GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 42
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 042
 Lượt tr.cập 056124674
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 20.05.2024
Tản mạn chuyện đi đạo và Tết xa quê trên xứ sở Bạch Dương
28.01.2014

"Tết quê nghèo nhưng đoàn viên hạnh phúc
Vẫn sâu đằm trong ký ức tuổi thơ.
Và con biết giao thừa này mẹ khóc
Nhắc đứa con ở xứ tuyết không về…"

-----------------
Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết Nguyên Đán là cái tết đầu tiên trong hệ thống lễ hội văn hóa tại Việt Nam. Đây là lễ hội của gia đình, dòng tộc, được tổ chức trên qui mô cả nước, để ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Mấy tiếng “về quê ăn Tết” không chỉ là một khái niệm “đi - về”, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Trong dịp này, người Việt Nam ta có tục lệ thăm hỏi và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Đó cũng là tâm tình, ước muốn của mỗi người con xa xứ mỗi dịp Xuân về. Những ngày cuối năm viết đôi dòng tự sự, chia sẻ chuyện đạo, chuyện đời, tết xa quê của người con trên xứ sở Bạch Dương.

Chuyện đi đạo ở Matxcova: Thắp sáng niềm tin

Đã hơn 7 tháng rồi, nhanh thật, kể từ lúc máy bay cất cánh rời phi trường Nội Bài đem tôi đến với xứ sở Bạch Dương bước vào một trang khác của cuộc đời mình, cuộc sống mưu sinh. Và cũng chừng đó thời gian tôi thiếu đi lương thực cho tâm hồn mình, không còn những buổi sinh hoạt sinh viên Công giáo như thời sinh viên, không còn nhưng buổi tập hát ca đoàn cho giáo xứ, và cả những ngày lễ Chúa Nhật, bổn phận, niềm vui của người Kitô hữu cũng hoạ hoằn lắm mới tham gia được. Đó cũng là cái thiếu chung của những người Công giáo chấp nhận xa quê đi mưu sinh tha phương ở xứ sở này. Ở đất nước mà tư tưởng chính trị còn nặng mùi cộng sản, cách điều hành của nhà cầm quyền còn đậm chất giang hồ, phia phít… thì việc những người nhập cư bị kì thị, phân biệt đối xử, gây khó dễ bởi chính quyền và người bản xứ như là một tiền lệ. Người Việt nói chung và người Công giáo Việt nói riêng ở Matxcơva này cũng không nằm ngoài tiền lệ đó, đi đâu cũng phải trốn tránh, chui lủi vì nếu gặp phải công an, khuligan (người xấu), hay bọn đầu trọc… thì phiền phức, tiền mất tật mang, nên việc đi lại, tham gia lễ lại, thăm hỏi lẫn thể hiện tình liên đới của những người đồng hương, những người cùng niềm tin… cũng vì thế mà thưa thớt, nhạt dần.

Ngày 23-6-1997, quốc hội Nga chấp thuận một đạo luật chỉ công nhận có bốn tôn giáo được coi là hợp pháp ở Nga vì được coi như là thuộc truyền thống Nga: Chính thống giáo Nga, Do Thái giáo, Hồi giáo và Phật giáo. Mọi tôn giáo khác đều được coi là những giáo phái giống nhau, không đáng được bảo vệ. Mục đích của đạo luật là để chống các tôn giáo giả mạo, không chân thật, đặc biệt là những tôn giáo xâm nhập vào Nga sau khi Liên bang Xô-Viết sụp đổ theo lý thuyết. Trong luật này, Công giáo được xếp ngang hàng là một tôn giáo giả mạo như là các giáo phái Unitarian hay Nhân chứng Jehovah. Bởi vậy người Công giáo ở xứ sở Bạch Dương này chịu rất nhiều thiệt thòi, khó khăn trong việc tham dự thánh lễ và đón nhận bí tích. Ở Matxcova chỉ có hai nhà thờ dành cho người Công giáo là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Moskva và Nhà thờ St. Luis do Dòng Mẹ Về Trời quản nhiệm, người Việt mình thì thường tham gia di lễ ở Nhà thờ St. Luis vì nhà thờ nằm trong một ngõ nhỏ có ít cảnh sát qua lại nên tránh được việc kiểm tra giấy tờ, hơn nữa ở đây lại có Cha Long, Dòng Mẹ Về Trời, một người con của Gx. Thanh Dạ, GP. Vinh (là tu sĩ đầu tiên của Việt Nam vừa được truyền chức ở Nga ngày 24/11/2013) phục vụ nên có Thánh lễ bằng tiếng Việt tiện cho việc tham gia các nghi thức phụng vụ của kiều bào Công giáo.

CÅ©ng vì những khó khăn đó mà bà con Công giáo Ä‘i làm ăn xa ở xứ sở Bạch DÆ°Æ¡ng này luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm linh và luôn mong muốn được thuận tiện được tham gia thánh lá»… và lãnh nhận các bí tích. Có lẽ cÅ©ng hiểu được tâm tình và sá»± thiếu thốn của bà con kiều bào xa xứ, được sá»± cho phép của Đức Giám mục Giáo phận Vinh và tâm tình quan tâm tá»›i con chiên xa xứ của các Linh mục trong Giáo phận, hàng năm vào những dịp thuận tiện các cha xứ, các nữ tu đã sang xứ sở Bạch DÆ°Æ¡ng giúp đỡ kiều bào tÄ©nh tâm và lãnh nhận bí tích. Đó luôn là khát khao mong mỏi của bà con kiều bào Công giáo ở Liên Bang Nga, thiết nghÄ© vá»›i sá»± quan tâm của bề trên các Giáo phận có bà con Ä‘i lao Ä‘á»™ng, làm việc, học tập ở  đây, trong thời gian tá»›i sẽ tạo Ä‘iều kiện hÆ¡n cho Linh mục, tu sÄ© sang giúp đỡ các kiều bào Công giáo xa xứ tÄ©nh tâm, lãnh nhận các bí tích thì thật đáng quý.

Ước mong rằng được sự đồng hành che chở của Chúa và Mẹ Maria cùng sự quan tâm của bề trên các Giáo phận cộng đồng kiều bào Công giáo sẽ ngày càng lớn lên trong tâm tình sống đạo. Thắp sáng niềm tin Kitô giáo trên xứ sơ Bạch Dương.

Tết xa quê: Nhớ lắm!

Khi quê nhà muôn cỏ cây rạo rực
Nhựa chuyển cành nảy lộc đón chào Xuân,
Thì nơi con tuyết phủ dầy, lạnh buốt
Hàng bạch dương đứng trơ trụi âm thầm.

Vào lúc ở quê nhà rạo rực Hoa Đào, Hoa Mai nở, mọi người náo nức đón Tết Nguyên Đán Âm lịch, thì bên này vẫn còn tuyết rơi mù mịt, băng giá tới 10, có khi tới 15, 20 độ âm, chẳng có vẻ gì là Tết cả. Dù vậy, người Việt không bao giờ quên cái Tết Âm lịch đã ăn sâu vào tiềm thức của mình. Người có điều kiện thì về Việt Nam ăn Tết, với giá vé đắt kinh khủng, có chuyến lên tới 47.000 rúp khứ hồi, tương đương với 1.400 đô. Đa số thì ở lại.

Khi tôi viết những dòng này, thì đến Tết Nguyên Đán cũng chỉ còn mấy ngày. Nhưng rồi nó sẽ diễn ra tương tự như nhiều năm trước. Người ta sắm sửa ăn Tết Ta to hơn Tết Tây. Quà cáp biếu nhau, phong bao lì xì cho trẻ em nhiều hơn. Tuy Tết to nhưng với người kinh doanh ngoài chợ, Tết lại chỉ diễn ra chỉ được có 1 ngày.

Bởi vì Tết của ta, người Tây đâu có nghỉ. Ai làm việc trong cơ quan của nước sở tại cũng chỉ xin nghỉ được một ngày. Còn ai buôn bán ngoài chợ, nghỉ một buổi nghĩa là toi mất khoảng 5 đến 600 đô tiền thuê chỗ. Tiền thuê chỗ phải đóng trước cả tháng, nghỉ ngày lễ người ta cũng chẳng trừ cho một đồng nào. Ở Chợ Liu, tiền thuê quầy bán hàng có diện tích 15m2 trung bình 500 đến 600.000 rúp 1 tháng. Nghĩa là khoảng gần 20.000 đô. Đấy mới chỉ là tiền thuê chỗ thôi. Con số này, khi tôi nói ra, nhiều người trong nước kinh ngạc, trợn tròn mắt, họ không thể tưởng tượng nổi. Người Việt kinh doanh buôn bán ở Nga chịu nhiều áp lực kinh khủng. Bà con chỉ dám nghỉ chợ để ăn Tết ngày mồng Một âm, còn lại gần như 360 ngày làm việc quần quật. Có năm, người ta tính: Mồng Một năm nay là ngày đẹp, đi bán mở hàng lấy may, mồng hai mới nghỉ ăn Tết. Những công nhân ở xưởng may cũng phải làm việc quần quật, bị giữ trong khuân viên của xưởng điều kiện ăn ở khổ sở vất vả vô cùng. Hay những công nhân xây dựng lam việc giữa mùa đông rét buốt này cực nhọc vô cùng, cái lạnh thấu xương thịt nước thì đóng băng nên muốn sú hồ để làm phải đun băng cho tan ra. Nếu chỉ tính riêng cường độ lao động, có thể nói đa số bà con người Việt ở chợ Liu, chợ Chim, hay công nhân xưởng may, xây dựng, trồng rau có thể được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

Tuy chỉ có một ngày, nhưng mọi người chuẩn bị cho nó rất kỹ. Tết Nguyên Đán của ta trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì thế, những ngày giáp Tết, trên cánh cửa các quầy hàng người Tàu đỏ rực những dòng câu đối. Ở cửa mỗi căn hộ có người Tàu thuê, họ thường dán chữ Phúc lộn ngược, nghĩa là Phúc “đảo”, “đảo” đồng âm với “đáo” (đến). Phúc đã đến nhà là không bước ra nữa. Một số người Việt được các đối tác làm ăn người Tàu tặng cho chữ này, cũng đem về dán ngược như họ. Các chủ Chợ, Chủ TTTM thường có quà tặng các chủ quầy bán hàng trong khu vực mình quản lý: Một túi đựng chai sâm-panh hoặc Vodka, một cặp bánh chưng hoặc hộp mứt, kèm theo cuốn lịch. Những nơi có điều kiện đón Tết tập trung đông người thì trang trí có phông chữ, làm cành đào giả, khéo đến nỗi trông xa cứ y như thật. Có chủ doanh nghiệp chơi sang, thì mua cành đào thật từ trong nước chuyển sang bằng máy bay. Dù là đào thật hay đào giả, nhìn thấy màu hoa, cộng với chiếc bánh chưng bày ngày Tết, ta cũng thấy quê hương tổ quốc như gần lại, vơi đi nỗi nhớ quê nhà.

Các dịch vụ Tết năm nào cũng hái ra tiền. Các quầy hàng khô “đánh” mứt và phong bì lì xì đỏ từ Việt Nam sang. Bánh chưng thì từ khoảng hơn chục năm trở lại đây, không phải đánh từ Việt Nam sang nữa, chỉ cần chở lá dong sang bằng đường hàng không, gói tại chỗ, giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ gói bánh chưng theo đơn đặt hàng của các công ty, của các quầy hàng khô, các gia đình. Gà trống quê dùng để cúng tất niên, được các dịch vụ về nông thôn đặt trước hàng tháng, chở về Matxcơva bán với giá cao gấp 4-5 lần gà thường.

Người Việt và người Tàu ở lẫn trong thành phố hơn chục triệu dân, chỉ như vài giọt nước trong biển lớn. Dẫu có vui cũng chỉ trong một nhóm nhỏ, trong một không gian nhỏ. Tết Dương thì tha hồ đốt pháo hoa cùng người Tây, nhưng Tết ta tuyệt đối không. Vì đốt pháo sẽ kinh động đến người xung quanh. Vì thế, Tết ta thật im lìm. Người ta gọi điện chúc Tết nhau qua điện thoại. Gần nhà thì rủ nhau sang uống rượu. Chỉ có cánh sinh viên sống tập trung có điều kiện vui vẻ nhiều hơn… Họ mời bạn bè quốc tế cùng vui Tết, để qua đó quảng bá phong tục và văn hoá Việt.

Người Việt tổ chức đón Tết Nguyên Đán cho khỏi quên nguồn cội của mình, giữ lại một tập tục văn hóa đã ngấm vào máu thịt, chứ ở phương trời băng giá mù mịt tuyết giăng, dù có tổ chức cho to thế nào chăng nữa, vẫn không ra phong vị Tết quê nhà. Nó thiếu nhiều thứ lắm. Trong lòng mỗi người, đều ao ước có một ngày được ăn Tết đoàn tụ thực sự ở quê hương.

Xuân tha hương sầu thương về quê mẹ.
Tết xa nhà buồn bã nhớ quê cha.

Làm sao không nhớ mỗi khi xuân về? Làm sao không buồn khi mưa tuyết rơi trắng xoá hai hàng Bạch Dương? Làm sao không hoài niệm khi trời đất đang chuyển giao, quê nhà đang vui mừng đón tết? Nhớ lắm những phiên chợ tết ngày cuối năm, nhớ lắm cảnh họ tộc đoàn viên sửa sang nghĩa trang trong ngày tảo mộ, nhớ lắm những lời chúc tết, những phong bao lì xì làm đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đợi. Bất giác nghĩ đến mấy câu thơ của Châu Hồng Thuỷ.

Tết quê nghèo nhưng đoàn viên hạnh phúc
Vẫn sâu đằm trong ký ức tuổi thơ.
Và con biết giao thừa này mẹ khóc
Nhắc đứa con ở xứ tuyết không về…

Ghi chép của Peter Dũng

Matxcơva những ngày cuối năm






  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net