GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055782904
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 07.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Có "MỘT CHÚA hay BA CHÚA?"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Sách báo, Tài liệu Công giáo… 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 04.01.2009    Tiêu đề: Có "MỘT CHÚA hay BA CHÚA?" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chú thích : Mail của tôi nhân dược bài "tiểu luận" nầy. 24 giờ qua tôi suy nghỉ nên hay không chuyển tải vào đây vì vấn dề trùng lập thời điểm Hội Đồng Giám Mục thông cáo thi hành Sách lễ Ấn Bản Mẫu Lần Thứ Ba đã nhiều ồn ào rồi. Thực tế những người công tác dạy giáo lý gặp phải nhiều khó khăn họ gióng lên tiếng chuông cần được Dấng bản quyền hướng dẫn và chia sẻ.
Đặng Ngọc Ẩn

NHÂN DANH CHÚA CHA VÀ CHÚA CON
VÀ CHÚA THÁNH THẦN:

BA CHÚA HAY MỘT CHÚA?

Vấn đề này đã được khép lại từ lâu, chẳng ai để tâm đến nữa. Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi vì quá cứng ngắc với chữ nghĩa, đóng khung trong những điều luật, mà những vị có trách nhiệm đã ít nhiều gây hoang mang cho một số anh chị em giáo dân, nhất là anh chị em dự tòng. Điều này vẫn thường gặp trong những lớp giáo lý, nên tôi muốn đưa ra một nhận xét và một vài ý kiến đóng góp trong vấn đề này qua một sự kiện cụ thể mà tôi đã gặp.
Vào đầu tháng 12 năm 2008, sau một khoá Giáo lý dự tòng, mà tôi được chỉ định dạy phần Bí tích, một số anh chị em đã gặp riêng tôi và than phiền rằng, trong bài thu hoạch có mấy câu hỏi các em đã trả lời đúng theo sách giáo lý, nhưng lại bị gạch bỏ và phê là sai. Các em thắc mắc rằng tại sao Giáo Hội dạy giáo lý mà sách nói một đàng, chấm bài một nẻo, nếu cho rằng sách giáo lý và Tân Ước sai thì sao lại trao cho các em học. Có những em hiện đang là giáo viên trong các trường dạy văn hoá, cũng không hiểu nổi tình trạng này, và các em tỏ ra không phục. Theo các em, trong kinh nghiệm dạy học, học sinh làm đúng theo sách giáo khoa thì phải nhìn nhận là đúng. Đây cũng là chuyện bình thường. Tôi hỏi một em (em này đã từng du học 5 năm tại Pháp với bằng thạc sĩ, hiện là giáo viên dạy ngoại ngữ), cụ thể là em đã trả lời câu hỏi nào và trả lời như thế nào mà bị gạch bỏ, thì em này cho biết câu hỏi về cách rửa tội và lời đọc: “(Giu-se) T… cha rửa con, nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Mặc dù em đã đưa cả sách giáo lý Công Giáo của Toà Tổng Giám Mục Sàigòn (câu 209) và cuốn Tân Ước, cả hai cuốn đều có Imprimatur hẳn hòi, với câu Mt 28,20 để chứng minh mình làm bài đúng, nhưng ban giáo lý vẫn không chấp nhận mà lại đưa ra đáp án là: “…..cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” Và có giải thích rằng câu in trong sách là sai, vì sợ người ta sẽ hiểu là có “3 Chúa”. Tôi có giải thích sơ qua cho em ấy hiểu và thông cảm cho những vị phụ trách đã không dám nói khác đi, vì điều này đã được các đấng có thẩm quyền phê chuẩn. Chắc chắn những cách giải thích này không thoả đáng, nhất là đối với những học viên có trình độ văn hoá. Để phần nào giúp cho các anh chị em hiểu tại sao lại có sự mâu thuẫn này, trong giới hạn của mình, tôi xin nói qua đôi nét về quá trình thay đổi công thức làm Dấu Thánh Giá cũng như lời đọc trong Bí tích Rửa tội, và các Bí tích khác khi nhân danh Ba Ngôi.

Ai cũng biết từ rất lâu rồi, tín hữu Việt Nam chúng ta vẫn quen với công thức: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, bất kỳ khi làm dấu hay Rửa tội hay khi linh mục ban phép lành. Cho đến năm 1992, với bản dịch của Uỷ Ban Phụng Tự dịch theo Sách Lễ Rôma -Missale Romanum,1975 (Sách Lễ cũ, 1971 dịch từ ấn bản mẫu đầu tiên MR, 1969), trong phần Nghi thức đầu lễ ban dịch thuật đã đề nghị dịch công thức làm dấu Thánh giá là: “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Khi dịch như thế, ban dịch thuật đã giải thích rất rõ ràng ở trang 9 - 10, trong tập “Chú thích bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ” của UBPT, dày 92 trang, in Ronéo năm 1991, như sau:
“Đây là công thức hiện hành, dịch sang tiếng Việt một công thức tiếng La-tinh… ‘In nomine Patris et Filii et Spiritus Sancti’, bản dịch cũ lấy lại công thức quen thuộc ‘Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’. Về mặt chữ, thì dịch như thế là sát, nhưng chưa tốt vì :
a.Xét về ý nghĩa thần học. Đây là một công thức quan trọng tuyên xưng đức tin “Một Chúa Ba Ngôi” đã có từ Giáo Hội nguyên thuỷ. Mà trong công thức hiện hành bằng tiếng Việt, niềm tin căn bản ấy chưa được diễn tả một cách rõ ràng: những từ ‘Cha’ và ‘Con’ hàm hồ, không nhất thiết chỉ Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con. Có lẽ vì thấy sự việc này mà cha ông chúng ta đã dịch kinh ‘Gloria Patri et Filio et Spiritui Sancto’ là ‘Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chuá Con và Đức Chúa Thánh Thần’. Nghĩa là thêm 2 từ ‘Đức’ và ‘Chúa’. Từ ‘Đức’ đặt trước danh từ chỉ thần thánh hoặc người có địa vị cao quý; Từ ‘Chúa’ là danh từ chỉ Đấng tạo thành trời đất.

b.Xét về ngôn ngữ Việt Nam. Công thức ‘Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’ lại càng hàm hồ, dễ hiểu sai, nhất là khi cử hành bí tích Rửa tội. Linh mục thường xưng mình là ‘cha’ và kêu người nói chuyện với mình là ‘con’, ít là khi người đó còn trẻ tuổi. Lúc cử hành bt Rửa tội, tay đổ nước lên đầu người ấy và miệng đọc công thức rửa tội: ‘Cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’
Nếu có người ngoài Giáo Hội tham dự nghi thức rửa tội họ sẽ hiểu thế nào? Họ có thể hiểu là ông cha rửa tội cho đứa nhỏ, nhân danh chính ông cha và chính đứa nhỏ đó và nhân danh một vị thần thánh nào đó nữa. Vì thế cần phải thêm từ ‘Chúa’ trước các từ ‘Cha’, ‘Con’ và ‘Thánh Thần’.
Với hai lý do trên, Uỷ Ban PT đã đề nghị dùng công thức : “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” .
Công thức này đã trở nên quen thuộc trong sinh hoạt phụng vụ, cũng thêm phần long trọng và nếu có ai đó đọc theo công thức cũ thì cũng chẳng ai bắt bẻ, tất cả đều hài hoà, trong hơn mười năm (1992-2005), chỉ đến khi Toà Thánh công bố Sách Lễ Rô-ma, ấn bản mẫu thứ ba, Missale Romanum,2002. Ấn bản mới này có ít nhiều thay đổi và Uỷ Ban Phụng Tự lại tiếp tục làm việc. Nhưng UB đã thay đổi nhiều về nhân sự. Một số lớn có chuyên môn và kinh nghiệm đã rút lui vì lý do này khác. Để có người làm việc, UBPT mới đã phải mời gọi một số người, thuộc mọi “môn phái”, kể cả nhà văn nhà báo. Rồi hì hục dịch suốt 3 năm mới xong được phần Nghi Thức Thánh Lễ, một phần nhỏ cuốn Sách Lễ Rô-ma, ấy là đã dựa vào bản dịch năm 1992. Sau đó (năm 2005) in sách bán và ra chỉ thị bắt buộc mọi người phải theo, rồi viết bài này bài kia đề cao tính ưu việt của bản dịch mới, cả một thời gian tranh chấp sôi nổi, nhưng rồi mọi sự cũng êm xuôi, dù chẳng mấy người khâm phục. Tuy vậy, một số các linh mục không hiểu rõ vấn đề, cứ trên bảo sao nghe vậy, lập lại như con vẹt. Các giáo lý viên thì coi các đấng như thần thánh càng không dám có ý kiến.
Trở lại vấn đề trên, công thức: “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” bị cho là sai dựa trên những lý chứng không thuyết phục. Trong bản “Đúc Kết Hội Nghị Toàn Quốc” của UBPT trực thuộc HĐGMVN từ ngày 20 đến 22 tháng 5 năm 2003 tại TTCG, ngay ngày thứ nhất, thành phần tham dự hội nghị đã sử dụng hình thức bỏ phiếu để chọn một trong hai công thức, và công thức cũ (SLRM-1971) ‘Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’ đã đạt 17/29 (trang 2). Thế là có sự đổi mới bằng cách xài lại cái cũ. Hình thức bỏ phiếu xem ra có vẻ công bằng, nhưng mấy ai biết vấn đề bên trong. Không nói đến sự chênh lệch về khả năng và thiếu chuyên môn, một số khá đông trong hội nghị không thích công thức ‘có’ Chúa, muốn ‘bỏ’ Chúa ra, có lẽ vì ‘Chúa’ có liên quan đến một nhóm trong bản dịch 1992. Và từ đó nếu có ai thắc mắc thì thường được giải thích như đã nói ở trên: lo xa người ta hiểu có 3 Chúa thì nguy! Cũng có những đấng tỏ ra thông thái bảo rằng trong nguyên văn Latinh chẳng hề có Chúa: “In nomine Patris et Filii…”.
Không biết các vị theo chủ trương ‘bỏ’ Chúa ra khỏi công thức Dấu Thánh Giá có sợ người ta hiểu lầm là 3 Chúa trong những trường hợp sau đây không?
1) Kinh Sáng Danh : ‘Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần’.
2) Lời chào đầu lễ, công thức thứ nhất: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”. (NTTL - 2005, trang 11)
3) Câu cuối của Kinh Vinh Danh: “Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha. (NTTL - 2005, trang 15)
4) Trong lời mở đầu của các Kinh cầu đều có nhắc đến BaNgôi:
-Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
-Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
-Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
5) Tôi chợt nghĩ đến sau này UBPT dịch các Vinh tụng ca trong Các Giờ Kinh Thần Vụ của linh mục tu sĩ vẫn đọc, đầu mỗi giờ kinh và sau mỗi Thánh vịnh thì có ‘bỏ’ Chúa ra không? : “Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa, tự muôn đời và chính hiện nay…”

Kết Luận:
Cả hai công thức: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” hoặc “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” đều mang tính cách tuyên xưng và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Ai thích dùng theo cách nào thì dùng, không nên bảo công thức này sai, công thức kia đúng, nhất là đừng nên đặt vấn đề này với những anh chị em dự tòng. Trong một vài cử hành Phụng Vụ, vì mang tính cách công khai và cộng đoàn thì cần phải đồng nhất để khi cùng đọc sẽ không gây trở ngại, chứ còn khi Rửa tội thì đọc công thức nào mà chẳng được. Thậm chí đọc bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa hay bất kỳ ngôn ngữ nào thì bí tích vẫn thành sự. Vì công thức nào thì cũng đã từng được phê chuẩn. Ngôn ngữ nào cũng có giới hạn, và mỗi ngôn ngữ có nét riêng, không nên nô lệ một thứ ngôn ngữ nào dù là Latinh. Có nhận thức được điều đó thì mới cảm nhận được mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể: Lời Toàn Năng của Thiên Chúa đã đi vào trong giới hạn của ngôn ngữ loài người. Mong rằng chúng ta đừng xây lại tháp Ba-ben.

Phê-rô Nguyễn Tuấn Hoan
An Lạc, ngày 2-1-2009.
prhoanal@yahoo.com.vn
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net