GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055592408
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 29.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Đau Khổ Là Gì? Vấn Đề Đau Khổ?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
yendai
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 06/12/2007
Bài gửi: 5
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 13.01.2008    Tiêu đề: Đau Khổ Là Gì? Vấn Đề Đau Khổ? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vấn Đề Đau KHổ
Trái đất là hành tinh xanh. Các nhà khoa học đã khẳng định: trong hệ mặt trời rộng lớn này, trái đất là hành tinh xinh đẹp và được tạo hóa ưu ái nhất. Bởi trên trái đất có sự sống và con người được diễm phúc trú ngụ trên hành tinh xanh xinh đẹp này.
Đi vào hoạt động sống của con người, chúng ta mới nhận thấy những bất cập trong đó. Cái nhìn về “hành tinh xanh” đã bị mọi người nhìn nhận lại, bởi trên trái đất vẫn xảy ra những trận động đất, bão lũ, sóng thần, chiến tranh,…gây thiệt hại trầm trọng cho con người. Trên “hành tinh xanh”, con người vẫn chịu bệnh tật, đói ngèo ,lao động vất vả và con người vẫn phải chết. Tất cả đã khiến cho con người phải chịu đau khổ. Trên môi miệng con người luôn than thở về sự đau khổ mà họ gặp phải trong cuộc sống, họ đã trách cứ đau khổ của mình do người này người nọ gây ra, có người cho rằng đau khổ của họ do Thiên Chúa gây ra.
Con người không hạnh phúc. Họ luôn gặp đau khổ trong cuộc sống. Vậy đau khổ là gì? Xuất phát từ đâu? Con người nhìn nhận như thế nào về đau khổ? Và chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta nhìn nhận như thế nào về vấn đề đau khổ?


1. Đã có rất nhiều quan niệm về vấn đề đau khổ, nhiều triết gia đã đi lý giải về nguồn gốc đau khổ. Cùng sống trên trái đất kia nhưng nhìn những loài vật kia thật vô tư, chúng không tỏ vẻ gì là đau khổ. Những con vật vẫn phải chịu hạn hán, lũ lụt, cạnh tranh về thức ăn và chúng vẫn phải chết, nhưng dường như chúng chẳng một lời than trách. Còn con người thì khác. Họ luôn than vãn về số phận của mình. Dường như, phần lớn người ta không thấy được an toàn, hạnh phúc.
“Đau khổ” là sự đau đớn về thân xác và sự khổ sở bất an của tinh thần. Loài vật khi bị đánh, chắc chắn nó vẫn có cảm giác bị đau đớn, theo bản năng nó sẽ chống cự lại, nhưng loài vật không có ý thức như con người. Con người nhờ có ý thức nên không những nhận biết được cảm giác đau đớn về thân xác mà còn cả đau đớn, khổ sở về tinh thần. Bên cạnh đó nhờ có ý thức và tâm hồn nên con người không những cảm thấy đau khổ khi họ bị bất hạnh mà họ cảm thấy đau khổ trước bất hạnh của người khác. Khi gặp đau khổ, con người thấy bất an, buồn rầu, chán nản. Họ thấy cuộc đời không tươi đẹp như trước, họ đánh mất niềm vui trong cuộc sống.

2. Con người ngày nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề đau khổ. Đứng trước một sự đau khổ xảy ra đối với bản thân cũng như xảy ra đối với người khác, họ có những phản ứng khác nhau. Trong thời đại khoa học phát triển, nhiều người có nhiều cơ hội nâng cao đời sống vật chất, họ chạy theo tìm kiếm vật chất. Đối với họ, hạnh phúc có được khi họ giàu có; nếu không thỏa mãn được của cải vật chất, họ cảm thấy đau khổ, chán nản.
Nhưng có một số người cảm thấy đau khổ khi họ không đạt được tham vọng đã theo đuổi. Họ mơ ước có quyên lực trong xã hội, có uy tín với mọi người hay họ muốn nổi tiếng…Từ việc không đạt được tham vọng nên tâm trí họ chán nản, khổ sở, dường như hằng ngày họ không tìm được niềm vui, họ cứ cảm thấy bất an. Nhiều kẻ vì quan niệm như thế nên đã dùng thủ đoạn xấu xa để đạt được mục đích. Có nhiều người đã đi vào con đường tội lỗi do thất vọng trong cuộc sống.
Có nhiều người đã cảm thấy đau khổ vì gia đình đỗ vỡ, họ đau khổ vì vợ chồng không còn vui vẻ bên nhau trong một gia đình. Nhiều người đã sống chúng với nhau mà vẫn đau khổ vì họ không có tình yêu. Không ít các ông bố, bà mẹ đã phải khổ sở vì con cái mình.
Đâu đó có những người cảm thấy đau khổ vì thiên nhiên quá “nghiệt ngã” đối với họ, họ phải gánh chịu lũ lụt, bão tố, động đất… Họ đau khổ vì thiên nhiên đã cướp mất tài sản, người thân. Họ đau khổ vì phải nghèo hơn so với người khác, họ cứ tự trách tại sao họ lại sinh ra trong một nơi nghèo nàn, lạc hậu, nên cuộc sống họ luồn bị dằn vặt bởi những đòi hỏi mọi thứ trên đời này phải tốt đẹp như mong ước.
Và trong một xã hội loạn lạc, ít ai để ý đến có những em bé đang phải chịu cảnh bóc lột và lạm dụng của kẻ xấu . Có những em bé đang đói rét đi ăn xin bên lề đường vì không cha không mẹ, vì gia đình nghèo khổ. Các em cũng buồn khổ vì sự vất vả trong cuộc sống.
Trong một nơi nào đó, có những người đang phải đối diện với bệnh tật như AIDS, phong,…Họ đang phải chịu đau đớn thể xác. Trong số họ có nhiều người đã không thể chịu được đau khổ nên đã chán chường, trốn tránh mọi người.
Nhưng rất nhiều người ngày nay đang thờ ơ trước những đau khổ của người khác, họ chạy theo tìm kiếm vật chất. Cũng có nhiều người cho rằng: đau khổ trên trần gian là do Thiên Chúa gây ra. Có người thì cho rằng: không tồn tại Thiên Chúa nào cả, họ nghĩ nếu tồn tại Thiên Chúa thì tại sao lại có đau khổ, giàu nghèo. Có người quan niệm đau khổ là quy luật tất yếu đối với con người, họ không cần quan tâm. Có người nghĩ lạc quan hơn là con người, với khoa học kỹ thuật hiện đại, có thể đưa đến một thế giới không có đau khổ trong tương lai.
Vậy nguyên nhân của sự đau khổ là gì?

3. Trước tiên chúng ta phải công nhận rằng khó có thể tìm một cách lí giải làm thỏa đáng cho mọi người về đau khổ. Bởi mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh, chịu đau khổ khác nhau nên họ lí giải về nguyên nhân những đau khổ khác nhau. Chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân dựa trên vấn đề đau khổ xảy ra với con người ngày nay.

a. Đau khổ dễ nhận ra đến với con người là do thiên nhiên gây ra: bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,…Có thể nói thiên nhiên đã khiến cho loài người nhiều hậu quả tàn khốc thảm thương. Hằng năm nhiều người đã chết vì lũ lụt, nhà cửa bị cuốn trôi. Còn rất nhiều nơi, nhiều người đã phải chịu đói rét vì trời hạn hán; cây cối chết hạn nên trồng trọt không có thu hoạch. Có nhiều nơi con người luôn lo sợ vì các trận động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những ngôi nhà kiên cố những có thể bị sụp đổ nếu một trận động đất mạnh xảy ra. Tính mạng của con người trở nên mỏng manh và luôn bị đe dọa, đau khổ có thể đến với von người bất cứ lúc nào.
Miền trung Việt Nam, lũ lụt và bão tố thường xuyên xảy ra. Hàng năm, người dân nơi đây phải chịu thống khổ vì nhà cửa bị cuốn trôi, vụ mùa mất mát do bão lụt. Có những cái chết đáng thương vẫn xảy ra sau mỗi cơn bão; người dân sống trong lo lắng và sợ hãi.
Bên cạnh đó các nhà khoa học ngày nay đã khẳng định do con người đã phá hoại môi trường thiên nhiên nên các tai họa do thiên nhiên gây ra như bão, lụt, hạn hán, sóng thần đang ngày càng tăng lên.

Cần khẳng định rằng: tai họa thiên nhiên là do sự khiếm khuyết của thụ tạo. Thiên Chúa không gây ra những tai họa này. Chỉ có ở nơi Thiên Chúa mới có sự trọn lành.

b. Trên thế giới, có những đau khổ không phải do thiên nhiên gây ra như chiến tranh, tệ nạn, cướp bọc, gia đình không hạnh phúc,… Tất cả do con người. Đây là nguyên nhân của đau khổ mà con người thường không nhận ra. Con người vì tham vọng, sự kiêu ngạo, tranh chấp nên đã nhẫn tâm tàn sát lẫn nhau.
Các quốc gia vì chạy theo lợi ích nên đã gây chiến tranh để tranh giành quyền lực, đất đai,…mà làm hại bao nhiêu người vô tội. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai đã giết hại hàng triệu người, tàn phá nhà cửa, tàn phá thiên nhiên; nhiều người lâm vào cảnh đói rét, nhiều mầm bệnh xuất hiện do các hoá chất trong chiến tranh gây ra.
Con người ngày nay đang phải sống trong lo âu, đề phòng lẫn nhau. Họ sống không mở rộng trái tim để chia sẻ cho nhau, tình trạng phân cấp giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn. Người giàu thì đang giàu lên, còn những người nghèo thì ngày càng nghèo. Con người đang đứng trước thực tại phủ phàng: khoa học phát triển, lượng vật chất được sản xuất ra rất lớn, thu nhập bình quân đầu người trên thế giới tăng lên; nhưng trên thế giới có hàng triệu người đang thiếu lương thực, thiếu nước uống.
Bên cạnh một số quốc gia phát triển kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, Anh,… thì phần lớn quốc gia còn lại kém phát triển, người dân đang chịu cảnh thiếu thốn lương thực cũng như thuốc men chữa bệnh.

c. Con người đang chịu khuất phục khi đứng trước cái chết và nhiều căn bệnh lạ. Điều này đã khiến cho các nhà khoa học khổ sở vì không tìm ra được cách giải quyết. Sự chết khiến cho rất nhiều người lo lắng và sầu khổ. Nhiều người giàu có rất sợ thời gian trôi đi, sợ tuổi già, sợ chết. Trước cái chết con người cảm nhận được giới hạn của mình. Con người phải phụ thuộc vào thời gian. Nguyên nhân sự chết là do sự bất toàn và tội lỗi của con người.

4. Đức Giêsu Kitô chịu đau khổ vì con người và Chúa đã vượt qua đau khổ bằng sự phục sinh của người. Ngài là bằng chứng lịch sử hiển nhiên nhất về Tình yêu Thiên Chúa đối với loài người. Người đã khai mở cho chúng ta một con đường hằng sống, thông qua Thể xác Người chịu chết trên Thánh giá, nên con người phải chịu những thử thách đau khổ để hiệp thông với đau khổ của Ngài để đền bù tội lỗi loài người. Ngài đã vượt qua sự đau khổ, chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh của Ngài.
Đức Kitô đã cứu con người khỏi tội lỗi nguyên tổ, giúp con người trở lại tình mật thiết với Thiên Chúa. Ngài còn ở lại trần gian để giúp con người có sức mạnh vượt qua những đau khổ bằng cách lập các Bí tích.

5. Đứng trước vấn đề đau khổ, người Kitô hữu nhìn nhận như thế nào?
a. Nhắc lại là: đau khổ thực sự là một điều nan giải đối với những người không có niềm tin. Không có niềm tin thì họ không thể hiểu được nguồn gốc của đau khổ. Vì không thể hiểu được nên họ đã tỏ ra “bàng quang” trước những đau khổ của người khác. Khi đau khổ xảy ra với họ, họ lại bi quan và oán trách. Chỉ có niềm tin Kitô giáo mới lí giải được vấn đề đau khổ đối với con người.

b. Người Kitô hữu phải xác quyết rằng nguồn gốc đau khổ không phải là do Thiên Chúa. Nguyên nhân của đau khổ là do tội lỗi của con người và sự bất toàn của thụ tạo. Khởi đầu sáng tạo vũ trụ, Thiên Chúa đã tạo ra con người không có đau khổ. Con người được sống trong tình thân mật với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã trao cho con người cai quản Vười Địa Đàng. Con người vẫn phải lao động nhưng không biết mệt nhọc và đau khổ. Thiên Chúa phán với con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1.28). Nhưng con người đã phạm tội vì kiêu ngạo; nghe lời cám dỗ của ma quỷ “Rắn nói với người đàn bà: Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (St 3.4-5).
Sau khi phạm tội, con người đã bị phải trả giá “Chúa phán với con người: ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra” (x St, 3.17); như vậy Thiên Chúa đã trừng phạt con người vì tội lỗi của họ.

c. Nếu biết đón nhận đau khổ, hi sinh trong niềm tin vào Thiên Chúa thì chính những đau khổ hằng ngày là cơ hội mỗi người hiệp thông với đau khổ của Đức Kitô đã chịu để dâng lên Thiên Chúa. Đó là cơ hội đền bù tội lỗi cho mỗi người chúng ta và các linh hồn trong luyện ngục.
Đây là một điểm giáo lý riêng biệt của Kitô Giáo. Điểm giáo lý này đã tạo cho con người hi vọng sống trong lúc đau khổ. Nhờ hi vọng vào đời sống vĩnh cửu mà con người lạc quan vươn lên sống giữa một thế giới đầy bạo lực, đói nghèo, đau thương.
Bằng thái độ lạc quan sống, bằng sự chấp nhận đau khổ như là sự hi sinh vì các linh hồn thông qua lời cầu nguyện; mỗi người ý thức được vì tội lỗi con người mà Chúa Kitô đã làm người, chịu đau khổ để chuộc tội cho nhân loại, chúng ta thông phần cùng đau khổ với Ngài bằng tình yêu.
Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu đã được tôn phong tiến sĩ của Hội Thánh nhờ những hi sinh đau khổ, và những lời cầu nguyện hàng ngày nhăm cứu rỗi các linh hồn và thế giới.

d. Những đau khổ xảy ra đối với con người đòi hỏi con người nhìn nhận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng: trong xã hội ngày nay, khi khoa học phát triển, con người đang tự cho mình làm bá chủ vũ trụ, họ nghĩ rằng “con người chính là thượng đế” chứ không phải là Thiên Chúa. Họ đang tự cho mình có thể làm mọi sự, không có Thiên Chúa nào tồn tại cả, nên họ đề cao con người trên tất cả.
Nhưng đứng trước thực tại đau khổ hiện nay: đói nghèo, thiên tai, chiến tranh,…thì con người tỏ ra bất lực để tìm ra cách gải quyết. Trước vũ trụ bao la ngoài khả năng kiểm soát, con người buộc phải chấp nhận giới hạn của mình. Con người phải nhìn nhận có Thiên Chúa Hằng Hữu toàn năng đã tạo dựng nên vũ trụ.
Trước tình hình đó, Kitô hữu cần đến sự thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa đầy tình yêu nhưng rất công bằng. Ngài dựng nên con người vì tình yêu. Con người cần ý thức được mình chỉ là thụ tạo nhỏ bé trong vũ trũ bao la này; nhưng con người được Thiên Chúa ưu ái đặc biệt hơn so với thụ tạo khác.

6. Đau khổ cứ tồn tại, điều mà con người cần giả quyết là: Làm sao để giảm bớt đi những đau khổ nơi con người? Khi tìm cách để giảm bớt những đau khổ cho con người, nhiều người đã tỏ ra bi quan. Họ cho rằng không có cách nào giải quyết cả, hay một số người cho rằng chỉ có kinh tế phát triển, khoa học phát triển thì mới giải thoát con người khỏi đau khổ. Đây là những quan điểm không đúng, bởi chúng ta thấy hiện nay, khoa học đã phát triển rất mạnh, y khoa cũng đạt tới một trình độ cao, nhưng vẫn còn đó những người bệnh tật, nghèo đói, chiến tranh, thiên tai, kẻ giàu người nghèo.
Chỉ nơi Kitô giáo con người mới gải quyết được vấn đề đau khổ. Cách giải quyết đó là bằng tình yêu và niềm tin vào Thiên Chúa.
Tình yêu sẽ giúp con người đến gần nhau hơn, chia sẽ cho nhau và an ủi nhau lúc đau buồn. Thiết nghĩ, nếu con người sống với nhau bằng lòng quản đãi thì sự nghèo đói trên thế giới này được giải quyết, nhờ mở rộng trái tim để yêu thương nhau thì liệu rằng có còn chiến tranh nữa chăng? Nếu mọi người sống vì tinh thần nhân ái thì không còn tệ nạn xã hội, chém giết lẫn nhau.

Lúc khởi đầu công việc phục vụ người nghèo, Mẹ Têrêxa được dịp quen biết cô Jacqueline người Bỉ đến truyền giáo tại Ấn Độ, cùng mang một lí tưởng phục vụ người nghèo như mẹ. Nhưng rủi thay, vì căn bệnh hiểm nghèo, cô Jacqueline phải về Bỉ chữa trị, và căn bệnh không thuyên giảm mà trở nên trầm trọng hơn, và cô Jacqueline không thể quay lại Ấn Độ để phục vụ cho lý tưởng của cô nữa. Trong thất vọng, Jacqueline nhận được bức thư của Mẹ Têrêxa yêu cầu hãy kết hiệp công việc với mẹ bằng cách dâng những hy sinh, những đau khổ để xin Thiên Chúa trợ lực cho những công việc của mẹ. Không những mẹ Têrêxa muốn cô Jacqueline cầu nguyện riêng cho mình,mà còn muốn cô mở ra một chiến dịch nhằm tìm kiếm thêm những bệnh nhân khác nữa để họ cầu nguyện cho các nữ tu dòng Thừa sai bác ái của mẹ bằng việc dâng đau khổ cho Chúa. Thế là phong trào các bệnh nhân hỗ trở cho Mẹ Têrêxa được thành lập và hiện vẫn còn hoạt động.
Như vậy, mẹ Têrêxa không sáng lập ra một điều gì mới mẻ, nhưng chỉ chính phương thế của Chúa Giêsu Kitô, đó là dùng đau khổ và thập giá để cứu chuộc nhân loại.

Nếu tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa thì những người gặp đau khổ sẽ được ủi an, vượt qua đau khổ nhờ sống tin vui và lạc quan. Tin vào Nước Chúa ở đời sau giúp con người chấp nhận thực tại nhỏ nhoi của mình, con người sẽ đón nhận bệnh tật, đau thương đến với họ; đó là cơ hội để cho mỗi người đền bù tội lỗi của mình. Và nhận ra giới hạn con người chỉ là một thụ tạo nên cái chết là điều tất yếu xảy ra, nhưng tin tưởng sau cái chết thì con người bước vào đời sống mới.

Xin nêu lên một gương vượt qua đau khổ nhờ niềm tin tưởng phó thác vào Chúa: cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã vượt qua những đau khổ, là bóng đêm không một tia sáng mặt trời khi ngài bị giam trong tù. Sống trong bóng tối của nhà tù, nơi mà hầu hết người khi vào đó đều hết hi vọng, chán nản trở nên ngu muội hoặc chọn cái chết; nhưng với niềm tin phó thác vào Thiên Chúa, Lời Chúa đã tiếp thêm sức mạnh cho ngài; Lời Chúa đã trở nên niềm vui và hi vọng để ngài tiếp tục sống, ngài đã vui vẻ đón nhận và vượt qua được đau khổ đến với ngài.

Con người thực sự chấp nhận đau khổ với niềm tin phó thác vào Thiên Chúa. Đau khổ trần gian sẽ giúp chúng ta tôi luyện để có được hạnh phúc mai sau. Hạnh phúc trên trời mới là điều mà con người hướng tới.

7. Trước tình hình đau khổ đối với con người hiện nay, tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì. Quả thật mỗi người chúng ta thường gặp những đau khổ trong cuộc sống, những lúc đó tôi cũng thấy bất an, lo lắng, chán chường. Bây giờ, tôi theo đuổi ơn gọi tu trì, tôi luôn cố gắng phó thác mọi cố gắng, mọi việc làm, niềm vui, nỗi buồn và cả những đau khổ cho Thiên Chúa. Là một tu sĩ tương lai, tôi cũng khổ tâm trước đau khổ của người khác; những lúc đó, tôi chỉ biết cầu nguyện cho tôi và cho mọi người. Tôi hằng mong muốn mọi người đến với Chúa để dâng mọi sự đau khổ cho Thiên Chúa. Chỉ với ơn Chúa, họ mới vượt qua được đau khổ trên trần gian này và trong Chúa họ mới có được niềm vui, bình an và hạnh phúc.


Đau khổ sẽ còn mãi là một vấn đề trong xã hội. Dù xã hội có phát triển khoa học, kinh tế đến đâu đi nữa nếu họ không sống yêu thương lẫn nhau thì xã hội đó vẫn còn những người đau khổ. Con người đã đến lúc phải nhận ra rằng đau khổ là do tội lỗi của họ gây ra mà thôi. Bao lâu con người còn thơ ơ, vô cảm đối với nhau thì luôn còn những người nghèo đói, tệ nạn xã hội. Bao lâu con người còn tham vọng, kiêu ngạo, ghen tỵ nhau thì trên thế giới này còn những đau khổ do chiến tranh gây ra. Bao lâu con người còn xa cách, từ chối Thiên Chúa thì đau khổ không thể thoát ra khỏi con con người được; xa Chúa con người không thể có được hạnh phúc được.

Jos. Hồ Viết Sinh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net