GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 056079037
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 18.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Quyền lá»±c & Tình yêu

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 30.05.2012    Tiêu đề: Quyền lá»±c & Tình yêu Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

QUYỀN LỰC & TÌNH YÊU


Trong những vấn đề các Nhà Thông thái quan tâm tìm hiểu mổ xẻ phân tách thì có 2 vấn nạn : “Quyền Lực và Tình yêu” vẫn không giải thích thóa đáng vì sao “bản chất con người kẻ thì chiếm đoạt, kẻ thì đầy tớ và Tình yêu là gì?”

Quyền lực thúc giục mọi thứ tranh giành nhau chiếm đoạt, nó luôn đối nghịch với Tình yêu là giúp đỡ vô vị lợi.

1.- Quyền lực với “thực vật” chen lấn nhau vượt lên cao chiếm lấy ánh nắng.
Với “động vật” tranh giành nhau đồng cỏ, đánh nhau chiếm đoạt ngôi vị đầu đàn, cá lớn hiếp cá nhỏ.
Với con người dù tầng lớp nào cũng cố vươn lên cho bằng người, hơn người. Trẻ con giành nhau đồ chơi, hiếp đáp trấn lột làm anh chị. Trong lao động lánh nặng tìm nhẹ, khua môi múa mỏ để trèo lên cao. Trong hành chánh ma mảnh, thủ đoạn, nịnh hót để được thăng chức. Trong chính trị xách động, lôi cuốn, lập băng nhóm, mua chuộc, đâm bị thóc thọc bị gạo, đòn xốc, tham nhũng, hối lộ, trên đội dưới đạp, tranh giành địa vị, dù đối tượng là bạn thân, cha me, họ hàng quyến thuộc cũng không từ.

Quyền lực dường như nó là trạng thái ích kỷ có trong con người do sự bất ổn của xã hội. Từ đây phát sinh Hiến pháp, Luật pháp nhằm quản thúc con người vào trật tự. Tòa án, Nhà tù thi đua nhau mọc lên là một thứ “quyên lực” chi phối mọi thứ “quyền lực”, bởi bản thân nó luôn là cáo buộc, là giam giữ, đánh đập, tra khảo.

2.- Trong tôn giáo nói chung, tôn giáo Công giáo nói riêng, từ một cơ sở đạo của địa phương nhỏ hẻo lánh xa xôi đến nơi đô thị vinh cơ đều có những con người đầy “quyền lực”, luôn cả Tín đồ và Chức sắc, nhưng cái gọi là “quyền lực” thực sự nó không tồn tại với cái nghĩa vốn có của nó mà lại là một thứ “nô lệ, đầy tớ”. Nó không cần đánh giá có học hay thất học.

Từ hành động của một giáo dân hằng ngày bốn giờ sáng cuốc bộ ba, bốn cây số từ nhà đến Nhà thờ đánh chuông. Đây tuy là quyền lực nhưng là công việc của đầy tớ báo giờ cho công đồng.
Và một vài giáo dân dù mưa gió, bão tố, họ vẫn luôn có mặt để thấp nến, bắt kinh đọc. không ai bắt buộc họ làm, xét ra hành động này là một thứ “quyền lực” nô lệ.
Rồi đến những thành viên Ban Hành Giáo (Hội đồng Mục vụ) quyền lực của họ xòe tay xin tiền vợ, ăn cơm nhà đi làm việc hàng xóm, tức là luôn có mặt ở nhà thờ phục vụ theo chức năng, đôi khi đưa lưng cho cơ quan Nhà nước tra tấn, học tập cải tạo.

Quyền lực rõ nét là anh chị Ca Trưởng, miệng nói ra là có ba bốn chục Ca viên hoặc ngàn giáo dân râm rấp nghe theo không một tiếng phản đối, nhưng chỉ cần một chút tìm hiểu sẽ biết làm Ca Trưởng phải tốn hao nhiều công sức hơn Ban Hành Giáo, thậm chí đôi khi con đau vợ đẻ cũng để qua một bên ; luyện tập cho mọi người dùng lời ca tiếng hát tôn vinh Thiên Chúa. Hành vi này phải chăng một thứ “quyền lực” quá dại dột?
Vân vân…Sao lại có thứ “quyền lực” ngược đời như vậy?

So sánh cho thấy hai thứ “quyền lực” khác nhau về bản chất ; loại thứ nhất là hưởng thụ, loại thứ hai là đầy tớ.

Có những cá thể về nguyên thủy họ không tự tạo “quyền lực” cho mình bởi bản thân được tôi luyện trong môi trường khiêm cung đạo đức và qua nhiều thời gian thử thách. Tuy nhiên xung quanh họ lại là những con người chỉ biết ; vâng, vâng, dạ, dạ, dần dần xói mòn hạnh kiểm họ rồi cái “quyền lực” phát sinh, một sự vô tình của tập thể làm hư những cá thể đó.

Đối nghich với “Quyền lực” là “Tình yêu”.
Nhân loại sẽ không bao giờ có hòa bình khi tình yêu chân chính vắng bóng trong con người, bởi ; tình yêu xóa bỏ được hận thù, tình yêu làm nên nhân từ và đạo đức, tình yêu phát sinh công lý…, tình yêu nâng, và tách con người khác với loài vật…

Có những thứ tình yêu chiến lược, tình yêu giả dối, xảo trá, tình yêu đổi chác, tình yêu cơ hội, vân vân,
hậu quả chiến tranh trong gia đình và đổ vỡ, chiến tranh trong xã hội bon chen, lường gạt, chiến tranh thế giới lợi nhuận.

Tình yêu chân chính tỏ rõ là khi bỏ được “cái ta”,“ là quên mình giúp đỡ tha nhân hoặc như cách nói của tiền nhân : “Thương người như thể thương thân”. May mắn xã hội có được phần trăm rất là an ủi.

Có một thứ “Tình yêu” tích cực mang đến cho nhân loại “chân lý” sống, nhưng có mấy ai làm theo được ;

“Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má phải, thì hảy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh thì hảy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dậm thì hảy đi với người ấy hai dậm. Ai xin thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.” (Mt. 5, 39-42 Lc. 6, 29-30).
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em”. (Mt. 5, 44)
“Anh em biết; thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy; ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. (Mt. 20, 25-27)
Cha đẻ chủ thuyết này không nói suông mà đã dùng chính bản thân mình vì yêu nhân loại đã chịu chết đền tội thay cho loài người phản nghịch, bất trung.
Đó là ông Giê-su thành Nazaret, là Ngôi Hai Con Một Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, là Đức Ki-tô Đấng Cứu Độ trần gian.

Hãy dành một ít phút suy nghĩ chọn cho mình lối sống có ích cho mọi người, loại bỏ bất cứ những gì là “quyền”, vì khi cái gì cũng là “quyền” thì chẳng có gì là “quyền” nữa.

Hãy yêu thương tha nhân đó là dấu chỉ thể hiện mình là con người đích thực.

ĐNA
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
cathuong
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 14/04/2009
Bài gửi: 47
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 14.06.2012    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính gửi tác giả bài "Quyền Lực & Tình Yêu"
Đọc bài này cá nhân con thấy còn điều bí ẩn khó hiểu, xin tác giả vui lòng giải thích thêm được không?
Xin cám ơn
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net