GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055936047
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 13.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - MỘT SỐ BÀI CHIA SẼ TRONG TUẦN THÁNH

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ 
Người đăng Thông điệp
pet_tran
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 08/09/2007
Bài gửi: 66
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 6 lần trong 6 bài viết

Bài gửigửi: 17.03.2008    Tiêu đề: MỘT SỐ BÀI CHIA SẼ TRONG TUẦN THÁNH Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin gửi tới anh chi em mọt so bai chia sẽ lời Chúa trong tuần thánh (sưu tầm)
Lời Chúa 31 - Ngày 16.03.2008

Thứ Tư Tuần Thánh



Chúa Giêsu mời gọi tôi làm bạn với Ngài


Giuđa Iscariot đã phản bội thầy mình là Chúa Giêsu, và đồng thời cũng đã phản bội bạn bè của mình là các tông đồ khi ông vì ham tiền mà đã bán Chúa (Mt 26, 20-25; Mc 14, 10-11; Lc 22, 3-6; Ga 13, 21-30).

Một kinh nghiệm đau thương cho những người bị phản bội, một mất mát cho những người vì yêu thương vô vị lợi mà không lên án xét xử kẻ phản bội.

Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy trở nên người bạn trung thành của Ngài, để bù đắp những đau khổ do Giuđa Iscariot gây ra trong tâm hồn của Ngài.

1- Chúa Giêsu mời gọi tôi làm bạn của Ngài.

“Nếu hôm nay anh em nghe tiếng Chúa thì chớ cứng lòng” (Mt 10, 17-23)

Chúa Giêsu đang nói với chúng ta, cách kêu gọi của Chúa khác hẳn với cách kêu gọi của loài người, mỗi người được Chúa kêu gọi cách khác nhau. Khi kêu gọi chúng ta Ngài không hứa sẽ đưa chúng ta đến cuộc sống an nhàn hay sung túc ở đời này, nhưng là hứa đưa chúng ta đến đời sống vĩnh cữu với Cha trên trời.

Ngài đã để mắt đến chúng ta, khi thánh Luca đã cho chúng ta thấy có một chàng thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời (Lc 18, 18-23)

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở nên bạn của Ngài : “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền cho” (Ga 15, 14). Ngài không gọi chúng ta là những tôi tớ, nhưng là bạn hữu, mà đã là bạn hữu thì được thông phần với bạn của mình. Ngài gọi chúng ta là bạn, vì :

- Ngài yêu thương chúng ta, Ngài muốn chúng ta kiên vững tin vào Ngài, Ngài yêu thưong chúng ta, tìm kiếm chúng ta như tìm con chiên lạc.

- Ngài đã làm người, đã hạ mình hết mức, đã giang rộng cánh tay để đón nhận chúng ta.

Ngài đã muốn hiện diện bên chúng ta, sát chúng ta, chúng ta không thấy Ngài nhưng Ngài vẫn có đó, đợi chờ và yêu thương chúng ta, như lời Ngài đã nói với thánh Tôma : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20, 29).

Chúa Giêsu vẫn ở mãi với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế trong bí tích Thánh Thể.

2. Câu trả lời của tôi.

Nếu Chúa Giêsu ở trong tôi thì tôi phải làm gì ?

a. Đó là sự kết hợp với tinh thần của Chúa.

Bằng cách : không phạm tội trọng, không quay lưng với Ngài, luôn luôn lịch sự với Ngài, và năng chuyện trò với Ngài.

- Tôi phải cố gắng tìm hiểu Ngài thích gì, cần gì nơi tôi : đó là sự nguyện ngắm và yêu thương kết hợp với Ngài.

b. Kết hợp với hi sinh.

Bằng cách : từ bỏ ý riêng của mình, tức là đánh (cái) tôi, đánh ngã (cái) tôi và đánh chết (cái) tôi. Ba bứơc để trở nên người bạn thân thiết của Chúa Giêsu.

3. Suy niệm.

A. Kết hợp với tinh thần của Chúa.

Tinh thần của Chúa Giêsu mà chúng ta thấy rõ nhất khi Ngài cầu nguyện trong vườn Cây Dầu chính là tinh thần phó thác, khi Ngài đang bị cơn đau khổ hành hạ, không phải nơi thân xác, nhưng là trong tâm hồn. Ngài đã phó thác trọn vẹn trong thánh ý của Cha : “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39), phó thác là một hành vi một sự tin tưởng tuyệt đối vào Đấng toàn năng, là Đấng có quyền cho và có quyền lấy lại...

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ dàng kết hợp với Chúa khi chúng ta đau khổ, khi chúng ta gặp bất hạnh và chán chường, bởi vì -xét cho cùng- đau khổ chính là phương tiện mà Thiên Chúa đã dùng để tôi luyện tinh thần phó thác của chúng ta, Chúa Giêsu trong thân phận con người cũng không thoát khỏi sự thử thách ấy...

Để trở nên người bạn trung thành với Chúa Giêsu, chúng ta phải có tinh thần của Chúa : tinh thần phó thác. Trong cơn hoạn nạn mới biết ai là bạn thân thiết, phó thác không có nghĩa là khoán trắng, nhưng phó thác với tình yêu và tin tưởng, đó chính là tinh thần phóc thác đích thực của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu.

B. Kết hợp với hi sinh

Hi sinh tức là chịu mình thua thiệt, hi sinh tức là quên mình đi mà chỉ có tha nhân. Chúa Giêsu đã làm như thế khi tự huỷ mình ra không, trở nên con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nơi Ngài chỉ có việc cứu chuộc con người là chính, và ví thế Ngài đã chết đi.

Hi sinh cũng là từ bỏ ý riêng của mình, ý riêng là cái tôi.

Có ba bước để đánh (cái) tôi :

1. Đánh tôi.

2. Đánh ngã tôi.

3. Đánh chết tôi.

Đánh tôi tức là đánh cho cái tôi của mình không còn chiều theo tính xác thịt nữa, tính xác thịt tức là lòng tham sân si mà mỗi ngày ma quỷ luôn dùng như một khí cụ để cám dỗ chúng ta. Cái tôi chúng ta đánh nó, nhưng không quyết tâm đánh thì nó lại ngóc đầu lên và càng kiêu ngạo thêm, do đó bước thứ hai phải là đánh ngã tôi.

“Đánh ngã tôi” tức là đánh phủ đầu bằng những việc hãm mình dẹp xác, bằng lời cầu nguyện liên lĩ, bằng sự chay tịnh và lãnh nhận các bí tích, lúc đó cái tôi sẽ không còn cơ hội đứng lên, đánh cho nó ngã. Nhưng ngã mà thôi thì cũng chưa đủ, bởi vì khi chúng ta té ngã thì chúng ta có thể lồm cồm đứng dậy, dù đứng dậy nghiêng ngã, cái tôi cũng vậy, nếu đánh ngã thì nó sẽ còn chỗi dậy, do đó, bước thứ ba phải đánh nó chính là đánh chết tôi.

“Đánh chết tôi” thì sẽ trở nên gần giống Chúa Kitô, chết thì không thể đứng dậy, chết thì không thể còn ham muốn, nhưng bất động, thiêu huỷ và mất đi. Cái tôi của chúng ta cũng vậy, cần phải đánh chết nó, nó mới không còn bò dậy để làm cho chúng ta sống trong cái tôi tham lam của mình. Chúa Kitô chỉ một bứơc mà Ngài đã đánh chết cái tôi của mình : yêu thương và vâng phục thánh ý của Cha, Ngài vì yêu thương Cha và yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã quyết tâm đánh chết cái tôi của mình : “...nhưng đừng xin theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39).

“Đánh chết tôi” để trở nên người bạn đồng hình đồng dạng với Đức Kitô đau khổ, chết và phục sinh; đánh chết tôi để mỗi người trong chúng ta trở nên tạo vật mới trong ân sủng của Thiên Chúa nhờ Đức Kitô, Đấng mời gọi chúng ta, hết thảy, trở nên bạn thiết nghĩa của Ngài...

3. Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã mời gọi chúng con trở nên những người bạn thân thiết với Chúa, Chúa đã trở nên quá gần gủi với con người của chúng con khi giáng sinh nơi hang đá Bêlem, và Chúa đã bày tỏ cho chúng con thấy tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con quá đổi, khi Chúa đã chấp nhận chịu chết, thí mạng sống cho người mình yêu là nhân loại tội lỗi trên thập giá giữa đồi Calvê.

Xin Chúa ban cho chúng con, không chỉ trở nên bạn của Chúa trong những ngày của Tuần Thánh này, mà là mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng con. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.





Thứ Năm Tuần Thánh

Trong bầu khí linh thiêng trang trọng của buổi chiều hôm nay, Họi Thánh tưởng niệm hai hành vi cao cả Đức Giêsu đã làm trước khi đi chịu chết: (1) Rửa chân cho các môn đệ; (2) Bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên.
*
Hôm nay Đức Giêsu đi vào giờ của Người, giờ định mệnh, với tất cả ý thức sáng suốt và quả cảm. Người biết Người sẽ chết, nhưng là một cái chết tự nguyện để tuân hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha, và là một cái chết vô tội để cứu chuộc toàn thể loài người. Hai hành vi Đức Giêsu làm (rửa chân; lập Bí Tích Thánh Thể) đều nói lên ý tưởng đó. Nhưng cả hai hành vi ấy đều phát đều được thực hiện “chỉ vì yêu”. Đây là tình thương vô bờ bến của Đức Giêsu đối với nhân loại, đối với các môn đệ, đối với từng con người. Đúng y như câu mở đầu của bài Tin Mừng cho thấy: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1) và lời tuyên bố của Đức Giêsu sau đó: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

1) Rửa chân
Trong bầu khí linh thiêng và yêu thương của Bữa tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu đã đi rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành vi mà ngay người nô lệ Do-thái cũng không phải làm cho ông chủ Do-thái. Chỉ nô lệ ngoại quốc mới phải rửa chân cho một người chủ Do-thái. Các môn đệ không phải là chủ, Đức Giêsu lại không phải là nô lệ ngoại quốc! Ông Phêrô đã thay mặt anh em nêu thắc mắc. Đức Giêsu đã trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,7). Khi “cởi áo ra” để chuẩn bị rửa chân là Đức Giêsu sống trước cái chết của mình, như người mục tử “bỏ mạng” vì đàn chiên. Khi Người “mắc áo lại” là Người sống trước cuộc Phục Sinh của Người, như Người đã nói: “Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10,18).
Chiều hôm nay, Đức Giêsu ra tay cứu thế; lễ Vượt Qua sắp bắt đầu. Người cần phải thanh tẩy các môn đệ. Không ai tự thanh tẩy mình được. Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ, nghĩa là báo trước cái chết và sự sống lại của Người, để mọi việc ăn năn của chúng ta luôn nhận được ơn tha thứ.
Nhưng hành vi này cũng là một hành vi diễn tả tình bác ái huynh đệ. Đức Giêsu đã làm như thế là để cho các môn đệ một tấm gương về cách sống trong Họi Thánh. Chính vì thế hôm nay Họi Thánh muốn người đứng đầu cộng đoàn tự mình thực hiện nghi lễ rửa chân. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục, các chủ chăn, những người lãnh đạo cộng đoàn trở thành những người phục vụ chân chính. Xin anh chị em cũng tha thứ cho các vị vì bao lần không có tâm tình và thái độ phục vụ cho đủ: làm linh mục là một ơn nhưng-không Chúa ban để làm người phục vụ, nhưng người ta cũng có thể coi đó là một đặc quyền để khẳng định vị trí trên trốc, mà đòi hỏi được phục vụ. Xin anh chị em cùng chia sẻ trách nhiệm xây dựng cộng đoàn giáo xứ hay các cộng đoàn tu trì thành gia đình hiệp nhất yêu thương, với người lãnh đạo anh chị em, nhờ cùng phục vụ khiêm tốn.

2)Lập Bí Tích Thánh Thể
Đức Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong khuôn khổ lễ Vượt Qua, Tiệc Giao Ước. Đây là nghi lễ tưởng niệm nhắc Thiên Chúa nhớ lại lòng Người thương xót để tiếp tục cứu độ. Đây cũng là nghi lễ tưởng niệm nhắc dân nhớ lại các hồng ân đã nhận để cảm tạ, ngợi khen Thiên Chúa và tuân giữ mọi điều lệ của Giao ước cho trung thành. Đây cũng là nghi lễ hiện tại hóa Giao ước tình yêu Thiên Chúa đã ký kết với Dân Người.
Trong bí tích này, khi Đức Giêsu nâng tấm bánh và chén rượi lên mà nói: “Đây là Mình Thầy … Đây là Máu Thầy”, Người thật sự ban Thịt và Máu Người cho chúng ta. Nhưng trong ngôn ngữ Do-thái của Đức Giêsu và của thánh Phaolô thời ấy, “thân thể/mình” không chỉ là một phần của con người, cùng với linh hồn và trí tuệ. “Thần thể/mình” là trọn vẹn cuộc đời của Đức Giêsu với mọi yếu tố vui buồn sướng khổ, thành công thất bại, còn “máu” là một biến cố, là cái chết. Đức Giêsu đã dùng Bí Tích Thánh Thể để làm cho các môn đệ được kết hợp với Người và kết hợp với nhau, Người đã dùng Bí Tích Thánh Thể để làm nên Họi Thánh như thế đó. Thánh Phaolô đã hiểu điều đó khi viết: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,16-17). Tuy nhiên, khi Đức Giêsu bảo các môn đệ “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, là Người muốn các môn đệ, là hình ảnh Họi Thánh, hãy làm ra Bí Tích Thánh Thể liên tục để Đức Giêsu lại tái hiện, giúp mọi người cùng chết để cùng sống lại và về với Chúa Cha. Lý do là vì đã cùng hiệp thông với Đức Giêsu trong lời truyền phép: “Đây là Mình Thầy”, chúng ta cũng phải hiến dâng cuộc sống vì anh chị em, đã hiệp thông với Đức Giêsu mà nói: “Đây là Máu Thầy”, chúng ta cũng phải hiến dâng cả cái chết vì anh chị em mình. Qua hành vi hiến dâng cuộc sống và cái chết ấy, tự nguyện, trong sự hiệp thông với Đức Giêsu, chính Người tháo gỡ ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và cho ta đi vào cuộc sống mới. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhất định chọn đi theo con đường riêng của chúng ta, Đức Giêsu chẳng thể làm gì để ngăn cản chúng ta, như Người đã không ngăn cản Giuđa khi ông rời phòng tiệc để đi vào trong đêm tối (Ga 13,30), “đêm tối” vì không còn hiệp thông với Đức Giêsu là ánh sáng cho trần gian, “đêm tối” vì không còn hiệp thông với anh chị em.
Chính vì thế, trong khóa hợp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo dân ngày 25/11/2004, Đức giáo hoàng đã nói: “Thánh thể là con tim của giáo xứ, nguồn mạch của sứ vụ và sự hiện diện giáo xứ, đổi mới giáo xứ mi mi. Trn thực tế, gio xứ l một cộng đồng những người đ được rửa tội, là những người diễn tả căn tính của mình hơn hết qua sự cử hành hy lễ Thánh Thể”.
*
Giờ đây chúng ta sắp cử hành tất cả những công việc trọng đại ấy. Xin Đức Giêsu giúp chúng ta từ bỏ con người cũ trong nghi thức rửa chân này, để tiến sang kết hợp mật thiết hơn với Người trong mầu nhiệmThánh Thể, hầu sau đó, ta sống cuộc đời mới trong tình yêu thương huynh đệ, trong nỗ lực phục vụ khiêm tốn mỗi ngày.

FX VÅ© Phan Long, OFM


Thứ Sáu Tuần Thánh

Suy niệm Mùa Chay

Bài giảng trên núi... Sọ


Càng đến gần Tuần Thánh, mọi người lại càng hướng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và cao điểm của hành trình thương khó là cái chết của Ngài trên thập giá. Thần học và truyền thống đã nói nhiều về những đau đớn thể chất và tinh thần của Đức Giêsu, Đấng muốn mang trọn vẹn thân phận của loài người để biến đau khổ thành ơn cứu độ... Những giáo lý và truyền thống đó vẫn còn nguyên giá trị.

Thế nhưng, Mùa Chay này, tôi bỗng nghĩ rằng mình phải trực tiếp lắng nghe tiếng Chúa chứ không thông qua một ai, dù cho đó là truyền thống đáng kính của Giáo Hội.

Tôi tự nhủ rằng giáo huấn của Thầy thì nhiều và câu nào cũng có giá trị, nhưng những lời cô đọng nhất ắt phải là những lời trối trăn khi cái chết gần kề. Thật như vậy, trên thập giá, mỗi câu nói của Chúa Giêsu không chỉ là bản tóm lược các giáo huấn của Ngài, mà còn nói lên rõ ràng rằng Ngài đã sống những điều Ngài dạy từng giây từng phút trong trọn cuộc đời mình. Tôi đã biết nhiều người thầy dạy: 'Hãy làm điều tôi nói, đừng làm điều tôi làm'. Tôi không đủ kiến thức để biết được từ cổ chí kim có bao nhiêu bậc thầy sống trọn vẹn điều mình dạy, nhưng khi lắng nghe những lời trăn trối của Thầy Giêsu, tôi biết rằng Thầy của tôi là vị thầy đã sống không sai một li những điều Ngài dạy dỗ các môn sinh mình. Thế rồi tôi khám phá một sự thật làm tôi ngỡ ngàng: Thập Giá là nơi mà hạnh phúc của Đức Giêsu lên cao đến tuyệt đỉnh, và từ đó tôi hiểu rằng cuộc đời của Ngài ở thế gian là một cuộc đời hạnh phúc.

Lời nói của tôi hẳn gây chói tai. Người ta ghi khắc trong đầu tôi một Đức Kitô bất hạnh giữa thế gian này, và rồi dạy tôi phải đối diện với cuộc đời với bộ mặt u sầu đau khổ nếu tôi muốn làm một môn đệ Chúa Kitô. Nhưng những lời trăn trối của Thầy buộc tôi phải nhớ lại Hiến Chương Nước Trời, một hiến chương đặt hạnh phúc của tôi lên hàng tối thượng.

Lời dạy dỗ đầu tiên được ghi lại trong Tân Ước là bài giảng mà Đức Giêsu thực hiện trên một ngọn đồi thành Ca-phac-na-um. Bài giảng khởi sự bằng tám mối phúc của một con người. Và nơi đồi Calvê, Chúa Giêsu cũng nói 8 lời, và mỗi lời đều chứng tỏ rằng Ngài đã sống từng mối phúc một. Chúa Giêsu đã đi đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc nhân loại lúc Ngài hấp hối trên thập giá, bởi vì Bài Giảng Trên Núi Galilê đã được hoàn tất nơi Bài Giảng Trên Núi Sọ.

1. Phúc cho ai có tinh Thần nghèo khó: "Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46)

Chúa Giêsu đã sống nghèo vật chất: "con chim có tổ, con cáo có hang, nhưng Con Người...". Nhưng hơn cả nghèo vật chất, Ngài nghèo khó tinh thần. Ngài không có một ý muốn của Ngài, một tình cảm của Ngài, một lời nói của Ngài... Trọn đời Ngài, Ngài chỉ thực hiện ý muốn của Cha, chỉ truyền thông tình yêu của Cha, chỉ chuyển lại những lời Ngài nghe Cha nói. Người nghèo là một người hoàn toàn lệ thuộc một ai khác. Đức Giêsu hoàn toàn lệ thuộc Chúa Cha: ngay cả mạng sống, ngay cả linh hồn, Ngài cũng phó thác cho Cha... Trên thập giá, Ngài đã khó nghèo đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

2.Phúc cho ai hiền lành : "Này Bà, đây là Con Bà" (Ga 19, 26)

Chúa Giêsu là Đấng "hiền lành và khiêm nhường trong lòng". Hành động Trên Núi Sọ cho thấy cách thể hiện cao độ của sự hiền lành đó. Ngài mong mỏi Đức Mẹ chia sẻ trọn vẹn cuộc khổ nạn của Ngài và trở thành Đấng “Đồng Công Chuộc Tội”. Thế nhưng đường Ngài đưa Mẹ đi vẫn là con đường hiền lành chứ không phải là con đường áp đặt thô bạo. Trước giây phút phải vĩnh viễn xa lìa người Mẹ, Ngài giao Mẹ cho người môn đệ yêu thương để nối tiếp mình chăm sóc Mẹ. Trên thập giá Ngài đã đòi hỏi Đức Mẹ đến tột độ trong một thái độ hiền lành cũng tuyệt đỉnh: Ngài đã có phúc đến tuyệt đỉnh.

3. Phúc cho ai sầu khổ : "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!" ( Mt 27, 46 ).

Ngài đã sầu khổ: sầu khổ cho những người bơ vơ như đàn chiên không chủ chăn, sầu khổ cho những người thấp cổ bé miệng bị gạt ra ngoài lề xã hội, sầu khổ cho những kẻ cứng lòng tin... Sầu khổ vì những kẻ nhân danh đạo đức lên án Ngài, sầu khổ vì một môn đệ phản bội Ngài, sầu khổ vì những tông đồ bỏ rơi Ngài, và nỗi sầu khổ cay đắng nhất là thấy chương trình của Cha dường như thất bại đến độ Người bỏ rơi Ngài và Ngài phải kêu van... dù cho lời kêu van ấy là câu khởi đầu cho một bài ca cảm tạ ngợi khen (Tv 22). Trên thập giá, Đức Giêsu đã sầu khổ đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

4. Phúc cho ai khao khát : "Tôi khát" (Ga 19, 28)

Trong cuộc đời Chúa, Ngài đã có lần khát nước thực sự, chẳng hạn bên bờ giếng ở Samaria... Nhưng điều Ngài khao khát nhất, ấy là khao khát sự công chính, khao khát các linh hồn. Ngài sẵn sàng trao máu mình để cho mọi người sống bằng sự sống của Ngài, thế mà đến cuối đời, có vẻ như không ai nhận lấy sự sống ấy: Cơn khát của linh hồn và cơn khát trong thể lý đã lên đến tột đỉnh trên Núi Sọ, khiến Ngài phải mở miệng than vãn lần đầu tiên và duy nhất trong đời: "Tôi Khát". Trên thập giá, cơn khát của Ngài đã lên đến tuyệt đỉnh: Ngài đã hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

5. Phúc cho ai có lòng thương xót: "Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng"(Lc, 23, 43).

Suốt đời, bất cứ lời nói hành vi nào của Ngài cũng đầy tâm tình xót thương. Chính vì lòng xót thương mà Ngài buộc phải làm phép lạ; chính vì xót thương mà Ngài đã khóc cho Lazarô và cho Giêrusalem, chính vì xót thương mà Ngài đã bảo vệ cho người nữ ngoại tình, chính vì xót thương mà Ngài đã tha thứ cho Phêrô trước khi ông chối Ngài... Nhưng lòng thương xót ấy đạt đến cao điểm khi Ngài hứa đồng hành về Thiên Đàng với một kẻ trộm mà không hề thắc mắc gì về tội lỗi của người ấy: Ngài chỉ biết rằng người ấy là một kẻ bị đóng đinh bên cạnh Ngài, như Ngài. Trên thập giá, lòng thương xót của Ngài đạt đến tuyệt đỉnh: Ngài đã hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

6. Phúc cho ai có lòng trong sạch: "Này Anh, đây là Mẹ anh". (Ga 19,27)

Có lòng trong sạch nghĩa là không bao giờ có một ý nghĩ nào sai lệch. Người có lòng trong sạch là người mà lời nói luôn trung thực với ý nghĩ mình. Trong xã hội loài người, không thiếu gì trường hợp người ta nghĩ một điều mà lại nói một điều khác, vì cả nể, vì tư lợi, hay vì sợ hãi. Ngài là Đấng mà suốt đời "Có thì nói có và không thì nói không". Khi trao phó thánh Gioan cho Mẹ mình, Đức Giêsu thực sự muốn Mẹ Ngài yêu thương Gioan như yêu thương chính Ngài, và qua Gioan, tất cả nhân loại trở nên thực sự anh em Ngài. Ý nghĩ tha thiết nhất của Ngài tuôn ra thành lời nói cũng thiết tha nhất. Trên thập giá, lòng trong sạch của Ngài đã lên đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

7. Phúc cho người xây dựng hoà bình: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 )

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha ghi lại một chân lý muôn đời: "Những biến cố trong cuộc sống hàng ngày chứng tỏ rõ ràng rằng sự tha thứ và hòa giải cần thiết biết bao cho sự canh tân cá nhân và xã hội". Muốn xây dựng hòa bình, bình an, điều đòi hỏi tối cao là phải tha thứ, và cái tha thứ khó thực hiện nhất là tha thứ cho kẻ làm hại mình. Chúa Giêsu xây dựng Hoà Bình bằng cách tha thứ, và hơn thế nữa, Ngài cầu nguyện để xin Cha cũng tha thứ cho họ. "Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ bách hại". Lời nói ngược đời này đã được chính Ngài thực hiện đến tuyệt đỉnh trên thập giá để kiến tạo hoà bình: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

8. Phúc cho kẻ bị bách hại vì lẽ công chính. "Mọi sự đã hoàn tất". ( Ga 19, 30)

Cứ như thể Chúa Giêsu nói lời kết thúc cho bài giảng khởi sự trên núi Galilê và đến Núi Sọ mới chấm dứt. Cuộc đời Ngài là một cuộc đời bị bách hại vì lẽ công chính. Bị bách hại ngay từ ngày Ngài nhìn thấy đền thờ Cha Ngài 'biến thành hang kẻ trộm' và vắng bóng Thiên Chúa. Bị bách hại trong anh em nghèo khó của Ngài: "Ta đói các người không cho ta ăn, Ta khát các ngươi không cho Ta uốn...". Bị bách hại vì lời Ngài bị coi là chói tai và họ ném đá Ngài. Và để cho ‘mọi việc hoàn tất’ cuộc bách hại ấy đã đưa Ngài lên Núi Sọ. Trên thập giá, cuộc bách hại đã đi đến cùng, đã được hoàn tất: Hạnh phúc của Ngài ở đấy đã hoàn hảo.

Trong ngôn ngữ Phúc Âm, tuyệt đỉnh của hạnh phúc là được kết hiệp với Thiên Chúa, và sự kết hiệp này còn được gọi là 'hưởng Nước Trời' hoặc 'chết cho xác thịt'. Và chúng ta lại thấy sự trùng hợp giữa những lời thốt lên ở cả hai ngọn núi. Tại Galilê, mối phúc của người nghèo khó (thứ nhất) và của người bị bách hại (thứ tám) được kết bằng : "vì Nước Trời (hiện nay) là của họ". Trên Núi Sọ, lời "phó thác linh hồn" (tương ứng với nghèo khó) và lời "mọi sự hoàn tất" (tương ứng với bách hại) đều được tiếp nối bằng "rồi ngài tắt thở".

Khi một người hấp hối thì không còn tâm trí đâu mà kìm hãm miệng lưỡi mình, điều khiển phản ứng mình; chính vì thế mà trên thập giá con người thật của Đức Giêsu được bộc lộ không che chắn: Tám Mối Phúc Thật toát lên qua 8 lời nói cuối cùng của Ngài, lúc Ngài hưởng niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh. Những lời này làm chứng cho giáo huấn của Ngài: Hiến Chương Nước Trời là con đường để cho môn đệ Ngài cảm nhận hạnh phúc khi họ chịu đóng trên thập giá như Ngài.

Tôi biết rằng những suy tư của mình rất gượng ép, rất chủ quan, và không có một cơ sở thần học nào. Nhưng có một điều hẳn không chủ quan tí nào, đó là Chúa Giêsu trên thập giá đã đạt đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc trần gian. Nếu thập giá chỉ là khổ đau thì Ngài đã không đem thập giá mà bắt môn sinh Ngài vác. Tại sao chúng ta cứ nhất định biến Thầy Chí Thánh của mình thành một tay sadique, một kẻ bạo tàn thích gây đau đớn cho những người mình thương? Chính thập giá là nơi duy nhất mà Kitô hữu sẽ tìm thấy hạnh phúc, với điều kiện là phải chấp nhật "trút linh hồn". Cái mất mát lớn nhất của Kitô hữu là không nhìn thấy hạnh phúc của mình trên thập giá: họ tiếp tục sống đời sống của những người chưa bao giờ cảm nghiệm thập giá, để rồi rao giảng một Đức Kitô tách rời với thập giá, nghĩa là một Đức Kitô vô phúc.

Nếu đến giờ này chúng ta vẫn còn nghĩ rằng thập giá là điều khổ nhục mà mỗi Kitô hữu phải nai lưng gánh chịu, để đền tội (chẳng lẽ Chúa Giêsu chưa đền đủ?), để lập công (chẳng lẽ chúng ta được cứu nhờ công trạng mình chứ không phải nhờ Chúa Giêsu?) hầu mai sau được hưởng phước đời đời; nếu ta nghĩ như thế, thì có nghĩa là chúng ta chưa hiểu gì về tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã sống; và tội nghiệp hơn nữa, chúng ta không cảm nhận được cái hạnh phúc tuyệt đỉnh nơi thập giá. Có lẽ vì thế ngay từ Chúa Nhật thứ II mùa Chay, Giáo Hội đã nhắc lại trong bài đọc II lời kêu gào của thánh Phaolô trong khi ngài đang ở tù, đang bị đóng đinh, đang cảm nếm hạnh phúc: "Tôi đã nói nhiều lần và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại: có nhiều người sống đối nghịch với Thập giá Đức Kitô" (Pl 3, 18)

Trong Tuần Thánh, và nhất là vào ngày Thứ Sáu Tôn Vinh Thánh Giá, Kitô hữu mọi nơi thường hát: "Vinh quang của ta là Thánh Giá Chúa Kitô, nơi Người ơn Cứu Độ của ta..." Lời hát này sẽ mãi là một ‘sáo ngữ’ ngày nào bạn và tôi chưa chịu đóng đinh với Chúa trên thập giá để cảm nếm được cái hạnh phúc tuyệt đỉnh của một người nghèo, hiền lành, đói khát, sầu khổ, trong sạch, bình an, xót thương và bị bách hại. Và nếu hạnh phúc Thánh Giá của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh - của hôm nay - chưa trở thành thành hiện thực trong mỗi một chúng ta, thì e rằng hạnh phúc Sống Lại của ngày Chúa Nhật Phục Sinh - của mai sau - sẽ chỉ là một ảo tưởng.
Trần Duy Nhiên




Ta thuộc hạng người nào?

Ga 18,1-19,42

Như thế là những thượng tế, biệt phái và luật sĩ đã thành công theo cái nhìn trần tục của họ : họ đã đóng đinh được Chúa Giêsu .Vâng, những thượng tế và ngay cả nhiều người Do Thái lúc đó đã mở cờ trong bụng, đã ăn mừng vì Giêsu người ta gọi là ĐẤNG CỨU THẾ đã chết ! Nếu nhiều người thời đó và ngay cả ngày nay đã có những suy nghĩ, đã có cái nhìn về Chúa Giêsu như thế: Họ đã lầm hay nói cách nôm na hơn họ đã u tối thật sự vì cái chết của Chúa Giêsu theo ý Chúa Cha đã làm cho Ngài được vinh quang, chiến thắng. Chết mới nói lên lời. Chết mới mở ra sự sống mới. Bản án của Chúa Giêsu mà dân chúng thời đó bị mua chuộc, bị xúi giục la ó : đóng đinh Chúa vào thập giá vẫn muôn đời còn đó và bản án cho người công chính vô tội mà Philatô tuy biết vì ghen ghét, họ đã trao nộp Chúa Giêsu cho Ông sẽ đời đời hằn sâu trên mặt Philatô vì Ông đã hèn nhát, thiếu bản lãnh để nói ít nhất là một câu cho Chúa Giêsu : Người vô tội .

I. Hạng người đã không gặp Chúa: Đám đông người qua đường. Những người qua đường,đám đông đã không thông cảm với Chúa Giêsu ,họ đã hoàn toàn xấu xa,nhẫn tâm ,chửi rủa,mắng nhiếc Chúa Giêsu,muôn đời họ đã không gặp được Chúa.

II. Hạng người không gặp được Chúa:Bọn lính. Những người thi hành lệnh của cấp trên, nếu xét về lý họ không có tội, nhưng họ đã hùa theo, không cảm thông với Chúa Giêsu, họ đã đánh đập, mắng nhiếc Chúa. Họ quả thực dã tâm đã không thương tiếc Chúa dù rằng họ chả có quyền gì. Họ đáng tội vì hùa theo mà thách thức làm nhục Chúa Giêsu.

III. Hạng người không gặp được Chúa:Trưởng tế, Biệt Phái, Luật Sĩ. Chính họ đã ganh ghét Chúa Giêsu, luôn rình rập để bắt bẻ và kén án Chúa Giêsu. Họ đắc chí vì đã mua chuộc được Giuđa phản bội, bán Chúa Giêsu 30 đồng bạc. Họ qúa dã man và ác tâm.

IV. Hạng người không gặp được Chúa: tên trộm dữ. Tin mừng cho thấy rõ tội của y tầy trời, nhưng y đã tỏ ra nhỏ nhen vào hùa với người khác để mắng nhiếc,nói lời lộng ngôn và thách thức Chúa Giêsu.

V. Hạng người đã gặp được Chúa: người trộm lành. Người trộm lành chấp nhận tội lỗi của mình và nhận bản án của mình là đúng, đồng thời bênh vực Chúa Giêsu là người vô tội và chê trách tên trộm dữ là lộng ngôn, vô phép không biết điều. Người trộm dữ đã được Chúa thương cứu độ, phong thánh và cho vào nước Chúa ngay vào lúc ông nại tới tấm lòng thương xót của Chúa Giêsu. "Lạy Ngài khi nào Ngài về nước Ngài xin nhớ đến tôi với". Người trộm lành đã gặp được Chúa vì ông có lòng thương người. Chính lòng thương người đã giúp ông nhận ra Chúa trong khi biết bao người đã hùa theo, la ó đòi đóng đinh Chúa vào thập giá. không một ai dám lên tiếng bênh vực Chúa Giêsu vộ tội, ngay cả các môn đệ cũng thế.

Đối diện với bản án của Chúa Giêsu và đi hết cuộc hành trình thập giá tiến về
núi sọ.Ta thuộc hạng người nào?




Cái chết buổi trưa Thứ Sáu


Trong cái chết của Đấng bị treo trên Thập Giá, chúng ta ngộ ra được sự thật đáng kinh hoàng về chúng ta: Chúng ta đã lang thang rong chơi và phí phạm bao nhiêu thời gian ở một xứ sở xa xăm cách biệt quê nhà muôn vạn dặm. Thập Giá của người là biển chỉ đường về với Cha, Đấng đang mong chờ chúng ta.

Quá thường một cách đáng ngạc nhiên, tôi gặp gỡ những người mà khi nói về Thập Giá Đức Kitô, họ thú nhận "Không hiểu gì hết". Nhiều người là người Công Giáo lâu năm, có khi rất sốt sắng đạo đức. Cũng có người đang tìm hiểu về đạo. Cũng có những người nói thẳng ra rằng chính cái cảnh máu đổ đầm đìa ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là cái lý do chính làm cho họ không thể nào là người Kitô hữu được.

Những nhà giảng thuyết, những vị truyền giáo thường xuyên nói "Đức Giêsu đã chết vì tội chúng ta". Người Kitô hữu đạo đức gật đầu tán thành. Nhưng đâu là ý nghĩa thực sự của việc Đức Giêsu chết vì tội chúng ta? Tại sao cái chết ấy là cần thiết? Mà có cần thiết thật không? Mà vì cái tội nào của chúng ta mà ngài phải chết? Mà rồi làm sao cái chết thương tâm của một người lành thánh sống cách đây đã 2000 năm lại có thể gây ra hệ quả gì cho cái thế giới này? Cái chết ấy có liên can gì đến cuộc sống mà chúng ta phải sống và cái chết mà chúng ta phải chết?

Người Kitô hữu gọi ba ngày cuối trong Tuần Thánh là Tam Nhật Thánh, ba ngày thánh thiêng nhất trong năm Phụng Vụ, ba ngày thánh thiêng nhất trong mọi thời đại. Ngày thứ nhất, Ngày Thứ Năm Ủy Thác (Maundy Thursday), được gọi như vậy vì trong đêm trước khi bị phản bội, Đức Giêsu đã ban ra một mệnh lệnh, một ủy nhiệm, rằng chúng ta phải yêu thương nhau. Tình yêu đó không nhất thiết là thứ tình theo lòng mong muốn của ta. Nhưng có thể là một thứ tình yêu đòi buộc phải yêu thương, thậm chí phải chịu nhục nhã khốn khổ như phải rửa chân cho những bè bạn không có lòng tin, những kẻ sẵn sàng bỏ chạy để ta trơ trọi một mình trong tay kẻ gian ác.

Ngày thứ hai là Ngày Thứ Sáu mà người ta gọi cách trớ trêu là "Good Friday". Và ngày thứ ba là đêm Vọng Phục Sinh. Xin chớ vội vã. Hãy để lòng ta tan nát bởi những điều tệ hại trong ngày Thứ Sáu mà chúng ta gọi là "good". Nhiều học giả đoán rằng từ "Good Friday" là do từ "God's Friday" như chữ "good bye" là do từ chữ "God be by you". Nhưng cũng vẫn là trớ trêu khi gọi là "God's Friday" ngày mà chúng ta "good bye" vinh quang của Thiên Chúa. Mặc kệ những từ ngữ, hãy để lòng ta lắng đọng trong ngày này. Ngày nghỉ mùa Phục Sinh còn dài mà!

Qua ba ngày thánh thiêng này, tất cả thế giới được mời gọi để chú ý. Mọi điều quá khứ, hiện tại và tương lai, chuyện lớn, chuyện bé, dải ngân hà bao la, vi sinh vật li ti - mọi thứ đều liên can huyền nhiệm đến những điều đã xảy ra, đang xảy ra trong những ngày này: Trên cây thập tự, Đấng mà người Kitô hữu gọi là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích, Đấng là sự sống của mọi loài đang hấp hối.

Trong cái chết mà một số người cho là vô nghĩa này, chúng ta tìm lại được trí khôn của mình. Ở đây, chúng ta tìm lại được căn tính thực sự của chúng ta, bởi vì đây chính là Đấng đã chỉ cho chúng ta thấy chúng ta phải trở nên như thế nào. Con người bị đóng đinh ấy đã kêu mời "Hãy đến đây, và hãy theo ta". Theo ngài đến đồi Golgotha đó chăng? Sao được? Chúng ta nhắm mắt, bịt tai lại và.. .chạy. Chạy hối hả đến những bàn tiệc Phục Sinh. Nhưng chúng ta còn biết làm gì đây với ánh sáng Phục Sinh khi chúng ta đã trốn tránh con đường dẫn đến ánh sáng vinh quang này?

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mang đến cho chúng ta trí khôn của chúng ta vì trong sự sống và cái chết của Đức Giêsu, ta tìm lại được cuộc sống và cái chết của chúng ta. Sự thật về cái chết của Chúa là sự thật của chính chúng ta. "Hãy biết chính mình". Các triết gia cổ đã từng khuyên ta như thế vì biết mình là nguồn gốc của trí khôn. Trong cái chết của Đấng bị treo trên Thập Giá, chúng ta ngộ ra được sự thật đáng kinh hoàng về chúng ta: Chúng ta đã lang thang rong chơi và phí phạm bao nhiêu thời gian ở một xứ sở xa xăm cách biệt quê nhà muôn vạn dặm. Trong Đấng bị treo trên Thập Giá kia, ta tìm lại được căn tính thực sự của chúng ta. Thập Giá của người là biển chỉ đường về với Cha, Đấng đang mong chờ chúng ta.

Các thánh giáo phụ nói về biến cố Đức Kitô như là bản tóm lược toàn bộ thảm kịch của nhân loại. "Ta là đường, là sự thật và là sự sống". Không phải là đường giữa những con đường, không phải là sự thật giữa những sự thật, và không phải là sự sống giữa những sự sống. Bản Tóm Lược. Hiểu đơn giản và thẳng thắn thì đây là cuộc sống của anh, của chị, của tôi và rằng chúng ta không giác ngộ được chính mình chừng nào chúng ta không tư duy về chính chúng ta trong sự sống và cái chết của Đức Kitô.

Trong thư gởi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô viết : " Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá." (1 Cr 2: 1-2). Đừng vội vã vất bỏ thánh giá để chạy đến với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta chỉ biết đến Chúa Phục Sinh vinh quang qua Đức Kitô và là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Triết gia Alfred North Whitehead cho rằng cái đơn giản duy nhất khả tín là cái đơn giản tìm thấy ở phía bên kia của sự phức tạp. Niềm vui duy nhất đáng tin là niềm vui gặp được ở phía bên kia của một cõi lòng tan nát, sự sống đáng tin duy nhất là sự sống gặp được ở phía bên kia của sự chết. Hãy dừng lại và lắng đọng tâm tư với Đức Giêsu Kitô, và là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.

Chúng ta đã suy niệm một lúc về ý nghĩa của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và chúng ta trở lại với cái mà chúng ta gọi là thế giới thực tại với công ăn việc làm, mua sắm và những chuyến xe đi về. Khi chúng ta bước ra khỏi một rạp chiếu bóng, ta lắc đầu để xua đi cái thế giới khác mà chúng ta vừa sống qua một thời gian trong tình trạng nửa tin nửa ngờ, và cố định vị lại mình trong thực tại của thế giới trước mặt; Cũng vậy, sau một thời gian suy niệm, chúng ta đóng sách lại, bước ra khỏi nhà thờ - nơi chúng ta vừa trải qua một thế giới có thể, khả tín và ngay cả thực sự. Nhưng ta lại bảo ta rằng cái thế giới thực không phải là cái thế giới ta vừa trải qua trong nhà thờ mà là một thế giới khác. Thế giới của những hạn chót phải hoàn thành, của những cuộc hẹn phải cố đến, của thuế má phải trả, của con cái phải nuôi nấng.

"Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng quên mất đường về nhà. Chúng lầm lẫn thế giới thực của chúng".

Hãy bỏ lại đàng sau chúng ta những hành trang nặng nề lỉnh kỉnh của những hạn chót, những bổn phận, những lo sợ thất bại, những phập phồng cho tương lai, những người thân chưa trở về, những chán chường thất vọng, những đứa con ngỗ nghịch, những đổ vỡ hôn nhân không hàn gắn được để chúng ta có thể trở về với một thực tại -thực tại mà ta đã bỏ lại khi chúng ta lầm lẫn với thế giới chóng qua này. "Tôi sẽ trỗi dậy và về với cha tôi và tôi sẽ thưa với người: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm với Trời và với cha, con không đáng được gọi là con cha nữa' .". Đức Kitô đã vác lên vai Ngài những hành trang lỉnh kỉnh của chúng ta để chúng ta nhẹ gánh mà quay về với Cha. "Hãy đến với ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng và ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi". Hãy đưa hành lý của ta cho Ngài.

Trích trong cuốn "Death on a Friday Afternoon"
Lm Neuhaus



Thinh lặng của Thánh giá


Trong suốt ngày thứ sáu hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta đi vào thinh lặng. Phải, thinh lặng để ngắm nhìn Chúa Giêsu trên thập giá. Thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ thập giá, bởi vì thập giá mãi mãi vẫn là một màu nhiệm. Tại sao điều đó có thể x
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
pet_tran
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 08/09/2007
Bài gửi: 66
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 6 lần trong 6 bài viết

Bài gửigửi: 17.03.2008    Tiêu đề: Re: MỘT SỐ BÀI CHIA SẼ TRONG TUẦN THÁNH Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

[quote="trantrung"]Xin gửi tới anh chi em mọt so bai chia sẽ lời Chúa trong tuần thánh (sưu tầm)
Lời Chúa 31 - Ngày 16.03.2008

Thứ Tư Tuần Thánh



Chúa Giêsu mời gọi tôi làm bạn với Ngài


Giuđa Iscariot đã phản bội thầy mình là Chúa Giêsu, và đồng thời cũng đã phản bội bạn bè của mình là các tông đồ khi ông vì ham tiền mà đã bán Chúa (Mt 26, 20-25; Mc 14, 10-11; Lc 22, 3-6; Ga 13, 21-30).

Một kinh nghiệm đau thương cho những người bị phản bội, một mất mát cho những người vì yêu thương vô vị lợi mà không lên án xét xử kẻ phản bội.

Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy trở nên người bạn trung thành của Ngài, để bù đắp những đau khổ do Giuđa Iscariot gây ra trong tâm hồn của Ngài.

1- Chúa Giêsu mời gọi tôi làm bạn của Ngài.

“Nếu hôm nay anh em nghe tiếng Chúa thì chớ cứng lòng” (Mt 10, 17-23)

Chúa Giêsu đang nói với chúng ta, cách kêu gọi của Chúa khác hẳn với cách kêu gọi của loài người, mỗi người được Chúa kêu gọi cách khác nhau. Khi kêu gọi chúng ta Ngài không hứa sẽ đưa chúng ta đến cuộc sống an nhàn hay sung túc ở đời này, nhưng là hứa đưa chúng ta đến đời sống vĩnh cữu với Cha trên trời.

Ngài đã để mắt đến chúng ta, khi thánh Luca đã cho chúng ta thấy có một chàng thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời (Lc 18, 18-23)

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở nên bạn của Ngài : “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền cho” (Ga 15, 14). Ngài không gọi chúng ta là những tôi tớ, nhưng là bạn hữu, mà đã là bạn hữu thì được thông phần với bạn của mình. Ngài gọi chúng ta là bạn, vì :

- Ngài yêu thương chúng ta, Ngài muốn chúng ta kiên vững tin vào Ngài, Ngài yêu thưong chúng ta, tìm kiếm chúng ta như tìm con chiên lạc.

- Ngài đã làm người, đã hạ mình hết mức, đã giang rộng cánh tay để đón nhận chúng ta.

Ngài đã muốn hiện diện bên chúng ta, sát chúng ta, chúng ta không thấy Ngài nhưng Ngài vẫn có đó, đợi chờ và yêu thương chúng ta, như lời Ngài đã nói với thánh Tôma : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20, 29).

Chúa Giêsu vẫn ở mãi với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế trong bí tích Thánh Thể.

2. Câu trả lời của tôi.

Nếu Chúa Giêsu ở trong tôi thì tôi phải làm gì ?

a. Đó là sự kết hợp với tinh thần của Chúa.

Bằng cách : không phạm tội trọng, không quay lưng với Ngài, luôn luôn lịch sự với Ngài, và năng chuyện trò với Ngài.

- Tôi phải cố gắng tìm hiểu Ngài thích gì, cần gì nơi tôi : đó là sự nguyện ngắm và yêu thương kết hợp với Ngài.

b. Kết hợp với hi sinh.

Bằng cách : từ bỏ ý riêng của mình, tức là đánh (cái) tôi, đánh ngã (cái) tôi và đánh chết (cái) tôi. Ba bứơc để trở nên người bạn thân thiết của Chúa Giêsu.

3. Suy niệm.

A. Kết hợp với tinh thần của Chúa.

Tinh thần của Chúa Giêsu mà chúng ta thấy rõ nhất khi Ngài cầu nguyện trong vườn Cây Dầu chính là tinh thần phó thác, khi Ngài đang bị cơn đau khổ hành hạ, không phải nơi thân xác, nhưng là trong tâm hồn. Ngài đã phó thác trọn vẹn trong thánh ý của Cha : “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39), phó thác là một hành vi một sự tin tưởng tuyệt đối vào Đấng toàn năng, là Đấng có quyền cho và có quyền lấy lại...

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ dàng kết hợp với Chúa khi chúng ta đau khổ, khi chúng ta gặp bất hạnh và chán chường, bởi vì -xét cho cùng- đau khổ chính là phương tiện mà Thiên Chúa đã dùng để tôi luyện tinh thần phó thác của chúng ta, Chúa Giêsu trong thân phận con người cũng không thoát khỏi sự thử thách ấy...

Để trở nên người bạn trung thành với Chúa Giêsu, chúng ta phải có tinh thần của Chúa : tinh thần phó thác. Trong cơn hoạn nạn mới biết ai là bạn thân thiết, phó thác không có nghĩa là khoán trắng, nhưng phó thác với tình yêu và tin tưởng, đó chính là tinh thần phóc thác đích thực của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu.

B. Kết hợp với hi sinh

Hi sinh tức là chịu mình thua thiệt, hi sinh tức là quên mình đi mà chỉ có tha nhân. Chúa Giêsu đã làm như thế khi tự huỷ mình ra không, trở nên con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nơi Ngài chỉ có việc cứu chuộc con người là chính, và ví thế Ngài đã chết đi.

Hi sinh cũng là từ bỏ ý riêng của mình, ý riêng là cái tôi.

Có ba bước để đánh (cái) tôi :

1. Đánh tôi.

2. Đánh ngã tôi.

3. Đánh chết tôi.

Đánh tôi tức là đánh cho cái tôi của mình không còn chiều theo tính xác thịt nữa, tính xác thịt tức là lòng tham sân si mà mỗi ngày ma quỷ luôn dùng như một khí cụ để cám dỗ chúng ta. Cái tôi chúng ta đánh nó, nhưng không quyết tâm đánh thì nó lại ngóc đầu lên và càng kiêu ngạo thêm, do đó bước thứ hai phải là đánh ngã tôi.

“Đánh ngã tôi” tức là đánh phủ đầu bằng những việc hãm mình dẹp xác, bằng lời cầu nguyện liên lĩ, bằng sự chay tịnh và lãnh nhận các bí tích, lúc đó cái tôi sẽ không còn cơ hội đứng lên, đánh cho nó ngã. Nhưng ngã mà thôi thì cũng chưa đủ, bởi vì khi chúng ta té ngã thì chúng ta có thể lồm cồm đứng dậy, dù đứng dậy nghiêng ngã, cái tôi cũng vậy, nếu đánh ngã thì nó sẽ còn chỗi dậy, do đó, bước thứ ba phải đánh nó chính là đánh chết tôi.

“Đánh chết tôi” thì sẽ trở nên gần giống Chúa Kitô, chết thì không thể đứng dậy, chết thì không thể còn ham muốn, nhưng bất động, thiêu huỷ và mất đi. Cái tôi của chúng ta cũng vậy, cần phải đánh chết nó, nó mới không còn bò dậy để làm cho chúng ta sống trong cái tôi tham lam của mình. Chúa Kitô chỉ một bứơc mà Ngài đã đánh chết cái tôi của mình : yêu thương và vâng phục thánh ý của Cha, Ngài vì yêu thương Cha và yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã quyết tâm đánh chết cái tôi của mình : “...nhưng đừng xin theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39).

“Đánh chết tôi” để trở nên người bạn đồng hình đồng dạng với Đức Kitô đau khổ, chết và phục sinh; đánh chết tôi để mỗi người trong chúng ta trở nên tạo vật mới trong ân sủng của Thiên Chúa nhờ Đức Kitô, Đấng mời gọi chúng ta, hết thảy, trở nên bạn thiết nghĩa của Ngài...

3. Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đã mời gọi chúng con trở nên những người bạn thân thiết với Chúa, Chúa đã trở nên quá gần gủi với con người của chúng con khi giáng sinh nơi hang đá Bêlem, và Chúa đã bày tỏ cho chúng con thấy tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con quá đổi, khi Chúa đã chấp nhận chịu chết, thí mạng sống cho người mình yêu là nhân loại tội lỗi trên thập giá giữa đồi Calvê.

Xin Chúa ban cho chúng con, không chỉ trở nên bạn của Chúa trong những ngày của Tuần Thánh này, mà là mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng con. Amen
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.





Thứ Năm Tuần Thánh

Trong bầu khí linh thiêng trang trọng của buổi chiều hôm nay, Họi Thánh tưởng niệm hai hành vi cao cả Đức Giêsu đã làm trước khi đi chịu chết: (1) Rửa chân cho các môn đệ; (2) Bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên.
*
Hôm nay Đức Giêsu đi vào giờ của Người, giờ định mệnh, với tất cả ý thức sáng suốt và quả cảm. Người biết Người sẽ chết, nhưng là một cái chết tự nguyện để tuân hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha, và là một cái chết vô tội để cứu chuộc toàn thể loài người. Hai hành vi Đức Giêsu làm (rửa chân; lập Bí Tích Thánh Thể) đều nói lên ý tưởng đó. Nhưng cả hai hành vi ấy đều phát đều được thực hiện “chỉ vì yêu”. Đây là tình thương vô bờ bến của Đức Giêsu đối với nhân loại, đối với các môn đệ, đối với từng con người. Đúng y như câu mở đầu của bài Tin Mừng cho thấy: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1) và lời tuyên bố của Đức Giêsu sau đó: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

1) Rửa chân
Trong bầu khí linh thiêng và yêu thương của Bữa tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu đã đi rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành vi mà ngay người nô lệ Do-thái cũng không phải làm cho ông chủ Do-thái. Chỉ nô lệ ngoại quốc mới phải rửa chân cho một người chủ Do-thái. Các môn đệ không phải là chủ, Đức Giêsu lại không phải là nô lệ ngoại quốc! Ông Phêrô đã thay mặt anh em nêu thắc mắc. Đức Giêsu đã trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,7). Khi “cởi áo ra” để chuẩn bị rửa chân là Đức Giêsu sống trước cái chết của mình, như người mục tử “bỏ mạng” vì đàn chiên. Khi Người “mắc áo lại” là Người sống trước cuộc Phục Sinh của Người, như Người đã nói: “Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (Ga 10,18).
Chiều hôm nay, Đức Giêsu ra tay cứu thế; lễ Vượt Qua sắp bắt đầu. Người cần phải thanh tẩy các môn đệ. Không ai tự thanh tẩy mình được. Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ, nghĩa là báo trước cái chết và sự sống lại của Người, để mọi việc ăn năn của chúng ta luôn nhận được ơn tha thứ.
Nhưng hành vi này cũng là một hành vi diễn tả tình bác ái huynh đệ. Đức Giêsu đã làm như thế là để cho các môn đệ một tấm gương về cách sống trong Họi Thánh. Chính vì thế hôm nay Họi Thánh muốn người đứng đầu cộng đoàn tự mình thực hiện nghi lễ rửa chân. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục, các chủ chăn, những người lãnh đạo cộng đoàn trở thành những người phục vụ chân chính. Xin anh chị em cũng tha thứ cho các vị vì bao lần không có tâm tình và thái độ phục vụ cho đủ: làm linh mục là một ơn nhưng-không Chúa ban để làm người phục vụ, nhưng người ta cũng có thể coi đó là một đặc quyền để khẳng định vị trí trên trốc, mà đòi hỏi được phục vụ. Xin anh chị em cùng chia sẻ trách nhiệm xây dựng cộng đoàn giáo xứ hay các cộng đoàn tu trì thành gia đình hiệp nhất yêu thương, với người lãnh đạo anh chị em, nhờ cùng phục vụ khiêm tốn.

2)Lập Bí Tích Thánh Thể
Đức Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong khuôn khổ lễ Vượt Qua, Tiệc Giao Ước. Đây là nghi lễ tưởng niệm nhắc Thiên Chúa nhớ lại lòng Người thương xót để tiếp tục cứu độ. Đây cũng là nghi lễ tưởng niệm nhắc dân nhớ lại các hồng ân đã nhận để cảm tạ, ngợi khen Thiên Chúa và tuân giữ mọi điều lệ của Giao ước cho trung thành. Đây cũng là nghi lễ hiện tại hóa Giao ước tình yêu Thiên Chúa đã ký kết với Dân Người.
Trong bí tích này, khi Đức Giêsu nâng tấm bánh và chén rượi lên mà nói: “Đây là Mình Thầy … Đây là Máu Thầy”, Người thật sự ban Thịt và Máu Người cho chúng ta. Nhưng trong ngôn ngữ Do-thái của Đức Giêsu và của thánh Phaolô thời ấy, “thân thể/mình” không chỉ là một phần của con người, cùng với linh hồn và trí tuệ. “Thần thể/mình” là trọn vẹn cuộc đời của Đức Giêsu với mọi yếu tố vui buồn sướng khổ, thành công thất bại, còn “máu” là một biến cố, là cái chết. Đức Giêsu đã dùng Bí Tích Thánh Thể để làm cho các môn đệ được kết hợp với Người và kết hợp với nhau, Người đã dùng Bí Tích Thánh Thể để làm nên Họi Thánh như thế đó. Thánh Phaolô đã hiểu điều đó khi viết: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,16-17). Tuy nhiên, khi Đức Giêsu bảo các môn đệ “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, là Người muốn các môn đệ, là hình ảnh Họi Thánh, hãy làm ra Bí Tích Thánh Thể liên tục để Đức Giêsu lại tái hiện, giúp mọi người cùng chết để cùng sống lại và về với Chúa Cha. Lý do là vì đã cùng hiệp thông với Đức Giêsu trong lời truyền phép: “Đây là Mình Thầy”, chúng ta cũng phải hiến dâng cuộc sống vì anh chị em, đã hiệp thông với Đức Giêsu mà nói: “Đây là Máu Thầy”, chúng ta cũng phải hiến dâng cả cái chết vì anh chị em mình. Qua hành vi hiến dâng cuộc sống và cái chết ấy, tự nguyện, trong sự hiệp thông với Đức Giêsu, chính Người tháo gỡ ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và cho ta đi vào cuộc sống mới. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhất định chọn đi theo con đường riêng của chúng ta, Đức Giêsu chẳng thể làm gì để ngăn cản chúng ta, như Người đã không ngăn cản Giuđa khi ông rời phòng tiệc để đi vào trong đêm tối (Ga 13,30), “đêm tối” vì không còn hiệp thông với Đức Giêsu là ánh sáng cho trần gian, “đêm tối” vì không còn hiệp thông với anh chị em.
Chính vì thế, trong khóa hợp khoáng đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo dân ngày 25/11/2004, Đức giáo hoàng đã nói: “Thánh thể là con tim của giáo xứ, nguồn mạch của sứ vụ và sự hiện diện giáo xứ, đổi mới giáo xứ mi mi. Trn thực tế, gio xứ l một cộng đồng những người đ được rửa tội, là những người diễn tả căn tính của mình hơn hết qua sự cử hành hy lễ Thánh Thể”.
*
Giờ đây chúng ta sắp cử hành tất cả những công việc trọng đại ấy. Xin Đức Giêsu giúp chúng ta từ bỏ con người cũ trong nghi thức rửa chân này, để tiến sang kết hợp mật thiết hơn với Người trong mầu nhiệmThánh Thể, hầu sau đó, ta sống cuộc đời mới trong tình yêu thương huynh đệ, trong nỗ lực phục vụ khiêm tốn mỗi ngày.

FX VÅ© Phan Long, OFM


Thứ Sáu Tuần Thánh

Suy niệm Mùa Chay

Bài giảng trên núi... Sọ


Càng đến gần Tuần Thánh, mọi người lại càng hướng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và cao điểm của hành trình thương khó là cái chết của Ngài trên thập giá. Thần học và truyền thống đã nói nhiều về những đau đớn thể chất và tinh thần của Đức Giêsu, Đấng muốn mang trọn vẹn thân phận của loài người để biến đau khổ thành ơn cứu độ... Những giáo lý và truyền thống đó vẫn còn nguyên giá trị.

Thế nhưng, Mùa Chay này, tôi bỗng nghĩ rằng mình phải trực tiếp lắng nghe tiếng Chúa chứ không thông qua một ai, dù cho đó là truyền thống đáng kính của Giáo Hội.

Tôi tự nhủ rằng giáo huấn của Thầy thì nhiều và câu nào cũng có giá trị, nhưng những lời cô đọng nhất ắt phải là những lời trối trăn khi cái chết gần kề. Thật như vậy, trên thập giá, mỗi câu nói của Chúa Giêsu không chỉ là bản tóm lược các giáo huấn của Ngài, mà còn nói lên rõ ràng rằng Ngài đã sống những điều Ngài dạy từng giây từng phút trong trọn cuộc đời mình. Tôi đã biết nhiều người thầy dạy: 'Hãy làm điều tôi nói, đừng làm điều tôi làm'. Tôi không đủ kiến thức để biết được từ cổ chí kim có bao nhiêu bậc thầy sống trọn vẹn điều mình dạy, nhưng khi lắng nghe những lời trăn trối của Thầy Giêsu, tôi biết rằng Thầy của tôi là vị thầy đã sống không sai một li những điều Ngài dạy dỗ các môn sinh mình. Thế rồi tôi khám phá một sự thật làm tôi ngỡ ngàng: Thập Giá là nơi mà hạnh phúc của Đức Giêsu lên cao đến tuyệt đỉnh, và từ đó tôi hiểu rằng cuộc đời của Ngài ở thế gian là một cuộc đời hạnh phúc.

Lời nói của tôi hẳn gây chói tai. Người ta ghi khắc trong đầu tôi một Đức Kitô bất hạnh giữa thế gian này, và rồi dạy tôi phải đối diện với cuộc đời với bộ mặt u sầu đau khổ nếu tôi muốn làm một môn đệ Chúa Kitô. Nhưng những lời trăn trối của Thầy buộc tôi phải nhớ lại Hiến Chương Nước Trời, một hiến chương đặt hạnh phúc của tôi lên hàng tối thượng.

Lời dạy dỗ đầu tiên được ghi lại trong Tân Ước là bài giảng mà Đức Giêsu thực hiện trên một ngọn đồi thành Ca-phac-na-um. Bài giảng khởi sự bằng tám mối phúc của một con người. Và nơi đồi Calvê, Chúa Giêsu cũng nói 8 lời, và mỗi lời đều chứng tỏ rằng Ngài đã sống từng mối phúc một. Chúa Giêsu đã đi đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc nhân loại lúc Ngài hấp hối trên thập giá, bởi vì Bài Giảng Trên Núi Galilê đã được hoàn tất nơi Bài Giảng Trên Núi Sọ.

1. Phúc cho ai có tinh Thần nghèo khó: "Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46)

Chúa Giêsu đã sống nghèo vật chất: "con chim có tổ, con cáo có hang, nhưng Con Người...". Nhưng hơn cả nghèo vật chất, Ngài nghèo khó tinh thần. Ngài không có một ý muốn của Ngài, một tình cảm của Ngài, một lời nói của Ngài... Trọn đời Ngài, Ngài chỉ thực hiện ý muốn của Cha, chỉ truyền thông tình yêu của Cha, chỉ chuyển lại những lời Ngài nghe Cha nói. Người nghèo là một người hoàn toàn lệ thuộc một ai khác. Đức Giêsu hoàn toàn lệ thuộc Chúa Cha: ngay cả mạng sống, ngay cả linh hồn, Ngài cũng phó thác cho Cha... Trên thập giá, Ngài đã khó nghèo đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

2.Phúc cho ai hiền lành : "Này Bà, đây là Con Bà" (Ga 19, 26)

Chúa Giêsu là Đấng "hiền lành và khiêm nhường trong lòng". Hành động Trên Núi Sọ cho thấy cách thể hiện cao độ của sự hiền lành đó. Ngài mong mỏi Đức Mẹ chia sẻ trọn vẹn cuộc khổ nạn của Ngài và trở thành Đấng “Đồng Công Chuộc Tội”. Thế nhưng đường Ngài đưa Mẹ đi vẫn là con đường hiền lành chứ không phải là con đường áp đặt thô bạo. Trước giây phút phải vĩnh viễn xa lìa người Mẹ, Ngài giao Mẹ cho người môn đệ yêu thương để nối tiếp mình chăm sóc Mẹ. Trên thập giá Ngài đã đòi hỏi Đức Mẹ đến tột độ trong một thái độ hiền lành cũng tuyệt đỉnh: Ngài đã có phúc đến tuyệt đỉnh.

3. Phúc cho ai sầu khổ : "Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!" ( Mt 27, 46 ).

Ngài đã sầu khổ: sầu khổ cho những người bơ vơ như đàn chiên không chủ chăn, sầu khổ cho những người thấp cổ bé miệng bị gạt ra ngoài lề xã hội, sầu khổ cho những kẻ cứng lòng tin... Sầu khổ vì những kẻ nhân danh đạo đức lên án Ngài, sầu khổ vì một môn đệ phản bội Ngài, sầu khổ vì những tông đồ bỏ rơi Ngài, và nỗi sầu khổ cay đắng nhất là thấy chương trình của Cha dường như thất bại đến độ Người bỏ rơi Ngài và Ngài phải kêu van... dù cho lời kêu van ấy là câu khởi đầu cho một bài ca cảm tạ ngợi khen (Tv 22). Trên thập giá, Đức Giêsu đã sầu khổ đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

4. Phúc cho ai khao khát : "Tôi khát" (Ga 19, 28)

Trong cuộc đời Chúa, Ngài đã có lần khát nước thực sự, chẳng hạn bên bờ giếng ở Samaria... Nhưng điều Ngài khao khát nhất, ấy là khao khát sự công chính, khao khát các linh hồn. Ngài sẵn sàng trao máu mình để cho mọi người sống bằng sự sống của Ngài, thế mà đến cuối đời, có vẻ như không ai nhận lấy sự sống ấy: Cơn khát của linh hồn và cơn khát trong thể lý đã lên đến tột đỉnh trên Núi Sọ, khiến Ngài phải mở miệng than vãn lần đầu tiên và duy nhất trong đời: "Tôi Khát". Trên thập giá, cơn khát của Ngài đã lên đến tuyệt đỉnh: Ngài đã hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

5. Phúc cho ai có lòng thương xót: "Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng"(Lc, 23, 43).

Suốt đời, bất cứ lời nói hành vi nào của Ngài cũng đầy tâm tình xót thương. Chính vì lòng xót thương mà Ngài buộc phải làm phép lạ; chính vì xót thương mà Ngài đã khóc cho Lazarô và cho Giêrusalem, chính vì xót thương mà Ngài đã bảo vệ cho người nữ ngoại tình, chính vì xót thương mà Ngài đã tha thứ cho Phêrô trước khi ông chối Ngài... Nhưng lòng thương xót ấy đạt đến cao điểm khi Ngài hứa đồng hành về Thiên Đàng với một kẻ trộm mà không hề thắc mắc gì về tội lỗi của người ấy: Ngài chỉ biết rằng người ấy là một kẻ bị đóng đinh bên cạnh Ngài, như Ngài. Trên thập giá, lòng thương xót của Ngài đạt đến tuyệt đỉnh: Ngài đã hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

6. Phúc cho ai có lòng trong sạch: "Này Anh, đây là Mẹ anh". (Ga 19,27)

Có lòng trong sạch nghĩa là không bao giờ có một ý nghĩ nào sai lệch. Người có lòng trong sạch là người mà lời nói luôn trung thực với ý nghĩ mình. Trong xã hội loài người, không thiếu gì trường hợp người ta nghĩ một điều mà lại nói một điều khác, vì cả nể, vì tư lợi, hay vì sợ hãi. Ngài là Đấng mà suốt đời "Có thì nói có và không thì nói không". Khi trao phó thánh Gioan cho Mẹ mình, Đức Giêsu thực sự muốn Mẹ Ngài yêu thương Gioan như yêu thương chính Ngài, và qua Gioan, tất cả nhân loại trở nên thực sự anh em Ngài. Ý nghĩ tha thiết nhất của Ngài tuôn ra thành lời nói cũng thiết tha nhất. Trên thập giá, lòng trong sạch của Ngài đã lên đến tuyệt đỉnh: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

7. Phúc cho người xây dựng hoà bình: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 )

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay, Đức Thánh Cha ghi lại một chân lý muôn đời: "Những biến cố trong cuộc sống hàng ngày chứng tỏ rõ ràng rằng sự tha thứ và hòa giải cần thiết biết bao cho sự canh tân cá nhân và xã hội". Muốn xây dựng hòa bình, bình an, điều đòi hỏi tối cao là phải tha thứ, và cái tha thứ khó thực hiện nhất là tha thứ cho kẻ làm hại mình. Chúa Giêsu xây dựng Hoà Bình bằng cách tha thứ, và hơn thế nữa, Ngài cầu nguyện để xin Cha cũng tha thứ cho họ. "Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ bách hại". Lời nói ngược đời này đã được chính Ngài thực hiện đến tuyệt đỉnh trên thập giá để kiến tạo hoà bình: Ngài hạnh phúc đến tuyệt đỉnh.

8. Phúc cho kẻ bị bách hại vì lẽ công chính. "Mọi sự đã hoàn tất". ( Ga 19, 30)

Cứ như thể Chúa Giêsu nói lời kết thúc cho bài giảng khởi sự trên núi Galilê và đến Núi Sọ mới chấm dứt. Cuộc đời Ngài là một cuộc đời bị bách hại vì lẽ công chính. Bị bách hại ngay từ ngày Ngài nhìn thấy đền thờ Cha Ngài 'biến thành hang kẻ trộm' và vắng bóng Thiên Chúa. Bị bách hại trong anh em nghèo khó của Ngài: "Ta đói các người không cho ta ăn, Ta khát các ngươi không cho Ta uốn...". Bị bách hại vì lời Ngài bị coi là chói tai và họ ném đá Ngài. Và để cho ‘mọi việc hoàn tất’ cuộc bách hại ấy đã đưa Ngài lên Núi Sọ. Trên thập giá, cuộc bách hại đã đi đến cùng, đã được hoàn tất: Hạnh phúc của Ngài ở đấy đã hoàn hảo.

Trong ngôn ngữ Phúc Âm, tuyệt đỉnh của hạnh phúc là được kết hiệp với Thiên Chúa, và sự kết hiệp này còn được gọi là 'hưởng Nước Trời' hoặc 'chết cho xác thịt'. Và chúng ta lại thấy sự trùng hợp giữa những lời thốt lên ở cả hai ngọn núi. Tại Galilê, mối phúc của người nghèo khó (thứ nhất) và của người bị bách hại (thứ tám) được kết bằng : "vì Nước Trời (hiện nay) là của họ". Trên Núi Sọ, lời "phó thác linh hồn" (tương ứng với nghèo khó) và lời "mọi sự hoàn tất" (tương ứng với bách hại) đều được tiếp nối bằng "rồi ngài tắt thở".

Khi một người hấp hối thì không còn tâm trí đâu mà kìm hãm miệng lưỡi mình, điều khiển phản ứng mình; chính vì thế mà trên thập giá con người thật của Đức Giêsu được bộc lộ không che chắn: Tám Mối Phúc Thật toát lên qua 8 lời nói cuối cùng của Ngài, lúc Ngài hưởng niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh. Những lời này làm chứng cho giáo huấn của Ngài: Hiến Chương Nước Trời là con đường để cho môn đệ Ngài cảm nhận hạnh phúc khi họ chịu đóng trên thập giá như Ngài.

Tôi biết rằng những suy tư của mình rất gượng ép, rất chủ quan, và không có một cơ sở thần học nào. Nhưng có một điều hẳn không chủ quan tí nào, đó là Chúa Giêsu trên thập giá đã đạt đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc trần gian. Nếu thập giá chỉ là khổ đau thì Ngài đã không đem thập giá mà bắt môn sinh Ngài vác. Tại sao chúng ta cứ nhất định biến Thầy Chí Thánh của mình thành một tay sadique, một kẻ bạo tàn thích gây đau đớn cho những người mình thương? Chính thập giá là nơi duy nhất mà Kitô hữu sẽ tìm thấy hạnh phúc, với điều kiện là phải chấp nhật "trút linh hồn". Cái mất mát lớn nhất của Kitô hữu là không nhìn thấy hạnh phúc của mình trên thập giá: họ tiếp tục sống đời sống của những người chưa bao giờ cảm nghiệm thập giá, để rồi rao giảng một Đức Kitô tách rời với thập giá, nghĩa là một Đức Kitô vô phúc.

Nếu đến giờ này chúng ta vẫn còn nghĩ rằng thập giá là điều khổ nhục mà mỗi Kitô hữu phải nai lưng gánh chịu, để đền tội (chẳng lẽ Chúa Giêsu chưa đền đủ?), để lập công (chẳng lẽ chúng ta được cứu nhờ công trạng mình chứ không phải nhờ Chúa Giêsu?) hầu mai sau được hưởng phước đời đời; nếu ta nghĩ như thế, thì có nghĩa là chúng ta chưa hiểu gì về tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã sống; và tội nghiệp hơn nữa, chúng ta không cảm nhận được cái hạnh phúc tuyệt đỉnh nơi thập giá. Có lẽ vì thế ngay từ Chúa Nhật thứ II mùa Chay, Giáo Hội đã nhắc lại trong bài đọc II lời kêu gào của thánh Phaolô trong khi ngài đang ở tù, đang bị đóng đinh, đang cảm nếm hạnh phúc: "Tôi đã nói nhiều lần và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại: có nhiều người sống đối nghịch với Thập giá Đức Kitô" (Pl 3, 18)

Trong Tuần Thánh, và nhất là vào ngày Thứ Sáu Tôn Vinh Thánh Giá, Kitô hữu mọi nơi thường hát: "Vinh quang của ta là Thánh Giá Chúa Kitô, nơi Người ơn Cứu Độ của ta..." Lời hát này sẽ mãi là một ‘sáo ngữ’ ngày nào bạn và tôi chưa chịu đóng đinh với Chúa trên thập giá để cảm nếm được cái hạnh phúc tuyệt đỉnh của một người nghèo, hiền lành, đói khát, sầu khổ, trong sạch, bình an, xót thương và bị bách hại. Và nếu hạnh phúc Thánh Giá của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh - của hôm nay - chưa trở thành thành hiện thực trong mỗi một chúng ta, thì e rằng hạnh phúc Sống Lại của ngày Chúa Nhật Phục Sinh - của mai sau - sẽ chỉ là một ảo tưởng.
Trần Duy Nhiên




Ta thuộc hạng người nào?

Ga 18,1-19,42

Như thế là những thượng tế, biệt phái và luật sĩ đã thành công theo cái nhìn trần tục của họ : họ đã đóng đinh được Chúa Giêsu .Vâng, những thượng tế và ngay cả nhiều người Do Thái lúc đó đã mở cờ trong bụng, đã ăn mừng vì Giêsu người ta gọi là ĐẤNG CỨU THẾ đã chết ! Nếu nhiều người thời đó và ngay cả ngày nay đã có những suy nghĩ, đã có cái nhìn về Chúa Giêsu như thế: Họ đã lầm hay nói cách nôm na hơn họ đã u tối thật sự vì cái chết của Chúa Giêsu theo ý Chúa Cha đã làm cho Ngài được vinh quang, chiến thắng. Chết mới nói lên lời. Chết mới mở ra sự sống mới. Bản án của Chúa Giêsu mà dân chúng thời đó bị mua chuộc, bị xúi giục la ó : đóng đinh Chúa vào thập giá vẫn muôn đời còn đó và bản án cho người công chính vô tội mà Philatô tuy biết vì ghen ghét, họ đã trao nộp Chúa Giêsu cho Ông sẽ đời đời hằn sâu trên mặt Philatô vì Ông đã hèn nhát, thiếu bản lãnh để nói ít nhất là một câu cho Chúa Giêsu : Người vô tội .

I. Hạng người đã không gặp Chúa: Đám đông người qua đường. Những người qua đường,đám đông đã không thông cảm với Chúa Giêsu ,họ đã hoàn toàn xấu xa,nhẫn tâm ,chửi rủa,mắng nhiếc Chúa Giêsu,muôn đời họ đã không gặp được Chúa.

II. Hạng người không gặp được Chúa:Bọn lính. Những người thi hành lệnh của cấp trên, nếu xét về lý họ không có tội, nhưng họ đã hùa theo, không cảm thông với Chúa Giêsu, họ đã đánh đập, mắng nhiếc Chúa. Họ quả thực dã tâm đã không thương tiếc Chúa dù rằng họ chả có quyền gì. Họ đáng tội vì hùa theo mà thách thức làm nhục Chúa Giêsu.

III. Hạng người không gặp được Chúa:Trưởng tế, Biệt Phái, Luật Sĩ. Chính họ đã ganh ghét Chúa Giêsu, luôn rình rập để bắt bẻ và kén án Chúa Giêsu. Họ đắc chí vì đã mua chuộc được Giuđa phản bội, bán Chúa Giêsu 30 đồng bạc. Họ qúa dã man và ác tâm.

IV. Hạng người không gặp được Chúa: tên trộm dữ. Tin mừng cho thấy rõ tội của y tầy trời, nhưng y đã tỏ ra nhỏ nhen vào hùa với người khác để mắng nhiếc,nói lời lộng ngôn và thách thức Chúa Giêsu.

V. Hạng người đã gặp được Chúa: người trộm lành. Người trộm lành chấp nhận tội lỗi của mình và nhận bản án của mình là đúng, đồng thời bênh vực Chúa Giêsu là người vô tội và chê trách tên trộm dữ là lộng ngôn, vô phép không biết điều. Người trộm dữ đã được Chúa thương cứu độ, phong thánh và cho vào nước Chúa ngay vào lúc ông nại tới tấm lòng thương xót của Chúa Giêsu. "Lạy Ngài khi nào Ngài về nước Ngài xin nhớ đến tôi với". Người trộm lành đã gặp được Chúa vì ông có lòng thương người. Chính lòng thương người đã giúp ông nhận ra Chúa trong khi biết bao người đã hùa theo, la ó đòi đóng đinh Chúa vào thập giá. không một ai dám lên tiếng bênh vực Chúa Giêsu vộ tội, ngay cả các môn đệ cũng thế.

Đối diện với bản án của Chúa Giêsu và đi hết cuộc hành trình thập giá tiến về
núi sọ.Ta thuộc hạng người nào?




Cái chết buổi trưa Thứ Sáu


Trong cái chết của Đấng bị treo trên Thập Giá, chúng ta ngộ ra được sự thật đáng kinh hoàng về chúng ta: Chúng ta đã lang thang rong chơi và phí phạm bao nhiêu thời gian ở một xứ sở xa xăm cách biệt quê nhà muôn vạn dặm. Thập Giá của người là biển chỉ đường về với Cha, Đấng đang mong chờ chúng ta.

Quá thường một cách đáng ngạc nhiên, tôi gặp gỡ những người mà khi nói về Thập Giá Đức Kitô, họ thú nhận "Không hiểu gì hết". Nhiều người là người Công Giáo lâu năm, có khi rất sốt sắng đạo đức. Cũng có người đang tìm hiểu về đạo. Cũng có những người nói thẳng ra rằng chính cái cảnh máu đổ đầm đìa ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là cái lý do chính làm cho họ không thể nào là người Kitô hữu được.

Những nhà giảng thuyết, những vị truyền giáo thường xuyên nói "Đức Giêsu đã chết vì tội chúng ta". Người Kitô hữu đạo đức gật đầu tán thành. Nhưng đâu là ý nghĩa thực sự của việc Đức Giêsu chết vì tội chúng ta? Tại sao cái chết ấy là cần thiết? Mà có cần thiết thật không? Mà vì cái tội nào của chúng ta mà ngài phải chết? Mà rồi làm sao cái chết thương tâm của một người lành thánh sống cách đây đã 2000 năm lại có thể gây ra hệ quả gì cho cái thế giới này? Cái chết ấy có liên can gì đến cuộc sống mà chúng ta phải sống và cái chết mà chúng ta phải chết?

Người Kitô hữu gọi ba ngày cuối trong Tuần Thánh là Tam Nhật Thánh, ba ngày thánh thiêng nhất trong năm Phụng Vụ, ba ngày thánh thiêng nhất trong mọi thời đại. Ngày thứ nhất, Ngày Thứ Năm Ủy Thác (Maundy Thursday), được gọi như vậy vì trong đêm trước khi bị phản bội, Đức Giêsu đã ban ra một mệnh lệnh, một ủy nhiệm, rằng chúng ta phải yêu thương nhau. Tình yêu đó không nhất thiết là thứ tình theo lòng mong muốn của ta. Nhưng có thể là một thứ tình yêu đòi buộc phải yêu thương, thậm chí phải chịu nhục nhã khốn khổ như phải rửa chân cho những bè bạn không có lòng tin, những kẻ sẵn sàng bỏ chạy để ta trơ trọi một mình trong tay kẻ gian ác.

Ngày thứ hai là Ngày Thứ Sáu mà người ta gọi cách trớ trêu là "Good Friday". Và ngày thứ ba là đêm Vọng Phục Sinh. Xin chớ vội vã. Hãy để lòng ta tan nát bởi những điều tệ hại trong ngày Thứ Sáu mà chúng ta gọi là "good". Nhiều học giả đoán rằng từ "Good Friday" là do từ "God's Friday" như chữ "good bye" là do từ chữ "God be by you". Nhưng cũng vẫn là trớ trêu khi gọi là "God's Friday" ngày mà chúng ta "good bye" vinh quang của Thiên Chúa. Mặc kệ những từ ngữ, hãy để lòng ta lắng đọng trong ngày này. Ngày nghỉ mùa Phục Sinh còn dài mà!

Qua ba ngày thánh thiêng này, tất cả thế giới được mời gọi để chú ý. Mọi điều quá khứ, hiện tại và tương lai, chuyện lớn, chuyện bé, dải ngân hà bao la, vi sinh vật li ti - mọi thứ đều liên can huyền nhiệm đến những điều đã xảy ra, đang xảy ra trong những ngày này: Trên cây thập tự, Đấng mà người Kitô hữu gọi là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích, Đấng là sự sống của mọi loài đang hấp hối.

Trong cái chết mà một số người cho là vô nghĩa này, chúng ta tìm lại được trí khôn của mình. Ở đây, chúng ta tìm lại được căn tính thực sự của chúng ta, bởi vì đây chính là Đấng đã chỉ cho chúng ta thấy chúng ta phải trở nên như thế nào. Con người bị đóng đinh ấy đã kêu mời "Hãy đến đây, và hãy theo ta". Theo ngài đến đồi Golgotha đó chăng? Sao được? Chúng ta nhắm mắt, bịt tai lại và.. .chạy. Chạy hối hả đến những bàn tiệc Phục Sinh. Nhưng chúng ta còn biết làm gì đây với ánh sáng Phục Sinh khi chúng ta đã trốn tránh con đường dẫn đến ánh sáng vinh quang này?

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mang đến cho chúng ta trí khôn của chúng ta vì trong sự sống và cái chết của Đức Giêsu, ta tìm lại được cuộc sống và cái chết của chúng ta. Sự thật về cái chết của Chúa là sự thật của chính chúng ta. "Hãy biết chính mình". Các triết gia cổ đã từng khuyên ta như thế vì biết mình là nguồn gốc của trí khôn. Trong cái chết của Đấng bị treo trên Thập Giá, chúng ta ngộ ra được sự thật đáng kinh hoàng về chúng ta: Chúng ta đã lang thang rong chơi và phí phạm bao nhiêu thời gian ở một xứ sở xa xăm cách biệt quê nhà muôn vạn dặm. Trong Đấng bị treo trên Thập Giá kia, ta tìm lại được căn tính thực sự của chúng ta. Thập Giá của người là biển chỉ đường về với Cha, Đấng đang mong chờ chúng ta.

Các thánh giáo phụ nói về biến cố Đức Kitô như là bản tóm lược toàn bộ thảm kịch của nhân loại. "Ta là đường, là sự thật và là sự sống". Không phải là đường giữa những con đường, không phải là sự thật giữa những sự thật, và không phải là sự sống giữa những sự sống. Bản Tóm Lược. Hiểu đơn giản và thẳng thắn thì đây là cuộc sống của anh, của chị, của tôi và rằng chúng ta không giác ngộ được chính mình chừng nào chúng ta không tư duy về chính chúng ta trong sự sống và cái chết của Đức Kitô.

Trong thư gởi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô viết : " Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá." (1 Cr 2: 1-2). Đừng vội vã vất bỏ thánh giá để chạy đến với niềm vui Phục Sinh vì chúng ta chỉ biết đến Chúa Phục Sinh vinh quang qua Đức Kitô và là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Triết gia Alfred North Whitehead cho rằng cái đơn giản duy nhất khả tín là cái đơn giản tìm thấy ở phía bên kia của sự phức tạp. Niềm vui duy nhất đáng tin là niềm vui gặp được ở phía bên kia của một cõi lòng tan nát, sự sống đáng tin duy nhất là sự sống gặp được ở phía bên kia của sự chết. Hãy dừng lại và lắng đọng tâm tư với Đức Giêsu Kitô, và là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.

Chúng ta đã suy niệm một lúc về ý nghĩa của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và chúng ta trở lại với cái mà chúng ta gọi là thế giới thực tại với công ăn việc làm, mua sắm và những chuyến xe đi về. Khi chúng ta bước ra khỏi một rạp chiếu bóng, ta lắc đầu để xua đi cái thế giới khác mà chúng ta vừa sống qua một thời gian trong tình trạng nửa tin nửa ngờ, và cố định vị lại mình trong thực tại của thế giới trước mặt; Cũng vậy, sau một thời gian suy niệm, chúng ta đóng sách lại, bước ra khỏi nhà thờ - nơi chúng ta vừa trải qua một thế giới có thể, khả tín và ngay cả thực sự. Nhưng ta lại bảo ta rằng cái thế giới thực không phải là cái thế giới ta vừa trải qua trong nhà thờ mà là một thế giới khác. Thế giới của những hạn chót phải hoàn thành, của những cuộc hẹn phải cố đến, của thuế má phải trả, của con cái phải nuôi nấng.

"Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng quên mất đường về nhà. Chúng lầm lẫn thế giới thực của chúng".

Hãy bỏ lại đàng sau chúng ta những hành trang nặng nề lỉnh kỉnh của những hạn chót, những bổn phận, những lo sợ thất bại, những phập phồng cho tương lai, những người thân chưa trở về, những chán chường thất vọng, những đứa con ngỗ nghịch, những đổ vỡ hôn nhân không hàn gắn được để chúng ta có thể trở về với một thực tại -thực tại mà ta đã bỏ lại khi chúng ta lầm lẫn với thế giới chóng qua này. "Tôi sẽ trỗi dậy và về với cha tôi và tôi sẽ thưa với người: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm với Trời và với cha, con không đáng được gọi là con cha nữa' .". Đức Kitô đã vác lên vai Ngài những hành trang lỉnh kỉnh của chúng ta để chúng ta nhẹ gánh mà quay về với Cha. "Hãy đến với ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng và ta sẽ cho ngươi được nghỉ ngơi". Hãy đưa hành lý của ta cho Ngài.

Trích trong cuốn "Death on a Friday Afternoon"
Lm Neuhaus



Thinh lặng của Thánh giá


Trong suốt ngày thứ sáu hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta đi vào thinh lặng. Phải, thinh lặng để ngắm nhìn Chúa Giêsu trên thập giá. Thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ thập giá, bởi vì thập giá mãi mãi vẫn là một màu nhiệm. Tại sao điề
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net