GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 34
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 034
 Lượt tr.cập 055555546
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 27.04.2024
Đừng quên người nghèo khổ và chịu thiệt thòi!
18.02.2008

Xem hình
Giờ tin tức buổi tối của đài truyền hình VTV1. Lại thấy nói đến chuyện cấm xe ba bốn bánh thô sơ và gánh hàng rong trong thành phố. Bỗng ông thầy già ngồi bên tôi lên tiếng: “Họ không có chút tình thương nào đối với người nghèo khổ. Họ chỉ biết ngồi trong phòng cơ quan mà ra lệnh cấm, cấm, cấm! Thành phố sẽ đẹp hơn để làm gì khi một lệnh cấm đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh khốn khó! Chính quyền chưa lo cho mọi người dân được no ấm thì thì ít ra cũng phải để người ta sống qua ngày với những nghề lương thiện người ta đang có, chứ sao lại đạp bể nồi cơm người ta đi?...” Ông thầy khiến tôi ngạc nhiên, vì xưa nay ông rất ít nói. Có vẻ như ông không thể kiềm hãm được nỗi bức xúc của mình bị dồn nén lâu nay, nên mới gay gắt như thế. Phản ứng của ông thầy già chúng tôi không nằm ngoài làn sóng phê bình, phản biện của dư luận xã hội và của nhiều phương tiện truyền thông đối với quyết định trên đây của Bộ Giao thông-Vận tải. Cũng nhờ đó mà quyết định chưa được áp dụng ngay.

Chuyện cấm này làm cho tôi nhớ lại một bài thuyết trình về vấn đề xã hội đã được nghe tại Đại học Louvain ở Bỉ vào khoảng 1969. Một tư tưởng được diễn giả nhấn mạnh là khi chính quyền muốn lấy một quyết định có thể mang lại một tiến bộ nào đó về mặt kinh tế hay kỹ thuật mà gây thiệt hại cho xã hội, văn hoá hay một bộ phận dân chúng thì phải cân nhắc hết sức thận trọng. Ông lấy thí dụ: chính quyền một thành phố được một nhà tư bản đề nghị làm đẹp thành phố bằng cách đặt và khai thác một loạt những máy đánh giày tự động ở những nơi đông người qua lại …Theo đề nghị thì thành phố còn được lợi về kinh tế nữa. Diễn giả nói tiếp: một chính quyền biết lo cho dân thì lập tức phải nghĩ tới số phận những em bé đánh giày sẽ ra sao nếu đề nghị trên của nhà tư bản được chấp nhận? Không thể dễ dàng lấy cuộc sống của hàng trăm con người đánh đổi với một mối lợi vật chất trước mắt.

Ở nước ta, những chuyện tương tự, và thường ở tầm mức rộng lớn hơn, đang diễn ra hằng ngày trong tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Hàng ngàn, hàng vạn người nông dân bất bình kéo nhau đi thưa kiện vì chính quyền lấy đất nhưng không đền bù thoả đáng cho họ, không chuẩn bị một kế hoạch tái định cư thoả đáng, hay chuyển đổi nghề nghiệp cho họ …(có làm thì dường như chỉ làm chiếu lệ, kiểu “đem con bỏ chợ”) khiến cuộc sống của họ trong chốc lát trở thành bấp bênh, không có tương lai, và cảm thấy như mình bị o ép, bị bỏ rơi, thậm chí bị bóc lột. Chính quyền chỉ nhìn lợi ích của mình hay của nhà đầu tư mà coi nhẹ lợi ích của người dân.

Thời gian gần Tết này, chuyện công nhân đình công xảy ra hàng loạt. Báo chí Thành phố mấy ngày qua cho biết: 18/1/2008, ở khu chế xuất Tân Thuận, 1.000 công nhân của Cty Nissey (100% vốn Nhật Bản) đình công đòi tăng lương; 200 công nhân của Cty Đông-Ya (100% vốn Đài Loan) cũng đình công yêu cầu chỉnh lương và cải tiến bữa ăn; ngày 23/1 cũng ở khu chế xuất này có đến 7 vụ đình công trong đó có 4 vụ xảy ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 24/1 tổng kết: ở Long An, từ đầu năm 2008 đã có 20 cuộc đình công. Chắc ở Bình Dương, tình hình cũng không khá hơn. Công nhân đình công vì họ thấy mình bị khai thác sức lao động quá mức (như tăng ca) nhưng lại nhận được đồng lương ít ỏi và điều kiện làm việc cũng nghèo nàn.

Đáng lý Công đoàn phải vào cuộc, phải ủng hộ công nhân nếu thực sự quyền lợi của họ bị xâm phạm, đó là bổn phận chính yếu của họ; nhưng hiếm khi tôi thấy báo chí nhắc tới cán bộ công đoàn; nếu có thì thường không phải để “khen” họ nhiệt tình ủng hộ công nhân mà là để “chê” họ đứng về phía chủ nhà máy vì ăn lương nhà máy. Điển hình: ngày 18/1/2008 tại Tp HCM,18 nữ công nhân của Cty Tasko Vina (100% vốn Hàn Quốc) sau khi làm việc 30 phút đã lần lượt ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hốc Môn. Bác sĩ bệnh viện nói họ ngất xỉu vì quá mệt mỏi do tăng ca. Thế nhưng bà Hồ thị Ngọc Trang, xưng là thủ quĩ kiêm phó chủ tịch công đoàn công ty lại nói: công nhân ngất xỉu vì sợ MA! Bà ta còn nói: Cty có 200 công nhân, mọi người đều được chăm sóc chu đáo … Các công nhân cấp cứu liền phản bác: bà Trang nói dối! Sự thật là hai tuần qua, công nhân bị ép tăng ca 6 ngày mỗi tuần, từ 17G đến 20G30; tối ngày 17/1 sau khi tăng ca đến 20G30, công ty đóng cửa, không cho về nhà! Một cán bộ công đoàn (chắc chắn là đảng viên) nói về “giai cấp công nhân” của mình như thế thật lạ lùng!

Nền kinh tế thị trường thay cho kinh tế bao cấp đã nâng cao đời sống của nhân dân lên một mức, nhưng nói chung chiếc bánh phát triển được chia phần lớn cho một lớp người nào đó (mà không chắc là vì họ kinh doanh, lao động nhiều và giỏi), còn đại bộ phận nhân dân chưa được hưởng phần tương xứng, nhất là giới nông dân. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; chênh lệch nông thôn và thành thị cũng thế. Ông Đặng Ngọc Dinh thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nói: “Nguồn lực nông dân, nông nghiệp, nông thôn đang được huy động cho phát triển nhưng chính sách đầu tư trở lại chưa cân xứng.” Một cuộc điều tra của Chi cục Phát triển nông thôn Tp Hồ Chí Minh cho thấy năm 2006, trong nhóm những người nông dân bị thu hồi đất con số lao động bị thất nghiệp tăng từ 28,1 lên 38,88%, còn số người chuyển qua được công nghiệp chỉ tăng từ 3,1 lên 6,6% (x.Tuổi Trẻ ngày 12/12/2007, tr 3).

Người ta cũng tính toán rằng 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam do nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm ra. Một lượng cực lớn cà phê xuất khẩu cũng do nông dân Tây nguyên mang lại, nhưng đời sống bà con hai vùng này vẫn thấp nhất nước. Giá nông sản gần đây tăng cao thì thực chất phần giá trị gia tăng lớn nhất không vào túi nông dân mà vào túi các danh nghiệp, các trung gian; còn khi giá cả hạ xuống thì nông dân là người đầu tiên phải khốn đốn vì nhà nước vẫn không có chính sách trợ giúp, trong lúc giá phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm cứ tăng vùn vụt (x. Tuổi Trẻ 11/1/2008).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu từ 14 đến 22/1/2008 tại Hà Nội đã nêu lên bốn đặc điểm của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nhu sau: 1/ thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; 2/phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; 3/thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người…; 4/ phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đối chiếu những mục tiêu trên đây với thực tế, người ta thấy còn rất nhiều điều phải băn khoăn. Có những mục tiêu chúng ta phấn đấu đạt tới thì rất nhiều nước tư bản chủ nghĩa xa gần đã thực hiện tốt, có khi rất tốt (ví dụ mục tiêu 1 và mục tiêu 3), và thực ra đó chẳng có gì là xã hội chủ nghĩa cả; còn những gì ta đang thực hiện có vẻ “tốt” như nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hay bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước thì trong thực tế chưa biết là thúc đẩy hay kiềm hãm sự phát triển lành mạnh của kinh tế? Nghi vấn này xin để cho các nhà chuyên môn trả lời.

Tôi nói lên mấy điều trên đây từ nỗi bức xúc trước tình hình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, và tôi xin đúc kết lại trong một câu: Xin đừng quên quần chúng nhân dân nghèo khổ và chịu thiệt thòi trong sự phát triển chung!



Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM.

(Nguồn: NguoiTinHuu.com)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net