GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055646855
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 01.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Hãy trả lời cho chính chị

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 07.09.2009    Tiêu đề: Hãy trả lời cho chính chị Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

HÃY TRẢ LỜI CHO CHÍNH BẠN…

Cuộc đối chất giữa một giáo dân thế kỷ 21 và nhân vật lịch sử Philatô



Thanh nữ: Này ông Philatô! Theo tôi, chính hành động trốn trách nhiệm của ông đã giết chết Chúa chúng tôi.

Philatô: Tôi không hề thấy mình trốn trách nhiệm. Sở dĩ tôi rửa tay là vì không muốn liên can đến những vấn đề mà tôi cho là chuyện nội bộ Do Thái giáo.

Thanh nữ: Ông biết rõ ràng là Đức Giêsu vô tội. Chính ông đã tuyên bố với mọi người là ông không thấy Người ấy có tội. Thế mà ông vẫn tuyên án tử hình.

Philatô: Tôi đã làm đủ mọi cách để trả tự do cho Giêsu. Tôi cho đánh đập thê thảm để kêu gọi lòng từ tâm của dân chúng. Nhưng họ không buông tha. Tôi lợi dụng thông lệ Vượt Qua để họ chọn lựa trả tự do hoặc cho Giêsu hoặc cho Barabas, tên tử tội ghê gớm nhất tôi đang cầm giữ và họ đã chọn Barabas. Chị còn đòi hỏi tôi làm gì nữa?

Thanh nữ: Tất cả những việc đó chỉ là mánh khóe. Điều tôi mong là ông áp dụng luật pháp cho đúng đắn, nghĩa là trả tự do cho một người vô tội mà không cần một điều kiện gì.

Philatô: Tôi không có quyền đó.

Thanh nữ: Thế ông không phải là người đại diện La mã để duy trì luật pháp sao?

Philatô: Chính vì tôi là người đại diện La mã mà tôi không có quyền tha bổng Giêsu.

Thanh nữ: Tôi không hiểu ông muốn nói gì.

Philatô: Chị hiểu rõ câu nói của tôi. Điều chị không hiểu là nhiệm vụ của tôi. Tôi là một nhà chính trị chứ không phải là một nhà luân lý. Bổn phận của tôi là duy trì an ninh trật tự một nước thuộc địa của Mẫu quốc La mã. Chúng tôi để cho người Do Thái thờ Giavê và tiếp tục lễ nghi của họ trong khi chúng tôi thờ thần Jupiter. Chị tưởng chúng tôi làm thế là vì tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người Do Thái à? Nghĩ như thế là lầm. Chúng tôi làm như thế vì lợi ích của chúng tôi, những người La mã. Nếu cấm đoán, họ có thể nổi dậy làm loạn...

Thanh nữ: Ông nói những điều đó để đi đến đâu?

Philatô: Để chị hiểu vì sao tôi không có quyền tha Giêsu.

Thanh nữ: Nhưng ông biết rằng Đức Giêsu không hề xúi dân làm loạn. Và trong giờ phút đau đớn đó Ngài không có lấy một người lính, thậm chí một người bạn cũng không cơ mà.

Philatô: Chính vì thế mà tôi không có quyền chọn lựa. Nếu dân chúng ủng hộ Giêsu, và cái chết của Giêsu có thể đem đến một sự nổi loạn, thì tôi phải suy nghĩ. Đàng này mọi người đã bỏ rơi Giêsu. Trong khi đó nhóm biệt phái xúi dục dân chúng lên án Giêsu vì những chuyện riêng tư của tôn giáo họ. Nếu tôi buông tha Giêsu, họ sẽ bất bình và có thể làm loạn.

Thanh nữ: Vì thế mà ông đã tuyên án Chúa chúng tôi à?

Philatô: Tôi đã nói rằng tôi không tuyên án kết án ai cả. Tôi trao Giêsu lại cho người Do Thái để họ làm gì mặc họ.

Thanh nữ: Ông là một người vô liêm sỉ.

Philatô: Đấy chỉ là vấn đề quan điểm.

Thanh nữ: Quan điểm gì nữa? Ông đã không dùng quyền hạn mình để bảo vệ một người mà ông biết là vô tội. Không quan điểm nào cho phép một bất công như thế.

Philatô: Với tư cách cá nhân, tôi thấy rằng người ấy vô tội, nhưng với tư cách là Tổng trấn La mã, tôi không có quyền để những tình cảm cá nhân len vào. Tôi chỉ có quyền làm những gì có lợi nhất cho Hoàng Đế của tôi mà thôi.

Thanh nữ: Tôi không cần biết ông nhân danh gì mà hành động. Tôi chỉ biết rằng nếu Chúa Giêsu vô tội thì ông là kẻ có tội.

Philatô: Sao chị lại buộc tội tôi? Tôi chỉ là một người bên ngoài giáo hội Do Thái, làm việc theo lập trường của mình. Những người có tội là những người nhân danh Thiên Chúa của họ để giết Giêsu. Chính những hạng người như chị đã đặt tôi vào tình trạng không thể buông tha Giêsu.

Thanh nữ: Ông là một người thủ đoạn. Ông muốn bịt miệng tôi bằng cách buộc tội tôi, dù ông biết rằng ông không có cơ sở.

Philatô: Có chứ!... Ngày Giêsu vào Giêrusalem thì một số người hăng hái tiếp đón Giêsu, hô to khẩu hiệu. Và một tuần sau thì cũng chính những người đó hét to hơn ai hết: “Hãy thả Barabas. Hãy đóng đinh Giêsu vào thập giá.” Tôi thấy lợm giọng, chị à! Hôm nay cũng vậy, giữa những thân hữu của chị, chị cũng ra vẻ bênh vực Giêsu và mạt sát tôi... Tôi thấy sợ! Tôi thấy mình trở lại cái ngày hôm ấy. Ngày xử án Giêsu, khi tôi lên tiếng hỏi, không có một nhân chứng nào bênh vực cho Giêsu! Ngày hôm đó, tôi chỉ thấy những kẻ chứng gian, những người phẫn nộ, những bọn tò mò, còn những người có cảm tình với Giêsu thì trốn biệt tăm tích. Ngày hôm đó, chỉ có một mình tôi, chị nhớ cho, tôi, Phongxiô Philatô, người mà chị vừa gọi là vô liêm sỉ đấy, chỉ có một mình tôi là người duy nhất nói rằng Giêsu vô tội. Nếu hôm đó chị có mặt, chị sẽ là ai? Chị sẽ là một người trốn biệt hay một người la hét? Chị đừng nói rằng chị sẽ bênh vực, vì không có ai bênh vực Giêsu, ngoài tôi. Nếu chị gọi tôi là vô liêm sỉ thì chị sẽ là gì? Chị tự xét lấy, đừng trả lời tôi, hãy trả lời cho chính chị!



Trần Duy Nhiên
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 07.09.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đọc bài "Hãy trả lời cho chính bạn..." Tôi liên tưởng đến cuộc đời của Tác giả TRẦN DUY NHIÊN. Xin chuyển vào đây vài nét về con người Trần Duy Nhiên là ai mà nhờ đó liên kết các tác phẩm của Ông. (dangngocan)

Để có những Trần Duy Nhiên mới
18.02.2009


Giáo sư Phan-xi-cô Xa-vi-e TRẦN DUY NHIÊN


Sáng ngày 11-02-2009, thánh lễ an táng giáo sư Phanxicô Xaviê Trần Duy
Nhiên được cử hành tại nhà nguyện Dòng Nữ Tử Bác Ái, quận 3, do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc chủ lễ cùng với 25 linh mục đồng tế.
69 tuổi, anh là một giáo dân trí thức nổi bật đã đóng góp nhiều cho Hội Thánh – 15 năm sau ngày đất nước thống nhất với các sinh hoạt trẻ Công Giáo tại Thành phố Đà Lạt và 15 năm vừa qua với những sinh hoạt trí thức tại Sài Gòn: Trung tâm Nguyễn Trường Tộ, tạp chí điện tử Maranatha, Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình. Là người cầm bút, anh để lại nhiều bài viết giá trị, quyển sách đáng đọc “Mười ba người thay đổi thế giới” (Ngài đã gọi họ, Ngài đã gọi tôi) và trên 20 kịch bản, mở đầu với vở “Cuốn Phúc Âm thứ năm” đã được diễn trên 200 lần tại nhiều giáo xứ và giáo phận.
Chúng tôi quen nhau từ 1975. Anh là một giáo dân ảnh hưởng khá nhiều trên sứ vụ linh mục của tôi. Thụ phong linh mục đã 28 tuổi, tôi vẫn còn nhiều lúng túng trong cách ứng xử và chưa đủ tự tin trong việc phục vụ Lời Chúa. Tôi vui mừng bắt gặp cách chia sẻ hấp dẫn và thuyết phục của người giáo dân hơn tôi 6 tuổi. Mấy năm đầu, mỗi lần giảng lễ hoặc hướng dẫn tĩnh tâm cho bạn trẻ, tôi đều hẹn gặp anh để trao đổi trước và sửa lại bài soạn theo những góp ý của anh. Loạt bài “Tin Mừng cho người muốn nghe” (1982), viết tới đâu tôi nhờ anh đọc tới đó. Năm 1997, để hoàn thành quyển giáo lý cho lớp Vào Đời 3, “Giữa lòng Hội Thánh và Thế Giới” dành cho các em 18 tuổi, tôi đã gởi bản thảo cho anh xem trước và trao đổi kỹ trên những chủ đề sở trường của anh.
Chúng tôi gợi hứng lẫn cho nhau. Từ quyển “Mười ba người thay đổi thế giới” (1977), tôi viết một loạt 20 ca từ và một số anh em dệt thành tập nhạc “Rabbôni, tôi hát về Ngài” (1978). Đến lượt anh lại từ những bài hát ấy mà viết nên “Cuốn Phúc Âm thứ năm” (1979).
Anh nằm xuống, tôi mới chợt nhớ ra tên anh có nghĩa là “nhen lên”. Từ những bạn trẻ 15-17 tuổi cho đến trung niên và trí thức, rất nhiều người đã nhờ anh gợi hứng mà dấn thân nhiệt tình. Chính qua anh mà tôi được quen biết một số giáo chức ngoài Công Giáo để mày mò kinh nghiệm làm tông đồ cho giới trí thức.
Anh không cao niên như những bậc thầy tôi ngưỡng mộ, thế nhưng giờ đây nằm xuống anh cũng đã ngót 70. Trong thánh lễ an táng, tôi đã suy nghĩ và cầu nguyện để làm sao có được thêm nhiều giáo dân như anh. Trẻ hơn anh, trong hàng ngũ giáo dân dưới 69 tuổi, bây giờ có được những ai đang nổi bật trong những đóng góp tích cực về văn hóa và suy tư cho Hội Thánh? Chắc bạn đọc đang đếm trên những đầu ngón tay… Vâng, có thể nhiều hơn những đầu ngón tay đôi chút…
Làm sao để gia tăng cho Giáo Hội Việt Nam một số lượng đáng kể những giáo dân say mê Chúa Kitô, Lời Ngài và Hội Thánh Ngài? Những giáo dân theo dõi tận tường các sinh hoạt Hội Thánh khắp nơi, hăm hở đào sâu thần học, biết và dám lên tiếng bênh vực Hội Thánh cũng như lên tiếng đóng góp suy tư với Hội Thánh cách khiêm nhường và mạnh dạn?
Nhìn lại ơn Chúa trên tâm hồn người tín hữu này, tôi thấy lóe lên hy vọng. Anh Trần Duy Nhiên đã không xuất thân từ nhà dòng hay chủng viện, không đi qua những trường lớp chính quy của Hội Thánh. Anh chỉ tham dự một số khóa học Cursillos, Công Lý và Hòa Bình, Pour Le Monde Meilleur… Còn nữa thì tự học là chính. Tuy nhiên điều đem lại hy vọng nhiều nhất là cái mở đầu nơi kinh nghiệm của anh. Anh gần như đã mất đức tin nhưng rồi đã được ơn trở lại. Chính cuộc trở lại đầy ý thức sau thời đại học đã đem lại cho anh những xác tín, để từ đó anh vận dụng những tài năng Chúa ban mà phục vụ cho công cuộc của Ngài. Xin đính kèm đây chứng từ trở lại anh viết năm 1978.
Trong tang lễ anh, tôi nghĩ đến con đường tắt để cống hiến cho Thiên Chúa và Hội Thánh những trí thức nhiệt thành: Truyền giáo cho giới trí thức. Tôi có được quen một Mục sư đã trao quyển “Sống Theo Đúng Mục Đích” vào tay nhiều ngàn trí thức. Tôi cũng thân với một Linh mục trẻ đã tặng quyển “Ngôn ngữ của Chúa” cho hầu hết trí thức tại khu vực của anh, và nay bắt đầu tặng quyển thứ hai, “Sống Theo Đúng Mục Đích”. Chắc hẳn ngày sẽ càng có thêm nhiều người làm công việc ấy. Tuy nhiên, muốn cho những trí thức độc giả ấy có được đức tin còn phải có sự hỗ trợ của hy sinh và kinh nguyện. Càng nhiều người cầu xin ơn đức tin cho các trí thức, sẽ càng có nhiều trí thức đến với Chúa, cống hiến tài năng, sức lực và kinh nghiệm mình cho Thiên Chúa và Hội Thánh.
Tôi ước mong mỗi độc giả đang đọc bài này sẽ âm thầm cam kết với Chúa một giao ước nhỏ: Dâng hy sinh và kinh nguyện của mình để cầu cho một trí thức nào đó đang đọc hai quyển sách trên đây được ơn nhận biết Chúa thật sâu xa. Chỉ cần mỗi người hy sinh và cầu nguyện cho một người, mùa gặt sẽ không ít. Mong rằng ngay hôm nay, chính bạn, người đang đọc bài này, sẽ bắt đầu giao ước ấy! Tại sao không?


Nhà Tĩnh Tâm Đamianô, Quận 9, 13-02-2009
Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net