GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055979275
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 14.05.2024
Bài Thánh Ca buồn
21.12.2008

Hiện tượng “nhạc chế” đang đua nở như nấm sau cơn giông, rầm rộ đăng đàn như một cuộc chạy đua hết tốc lực. Những cảm xúc về cái đẹp thánh thiện, hồn trầm kín đáo của con người có nguy cơ bị đánh bạt ra khỏi dòng chảy cuộc sống và phô diễn những cái đẹp gợi dục, tôn lên thành thứ mốt thời thượng được ưa chuộng và trở thành “gam màu chủ đạo” trong những sinh hoạt của giới trẻ. Ngẫm về hiện tượng này trong xã hội, La Thăng từ Hà Nội xin cùng chia sẻ với quý bạn đọc giaophanvinh.net

Tết là cái gì? Là thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Noel là gì? Là cây thông, hang đá, khúc thánh ca. Tất nhiên, đây chỉ là sự phản ánh hình thức của Noel, và cũng chỉ dừng lại ở một mặt nào đó, ở hội hơn là lễ. Nhưng Noel hay Giáng Sinh là thế!Một cái gì riêng lẻ trong tổng thể, một cái gì giản dị mà hết mực thẳm sâu, có sức lay động cả tâm cảnh, cả truyền thống, cả tâm tình tôn giáo. Nếu Noel đến mà không có những bài hát của nó thì buồn biết mấy! Nhưng có vui không, khi vẫn có những bài hát đó nhưng được thể hiện khác đi?

Hiện nay ta thấy nhiều bài hát, nhiều album ca nhạc về chủ đề Noel xuất hiện trên thị trường. Nhìn qua, thấy toàn những ca sĩ nổi tiếng tham gia thể hiện các bài hát đó. Người tiêu dùng, đặc biệt là người Công Giáo thấy vui khi có nhiều sản phẩm để lựa chọn, có thể làm cho Noel được phong phú hơn. Ai không thích những bài hát cũ có thể chọn những bài hát mới. Ai đã có bài hát cũ rồi mà muốn có thêm những mà hát mới thì cũng mặc sức lựa chọn. Nếu không lựa chọn theo chủ đề thì cũng có thể lựa chọn theo ca sĩ mình thích. Thế mới biết dòng nhạc Noel cũng có sức sống rất mãnh liệt. Sức sống ấy đã hấp dẫn và thôi thúc một bộ phận rộng lớn ca sĩ tham gia thể hiện trên lĩnh vực còn nhiều tiềm năng này. Không chỉ phát hành các album, các ca sĩ còn “đăng đàn” các liveshow trong những ngày nước rút Giáng Sinh và Năm Mới, để “trình làng” những bài thánh ca Noel. Những ngày này, ai có dịp ngang qua các nơi công cộng như các siêu thị, rạp hát...đều có thể nghe các bài hát ấy. Trong danh mục các bài hát karaoke, nếu muốn, chúng ta cũng có thể tìm được nhiều bài hát như thế. Có thể khẳng định rằng Noel đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không chỉ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mà còn vượt ra ngoài biên giới tôn giáo.

Cách riêng, người Công giáo không ai không thích bầu khí Noel. Nếu mùa Chay là “mùa làm tổ”, hay mùa “ngủ đông” dưới góc nhìn nào đó, thì mùa Vọng, ta thấy một bộ mặt dân Chúa hồ hởi và sôi nổi hẳn lên. Không biết có phải thời điểm này họ “thức nhọn giác quan” như cách nói của Xuân Diệu không, mà xem chừng họ nhạy cảm lắm! Chỉ cần nghe một bài hát Noel, trong tiết trời se lạnh, họ cũng đã thấy một không khí Noel vọng về. Hoài Thanh cho rằng một tâm hồn như thế thì chỉ cần một con ốc biển bên tai cũng đã cảm được sóng biển rạt rào! Những bài hát Noel lúc ngân nga, lúc trầm lắng đã để lại một ấn tượng khó phai trong tâm khảm mỗi người. Bài hát thì buồn hoặc viết về những kỷ niệm buồn, nhưng khi nghe lại cảm thấy nôn nao và vui vầy. Lời bài hát diễn tả về một mùa Noel nào đó, có thể rất xa xôi trong quá khứ nhưng khi nghe lại cảm thấy rõ ràng và sinh động như vừa diễn ra. Khung cảnh mùa Đông lạnh giá của đêm Noel trong bài hát lại tạo nên hiệu ứng ấm cúng trong cung lòng người nghe. Giai điệu rất nhẹ nhàng khoan thai mà khơi dậy được tầng sâu tiềm thức, đánh thức được cảm quan. Cho nên những bài hát như thế, dẫu có nghe đi nghe lại trăm lần, mỗi độ Noel về, vẫn không hề cảm thấy chán.

Có những bài hát đã hoàn toàn định hình và định vị trong lòng người thưởng thức. Bài hát đó là nó khi được thể hiện đúng như nó đã là và vẫn là. Nói cách khác, giá trị nguyên vẹn của nó đã được khẳng định qua thời gian, tồn tại vượt thời gian. Khi bất cứ ai hát bài đó, đều phải hát đúng tinh thần, tâm tình, lời hát mà tác giả muốn gửi gắm, cũng như các yêu cầu và quy chuẩn của âm nhạc. Đi trật khỏi chuẩn mực này, bài hát sẽ bị “thoái hóa” đến mức không còn là nó nữa, nghe rất chối, rất phản cảm. Những bài hát đã được khẳng định nghĩa là đã có sáng tạo, chúng ta không nên sáng tạo thêm theo kiểu làm méo mó bản chất, thậm chí không còn nhận ra được nó của ngày xưa. Hầu như, nỗ lực của tất cả các ca sĩ muốn làm mới các bài hát vượt thời gian, hay tự làm mới mình qua những bài hát ấy đều gặp thất bại. Vì ít nhiều, họ đang phải cạnh tranh với những đỉnh Thái Sơn đã thể hiện bài hát đó và khẳng định được nó. Thiển nghĩ, một ca sĩ đã thành danh, có âm sắc và cách thể hiện độc đáo chỉ nên hát như những người trước đã hát. Chỉ vậy thôi, thì với âm sắc tuyệt vời đó, họ cũng đã có thể làm cho bài hát hay hơn, vì thế mà đặc biệt hơn. Hoặc nếu muốn, họ cũng có thể hát những ca khúc mới theo phong cách riêng của mình.Giới mộ điệu âm nhạc cũng đang rất cần những ca khúc mới như thế. Ngoài ra cũng cần phải nói đến một yếu tố là âm hưởng và tâm tình tôn giáo. Tôi không dám khẳng định những ca sĩ đã hát đó có tâm tình tôn giáo và hiểu biết về âm hưởng tôn giáo hay không. Nhưng rõ ràng là, nếu hiểu biết về âm hưởng tôn giáo và có tâm tình tôn giáo thì hẳn bài hát nghe đã đỡ sống sượng, đỡ lố bịch hơn. Không hiểu vô tình hay cố ý mà rất nhiều bài hát Noel đã bị cải lời, cách thể hiện phá cách tùy tiện. Nhiều ca sĩ đã quen rên rỉ, la rú, khi thể hiện những bài hát này, họ vẫn không từ bỏ thói quen đó. Không hiểu dược sự khác biệt rất tế vi của “nhạc đạo” và “nhạc đời” thì rất dễ rơi vào tình trạng dở khóc dở cười là “vẽ chân cho rắn”. Tự nhiên, tôi có cảm giác bị đánh mất một cái gì. Bài hát thiêng liêng đã trở nên trần tục, tính nghiêm túc trở thành trò đùa, sự tôn quý thành sản phẩm thương mại vô lối, truyền thống thành một mớ hổ lốn. Lấy ca khúc “bài thánh ca buồn” làm thí dụ. Từ trước đến nay, người ta vẫn hát “lang thang qua miền giáo đường dấu yêu” thì bây giờ lại nghe ca sĩ nọ hát: “lang thang qua miền giáo đường mến yêu”; hay “ôi giọng hát em mênh mang buồn” bị đổi thành “ôi giọng hát em ngân vang buồn”. Nghe ra, ca sĩ đó hát “trật lất”.
ChÆ°a cần phải bàn là từ nào hay hÆ¡n, nhÆ°ng xét thấy các từ ấy cÅ©ng rất ổn và không cần phải đổi. Đó là chÆ°a nói đến khía cạnh vi phạm bản quyền tác giả đối vá»›i tác phẩm âm nhạc. Những người thưởng thức bình thường còn cảm thấy buồn và phẫn uất, thì huống hồ là tác giả của những ca khúc đó, khi họ phải chứng kiến đứa con mình bị lấy mông đáp vào má (mông má-phẫu thuật)!        
       
Vậy nên, bây giờ, nếu ai có hỏi: “bài thánh ca đó còn nhá»› không em?”, thì buồn  thay; câu trả lời chắc là không. Vì “em” đã hát trật lời bài hát đó; đã hát má»™t bài hát hoàn toàn khác. Và đúng thế, qua bao nhiêu bài hát mà các ca sÄ© má»›i thể hiện trên nền của bài hát cÅ©, tôi càng cảm thấy xót xa và não nuá»™t; chỉ cảm nhận được đó là những bài thánh ca buồn!


La Thăng



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net