GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055762497
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật & Lá»… Trọng 06.05.2024
Mất để được
29.08.2008

Xem hình
Chúa nhật 22 Thường niên A
Mt 16, 21-27

1. Chớ hoá thành Satan cản lối

Trang Tin Mừng hôm nay nối tiếp Chúa nhật tuần trước. Nhân danh nhóm Tông đồ, Phêrô đã công nhận Đức Giêsu như Đấng Mêsia hay "Kitô". Và lúc đó ông được tuyên bố là "có phúc" vì đã được Thiên Chúa thương "mạc khải" như vậy. Rồi Đức Giêsu giao cho sứ mạng là Đá tảng trên đó Người sẽ xây Giáo Hội mình! Nhưng khi kết thúc lời hứa vĩ đại này, Đức Giêsu đã bảo các môn đồ "chớ nói cho ai biết Người là Đấng Kitô". Tại sao buộc giữ bí mật như thế? Phần tiếp trình thuật, mà chúng ta suy niệm lệch lạc về thân thế lẫn sứ mạng Đức Giêsu... và cần phải được điều chỉnh.

Đức Giêsu nói cho môn đệ biết Người sẽ "phải đi" Giêrusalem để chịu đau khổ, theo ý định nhiệm mầu của Cha, kế hoạch khôn dò của Thiên Chúa. Người biết các biến cố đau thương sắp xảy tới không thoát ra khỏi chủ quyền tối thượng của Cha. Vâng ý Cha là khẳng định chính Thiên Chúa sẽ có tiếng nói sau cùng, chứ không phải là sự dữ đang nghiền nát chúng ta trong hiện tại. Loan báo cuộc Khổ nạn của mình ba lần (Mt 16,21; 17,22-23;20,18-19), Đức Giêsu như thế đã sống từng tuần một với tư tưởng về cái chết. Lúc đó Người khoảng 30 tuổi. Sứ vụ của Người, dẫu quan trọng đến đâu, cũng sắp kết thúc một cách dữ dằn. Dưới mắt loài người, đó là thất bại, là chấm dứt tất cả. Đâu cần phải là thầy bói mới biết trước được một vài cái "hạn" không thể tránh. Đức Giêsu đã thấy các giới chức mỗi lúc thêm căm ghét mình và dân chúng tuần tự bỏ đi cả. Người phân tích rất kỹ sự chống đối ấy, vốn phát triển và lan khắp Giêrusalem: "kỳ mục, thượng tế và kinh sư...", mọi thân hào nhân sĩ lãnh đạo. Thế mà bây giờ Người cố ý đi lên đó.

Phêrô can gián lập tức. NhÆ°ng ông liền bị kết án là "tên cám dá»—": "Satan, xéo lui đàng sau Ta!".  Má»›i được phong lên giáo hoàng, Phêrô bị giáng ngay thành quá»·. Đúng nhÆ° lời Napoléon: "Vinh quang và ô nhục chỉ cách nhau có má»™t bÆ°á»›c". Qua phản ứng này của Đức Giêsu, ta Ä‘oán ra Người đã cảm thấy trong chính xác thịt mình mối ghê tởm khủng khiếp nhÆ° ta trÆ°á»›c tất cả những gì trái ngược vá»›i cảm năng, vá»›i các khao khát triển nở nÆ¡i con người. Cái mà Phêrô đề nghị, tức thoát khỏi thập giá, Đức Giêsu cÅ©ng cảm thấy Æ°á»›c muốn. "Nếu có thể được thì xin cất chén này xa khỏi con". Cảnh hấp hối ở vườn Ghetsêmani không phải là má»™t biến cố thoáng qua Ä‘Æ¡n lẻ: lắm phen trong đời mình, Đức Giêsu đã cảm thấy gá»›m ghét Ä‘au khổ... và đã từng bị cám dá»— bất tuân các ý định khôn dò của Cha: "Ta đâu có má»™t Thượng tế không biết cảm thÆ°Æ¡ng những ná»—i yếu hèn của ta, vì người cÅ©ng đã chịu thá»­ thách về mọi phÆ°Æ¡ng diện nhÆ° ta, nhÆ°ng không phạm tá»™i... Người đã lá»›n tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu mình khỏi chết... và dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều Ä‘au khổ má»›i học được thế nào là vâng phục" (Dt 4,15; 5,7-8). Ở đây, Đức Giêsu đã thấy vâng phục khó khăn nhÆ° thế nào. Câu đáp xem ra tàn nhẫn của Người cho thấy cám dá»— mạnh biết bao nhiêu.

Nhưng Đức Giêsu đã chiến thắng được vì không ngớt ngước con mắt linh hồn lên Thiên Chúa: "Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người". Thiên Chúa thấy mọi sự khác với chúng ta. Trong các hoàn cảnh bắt buộc phải sống, chúng ta được mời gọi vượt quá "quan điểm con người" để chấp nhận "quan điểm Thiên Chúa". Thời đại của chúng ta, hơn bao giờ hết, đang bị cám dỗ "giản lược" chính các vấn đề đức tin thành những cách suy tư kiểu con người. Hết thảy những gì vượt quá lý trí con người không dễ được chấp nhận. Nếu thế, sẽ đi đến chỗ cấm Thiên Chúa là Thiên Chúa! Người phải nên như chúng ta, phải khuôn theo tư tưởng của chúng ta... Nhưng lúc đó ta chỉ có một Thiên Chúa theo kích cỡ mình và hình ảnh mình... một Thiên Chúa do ta phát minh sáng tạo.

2. Một nên như môn đệ bước theo

"Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo". Tất cả não trạng hiện thời bao quanh ta và thấm nhiễm các phản ứng của ta, đều đề cao triển nở, lạc thú, tự do, sáng tạo, hưởng thụ: "Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già sồng sộc nó thì theo sau!". Đức Giêsu đưa ra một lôgích (lý luận) hoàn toàn khác. Lôgích của thập giá! Lôgích của tình yêu! Hoàn toàn trái ngược với hết thẩy những gì thế gian đề nghị: "phải từ bỏ chính mình". Không thể yêu thật nếu không có bỏ mình. Và chỉ cần gợi lên một vài hoàn cảnh đau thương trong đó tình yêu gặp nguy cơ, thì sẽ hiểu yêu không phải dễ: tha thứ cho một kẻ thù, can đảm "bênh vực Chúa Giêsu" trong môi trường chống tôn giáo, trung thành yêu mến người phối ngẫu, tiếp tục phục vụ đám trẻ xem ra chế nhạo bạn, duy trì ý thức chí sẽ đang khi tất cả đều khuyến khích ta tích luỹ hay tiêu pha cho mình, vẫn làm ăn lương thiện khi các quy luật kinh tế hay chính trị trở nên luật rừng trong đó người yếu bị kẻ mạnh đè bẹp. Muốn yêu thực, phải chấp nhận trả giá.

Như Phêrô lúc ấy, chúng ta cũng bị cám dỗ "mài nhẵn" Tin Mừng. Có lắm người, đặc biệt là giới trẻ, bị bản thân Đức Giêsu thu hút; họ phóng chiếu vào Người tất cả mọi giấc mơ của họ về tình huynh đệ, công bằng, tự do... Nhưng này Đức Giêsu yêu cầu họ "từ bỏ bản thân để theo Người", cùng Người leo núi cao theo bước Người hướng dẫn. Người đi trước và sẽ bỏ mình hoàn toàn. Người lặp lại với họ mỗi thánh lễ "phải thí mạng và đổ máu"... Thế là chẳng còn mấy ai muốn theo Người nữa.

Nhưng "Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy". Ý kiến ngược đời của Đức Giêsu là đó: phải "mất" để "được". Một công thức điên rồ, vốn sẽ chỉ sáng tỏ thật trong cuộc phục sinh. Vì bất chấp vẻ bên ngoài, đây không phải là thái độ khổ dục hay bệnh hoạn: Đức Giêsu đâu có đòi chúng ta phải thích khổ đau hay từ bỏ... Người gởi ý cho chúng ta yêu mến đến cùng, sống thật viên mãn, đạt được điều chủ yếu. Và gởi ý của Đức Giêsu, bất chấp dáng vẻ bên ngoài, chẳng có gì phi nhân cả: "Con có yêu Ta đến độ có bỏ mình được không? Nếu không, đừng nói ta về tình yêu, tình yêu nhân loại lẫn tình yêu Thiên Chúa!". Không, Đức Giêsu đâu có lỗi thời. Người không ngừng nói với thế giới cái mà thế giới cần hơn cả. Vì đây là chuyện thành công, thành công trọn vẹn và dứt khoát. Đức Giêsu lên Giêrusalem để chịu nhiều đau khổ, bị giết chết nhưng sẽ... phục sinh ở đó ngày thứ ba. Chính chiến thắng ở cuối con đường chông gai này.

Đây là điều được ba thánh tử đạo Augustinô Phan Viết Huy (1795-1839), Nicôla Bùi Đức Thể (1792-1839) và Đaminh Đinh Đạt (1803-1839) hiểu rõ và thể hiện trong đời mình. Hồi ấy (5-1838), tổng đốc Nam Định là Trịnh Quang Khanh ra tay bắt đạo rất dữ. Một hôm, ông tổ chức đại tiệc chiêu đãi tất cả các binh sĩ Công giáo. Tiệc tàn, ông cho mời hết thảy vào dinh, có bày sẵn những dụng cụ tra tấn, để thử lòng họ. Tiếc thay trong số 500 người, chỉ có 15 anh em trung kiên và tức khắc họ bị tống giam vào ngục. Mấy ngày tiếp, sau những ngày đòn chí tử, chỉ còn lại 9, rồi 5, cuối cùng còn có 3 ông Huy, Thể, Đạt. Tuy nhiên, khi quan cho tập trung kỳ mục làng Hạ Linh, Kiên Trung, Phú Nhai đến và đánh đập họ trước mặt các ông, cả ba thấy động lòng nên cũng bước qua Thập giá bỏ cuộc.

Thế nhưng ba người lính được tự do trở về lại thấy lương tâm cắn rứt. Việc bỏ đạo của những kẻ cuối cùng trong đám binh sĩ trở thành tin buồn lớn lao cho tập thể tín hữu đã hy sinh và cầu nguyện mỗi ngày. Thế là sau khi xưng tội, ba ông lên tỉnh xưng đạo lần nữa. Quan Tổng đốc chỉ ra lệnh đánh đòn và đuổi khỏi dinh, không tiếp. Quyết tuyên xưng đức tin, cả ba viết một lá đơn cho vua, rồi vào Huế để dâng mình. Ông Đạt bận việc quân nên chỉ ông Huy và Thể khăn gói vào kinh đô. Theo thủ tục, ba ông đến nộp đơn ở toà Tam Pháp (còn gọi là Tam Toà). Các quan nhận đơn nhưng chẳng trình lên vua. Sau lá đơn thứ hai mà vẫn không động tĩnh, hai ông tính đến một kế hoạch táo bạo. Nhân dịp vua Minh mạng ngự giá đi dạo trong thành phố, hai vị đón đường để trình đơn thẳng lên vua. Đọc xong, vua nổi giận truyền tống giam cả hai vị. Bị tra khảo đánh đập, hai chứng nhân vẫn một lòng. Sau đó quan cho bày trước mặt hai ông mười nén vàng, một tượng Chúa chịu nạn và một thanh gươm rồi nói: "Cho bay tự ý chọn, bước qua tượng thì được vàng, bằng không thì gươm chém đôi người bây ra, xác sẽ bị bỏ trôi ngoài biển". Hai ông bày tỏ ý muốn chọn gươm.

Ngày 13-6-1839, quân lính điệu hai chứng nhân ra cửa Thuận An thi hành án lệnh. Chèo thuyền ra khơi, họ chặt đầu các vị rồi bổ thân ra làm bốn, ném xuống biển. Phần ông Đinh đạt, sau khi hay tin hai bạn đã bị hành hình, cũng từ giã bà con lên tỉnh xưng đạo. Tổng đốc bảo ông: "Hai bạn ngươi vì cuồng tín không chịu bỏ đạo tà, nên đã bị chém làm tư quăng xuống biển. Còn ngươi, nếu khôn hồn thì chối bỏ thứ đạo đó đi về với vợ con". Ồng thưa: "Tôi đã chịu lắm cực hình vì đức tin, nay xin sẵn sàng chịu thêm nhiều hình khổ khác nữa. Hai bạn tôi đã được phúc lớn, nay quan cứ chém tôi làm tám khúc cũng được". Biết có đe doạ cũng bất thành, quan liền lập án gởi về kinh xin xử giảo.




Bạn Đường



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net