GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055701044
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 03.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cấp cứu người bị ngất xỉu...

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay
Người đăng Thông điệp
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 11.06.2010    Tiêu đề: Cấp cứu người bị ngất xỉu... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một người có thể bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng... Gặp tình huống này, cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông.

Triệu chứng của ngất: Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.

Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm... Đồng thời gọi hân viên y tế để tiêm thuốc trợ tim. Nếu có điều kiện, cần châm cứu các huyệt nhân trung, thập tuyền. Trong trường hợp ngất nặng, ngoài cách xử trí như trên còn phải làm hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực.

Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất:

- Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.

- Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 11.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào tất cả,
Ai đánh giá tôi chậm tiến hay bảo thủ thì đành chịu vì tôi rất dị ứng với cái từ "CẤP CỨU". Ở Miền Nam từ nầy chỉ mới xuất hiện sau năm 1975, mà trước thời gian đó gọi là "CỨU CẤP".
Trong trường họp người mất sức vì tai nạn họ cố gắng la lên nhưng không thành tiếng rằng "CẤP, CẤP" thì bàn dân thiên hạ có ai hiểu gì không? và khi họ la "CỨU, CỨU" ắt là mọi người sẽ hiểu.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
vodanhtieutot
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 13/06/2010
Bài gửi: 2
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 13.06.2010    Tiêu đề: re: Cấp cứu người bị ngất xỉu... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Gặp người nào bị rách một đường dài ở bắp chân, đầu tiên ta lấy muối tiêu rãi đều, nhét vào một miếng bông, cho ít tương ớt, xì dầu, hành lá, nước xốt...thành ổ bánh mì hầm bơ gà ngon tuyệt.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 13.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ChÆ°a!
Phải có xị rượu đế kèm theo mới đã.


Một chút ý trên đây bổ sung cho "sáng kiến" của thành viên Vodanhtieutot cho thêm màu sắc. Tuy nhiên cần phải trân trọng chủ đề của bài, vì đó là bài "Y Học Thường Thức", rất có ích trong cuộc sống mọi người.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 22.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đau đầu : đơn giản nhưng khó chữa....!

Đau đầu là một trong những loại bệnh thường gặp với các cấp độ từ sự khó chịu đến gây mệt mỏi, nó có thể kéo dài vài phút mỗi ngày. Hiểu rõ loại đau đầu, bạn sẽ biết cách “loại bỏ” chúng hiệu quả. Dưới đây là các dạng đau đầu phổ biến:

Đau đầu căng thẳng

Đây là loại đau đầu thường gặp và phổ biến nhất, chiếm gần 90% các trường hợp bị đau đầu.

Đau đầu căng thẳng có khởi nguồn từ cột sống ở vùng cổ và các mô và cơ mềm xung quanh.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu căng thẳng là do mất sự liên kết giữa các đốt sống cổ ở trên, đặc biệt là đốt sống đội (C1), thường kết hợp với các điểm kích thích và tình trạng co thắt cơ ở cổ.

Khi đốt sống C1 thiếu đi sự liên kết và mất đi sự chuyển động thích hợp, một cơ nhỏ ở phía trên cổ là rectus capitis bị co thắt. Cơ này là độc nhất và chỉ cần 1 sự căng thẳng nhỏ cũng sẽ lập tức tác động tới tủy sống. Vì tự các mô não không phải là cảm biến đaumà là ngoài màng cứng (dura), nơi tiếp nhận cảm giác đau. Vì vậy khi cơ này co thắt và làm ảnh hưởng tới dây thần kinh sống, nó sẽ gây đau lan rộng và đau xung quanh gáy và quay ngược lên đầu, gây đau đầu.

Đau đầu canưg thẳng thường kéo dài khoảng 20 phút đến vài ngày vào bất kỳ thời điểm nào. Một số người bị đau đầu căng thẳng mãn mà kéo dài tới hàng năm. Hững người ngồi bàn giấy hay những người làm việc với máy tính hay bị đau đầu căng thẳng thường xuyên hơn bởi vì cổ của họ thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.

Việc nắn khớp có thể giúp điều chỉnh vị trí của cột sống, đặc biệt là đốt sống C1, giúp giảm áp lực đối với ngoài màng cứng và từ đó giảm đau đầu. Một cách điều trị khác là dùng thuốc giảm đau kết hợp với các loại thuốc đặt trị và thuốc phòng ngừa. Thuốc giảm đau không giúp giảm đau đầu nhưng chúng có thể giúp giảm đau tạm thời.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa việc nắn xương khớp với hiệu quả điều trị đau đầu. Theo đó, nghiên cứu của ĐH Duke năm 2001 chỉ rõ: sự vận động cột sống đối với các trường hợp đau đầu do căng cơ cổ cho hiệu quả giảm đau ngay lập tức và ít tác dụng phụ, giảm đau kéo dài hơn hẳn dùng thuốc.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một dạng đau nhói và xảy ra rất nhanh, thường liên quan với tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, buồn nôn và nôn vọt. Chúng có thể kéo dài từ 1 giờ tới vài ngày. Nhiều trường hợp đau đầu trong số này thường là do nhiễu thị giác và được biết đến như “một hiện tượng thoáng qua” và có thể gây ra do ánh sáng chói lòa hay 1 giấc mơ.

Phần lớn những người bị đau nửa đầu là phụ nữ và nó cũng thường liên quan với gene. Những người bị đau nửa đầu thường chỉ đau 1 bên đầu nhất định mặc dù cảm giác nặng cả đầu.

Nguyên nhân là do những thay đổi thất thường trong co thắt và giãn của các tĩnh mạch. Sự co thắt thường do tiếp xúc với ánh sáng chói lòa khiến tốc độ dòng máu chậm lại và rồi sự giãn nở ngắn sau đó gây ra tăng áp lực và hậu quả là đau đầu.

Các nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng một chế độ ăn không chất axit amino tyramine (rượu vang, xúc xích, pho-mát…) sẽ giúp giảm sự nhạy cảm và các cơn đau đầu thường xuyên.

Đau đầu do bệnh tật

Đau đầu do bệnh tật thường diễn ra rất dữ dội và vị trí có thể nửa đầu nhưng thường là có cảm giác như ở sau mắt và nó thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Những loại đau đầu này không như đau nửa đầu, thường gặp ở nam giới và thường diễn ra vào buổi đêm.

Đây cũng là dạng đau đầu gây đau đớn nhất và kéo dài từ vài phút tới vài giờ, có thể lặp lại vài lần trong ngày và kéo dài trong vài ngày.

Sau khi các cơn đau đầu này qua đi, thì thường sẽ là hàng tháng đến hàng năm sau nó mới diễn ra trở lại.

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này hiện chưa rõ nhưng theo các nhà khoa học, có thể là do sự co thắt và giãn nở của các mạch máu ở cổ.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 28.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Thuốc bôi ngoài da: Lợi và hại

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da, từ các loại thuốc dùng để điều trị các bệnh ngoài da đến các loại kháng sinh bôi vết thương... Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này lại không đơn giản. Xin giới thiệu công dụng và tác hại của một số thuốc bôi ngoài da thông dụng.

Corticoid: Từ những năm 1960, các loại corticoid bôi tại chỗ bắt đầu được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý da do viêm như chàm cơ địa, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa... Một số bệnh lý ngoài da khác như u lympho thể da, luput ban đỏ, vảy nến, liken phẳng... cũng có đáp ứng tốt với các thuốc này. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của corticoid bôi tại chỗ là gây teo da. Biến chứng này thường xảy ra sớm với các loại corticoid tác dụng mạnh như clobetasol propionate, fluocinolone acetonide... nhưng cũng có thể gặp với các loại tác dụng yếu nếu sử dụng kéo dài và liên tục. Mặt, nếp gấp và các vùng da mỏng thường bị teo da nhanh nhất, còn lòng bàn tay, bàn chân thường teo da chậm hơn. Trẻ em có nguy cơ teo da cao nhất, dùng phối hợp với corticoid toàn thân hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng sau thoa thuốc cũng làm tăng nguy cơ teo da. Biểu hiện của teo da bao gồm các vết bầm tím, da trở nên bóng và có các khía. Các tác dụng khác thường gặp do corticoid bôi tại chỗ bao gồm rối loạn sắc tố da, rậm lông, nổi mụn trứng cá, làm chậm liền vết thương... Corticoid dùng kéo dài tại các vùng da quanh mắt còn có thể gây ra hoặc làm nặng bệnh đục thuỷ tinh thể và thiên đầu thống. Ngoài ra, các loại tác dụng mạnh nếu dùng kéo dài hoặc trên diện rộng cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận. Trong một số ít trường hợp, corticoid bôi tại chỗ còn có thể gây ra viêm da tiếp xúc mặc dù các thuốc này có tác dụng chống dị ứng rất mạnh.



Khi bị bệnh ngoài da, cẩn trọng khi bôi thuốc.
Tác dụng phụ của corticoid bôi phụ thuộc chủ yếu vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng của thuốc. Trong khi đó, tác dụng điều trị của các thuốc này tỷ lệ thuận với nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc. Các biệt dược khác nhau của cùng một hoạt chất với cùng một hàm lượng cũng có thể có hiệu quả điều trị và nguy cơ gây tác dụng phụ không giống nhau. Ngoài ra, việc tăng hàm lượng của một hoạt chất corticoid trong thuốc bôi không làm tăng đáng kể hiệu quả điều trị của thuốc.

Một số điều cần lưu ý trong việc lựa chọn corticoid bôi: Do corticoid bôi tại chỗ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nên cần chẩn đoán xác định chính xác bệnh trước khi đưa ra quyết định sử dụng các thuốc này. Việc lựa chọn corticoid bôi cần cân đối giữa hiệu quả điều trị với nguy cơ tác dụng phụ. Điều trị các bệnh như liken phẳng, luput ban đỏ ngoài da thường đòi hỏi các loại corticoid bôi tác dụng mạnh do các bệnh lý này thường có tổn thương viêm ở các lớp sâu của da. Một số bệnh lý có tổn thương viêm da ở quá sâu như sarcoidosis thường không đáp ứng với corticoid bôi tại chỗ do tác dụng phụ của thuốc thường đến trước khi tác dụng chính xuất hiện. Các bệnh lý có tổn thương da ở nông trên bề mặt như vảy nến, chàm cơ địa thường đáp ứng tốt với các loại corticoid bôi tác dụng trung bình. Trong các trường hợp viêm da mạn tính ở bàn tay (như trong bệnh vảy nến, chàm cơ địa), nên lựa chọn các loại corticoid bôi tác dụng mạnh và dùng trong một thời gian ngắn để hạn chế nguy cơ teo da lòng bàn tay. Nói chung ở trẻ em, nên lựa chọn các loại thuốc bôi có cường độ tác dụng yếu như hydrocortisone, clobetasone butyrate...

Kháng sinh: mặc dù có tới hàng trăm chế phẩm kháng sinh khác nhau đã được bào chế và đưa vào sử dụng nhưng rất ít trong số này có thể dùng được ngoài da. Mỡ erythromycin và clindamycin thường được sử dụng trong điều trị trứng cá mủ và viêm nang lông, trong khi đó, các loại mỡ mupirocin, polymyxin, bacitracin và neomycin thường được dùng trong điều trị các nhiễm trùng ngoài da như chốc... Mỡ kháng sinh cũng có tác dụng tốt trong dự phòng nhiễm trùng các vết thương ngoài da. Viêm da tiếp xúc là tác dụng phụ thường gặp với các loại mỡ chứa polymyxin, bacitracin và neomycin, do đó nên tránh sử dụng các loại thuốc này nếu có thuốc thay thế thích hợp. Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứng Stevens-Johnson và Lyell do các loại kháng sinh bôi tại chỗ cũng đã được ghi nhận.

Thuốc chống nấm: Hiện nay, rất nhiều loại thuốc chống nấm bôi ngoài da có sẵn trên thị trường nhưng hiệu quả và cách sử dụng của chúng không hoàn toàn giống nhau. Các thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm nấm nông như lang ben, hắc lào, hăm kẽ, nấm móng, nấm da đầu... Nystatin và miconazole đặc biệt hiệu quả trong điều trị các trường hợp nhiễm nấm men (như Candida) nhưng không tác dụng đối với nấm sợi. Clotrimazole và ketoconazole có phổ tác dụng khá rộng so với 2 loại thuốc trên nhưng kém hơn so với các chế phẩm mới như terbinafine, ciclopirox olamine và butenafine. Cần lưu ý là trong các trường hợp nấm da đầu và nấm móng, thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường không đủ tác dụng mà phải phối hợp thêm đường uống. Hiệu quả của các thuốc chống nấm bôi tại chỗ thường đạt được sau dùng thuốc ít nhất 2 tuần, trừ trường hợp lang ben và hắc lào có thể thu được hiệu quả sau vài ngày. Nấm kẽ và nấm bàn chân ở các vận động viên điền kinh thường gây ra do độ ẩm tại chỗ quá cao, do đó, việc điều trị phải phối hợp giữa thuốc chống nấm với các biện pháp chống ẩm tại chỗ. Nếu có trợt loét do bội nhiễm vi khuẩn, cần phối hợp thêm với kháng sinh. Bên cạnh các chỉ định trên, thuốc chống nấm bôi tại chỗ còn được chỉ định trong điều trị viêm da dầu. Mặc dù cơ chế của bệnh còn chưa được biết rõ nhưng việc dùng các thuốc chống nấm bôi như ketoconazole và ciclopirox olamine giúp giảm rõ rệt tình trạng viêm và đóng vảy.

Các thuốc bôi phối hợp: Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc bôi phối hợp với thành phần chủ yếu bao gồm một loại corticoid, một loại kháng sinh và một loại thuốc chống nấm. Nói chung, nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc này, vì trong nhiều trường hợp, các thành phần trong thuốc có thể cản trở hiệu quả của nhau. Ví dụ, trong trường hợp nấm da, các chế phẩm có chứa corticoid sẽ làm nặng bệnh và giảm hiệu quả của thuốc chống nấm.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net