
- Tôi đành phải chịu thua, không thể diễn tả được.
Chú hổ tỏ ra bực bội và tức tối :
- Rõ đồ ngu như trâu!
Sau đó chú hổ mon men đến bên cạnh và gợi chuyện với bác nông phu :
- Nầy bác, tôi nghe người ta nói bác có cái trí khôn thật là cực kỳ. Vậy bác làm ơn cho xem tí nhé.
Bác nông phu trả lời :
- Rất tiếc. Hôm nay ta là để nó ở nhà mất rồi.
Chú hổ năn nỉ ỉ ôi :
- Thế thì bác chịu khó chạy về lấy mang ra đây, tôi sẽ xin hậu tạ.
Bác nông phu lắc đầu quầy quậy :
- Đâu có được. Vì nếu ta chạy về lấy, thì ở đây ngươi sẽ xơi tái con trâu của ta mất thôi.
Suy nghĩ một lúc, bác nông phu nói tiếp :
- Nếu ngươi bằng lòng, ta sẽ trói ngươi lại, trong lúc ta chạy về nhà được không?
Chú hổ miễn cưỡng trả lới :
- Thế thì cứ tạm là như vậy.
Bác nông phu bèn mượn đỡ sợi dây thừng cột trâu trói nghiến chú hổ lại. Vừa trói xong, thì nhanh như chớp, bác lấy chiếc đòn càn đập túi bụi vào chú hổ. Vừa đập vừa la hét :
- Cái tri khôn của ta đây này, cái trí khôn của ta đây này…
Từ chỗ bị coi là hơi ngu đần, người ta còn gán ép cho trâu nhiều thói hư tật xấu khác nữa.
Nào là chậm chạp :
- Trâu chậm thì uống nước đục.
Có nghĩa là chậm chạp thì đành phải dùng của thừa thãi, hay phải cam chịu nhiều thiệt hại.
Nào là ghen tương :
- Trâu cột ghét trâu ăn.
Có nghĩa là trâu bị cột trong chuồng bực tức với trâu được thả rong ngoài ruộng, tha hồ mà gặm cỏ.
Ám chỉ cùng chung một giai cấp, hay cùng ở trong một hoàn cảnh, thế nhưng có kẻ được ưu đãi hay vì một lý do nào đó, được hưởng nhiều lợi lộc, khiến cho kẻ khác phải ganh tị, tìm cách nói hành nói xấu, dèm pha, hạ nhục, theo kiểu :
- Trâu buộc thì ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần.

Nào là thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Trâu lấm vẩy càn.
Có nghĩa là trâu vốn hay đầm mình xuống vũng bùn cho mát, nên khi lên khô thường dùng đuôi vẩy vẩy hay lắc lư thân mình cho bùn đất rơi xuống.
Ám chỉ kẻ hèn nhát đã lỡ mang tiếng xấu, hay đã lỡ làm nên tội rồi, thì không còn e ngại chi cả, cứ việc khai bừa cho kẻ vô tội hoặc đổ lỗi cho người khác.
Nào là gây nên nhiều thiệt hại :
- Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.
Có nghĩa là trâu bò được nhốt chung trong một chuồng, khi không còn thuận hòa cùng nhau, thường hay dùng sừng mà húc vào nhau một cách dữ dội, khiến cho ruồi muỗi bu quanh chuồng hay đậu trên mình trâu bò, vô cớ bị chết oan vì cuộc đụng độ nầy.
Ám chỉ hai người, hai phe hay hai nước mạnh đấm đá nhau, thì tự nhiên dân chúng hay những kẻ ở gần đều bị họa lây.
Nào là dấu chỉ của điềm dữ :
- Trâu trắng đi tới đâu, mất mùa tới đấy.Theo sự tin tưởng của dân gian, thì trâu trắng là điềm gỡ, mang lại nhiều xui xẻo.



Vì vậy, muôn đời trâu vẫn phải chịu đựng một số phận hẩm hiu :
- Trâu cày, ngựa cưỡi.
Có nghĩa là phải làm việc cực khổ như con trâu kéo cày để nuôi người ta và như con ngựa hầu hạ để cho người ta cưỡi.
Ám chỉ việc phải làm tôi mọi cho bàn dân thiên hạ.
Tuy nhiên phải công bằng mà nói : Trâu là một con vật rất hiền lành, rất chăm chỉ, đã tận tụy hy sinh tất cả để giúp đỡ cho nhà nông, không quản ngại nắng mưa sương gió, vất vả cực nhọc.
Hồi còn ở ngoài Bắc, gã đã từng thấy có những gia đình nghèo, không đủ tiền tạo lấy cho mình một con trâu. Vì thế, chị vợ thì cầm cày, còn anh chồng phải nai lưng ra kéo cày, chuẩn bị mảnh ruộng nhỏ để mà cấy lúa.
Chính vì thế, người ta thường nói :
- Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Bò tuy nhanh, nhưng khi trời bắt đầu nóng là liền phá ngang. Trong khi đó, trâu tuy chậm nhưng mà bền. Nhẫn nha kéo chiếc cày, chiếc bừa, hay chiếc cộ lúa.
Cứ sau mỗi vụ xuống giống hay thu hoạch, cổ trâu đều bị rách toạc và bị cọ xát với cái ách, cái vạy… chắc là đau đớn lắm.
Nhiều khi đang mùa, trâu bị kiệt sức, khiến chủ nhà phải bồi dưỡng thêm bằng cách cho ăn cỏ non, thậm chí còn cho ăn cám và uống cả… bia nữa.
Ngày xưa ít muỗi, người ta chỉ cần cho trâu đầm dưới bùn. Hay sợ đang đêm kẻ trộm đến dinh mất, thì nhốt trâu vào chuồng và chỉ cần hun tí khói là trâu sẽ ngũ yên. Còn bây giờ tại Việt Nam, muỗi liên tục phát triển, ban đêm chúng bay vo vo như một bản hòa tấu. Vì thế, người ta phải làm thêm mùng, rồi buông xuống cho trâu bò hay cho đàn lợn nuôi trong chuồng.
Và như vậy, trâu bỗng trở thành người thân cận và nghĩa thiết của nhà nông. Người ta tâm sự với trâu như với một người bạn chân thành :
- Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
Mai ngày cây lúa trổ bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, số kiếp của trâu, vốn dĩ đã bi đát, lại càng thêm bẽ bàng và cay đắng. Người ta kêu gào văn minh hóa và hiện
đại hóa đất nước. Người ta không còn muốn nhìn thấy cái cảnh lam lũ lầm than :
- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.
Máy móc đã được thay thế cho trâu và đã dành được nhiều ưu thế. Nào là sức kéo bền bỉ và dẻo dai. Nào là không phải tốn công cắt cỏ và chăm sóc. Nào là được sử dụng vào nhiều công việc khác nhau. Nào là mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nào là vân vân và vân vân.
Chính vì thế, sự hiện diện của loài trâu, mặc dù chưa đi đến chổ tuyệt chủng, nhưng mỗi ngày một khan hiếm, một lơ thơ, như liễu buông mành.
Tuy nhiên, cai hiểm họa gay go nhất đe dọa trâu, khiến cho loài trâu chui lọt vào bao tử của con người, đó là bàn dân thiên hạ mách bảo nhau rằng thịt trâu lành và mát hơn thịt bò, vì vậy thịt trâu bỗng lên ngôi và có giá trị trên thị trường ăn nhậu.
Ngoài những món truyền thống như bắp trâu luộc chấm với tương gừng, lá xách trâu xào với dưa chua…tại địa phương, nơi gã đang cắm dùi, dân bợm nhậu rất khóai cái món lẩu trâu và thịt trâu luộc với mẻ…
Để kết luận, gã xin kể lại nơi đây một câu truyện về trâu và một câu tục ngữ cũng về trâu.
Trước hết là câu chuyện về trâu trích trong sách “Cổ Học Tinh Hoa”, đại khái như sau :
Đời thượng cổ có ông Hứa Do là một nhà ẩn dật, sống ở trong chằm Bát Trạch.
Vua Nghiêu nghe tiếng Hứa Do là ngưới tài giỏi, nên mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn dật tại núi Trường Nhạc phía nam sông Dĩnh Thủy.
Sau đó, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm quan, đứng đầu cả chín châu. Hứa Do thấy vậy không muốn nghe chuyện nữa, bèn ra bờ sông Dĩnh Thủy mà rửa tai.
Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do nên hỏi :
- Việc gì mà bác phải rửa tai vậy?
Hứa Do thuật chuyện. Sào Phủ nghe xong, liền gò cổ trâu lại mà nói :
- Ta toan cho trâu uống nước tại đây, nhưng lại e bẩn cả miệng trâu.
Nói đoạn liền dắt trâu lên quãng sông trên mà cho trâu uống nước.
Tác giả sách “Cổ Học Tinh Hoa” đã thêm vào câu truyện trên một lời bàn như sau :
Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người khác là chuyện lạ.
Người được nhường cả thiên hạ cho, mà không nhận cũng là chuyện lạ.
Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ, nghĩ là chuyện bẩn, nên phải đi rửa tai, lại là chuyện lạ hơn.
Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu, lại là chuyện càng lạ quá đi nữa.


Đọc qua bài nầy, tưởng Hứa Do với Sào Phủ là hai người, nếu không ngông cuồng, thì cũng gàn dở.
Nhưng vì Hứa Do với Sào Phủ hiểu thấu cái danh lợi nó hãm hại người ta và làm cho mất hết liêm sỉ, nên hai ông không muốn để cái danh lợi làm bẩn đến bản thân, chỉ ưa chuộng lấy việc sống tự nhiên làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa cao quí vậy.
Chả bù cho những phường tham danh và trục lợi ngày nay, thường say mê cái bả danh lợi, thậm chí cho đến chết, mà vẫn còn chưa tỉnh ra.
Cũng trong chiều hướng ấy, gã xin bồi thêm một câu tục ngữ cũng về trâu :
- Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
Ý nói con người cần phải cư xử thế nào cho phải đạo, biết trọng điều nhân nghĩa. Danh thơm tiếng tốt không những được bàn dân thiên hạ nhắc tới trong lúc còn sống, mà ngay cả sau khi đã chết, vẫn còn được người đời truyền tụng.
Mong rằng trong năm Kỷ Sửu cầm tinh con trâu nầy, mỗi người trong chúng ta biết ra sức tạo lấy cho mình một thứ danh thơm tiếng tốt, giữa lúc nền luân lý đang suy thoái và nền đạo đức đang trên đà tụt dốc không phanh.

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net