GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055699991
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 03.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Ä‚n trứng: tốt hay xấu?!

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay
Người đăng Thông điệp
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 31.05.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĂN TRỨNG : TỐT HAY XẤU....!

Người ta thường ca ngợi trứng với rất nhiều chất dinh dưỡng, lại mềm, dễ ăn. Nhưng cũng nhiều người khuyến cáo bổ lắm chừng bổ... chửng! Vậy thực ra, ăn trứng tốt hay xấu? Trước hết chúng ta tìm hiểu, trứng bổ đến... cỡ nào?

Giá trị dinh dưỡng

Quả thực, trứng - trong phạm vi bài viết này muốn nói đến các loại trứng gia cầm như gà, vịt - là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao, có đủ protein (đạm), lipid (béo), glucid (đường bột), vitamin, khoáng chất... Các chất này có tỉ lệ tương quan với nhau thích hợp, đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể. Điều này có thể thấy được qua việc từ một quả trứng sẽ trở thành một chú gà con hay vịt con toàn vẹn sau này.

Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Các chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng, lòng đỏ chứa 13,6% đạm, 29,8% béo, nhiều vitamin D, E, K như sắt, kẽm, calci, đồng, mangan, iốt... Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng, vitamin B2, B6. Chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin. Mỗi quả trứng có khoảng 7g protein (chất đạm), trong đó 44,3% ở lòng đỏ, 50% ở lòng trắng, còn lại ở vỏ.

Protein trứng có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất, đồng thời là nguồn quý các acid amin hiếm như Methionin, Trytophan, Cystine. Đây là những acid thường thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.

Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt cho các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Chất đạm trong chiều cao của trẻ em. Chất đạm trong trứng có giá trị sinh học cao, tỷ lệ hấp thu sử dụng cao hơn các loại đạm khác.

Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần này ra khỏi cơ thể.

Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà, tức khoảng 250mg cholesterol trong một quả trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy, Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạnh và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Lưu ý khi ăn trứng

Phân tích ra thì thấy trứng quả thật rất "bổ". Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều điều cần chú ý khi ăn trứng. Không phải vì bổ quá hóa bổ... chửng như dân gian thường nói, mà vì trứng còn có nhiều tính chất khác bên cạnh những tính chất đã nói ở trên.

Lòng đỏ trứng có độ nhũ tương và phân tán cao nên ăn chín và sống đều hấp thu như nhau. Nhưng lòng trắng sống khó hấp thu vì có chứa antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein của cơ thể, gây khó tiêu. Trong trứng sống còn có chất Avidin dễ kết hợp với Biotin (Vitamin H - có ở lòng đỏ và lòng trắng trứng) thành một phức chất Avidin - Biotin không chịu tác dụng của men tiêu hóa, làm cho cơ thể không hấp thu và bị thiếu Biotin.

Khi đun nóng đến 80oC, antitrypsin và Avidin sẽ bị phá hủy, Như vậy, nên đun chín để lòng trắng dễ hấp thu hơn. Hơn nữa, về mặt vệ sinh, không nên ăn trứng sống. Nhưng nếu nấu trứng quả kỹ, lòng trắng trứng đông chắc lại, các men tiêu hóa khó tác dụng tới, ăn cũng lâu tiêu. Vậy nên rán hoặc luộc để trứng vừa chín tới là tốt nhất.

Khi ăn trứng sống, nếu có biểu hiện ngộ độc thì đó chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm móng và quanh móng...

Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng.

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ em nhỏ dưới 12 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 3-4 lần, mỗi lần 1/4 đến 1/2 quả trứng (gà hay vịt) nấu chín trong bột hay cháo. Với trẻ 5-10 tuổi, mỗi ngày có thể cho ăn một quả trứng chim cút.

Với người lớn, một tuần có thể ăn trứng 3-4 lần. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng. Vì những kết quả nghiên cứu các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn trứng 2-3 lần.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 01.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĂN RAU QUẢ KHI NÀO CHO TỐT...?


Trong số các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa và ngũ cốc thì trái cây là thức ăn có lượng chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ phong phú nhất. Tuy lượng chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể không nhiều, nhưng trái cây có những công năng, vai trò rất quan trọng.

Nhưng các chất hữu cơ trong rau quả không được ổn định lắm, khi nấu nướng nó dễ thay đổi tính chất và hư hỏng. Trong đó vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt độ, trong quá trình nấu nướng nó dễ mất đi. Kết quả của một cuộc điều tra dinh dưỡng tại Trung Quốc cho thấy lượng vitamin C thực vật bị tiêu hao là rất cao. Nguyên nhân chính là các loại rau tươi đã được chế biến thành các món ăn chín, điều đó làm một lượng lớn vitamin C bị tiêu hao.

Nếu chúng ta ăn trái cây tươi không qua chế biến thì lượng vitamin bị hao tổn là rất thấp và chúng sẽ bổ sung được lượng vitamin đã bị hao tổn trong rau khi nấu chín. Vì vậy tốt nhất nên xem trái cây như một món trong bữa ăn, mỗi bữa ăn nên dùng thêm một phần trái cây để bổ sung vitamin.

Nên ăn trái cây vào buổi sáng là tốt nhất, bởi vì buổi ăn sáng rất đơn giản và ít các món ăn. Ngoài ra, qua 1 đêm dạ dày của chúng ta hoàn toàn trống rỗng và vitamin trong trái cây càng phát huy được chức năng của một “người nhân công quét dọn” tiêu trừ những chất có hại. Vitamin còn có tác dụng điều tiết và cải thiện lượng mỡ, lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Luôn khỏe mạnh từ buổi sáng là một trong những nhân tố cho một ngày làm việc hiệu quả.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Bệnh này thuộc chứng “cam tích” trong Đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.

Biểu hiện lâm sàng: cam tích thời kỳ đầu, cơ thể hơi gầy, kém ăn hoặc ăn nhiều, đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, đầy bụng, có thể sốt nhẹ, miệng khát, lòng bàn chân, bàn tay nóng, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế hoạt. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

Bài 1: chỉ thực 5g, trần bì 5g, thần khúc 10g, sơn tra 10g, mạch nha 10g, la bặc tử (sao) 6g, kê nội kim 6g, hoàng liên 5g.

Đổ 600ml nước, sắc còn 150ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều; cho uống sau bữa ăn hoặc lúc đói bụng. Ngày 1 thang.

Bài 2: trần bì 10g, kê nội kim 10g, thần khúc 20g, mạch nha 20g, sơn tra 20g.

Cùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống, ngày 3 lần. Nếu cơ thể gầy nhiều, bụng chướng to, thậm chí nổi gân xanh, sắc mặt vàng héo, trẻ bứt rứt khó chịu, hay mút ngón tay, nghiến răng, kém ăn, có thể muốn ăn những thứ lạ như bùn đất... đi cầu phân lỏng, có khi ra giun, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhầy, mạch tế hoạt vô lực.

Bài 3: đảng sâm 6g, bạch truật (sao) 6g, phục linh 6g, hồ hoàng liên 5g, sử quân tử 10g, kê nội kim 6g, thần khúc 10g, mạch nha 10g, sơn tra 10g, chích cam thảo 3g.

Đổ 800ml nước, sắc còn 150ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều; cho uống sau bữa ăn hoặc lúc bụng đói. Ngày 1 thang.

Bài 4: đảng sâm 10g, bạch truật (sao) 10g, phục linh 10g, sơn dược 10g, thần khúc 10g, mạch nha 10g, sơn tra 10g, kê nội kim 10g, sử quân tử 10g. Dùng sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần 3g pha với nước sôi để uống. Ngày 2 - 3 lần

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHỮA BỆNH BẰNG CHANH

Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Ngoài tác dụng giải khát, quả chanh còn là các vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo Đông y quả chanh vị chua ngọt, tính bình, vào vị. Lá chanh vị cay ngọt, tính ôn. Rễ có vị đắng, tính ôn. Quả chanh có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp an thai. Dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát (cảm nắng, mất nước, khát nước, vật vã kích động); ăn kém, nhiễm độc thai nghén nôn ói, tăng huyết áp. Lá chanh có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, lý khí, khai vị. Rễ có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống.

Chanh được dùng làm thuốc trong những trường hợp

Cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh 50g, lá bưởi 50g, hương nhu 50g, cúc tần 50g, lá tre 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Chữa mụn rò lâu ngày có mủ: Lá chanh 10g, lá bưởi bung hay lá gai tầm xoọng 10g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên chỗ có mụn.

Chữa ho: Rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hay tầm gửi 10g, lá trắc bá 8g. Thái nhỏ, sao vàng, sắc lấy 100 ml, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa ho gà: Rễ chanh 12g, lá chua me đất 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5 hạt, phèn phi 2g. Sắc, gạn lấy nước, cho thêm đường, chia uống hai lần trong ngày.

Những món ăn - bài thuốc có chanh

Nước chanh: Chống nắng, chống nóng, giải khát: vắt nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối.

Chanh ướp muối đường: Chanh tươi, bóc bỏ vỏ, bỏ hột, thái lát, thêm chút muối đường. Ngậm ít một. Dùng cho các trường hợp lợm giọng, buồn nôn, nôn ói, nóng rát vùng thượng vị.

Chanh ướp muối: Chanh bóc vỏ, bỏ hạt, thái lát, ướp muối khoảng 12 tiếng. Ăn hay ngậm. Dùng cho các trường hợp sốt nóng viêm họng viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng.

Gà ướp chanh quay: Gà con 1 con, chanh 80g. Gà làm sạch, chặt miếng, chanh vắt lấy nước. Ướp gà với nước chanh, đường trắng, dầu vừng, muối ăn để trong 20 phút. Cho vào chảo, đun to lửa, đảo đều cho chín tái, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp ho khan do viêm khí phế quản, ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu.

Vịt hầm nước chanh: Thịt vịt 240g, dứa tươi 150g, trứng gà 45g, nước chanh 90g. Thịt vịt chặt thành miếng, dứa cắt lát, trứng gà đập bỏ vỏ trộn với bột mì. Trộn thịt vịt với nước chanh, sau đó tẩm bột rán, cho lên chảo chiên nhỏ lửa cho chín phồng, tiếp tục cho gia vị, dấm, dầu thực vật, xào lại; cho dứa thái lát vào đun đảo đến chín dứa là được. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, kích ứng, sốt nóng, khát nước, môi họng khô (âm hư dương cang huyễn vững phiền khát).

Kiêng kỵ: Người loét dạ dày tá tràng chưa ổn định, người đa toan không dùng

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net