GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 38
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 038
 Lượt tr.cập 055704359
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 04.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Đại cÆ°Æ¡ng về hen suyá»…n

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay
Người đăng Thông điệp
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 29.05.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đại cương về hen suyễn

Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.


Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là một bệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả.


Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).


Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi.


•Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

•Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.




Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Trong hình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường - lòng phế quản thông thoáng - khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn - lòng phế quản hẹp - khí thở lưu thông khó khăn.




Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 29.05.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào tất cả,
Có câu chuyện liên quan đến bệnh suyển chính bản thân tôi chủ sự xin nêu lên đây :
Một học sinh của tôi được trúng tuyển môn kèn Oboe tại Nhạc viện Tp HCM.
Sau đó phụ huynh học sinh này nhờ tôi xin cho đương sự chuyển qua Khoa khác vì bệnh suyển kinh niên.
Vấn đề không mấy khó, nhưng khi biết đương sự tránh né nghĩa vụ quân sự mà vào Nhạc viện, tôi bất nhẫn mặc kệ. Không ngờ giáo khoa kèn có luyện hơi, vô tình đương sự không còn bị khổ sở vào những ngày rằm và ba mươi lên cơn suyển cũng như không phải tốn tiền thuốc men đồng thời lại đẹp trai nữa.
Từ đó tôi bài cho những người mắc phải bệnh suyển bằng cách luyện hơi, kết quả thật mỹ mãn.
Về việc naỳ, đề nghị những nhà chuyên môn y khoa giải thích cho.
Trân trọng.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 30.05.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

@ Anh dangngocan : trước tiên mình muốn nhờ ban quản trị xóa giúp bài đã đăng nhầm 2 lần " kiến thức cơ bản về HIV/AIDS" vì lý do kỹ thuật....smile....mình tưởng ko gửi được nên gửi thêm lần nữa...chân thành cám ơn.
@ Xin mọi người chỉ cho mình cách post bài mới lên diễn đàn với....mình ko thể gửi bài mới hoặc liên lạc với mọi người trên diễn đàn được...chỉ sử dụng được duy nhất chức năng trả lời nhanh mà thôi...
@ Về chuyện anh dangngocan hỏi, mình xin trả lời như sau :
- Theo y học hiện đại thì mình đã nói ở trên.
- Theo y học cổ truyền, hen suyển là một dạng bệnh do khí nghịch đờm hoả thượng xung, khí không được liểm nạp về Thận. Bệnh có liên quan đến ba tạng Tỳ, Phế, Thận. Tỳ Thận hư không liểm nạp được dương khí, nước nghịch lên thành đờm gây ủng tắc Phế khí.
- Hiện nay y học hiện đại có ưu thế trong việc cắt cơn hen bằng những loại khí dung phối hợp giữa thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản. Các loại khí dung có thể được xịt hoặc hít trực tiếp qua đường hô hấp vừa tiện dụng vừa giúp giải toả nhanh chóng triệu chứng khó thở.
- Tuy nhiên y học cổ truyền lại nổi bật về liệu pháp tổng thể nhằm tạo sự cân bằng khí hoá trong cơ thể, bồi bổ nguyên khí để nâng cao sức kháng bệnh. Cơn hen sẽ nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát. Phép chữa chủ yếu nhằm tư âm giáng hoả, bổ Thận nạp khí. Sự gia giảm sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa hàn nhiệt hoặc mức độ hư suy khác nhau giữa ba tạng Tỳ, Phế, Thận. Hen suyển là một dạng điển hình của những triệu chứng bệnh lý mà y học cổ truyền gọi là khí nghịch. Hen suyển kéo dài thường dẫn đến suy nhược thần kinh, khiến người bệnh dễ căng thẳng, hay lo sợ, sức kháng bệnh kém, dễ bị cảm nhiểm. Ở người bệnh, dù trong cơn hen hoặc trong những lúc bình thường, khi có sự tác động tự nhiên của một người có trình độ khí công trung bình, bệnh biểu hiện rõ nét bằng những luồng khí liên tục chuyển từ Phế xuống Thận dù người chữa không cố ý điều chỉnh đường đi của kinh khí. Đó chính là hiện tượng nạp khí về Thận của quá trình hồi phục tương ứng với quy luật khí hoá tự nhiên ở một người khoẻ mạnh. Giống như đối với hầu hết những triệu chứng rối loạn khí hoá khác, khí công và những phương pháp dưỡng sinh nói chung, đều đáp ứng rất tốt đối với bệnh hen suyển. Bạn có thể tham khảo phương pháp sau :
Hít vào đến bụng dưới, hơi phình bụng ra khi hít vào.Thở ra chậm, nhẹ và đều, từ từ ép sát bụng lại khi thở ra. Tuần tự từ hơi thở nầy đến hơi thở khác. Có thể thở ở bất cứ tư thế nào, ngồi xếp bằng, ngồi tựa lưng hoặc nằm xuống giường ; một bàn tay có thể đặt trên bụng dưới để cảm nhận rõ độ phồng lên và xẹp xuống của bụng theo hơi thở vô ra. Thưc hành thở trong những buổi tập từ 10 đên 15 phút lúc bụng trống hoặc thở mỗi lần một hoặc vài hơi bất cứ khi nào thấy thuận tiện. Hít thở sâu đến bụng dưới ngoài việc tăng cường nội khí còn có tác dụng trừ hư hoả, nạp khí về Thận. Thì thở ra chậm và dài phối hợp với động tác ép sát bụng có tác dụng điều hoà thần kinh giao cảm, giúp điều hoà cảm xúc, tăng cường khí huyết ra ngoại biên, làm ấm người và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường. Hít thở sâu còn có thể được phối hợp với phép quán. Nói chung tất cả những phương pháp khí công, thiền quán của phương Đông đều quan tâm đến hơi thở và gia tăng công năng khí hoá nên có thể giúp điều trị hen suyển.
Mình thiển nghĩ phương pháp luyện hơi trong lúc tập kèn có thể có tác dụng gần giống với bài tập trên nên có kết quả tốt trên bệnh nhân mà anh dangngocan đã nêu ở trên chăng...?mình chưa hiểu rõ lắm về phương pháp luyện hơi trong tập kèn, mình sẽ cố gắng nghiên cứu kỹ hơn nữa về trường hợp này để có thể trao đổi kỹ hơn với mọi người....smile....
Kính./.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 05.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MÙA HÈ : NÊN CẨN THẬN VỚI ĐỒ UỐNG LẠNH....

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít người đam mê nước đá lạnh, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh hay ngồi trong phòng điều hòa lạnh. Tuy nhiên, nếu để bị lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.

Lạnh đột ngột và virut là thủ phạm gây viêm họng đỏ cấp tính

Nguyên nhân thường gặp nhất là lạnh đột ngột và có vai trò tham gia tích cực của vi sinh vật, nhất là các loại virut. Virut thường chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng từ 60 - 80%) trong đó cần lưu ý các virut cúm và á cúm, virut đường ruột (Coxsackie). Vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 40%) trong đó gặp nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội (vi khuẩn gây bệnh cơ hội là vi khuẩn bình thường có thể có ở một số người lành, chúng không bệnh, sống ký sinh trên cơ thể người nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh), ví dụ như xoắn khuẩn Vencent, H. influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, liên cầu... Trong cơ chế gây bệnh, người ta thấy xuất phát điểm là do virut sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn (có thể một loại vi khuẩn nhưng cũng có thể là các vi khuẩn phối hợp).

Viêm họng đỏ cấp tính xảy ra trong trường hợp nào?

Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài phòng nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột ngột... Triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, có khi đắp chăn dày vẫn không hết rét; Đau, rát họng. Đau họng như nuốt đau, uống nước, ăn cơm, thức ăn cũng bị đau. Một số người bệnh ngoài các triệu chứng trên còn thấy đau đầu và nhức mỏi các cơ, khớp. Người bệnh có thể có ho, lúc đầu là ho khan, sau một thời gian vài ba giờ là ho có đờm. Đờm có thể là đờm đặc hoặc đờm lỏng. Có một số trường hợp khi khạc đờm có thể thấy một ít máu đỏ kèm theo làm cho người bệnh rất lo lắng. Nhiều trường hợp người bệnh thấy ngứa họng rất khó chịu; Có thể chảy nước mũi loãng hay nước mũi đặc. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh mà người ta thường gọi là "thò lò mũi xanh". Khám thực thể thấy họng đỏ, 2 amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng, trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu. Nếu là đợt cấp của viêm họng mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm mũi, xoang mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch sưng to và đau. Nếu có điều kiện, lấy chất nhày họng, đặc biệt là lấy mủ trong các hốc của amiđan bị viêm làm xét nghiệm vi sinh sẽ thấy rất nhiều tế bào bạch cầu, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu thấy sự có mặt của vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh thì nên tiến hành cho nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm thử nghiệm kháng sinh đồ. Khi nuôi cấy thấy xác định là liên cầu nhóm A (S. pyogens) thì cần xác định kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bằng phản ứng ASLO (antisteptolisin 0) bởi vì đây là vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh thấp tim tiến triển, đặc biệt là ở trẻ. Nếu chỉ số của phản ứng này vượt quá mức cho phép thì cần được tiêm phòng thấp (nếu là trẻ em) để đề phòng bệnh thấp tim. Đồng thời các bác sĩ lâm sàng cũng sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ để tham khảo chọn kháng sinh cho phù hợp nhằm tiêu diệt mầm bệnh triệt để.

“Chìa khóa” phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính

Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng). Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm, nhất là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A (test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính) cần cho trẻ được khám bệnh ở chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra...

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 05.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

BỊ CHẤN THƯƠNG CÓ NÊN XOA BÓP KHÔNG ?

Một số người do tập thể thao, lao động bị chấn thương nhưng chủ quan không đi khám bệnh mà thường tự xoa bóp bằng dầu, các loại rượu ngâm hoặc đắp lá náng... Kết quả là họ vô tình làm tăng tổn thương, gây biến chứng...

Khi bị chấn thương, không nên xoa bóp mạnh.
Theo các nhà chuyên môn với những chấn thương, kể cả chấn thương nhỏ, điều đầu tiên là người bệnh cần cố định vết thương để giảm phù nề. Đôi khi có những vi chấn thương rất khó phát hiện (chỉ hơi sưng và khó chịu) nên người bệnh chủ quan chỉ xoa dầu, đắp lá náng... nên đã gây những biến chứng nghiêm trọng. Có trường hợp một học sinh lớp 9 bị chấn thương ở chân do chủ quan để lâu đã gây vôi hoá dây chằng, tiêu huỷ các ổ xương nhỏ khiến chân bị đau không thể đi lại được đã phải phẫu thuật.

Thực tế, bệnh nhân này bị chấn thương phần mềm, bị dãn dây chằng bàn chân do ngã khi chạy. Thế nhưng, vì nghĩ chỉ là một chấn thương phần mềm nên đã không đi khám bệnh, không cố định vết thương mà dùng các biện pháp dân gian như xoa bóp, đắp lá... gây thêm sang chấn, đã bị biến chứng.

Các bác sĩ lưu ý, khi bị chấn thương, người bệnh tuyệt đối không được vận động, không xoa bóp mạnh vào vết thương mà phải cố định vết thương để giảm đau tránh phù nề. Vì khi xoa bóp vào vết thương làm tăng thêm sang chấn phù nề, thậm chí gây biến chứng từ chấn thương nhẹ đến tổn thương mạn tính.

Có thể sử dụng các biện pháp chữa dân gian sau khi cố định vết thương hoặc bị những chấn thương nhẹ ở phần mềm nhưng nên có tư vấn của các nhà chuyên môn. Điều cần lưu ý, với những tổn thương bị trợt, loét da không được sử dụng với các biện pháp này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Và điều cuối cùng tốt nhất, khi bị chấn thương, nên cố định ngay vết thương và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 10.06.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Người bệnh hen cần chuẩn bị gì trước khi mổ?

Khi phải trải qua một cuộc phẫu thuật, bạn có thể gặp những nguy cơ không thể lường trước được, ngay cả đối với người khỏe mạnh. Nếu mắc bệnh hen, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng trong và sau phẫu thuật hơn người không mắc hen nên những người bệnh này cần có sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần và các bước trước khi mổ.

Đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen trước khi phẫu thuật.
Những biến chứng có thể xảy ra

Phế quản co thắt đột ngột khi đặt ống nội khí quản trước cuộc mổ. Nếu cơn hen nặng xảy ra có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 trong máu. Giảm khả năng ho có hiệu quả làm cho đàm ứ đọng trong phổi dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn phổi, xẹp phổi. Dị ứng với latex dùng trong phẫu thuật, các thuốc gây mê. Nguy cơ xảy ra biến chứng tùy thuộc vào mức độ nặng của sự tăng đáp ứng đường thở, mức độ tắc nghẽn của đường thở, sự tăng tiết nhầy, tính nhạy cảm với latex, tiền sử lần mổ trước có dị ứng thuốc gây mê hay latex không. Những bệnh nhân có cơn hen vừa và nặng có nguy cơ cao hơn. Vì vậy kiểm soát hen tốt trước khi mổ là hết sức cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng phải được chuẩn bị kỹ trước khi mổ.

Trước khi mổ

Bác sĩ sẽ khai thác kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và thu thập thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, tần số các cơn hen xảy ra, nhu cầu sử dụng thuốc corticosteroids, thuốc giãn phế quản và các loại thuốc bạn thường bị dị ứng. Tốt nhất là một tháng trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần được đảm bảo kiểm soát hen tốt và hoàn toàn không có triệu chứng hen. Khi đo chức năng hô hấp, FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu) hoặc lưu lượng thở ra đỉnh phải đạt mức tốt nhất của người bệnh. Trong trường hợp chức năng hô hấp tương đối thấp, việc gây mê vẫn có thể được thực hiện một cách an toàn, tuy nhiên cần phải chăm sóc theo dõi thật chặt chẽ trong và sau mổ. Nếu chức năng hô hấp rất kém và triệu chứng lâm sàng nặng, bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp thay thế như gây tê cục bộ hoặc gây tê tủy sống.

Chuẩn bị mổ

Nếu bạn đang có triệu chứng hen, bác sĩ sẽ dùng một đợt điều trị ngắn với corticosteroids dạng uống. Khi bệnh ổn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc đến khi cuộc mổ bắt đầu. Trước khi mổ, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giãn phế quản dạng hít và vì bệnh nhân không dùng được dạng thuốc uống nên bác sĩ sẽ đổi qua corticosteroids dạng tiêm. Việc sử dụng corticosteroids không gây ảnh hưởng đến việc lành vết thương cũng như không làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu nhưng làm giảm được tác hại do cơn hen kịch phát gây ra.



Người bệnh hen thường được gây tê tủy sống khi phẫu thuật.
Sau khi mổ

Nên tiếp tục điều trị hen như trước. Corticosteroids dạng uống vẫn tiếp tục được dùng nếu hen chưa được kiểm soát, khi triệu chứng hen được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang dạng hít. Việc nằm nghỉ hoàn toàn trên giường trước và sau mổ sẽ làm bệnh nhân khó khạc đờm, dễ đưa đến nhiễm khuẩn, vì thế bệnh nhân nên ngồi dậy càng sớm càng tốt.

Tóm lại, phẫu thuật cho bệnh nhân hen sẽ có nhiều nguy cơ hơn người không bị hen. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám và đánh giá mức độ bệnh kỹ lưỡng, phải kiểm soát hen triệt để và loại bỏ các yếu tố kịch phát. Nếu được chuẩn bị kỹ và có biện pháp xử trí đúng đắn, cuộc mổ vẫn có thể tiến hành an toàn. Trường hợp triệu chứng hen nặng và chức năng hô hấp kém, thay vì gây mê tổng quát, bác sĩ sẽ chọn lựa giải pháp thay thế./.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net