GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 055737345
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Các tin-bài khác 05.05.2024
Tế Bào Gốc, Thiên Chúa và Xêda
19.06.2007

Biên giới giữa Giáo Hội và Nhà Nước mới đây đã lôi kéo chú ý của nhiều người tại Úc, do cuộc tranh luận liên quan đến luật lệ về tế bào gốc gây nên. Cuối tháng Năm năm nay, đảng Lao Động, hiện đang cầm quyền tại Tiểu Bang New South Wales, công bố sẽ đưa ra đạo luật nhằm hủy bỏ đạo luật có trước từng ngăn cấm việc tạo sinh vô tính các tế bào gốc từ phôi thai (cloning of embryonic stem cells) cho mục đích nghiên cứu y khoa.

Theo tờ Daily Telegraph ngày 30 tháng Năm, Ông Morris Iemma (1), thủ hiến Tiểu Bang tuyên bố rằng: “Tôi làm thế để các nhà nghiên cứu của New South Wales được phép tìm ra những cách chữa trị mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn các chứng bệnh của con người và đưa ra các cách chữa trị và điều trị đối với nhiều chứng bệnh hiện bị coi là vô phương cứu chữa”.

Ở Úc, việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai đã được bật đèn xanh khi Quốc Hội liên bang ra đạo luật cho phép việc ấy vào năm ngoái. Đạo luật mới này có hiệu lực bắt đầu từ tháng Sáu. Còn dự luật đệ nạp tại Quốc Hội New South Wales thì vừa được Hạ Viện thông qua ngày 7 vừa qua, dù vẫn còn phải chờ Thượng Nghị Viện chấp thuận.

Tuy nhiên, nó bị cả hai Giáo Hội Công Giáo lẫn Anh Giáo cực lực phản đối. Đức Hồng Y George Pell, tổng giám mục Sydney, thủ phủ của tiểu bang, nhìn nhận rằng quả có nhu cầu phải tìm ra các phương thuốc chữa trị bệnhh tật và các vấn đề thuộc di truyền học. Tuy nhiên, ngài kêu gọi cần phải cân nhắc nhiều hơn đến các vấn đề luân lý liên hệ.

Trong một tuyên ngôn công bố ngày 4 tháng Sáu, nhân danh 10 giám mục của tiểu bang, Đức Hồng Y Pell cũng phản đối phương cách dự luật được hấp tấp thông qua tại Quốc Hội chỉ trong vòng một tuần lễ. Tuyên ngôn nói tiếp, phôi thai con người, “có nhân phẩm nội tại và phải được dành cho quyền căn bản nhất trong các nhân quyền – tức là quyền sống, lớn lên và tăng trưởng”.

Đức Hồng Y Pell kết thúc tuyên ngôn bằng lời kêu gọi các chính trị gia Công Giáo, đúng hơn, mọi chính trị gia Kitô Giáo, đừng bỏ phiếu ủng hộ “đạo luật vô luân” đó.

Các Chính Trị Gia Công Giáo

Trong những ngày sau đó, giới truyền thông phần lớn có khuynh hướng phớt lờ các luận chứng của Đức Hồng Y Pell nhằm chống lại việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai, trái lại chỉ chú tâm vào lời ngài kêu gọi các chính trị gia Công Giáo. Tiêu biểu hơn cả là bài tường thuật trên tờ Sydney Morning Herald ngày 6 tháng Sáu tựa là “Các Dân Biểu Công Giáo cần bất chấp Pell về vấn đề dự luật”. Bài tường thuật này sau đó đã miêu tả thái độ của Thủ Hiến Iemma và Phó Thủ Hiến John Watkins, cả hai đều là Công Giáo, sẵn sàng “bất chấp” Giáo Hội ra sao.

Một bản tường trình khác cùng ngày được đăng trên mạng của tờ báo trên đã thuật lại phản ứng của Nathan Rees, Bộ Trưởng Các Dịch Vụ Khẩn Trương. Ông này yêu cầu tổng giám mục Pell phải xin lỗi các dân biểu Công Giáo nếu không sẽ bị coi là xấu xa giống các lãnh tụ quá khích của Hồi Giáo. Bài báo cũng thuật lại các nhận định của Iemma cho rằng ông ta không nghĩ vị linh mục chính xứ (2) của ông ta sẽ từ chối không cho ông ta rước lễ, dù ông ta ủng hộ dự luật. Tờ Daily Telegraph ngày 6 tháng Sáu cho hay Tổng Trưởng Y Tế Liên Bang là ông Tony Abbott, cũng là người Công Giáo, trái lại, đã lên tiếng ủng hộ Đức Hồng Y. Tony nói: “Đức Hồng Y Pell có quyền nói điều ngài phải nói. Ngài là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo tại Úc này”.

Trong một cuộc phỏng vấn truyền thanh, Thủ Tướng Úc là ông John Howard cũng bênh vực Đức Hồng Y. Ông nói với Đài Truyền Thanh ABC vào ngày 7 tháng Sáu rằng: “trong tư cách hồng y, ngài có trách nhiệm phải giải thích và duy trì các nguyên tắc Công Giáo, để nhắc nhở người Công Giáo Úc phải giữ và áp dụng các luật lệ vào đời sống họ, nếu thực sự họ sống như người Công Giáo. Nói cho cùng, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, khi họ tin điều gì, họ có quyền phát biểu quan điểm của họ”.

Tây Úc

Tuy nhiên, vấn đề càng trở nên óng bỏng hơn do một dự luật song song được đệ nạp tại một tiểu bang khác, tức tiểu bang Tây Úc. Tổng giám mục Barry Hickey của Perth, thủ phủ tiểu bang, chống đối dự luật cho phép dùng phôi thai để nghiên cứu. Theo bản tường trình đăng trên Trang mạng ninemsn.com.au ngày 19 tháng Tư, Ngài tuyên bố: “Mục tiêu không biện minh cho phương tiện”.

Tờ West Australia tường thuật rằng cũng như vấn đề đã làm điên đầu ở Sydney thế nào, thì Fred Riebeling, Chủ Tịch Hạ Viện Tây Úc, ngày 7 tháng Sáu, cũng cho rằng ủy ban đặc ân của quốc hội tiểu bang cần phải điều traTổng giám mục Hickey. Một ngày trước đó, tổng giám mục Perth tuyên bố rằng người Công Giáo nào “bỏ phiếu ủng hộ việc tạo sinh vô tính các phôi thai” không được Rước Lễ và sẽ bị vạ tuyệt thông.

Ngày hôm sau, một bản tường trình trên tờ Australian trích lời một phát ngôn viên của đức tổng giám mục Hickey cho hay không có lời đe doạ nào cả. Phát ngôn viên này cho hay các chính trị gia được “nhắc nhở” rằng việc tạo sinh vô tính các phôi thai để thí nghiệm rồi hủy bỏ không nhất quán với giáo huấn của Giáo Hội.

Đài ABC ngày 14 tháng Sáu tường thuật rằng Riebeling sau cùng đã giải quyết vấn đề bằng cách trình cho quốc hội một bức thư gửi cho đức tổng giám mục Hickey, cảnh cáo ngài không được can thiệp vào nhiệm vụ của các dân biểu.

Ngày 10 tháng Sáu, trong cột báo hàng tuần của ngài trên tờ Sunday Telegraph, để tóm tắt cuộc tranh luận, Đức Hồng Y Pell đã phê phán việc người ta chú ý một cách không thích đáng tới vấn đề liệu Giáo Hội có quyền đưa ra một thái độ như thế đối với các chính trị gia Công Giáo hay không. Việc giới truyền thông tập chú vào vấn đề ấy là “một chiến thuật đánh lạc dư luận khổng lồ” nhằm làm cho người ta quên khuấy không chú ý tới vấn đề căn bản hơn nhiều tức vấn đề hủy diệt sự sống con người. Ngài lên án những người chống sự sống và chuyên tìm sự chú ý của công luận “đã và đang cố gắng hạ thủ sứ giả trong khi lo chôn sống sứ điệp”.

Chọn Lựa Khôn Ngoan

Một số nhà bình luận chỉ trích sự can thiệp của Đức Hồng Y Pell vào cuộc tranh luận về tế bào gốc, coi nó như một vi phạm tới lương tâm cá nhân. Paul Collins (3), trên trang ý kiến của tờ Sydney Morning Herald ngày 7 tháng Sáu, đã lý luận rằng các chính trị gia Công Giáo “phải được tự do chọn lựa trong các vấn đề này theo lương tâm có hiểu biết của họ”. Hơn nữa, ông tiếp: “truyền thống Công Giáo dạy rằng không ai, kể cả giám mục, có quyền cưỡng bức hay xác định lương tâm người khác”.

Thực tế, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo quả có nói tới nhu cầu phải theo lương tâm mình: Số 1776 khi trích dẫn hiến chế “Vui Mừng Và Hy Vọng” của Công Đồng Vatican II, đã dạy “Lương tâm là cốt lõi bí nhiệm nhất và là cung thánh của một con người”. Tuy thế, Sách Giáo Lý ấy cũng dạy rằng lương tâm của một cá nhân không hiện hữu trong một thứ chân không luân lý. Số 1783 nhấn mạnh rằng lương tâm cần được thông tri: “Giáo dục lương tâm là điều không thể miễn chước được đối với những con người nhân bản là những chủ thể luôn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ muốn chuộng theo các phán đoán riêng của mình mà bác khước các giáo huấn có thẩm quyền”.

Số 1785 còn nhắc tới tầm quan trọng của đức tin và lời cầu nguyện trong việc đào luyện lương tâm ta. Ngoài ra, lương tâm còn “được trợ giúp nhờ chứng tá hay lời khuyên bảo của người khác và được huấn quyền của Giáo Hội hướng dẫn”. Đàng khác, số 1792 cảnh cáo người ta tránh nguy cơ của “ý niệm lầm lẫn về quyền tự lập của lương tâm, mà khước từ thẩm quyền và giáo huấn của Giáo Hội”, coi ý niệm này nằm trong số các nguồn sai lạc người ta dùng để phán đoán tác phong luân lý của mình.

Tôn Giáo và Chính Trị

Lời kết án khác chống cả Đức Hồng Y Pell lẫn Đức Tổng Giám Mục Hickey là họ đã can thiệp cách không thích đáng vào lãnh vự chính trị qua việc nhắc các chính trị gia nhớ đến các trách nhiệm luân lý của họ. Đây là một chủ đề thường được Đức Bênêđictô 16 đề cập tới. Một trong những lời bình luận mới đây của ngài về vấn đề này được trích dẫn từ bài diễn văn khai mạc Hội Nghị Các Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribbean vào ngày 13 tháng Năm. Ngài đặt câu hỏi: Làm thế nào Giáo hội có thể đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp về phương diện xã hội và chính trị. Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng trách vụ chính trị không phải là năng quyền cận kề của Giáo Hội. Thế nhưng, ngài chủ trương rằng xã hội cần có Chúa hiện diện trong các trách vụ gải quyết các vấn đề có tính xã hội của mình. Đức Giáo Hoàng thêm: một cách trong đó Giáo Hội có thể trợ giúp xã hội chính là hướng dẫn lương tâm. “Đào luyện lương tâm, bênh vực công lý và sự thật, giáo dục về phương diện đạo đức cá nhân và chính trị: đó chính là ơn gọi căn bản của Giáo Hội trong phạm vi này”. Một ơn gọi đôi khi dẫn tới những tương phản sắc cạnh trong một thế giới luôn bị cám dỗ muốn làm ngơ các giá trị luân lý.

Vũ Văn An,

(dịch bài của Linh Mục John Flynn, L.C. đăng trên bản tin Zenit ngày 17 tháng Sáu 2007).

Chú Thích Của Người Dịch:

(1) Morris Iemma, dân biểu đơn vị Lakemba, lên làm Thủ Hiến năm 2005 nhân dịp Bob Carr từ nhiệm chức vụ ấy. Trong kỳ bầu cử đầu năm 2007, đảng Lao Động do Morris Iemma lãnh đạo đã lại thắng vẻ vang một nhiệm kỳ 4 năm nữa. Người dịch là người thuộc đơn vị của Morris, chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ đảng Lao Động, dù là dưới sự lãnh đạo của Bob Carr. Nhưng Lakemba là “sào huyệt” của Lao Động, khó mà bứng được họ. Nên chắc chắn Morris chả sợ những người như người dịch.

(2) Không rõ ai là cha chính xứ của Morris. Chỉ nghe ông ta cư ngụ ở Narwee, một thị trấn dường như không có nhà thờ xứ. Ông ta hoặc đi lễ tại Nhà Thờ Xứ Regina Coeli (Beverly Hills) hay Nhà Thờ Xứ St Declan (Penshurst). Cha xứ Nhà thờ Regina Coeli, cũng là cha xứ của người dịch, trước đây là chưởng nghi của Đức Hồng Y Clancy (tiền nhiệm của Đức Hồng Y Pell) khó mà cho Morris rước lễ. Nên rất có thể Morris nại tới Cha xứ Nhà thờ St Declan. Vì vị linh mục này công khai mời các dân biểu Công Giáo “bỏ phiếu ủng hộ dự luật” này nếu bị từ khước không được rước lễ, thì nhào vô xứ của ông, ông rất hoan hỉ cho họ rước lễ!

(3) Paul Collins là một cựu linh mục, trước đây thuộc Dòng Marist. Theo mấy dòng tự thuật trên Internet, ông vẫn là một linh mục, hay đúng hơn “free-lance priest-writer-broadcaster” (linh mục-nhà văn-truyền thanh truyền hình tự do). Ông là tác giả nhiều sách về Công Giáo; duy cuốn Papal Power xuất bản năm 1997 đang nằm trong những sách được Bộ Giáo Lý Đức Tin “xem sét” và Collins tự hào về việc đó, cho rằng nhờ đó mà lượng bán tăng lên đáng kể. Ông cũng là một trong nhóm người Công Giáo “cấp tiến” viết thư lên Bộ Giáo Lý Đức Tin yêu cầu điều tra “sự lạc giáo” của Đức Hồng Y Pell liên quan đến vấn đề lương tâm. Cho đến nay, chưa thấy Bộ quyết định ra sao.



Nguồn : VietCatholicNews 19/06/2007

Vũ Văn An



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net