GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055744264
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Điều bất cập trong âm nhạc - Lý luận (Tiếp theo và Hết)

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
nguyenquanghuy
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 15/11/2008
Bài gửi: 9
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 24.08.2010    Tiêu đề: Điều bất cập trong âm nhạc - Lý luận (Tiếp th Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĐIỀU BẤT CẬP TRONG ÂM NHẠC

Ns. Đặng Ngọc Ẩn
Biên soạn


Vật chất và tinh thần luôn song hành trong đời sống con người, tạo nên sự phát triển trí tuệ nâng cao nhận thức đâu là Chân, Thiện, Mỷ.

Người xưa thường nói : “Ăn để sống, không phải sống để ăn.” Nhưng hôm nay con người lại nói :”Ẩm thực là văn hóa – Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực v.v….”
Thực phẩm ai cũng biết là thịt, cá và gia vị, nhờ khéo chế biến, thêm món này một ít, bớt món kia một ít, rồi mặn ngọt chua cay gia giảm, thế là trở thành món ăn khoái khẩu, độc chiêu của mỗi nhà hàng ăn uống tung ra hằng trăm món khác nhau.

Trong vật lý âm thanh nhạc, vỏn vẹn có 7 âm : đô rê mi fa son la si, nhưng không kể siết bao nhiêu tác phẩm âm nhạc đã mang đến cho con người, nhưng triệu triệu tác phẩm ấy biến mất, chỉ còn một số lượng rất nhỏ thống kê được. Điều gì ra nông nổi? Nhạc sĩ không biết sáng tạo trong tác phẩm mình như Đầu Bếp chế biến món ăn?

Mỗi khi Anh Chị Em Nhạc sĩ Thánh Nhạc gặp nhau sau tay bắt mặt mừng, thì những câu nói luôn tủi thân :”Bồ sáng tác Thánh Ca có lương không? Không, Thế là Bồ bất lương, vô lương!!!” rồi những câu hàm ý tán thán chua chát đầy kịch tính đẩy đưa bên tách cà phê đen với điếu thuốc lá mùi khét lẹt đắng chằn. Trớ trêu thay, nó lại là sức sống tinh thần mãnh liệt, khuấy động tâm tư tạo nên khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa, viết lại chúng, khắc họa chúng, và đơn giản trao nó vào tay Đấng đã ủy nhiệm.

Một số cá biệt, sáng tác, điều rất dễ với người có thiên tư, họ không ngồi ở trường đào tạo nào, thậm chí không biết viết chữ, nhưng vẫn là tác giả nhiều bài “Thơ” chất lượng, với cái gọi là “xuất khẩu thành thơ” rồi nhờ thư ký ghi chép, tên họ đường bệ nằm chễm chệ trong danh sách “Các Nhà Thơ”. Cũng vậy, ý tưởng một câu chuyện nào đó rồi thuê “biên tập” sắp xếp đầu đuôi phong cách hành văn, thành một quyển truyện dài, ngắn. anh trở thành tác giả và là một “Nhà Văn”. Ấy thế mà tác phẩm của họ sống mãi với thời gian.

Khác hơn Nhà Thơ, Nhà Văn, người Nhạc sỉ dù có thiên tư : lên giọng, xuống giọng, à a, tí ti, cũng khó tìm cho mình một nghệ nhân tài ba xuất thân từ trường lớp đào tạo, làm cái công việc giúp ghi lại những âm thanh ấy, một môn học chua khê nhất trong âm nhạc là “Ký Âm” không phải những cô cậu “Cử” đều làm được, lại là một số ít chưa đến 5 phần trăm.
Đây mới là sự rủi ro khởi đầu, đọc sách nhạc lý, hay đầu quân vào lớp lý thuyết âm nhạc, khóa học Ca trưởng, hoặc vài ba năm với một Thầy giáo dạy nhạc mỗi tuần 2 giờ. Dùng vốn liếng hiểu biết âm nhạc này ghi lại những rung động của con tim, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam là nuớc có con số nhạc sĩ nhiều nhất thế giới tính theo tỷ lệ nhân số.

Lịch sử âm nhạc công nhận con người hôm nay được thụ hưởng âm nhạc là nhờ âm nhạc từ Nhà Thờ lan tỏa ra. Thế nhưng hai thế kỷ qua nhìn lại trong khi âm nhạc đời có một chỗ đứng vững chắc, tính văn học, triết học, lý luận, nhân văn, thì âm nhạc Nhà Thờ đi vào chiếu lệ. Có lý do vì chiến tranh Nhạc sĩ kinh điển không còn mấy người cũng như không đào tạo mới kịp. Trên hết con người nay sống mai chết, sống vội, sống cùn, chụp giựt, nhiều lo toan. Các nhà hát bị tàn phá, có cố gắng dàn dựng nghệ thuật bác học thì cũng không ai thưởng thức vì kinh tế. Rồi tâm tình bất cần, tay khua chén, ly, miệng nghêu ngao phát sinh một thể loại âm nhạc mới, âm hình ngắn gọn, hôm nay người ta gọi là “Ca Khúc”, với tiết tấu ầm ĩ kích động.
Mặc cho gì gì, âm nhạc Nhà Thờ vẫn uy nghi hoành tráng với bình ca (Grégorian) cho đến sau Vaticano II.

Việt Nam dù loại nhạc kích động này du nhập từ đầu thế kỷ XX nhưng cũng không xâm nhập vào Nhà Thờ được cho đến năm 1968. Theo sau, với thử nghiệm “Nhạc Vào Đời” cho Đài Truyền Thanh Truyền Hình và các phương tiện truyền thông rất được ưa chuộng thành quả đạt được rất khích lệ, phân biệt rành rọt Thánh Ca với Nhạc Vào Đời đến năm 1975. Thời gian này Nhạc sĩ Thánh nhạc tài năng chân chính còn lại quá ít đếm được trên đầu ngón tay, lớp kế tục đa số là Tu Xuất trẻ năng nổ nhiệt tâm với Thánh nhạc cố gắng sáng tác đôi ba bài Thánh Ca đạt chuẩn nhưng không đủ cho các Ban hát dùng (thời kỳ này Ca Đoàn chưa thành hình). Họ đói Thánh ca đã lấy những bài ca “Vào đời” dùng phụng vụ. Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ có 95 phần trăm Ca Đoàn hiện nay hát phụng vụ với âm thanh đàn xập xình, cuốn hút một số người thuộc thành phần Ca Trưởng, Ca Viên trở thành Nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca. Bài ca “Đạo” nở rộ không cần biết nguồn gốc, không đòi hỏi Imprimatur chưa, xuất hiện tràn lan trong các nhà sách công giáo, đồng hành với sự im lặng của Giáo Hội. (25 năm, từ năm 1975 đến năm 2000).
Thậm chí những tập “CUNG THÁNH” của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh phát hành hằng năm, với những bài ca bởi các Nhạc sĩ uy tín sáng tác trong cùng thời gian cũng không có Imprimatur. Và nếu trong tập nhạc nào đó ghi rằng “Được phép dùng trong Nhà thờ” là sao? do Nhà Thờ rất đa năng; đọc kinh, dạy giáo lý, sinh hoạt các Hội đoàn vân vân, phải hiểu sao đây?

Một công việc có tính đạo đức và vô vị lợi càng phải được quan tâm, Ban Thánh Nhạc thuộc Toà Giám Mục Giáo Phận Tp. HCM thực sự hoạt động do Linh Mục Andrê Đỗ Xuân Quế phụ trách thì bên ngoài giáo dân thành hình Nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay do Nhạc Sĩ Ngọc Kôn Tổng Biên Tập, có cùng mục đích hướng dẫn, cải tạo, giựt dậy Thánh Nhạc, tổ chức hội thảo Nhạc sĩ cùng nhau chia sẻ, lắng nghe nguyện vọng tâm tư Ca Trưởng. Đặc biệt Ban Thánh Nhạc Giáo Phận hằng tháng phát hành tập san Hát Lên Mừng Chúa, Nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay có Nguyệt san Thánh Nhạc Ngày Nay nội dung “Tài Liệu Thánh Nhạc và trả lời thắc mắc” vô cùng quí giá cho giới Nhạc sĩ và Ca Trưởng làm kim chỉ nam, nhưng vẫn không thấm vào đâu với con số Giáo hội có gần 1000 Nhạc Sĩ, hơn 15.000 Ca Trưởng. Lý do khách quan những “Tập San” này còn nhiều Nhạc Sĩ, Ca Trưởng chưa dịp đọc, tồn tại một số hạn chế về “sáng tác và phục vụ”.

Âm nhạc không dừng lại là “sự kết hợp âm thanh theo ý đồ tác giả” mà là Nghệ Thuật :
Âm nhạc tạo hình tượng cho người nghe,
Âm nhạc là văn hóa của nhân loại,
Âm nhạc là Vật lý trị liệu các thương tổn,
Âm nhạc là vủ khí tuyên truyền cao cấp nhất
Âm nhạc là chủ trong các Lễ hội
Âm nhạc là tiếng nói cao cấp nhất chuyển tải không biên giới,
Vân vân.


Khi tác phẩm đạt những chất liệu này đó là ”hồn nhạc” phải tìm cho nó cái “xác mặc vào”, đó là cách chép lên giấy.

Hôm nay Nhạc sĩ thừa hưởng phương pháp gom âm thanh vào trang giấy một cách thoải mái ít khi nghĩ ngợi. Thánh nhạc có mặt trong Dân Chúa có từ thời Dân Israel vượt qua Biển Đỏ xa xưa trải dài đến Chúa Ngôi Hai xuống thế, con người truyền miệng nhau hát Thánh Vịnh mà không có bản nhạc. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu nghĩ suy tìm cách ghi lại âm thanh trên giấy nhằm gởi đi những bài hát ca tụng Thiên Chúa đến nơi khác của các Vị Ẩn Tu bị bế tắc.
Các em chăn cừu dùng cung bắn những viên sỏi khi cừu xé lẻ, rồi một lần đã xẩy ra không còn sỏi, các em vẫn làm tác động kéo dây cung bắn hù dọa cừu. Xa xa Vị Ẩn Tu nghe được những âm bừng, bưng, bứng…của những cây cung đó, Ngài rung lên sung sướng với cái phát hiện tình cờ, Ngài làm ra nhiều cái cung căng dây dài ngắn ghép lại tạo ra âm cần thiết, có hình dáng thô sơ dưới đây :


Theo đó cũng là nhạc cụ tiên khởi giúp phát minh ra hậu duệ đàn Lia và đàn Harp.
Ở giai đoạn này hoàn toàn chưa có “nốt nhạc”. Để gởi tác phẩm đi xa, phải sao chép những “dây cung” này vào giấy và dùng que chấm mực vào theo thứ tự “cao thấp” từ trái sang phải, và dùng nhiều “chấm” cùng một vị trí nối lại làm âm thanh kéo dài, theo hình dưới đây, điều nhận ra “là ở đầu dòng những dây cung không có vạch nhịp”: (Bấm chuột vào LINK nghe nhạc)





"Bài còn tiếp phần sau, kính mời Đọc giả theo dỏi"


Được sửa chữa bởi nguyenquanghuy ngày 06.09.2010, sửa lần 1
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
nguyenquanghuy
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 15/11/2008
Bài gửi: 9
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 29.08.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

(Điều bất cập trong âm nhạc tiếp theo)

Sự bất tiện nhiều dòng kẻ kéo dài một ngàn năm (kể từ khi Vị Ẩn Tu phát hiện dùng dây căng của cung tên làm âm thanh). Đến cuối Thế kỷ X các Nhà Nghiên Cứu Âm Nhạc mới tìm ra “Qui Cách” loại bớt “dòng nhạc” bằng cách tạo “Cái Khóa” và dùng 4 dòng kẻ, theo hình dưới đây, được dùng rộng rãi trong các Nhà Thờ cho đến ngày nay với tên gọi nhạc Grégorian.



Khóa Đô 1-----Khóa Đô 2------Khóa Đô 3-----Khóa Đô 4-----Khóa Fa 1-----Khóa Fa 2

(Loại nhạc này ở Việt Nam thường gọi là nhạc La tinh, các Tiểu, Đại Chủng Viện, các Dòng Tu, các Nhà thờ đã dùng nhạc La tinh khai tâm môn nhạc lý cho người học, đáng kể là thập niên 2000 Nhạc Viện Tp HCM đã trao bằng Cử nhân cho một sinh viên với Luận Văn về nhạc La tinh, Hội Đồng nghiệm thu là những Giáo Sư được đào tạo ở các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ).

Đồng thời dùng chữ đầu câu Thánh ca “HYMNE DE SAINT JEAN” làm tên nốt gồm : Ut que-ant lasis. Re-sonare fibris. Mi-rages turum. Fa-muli tuorum. Sol-ve poltuti. La-bi-I rea tum. Sancte Juannes.
Về sau chữ “Ut” khó phát âm cao độ, được thay là chữ “Do” trong đại danh từ Dominus.

* Vì sao ghi nhạc trên khuông 5 dòng mà không ít hay nhiều hơn?
Có lẽ, từ khi âm vực nhạc cụ phát triển thì việc ghi chép nhạc trở nên phức tạp hơn. Thí dụ như giọng người bình thường âm vực có thể trải ra hơn 1 quãng 8 một chút, nhưng viết cho nhạc cụ thì khác; Violon chẳng hạn, thấp nhất từ sol – quãng 8 nhỏ đến mi – quãng 8 thứ tư! Việc thể hiện nốt trên khuông sẽ phải sử dụng nhiều dòng nhạc. May mắn, với hệ thống các “khóa nhạc”, việc chép nhạc giảm đi rất nhiêu khê khi phải sử dụng khuông nhạc quá nhiều dòng, quá nhiều kẻ phụ.

Như vậy thì bao nhiêu dòng là vừa? Theo cảm quan thị giác, vật gì có số lượng từ 5 trở xuống thì dễ nhận biết, còn lớn hơn thì buộc mắt phải nhìn lâu hơn để não tính toán. Phải chăng từ đó người ta sử dụng khuông nhạc gồm 5 dòng? Đơn cử như bàn tay 5 ngón, ngôi sao 5 nhánh…?



Khuông nhạc nguyên thủy nhiều dòng, rối mắt


Từ khuông nhạc nhiều dòng, nhờ khóa tách ra


Đời xưa có 2 Khóa Fa, 5 Khóa Đô, và 2 Khóa Sol.


Vị trí và hiệu quả âm thanh






* Vì sao không cần vạch nhịp ở đầu khuông nhạc?
Vạch ở đầu khuông dùng để nối các khuông lại với nhau trong các trường hợp ca khúc có phần đệm, hay tổng phổ hợp xướng hoặc dàn nhạc :
Như vậy, từ khi viết ca khúc chỉ còn một khuông nhạc đơn thì người ta không dùng vạch ở đầu khuông nữa, để tránh cái gọi dư một vạch nhịp khi khuông nhạc trên được nối tiếp thẳng hàng trên trang giấy.





* Hiệu quả thực tế khi viết cho giọng Nam
Khi viết cho giọng Nam cần lưu ý cách viết hiển thị và hiệu quả thực tế.
Trên thực tế, giọng Nam bao giờ cũng vang lên thấp hơn giọng Nữ một quãng 8. Xem thí dụ sau đây :

1.- Nốt viết
2.- Hiệu quả vang lên thực tế
3.- Nếu thí dụ 1, nốt ghi bè trên được viết cho giọng Nữ, bè dưới viết cho giọng Nam thì hiệu quả vang lên thực tế như thí dụ 3.

Trên đây nói về cách viết cho giọng Nam khi sử dụng khóa Sol, còn nếu viết bằng khóa Fa thì không có sự thay đổi giữa nốt ghi và hiệu quả thật.

* Các dấu ngoặc ở đầu khuông nhạc
Dấu ngoặc nhọn (accolade) đặt trước khuông (thường là hệ thống gồm hai khuông, hiếm khi ba khuông) được sử dụng cho các nhạc cụ chơi bằng cả 2 tay (Harp.Orgue, Piano)




Dấu ngoặc vuông đặt trước khuông (thường là hệ thống từ hai khuông trở lên) được sử dụng trong tổng phổ, dành cho các nhóm bè hợp xướng, hay bộ nhạc cụ (dây, kèn, gõ…)





Trang nhạc nếu không quan tâm đến “trình bày” đúng qui cách vô tình bài nhạc bị đánh giá thấp về sáng tác cùng với tác giả cũng không được loại trừ và chính chuyên gia vi tính chép nhạc lỗi nặng hơn bởi là khâu phổ biến. Đơn cử :
Với văn bản hay lá thư, luôn luôn có phần giới thiệu đơn vị, người gởi, có chữ ký và ghi rõ tên họ nhằm xác định chủ sự pháp lý.
Thì bài nhạc không chỉ đơn giản ghi tên “A, B, C…” để ngầm hiểu “A, B, C…” là tác giả vì pháp lý không chấp nhận những gì thiếu minh bạch. mà cần phải minh định tư cách pháp nhân “A, B, C,…” là gì của bài nhạc. Đây là mặt yếu phép chép nhạc nhạc đạo so với nhạc đời thường xẩy ra.

Về Thánh nhạc Việt Nam, những Sắc Lệnh, Hiến Chế, Thông Điệp, Thư Chung, Huấn từ, về Thánh nhạc không thấy “cấm” không được thêm bớt chữ trong bản văn phụng vụ. Các Giáo Hội Công giáo nước ngoài họ thoải mái sáng tác, đơn cử Kinh Vinh Danh theo đây, chỉ mỗi từ “Gloria (Sáng danh)” lập lại trên 10 lần và một câu kinh Gloria In Exelcis Déo (Sáng danh Chúa cả trên trời) cũng lập lại nhiều lần (đề nghị nhấn Ctrl và bấm chuột vào LINK để nghe)
http://www.fileden.com/files/2008/11/11/2183506/Medom_Nhac/ThanhCa_L atin_Daam.mp3
thì Chỉ thị của Ủy Ban Thánh Nhạc Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “cấm ngặt” cũng không được thay từ có cùng ý, như bản văn là chữ “và” thì không được dùng chữ “với”, chữ “cùng” thay thế. Phải chăng đây là lý do khó khăn sáng tác của Nhạc sĩ? Thiết tưởng vấn đề cần được thông thoáng hơn.


(Bài còn tiếp)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
nguyenquanghuy
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 15/11/2008
Bài gửi: 9
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 06.09.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

(Bài "Điều bất cập trong âm nhạc" tiếp theo và hết)

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại hội trường Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp HCM Đại Hội “Hội Thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc” lần thứ 24, do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Thánh Nhạc tổ chức, Đức Cha Chủ Tịch hiểu thị: “Người Việt Nam ta có rất nhiều giai điệu âm nhạc dân tộc, quý Nhạc sĩ nên nghiên cứu sáng tác những bài ca phụng vụ theo âm hưởng dân gian hầu gần gũi với tâm tình người Việt chúng ta. Đừng vì không quen hát mà nhạc sĩ không sáng tác. Cũng đừng khen chê bài ca này như thế này thế nọ làm mất tình bác ái. Nhất là cần khai thác các loại hình “ngâm, tụng” rất quý, đừng để nó mai một”.

Một lần khác Giám Mục yêu cầu Nhạc sĩ khai thác giai điệu Grégorian vì là thể loại bác học gần gũi tinh thần công giáo, bởi Thánh Đức Grégorio cả ban hành. Và đây là thánh ca “Kinh Vinh Danh” Việt Nam đã Imprimatur dệt nhạc theo âm hưởng Grégorian, (Xin bấm chuột vào Link để nghe)
http://www.fileden.com/files/2008/11/11/2183506/Medom_Nhac/TC_K inhVinhDanh.mp3

Mỉa mai thay! Không có hoặc rất ít Ca Đoàn khai thác, phải chăng vì tác giả là Giáo dân?

Khi người Trung Quốc nói: “Người Việt Nam chết trên đống thuốc” ý rằng dược thảo có sẵn thập bội trong đất đai mà không biết dùng. Thì về âm nhạc Việt Nam rất giàu các thể loại âm nhạc dân tộc nhưng lại không khai thác. Điều tệ hại không mấy nhạc sĩ quan tâm hay vì những bài ca đó không ca đoàn nào dùng không hẳn khó hát, kém chất lượng, nhưng là tính chiếu lệ, mì ăn liền, chọn những bài ca của tác giả có chức thánh! hát ì xèo mỗi lễ Chúa nhật gần 50 năm mà không ca đoàn, cộng đoàn nào hát đúng nốt tác phẩm, cho thấy giữa nhạc sĩ lãnh đạo tôn giáo và giới nhạc sĩ giáo dân điểm khác nhau là ở chỗ đó.

Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng con người lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống. Không có gì nghèo bằng không học hỏi cầu tiến và tư duy chọn lấy cái đúng dứt bỏ cái sai.

Khi con người là con vật biết sử dụng các dụng cụ. Con người là con vật biết suy nghĩ đắn đo. Con người là con vật biết cầu nguyện, nghĩa là có khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa, dùng Thánh ca chuyện trò với Tạo Hoá. một Đấng siêu vượt tôi, mà lại rất gần gũi thân thương và biết tôi. Đấng ấy nói với tôi và nghe được lời tôi nói.

Lắng nghe, suy tư để sáng tác Thánh ca ắt kết quả phong phú hơn, một là vì khả năng con người giới hạn, ai cũng cần tới những khả năng của người khác, hai là Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người một ơn khác nhau, nhưng đều cùng một mục đích xây dựng Hội Thánh Ngài.

Nếu như ẩm thực và kiến thức văn hóa là cần thiết để nuôi sống phần xác, thì Thánh nhạc khắc họa lời Chúa lại đặc biệt cần thiết giúp tín hữu nâng tâm hồn lên Chúa để nuôi sống phần hồn, theo đó, việc sáng tác Thánh ca và chép nhạc phải được cẩn trọng.

Tất cả, mãi mãi là để Danh Chúa được tỏa sáng.

Ns. Đặng Ngọc Ẩn

CHÚ THÍCH:

- Những LINK trong bài dùng nghe trong máy vi tính.
- Tư liệu tham khảo:
1. Nhạc lý cơ bản, tác giả Baxôbin (Bản dịch tiếng Việt của Gs
Cữu Vĩ)

2. Theorie de la Musique, par A. Danhauser
3. Traite D!Harmonie a la portée de tous, par Pierre Daniderff
4. Musicae Sacrae Disciplina (Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh
Nhạc Tòa Giám Mục Tp. HCM).

5. Tính năng nhạc cụ, tác giả Hồng Đăng
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
cathuong
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 14/04/2009
Bài gửi: 47
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 27.01.2011    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào tất cả,
Bài viết "Điều Bất Cập Trong Âm Nhạc" có lồng vào 3 bài Thánh ca làm biện chứng.
Xin hỏi : Bài Kinh VINH DANH tiếng Việt nằm trong Bộ Lễ nào, tìm ở đâu, xin giúp cho.
Kính,
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net