GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055602699
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 30.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH NÄ‚M 2012

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa 
Người đăng Thông điệp
capgiaoho_nhan
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 29/09/2012
Bài gửi: 20
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 27.12.2012    Tiêu đề: BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH NÄ‚M 2012 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bài giảng lễ ĐÊM GIÁNG SINH NĂM 2012
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh


Kính thưa anh chị em
Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, năm mà ĐTC Bênêđíctô XVI mời gọi mọi người tín hữu sống và bày tỏ niềm tin của mình cách mạnh mẽ. Vui mừng vì được gặp mặt anh chị em trong giờ phút trọng đại này, tôi xin phát biểu niềm tin của mình vào Chúa Giêsu, Đấng quy tụ chúng ta trong ngày đại lễ này.
Trước khi chính thức phát biểu niềm tin của mình, tôi xin điểm qua vài nét quan nệm của con người qua mọi thời đại về Đức Giêsu, chẳng hạn:
Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, Đức Giêsu là một trong những nhà tiên tri đáng được tôn trọng, được Thiên Chúa sai đến và là Đấng Messiah .
Do Thái giáo thì không xem Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người cũng không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi đó là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa của họ.
Một số tín đồ thuộc một số phái phật giáo cho rằng, với những đức tính hiển nhiên của Đức Giêsu, chắc chắn sau đó Ngài cũng được sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân quả. Do đó, những người tu theo đạo Phật cấp tiến, nhất là tông Tịnh Độ, có thể tôn kính Đức Giêsu như một vị Bồ tát. Một số Phật tử, trong đó có Tenzin Gyatso, đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14] xem Đức Giêsu như một vị Bồ tát, người cống hiến đời mình cho hạnh phúc của nhân loại. Nga Sơn Thiều Thạc ở thế kỷ 14 của Tào Động tông ngụ ý rằng những lời dạy của Giêsu trong Sách Phúc Âm do một người đã được giải thoát viết (Theo Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia) .
Đối với một số nhà hoạt động chính trị, xã hội, Đức Giêsu là gương mẫu tuyệt hảo cho phong trào đấu tranh giải phóng của họ :Mahatma Gandhi, người cha đẻ của nền dân chủ, vị thánh của nhân dân Ấn độ đã dựa theo giáo lý cuả Chúa Giêsu trong cuộc đấu tranh bất bạo động của họ và đi đến thành công rực rỡ.
Cựu Chủ tịch nước Cuba, Fidel Castro và một số vị khác cũng coi Chúa Giêsu như một nhà giải phóng con người khỏi ách nô lệ.
Vì có vai trò đặc biệt trong một số tôn giáo và các phong trào này, Đức Giêsu được nhìn nhận là một trong những vật quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, những quan niệm trên đây chỉ mới giới hạn Đức Giêsu vào vai trò của một vĩ nhân, hay là một vị thần như bao vị thần khác, và như vậy chưa nói lên được Thiên Tính của Người, đồng thời chưa dành cho Người vai trò xứng đáng. Tác giả thư Do Thái khẳng định : “Người con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng cuả mình... tên Người cao hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu”.
Vì người Do thái khước từ Người cho nên mãi đến hôm nay họ vẫn ăn chay cầu nguyện, xin cho Đấng Cứu tinh ngự đến, mặc dầu ngài Người đã đến hơn ngàn năm. Vì cố chấp, nên người ta vẫn thả hình bắt bóng. Đúng là : “sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng” (Ga 1,4).
Người Hồi giáo coi ngài như một vị tiên tri được Chúa sai đến, một số hệ phái Phật giáo coi ngài như một vị bồ tát. Dù rất trân trọng, nhưng chưa nhìn nhận đúng bản tính tuyệt đối quyền năng của Người.
Các phong trào đấu tranh coi Người như một nhà giải phóng để cổ vũ cho phong trào của họ, điều này, trong kiếp sống trần gian, Người đã kịch liệt từ chối. Người đã từng bỏ trốn khi người ta muốn tôn Người lên làm vua; Người đã mạnh mẽ khước từ vai trò của một Messiah chính trị. Thật ra trong Tin Mừng, Đức Giêsu đã tự nhận cho mình lời ngôn sứ Isaia: “ Thánh thần Chúa ngự trên tôi, Ngài đã xức dầu cho tôi sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, chữa lành những người đau khổ trong tâm hồn, công bố năm hông ân và ngày khen thưởng ” ( Lc 4, 18 ). Tuy nhiên, việc giải phóng của Chúa Giêsu là giải phóng tận căn, giải phóng cho người ta khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Các phong trào giải phóng trần đời này chỉ có giá trị nhất định và thường thì giải phóng cho người này lại dặt ách nô lệ lên người kia; giải phóng kèm theo báo thù, và bạo lực kéo theo bạo lực. Có những kẻ được nhân dân xả thân thân tranh đấu vì họ, nhưng một khi đã nắm thực quyền, họ lại trơ tráo hiện nguyên hình là những kẻ bóc lột, những tên đao phủ còn tồi tệ hơn những kẻ mà họ đã đánh đổ. Tình trạng này dẫn tới một thảm họa gọi là ‘dòng xoáy bạo lực”.
Đã có một phong trào gọi là Thần học Giải phóng phát triển rầm rộ ở châu Mỹ La tinh từ nửa sau thế kỷ XX chủ trương đấu tranh chống bất công cách triệt để, kể cả dùng bạo lực nhằm đưa lại công bằng, giải phóng cho những người khốn khổ, nhất là những người thuộc thế giới thứ ba. Sau ba thập niên phát triển rầm rộ tưởng chừng như công lý sẽ ngự trị, số phận người nghèo sẽ được thay đổi, nhưng rốt cuộc, đói khổ vẫn hoàn đói khổ, bất công vẫn hoàn bất công, người nghèo càng bị loại trừ và quên lãng. Những cố gắng mang danh Chúa Kitô để giải quyết các vấn đề thuần túy nhân loại trần thế đã thất bại, hoặc chỉ có tác dụng rất hạn chế. Một lần nữa, Đức Kitô phải la lớn vào tai nhân loại như đã khẳng định với Philatô : “Nước tôi không thuộc chốn này”.
Vậy thì Đức Giêsu Kitô chẳng ăn nhằm gì với thế giới hiện tại sao ? Thưa có, và có nhiều, nhưng không phải theo sự sắp đặt theo trí tưởng của con người. Giáo hội Chúa Kitô long trọng tuyên xưng trong kinh tin kính : “ Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”.
Như thế, chúng tôi tin chắc chắn và long trọng tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng hằng sống, có từ trước vô cùng. Người là Đấng Tạo hóa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành như lời thánh Gioan tuyên tín : “ Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người thì chẳng có vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành” (Ga1,1-30). Không thể gán cho ngài bất kỳ danh hiệu nào, không thể lôi kéo Người vào một phe nhóm nào. Người ta chỉ có thể nói được những điều không thể nói về Người như : vô thủy vô chung, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng; hoặc những phẩm tính siêu việt của Người như : lọn tốt lọn lành, ở khắp mọi nơi.
Vậy thì Đức Giêsu Kitô, Đấng Siêu việt, không ở trong tầm với của con người, chuyện đó có tác dụng gì đối với người trần mắt thịt ? Thưa : “Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người” (KTK cđ). Những lời tuyên xưng trong kinh tin kính trên đây đã được thánh Gioan xác quyết : “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người”(Ga 1,14) . Các thiên thần đã long trọng loan báo cho các mục đồng trong đêm giáng sinh : “ Các ngươi đừng sợ, đây, Ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng đặc biệt cho cả toàn dân : Hôm nay, Đấng Cứu thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” ( Lc 2,10,11) Các mục đồng vừa mừng vừa sợ, họ “hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và hai nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử đã thuật lại cho họ” (Lc 2,16,17). Sự kiện trọng đại này đã được Thiên Chúa chuẩn bị từ ngàn xưa và đã được ngôn sứ I-sa-ia loan báo về nhân thân của Chúa Cứu thế : “ Này đây, một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel –nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14). Ngôn sứ Mi-kê-a thì loan báo địa danh cách cụ thể :
“ Phần ngươi, hỡi Be-lem, miền đất Giu-đa,
ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa,
vì nơi ngươi, vị lãnh tụ chăn dắt It-ra-en dân ta sẽ ra đời ( Mk 5,1).
Việc này cũng được thánh sử Mat-thêu ghi lại với một thời điểm lịch sử khá cụ thể : “ Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì Giu-đê-a” ( Mt 2,1). Về phần mình, thánh Luca thì ghi thêm bối cảnh lịch sử : “ Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cé-sa-rê Au-gus-tô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra, đây là cuộc kiểm tra dân số lần đầu tiên thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria.Mọi người đều lên đường về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nagiaret trong xứ Galilêa trở về quê quán của Đavit gọi là Bê-lem để khai sổ kiểm tra cùng với Maria bạn người đang có thai. Sự việc xảy ra, trong lúc ông bà đang ở đó, Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”(Lc 2,1-7).
Như vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa đã “xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta”. Thật là :
“Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hòa bình công lý đã giao duyên. *
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao. (Tv 85 88?)
Người đã nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa, về tình yêu của Ngài, về chương trình cứu độ và về sự sống vĩnh cửu. Để thực hiện chương trình cứu độ, Người đã chấp nhận thân kiếp con người, sinh ra nơi máng có nghèo hèn, chia sẻ kiếp sống lầm than của người lao động, cảm nếm sự tủi nhục với những thân phận bị loại trừ. Qua đó, Chúa muốn thay đổi số phận con người, giải phóng họ khỏi nô lệ tội lỗi và sự chết muôn đời.
Thánh Phaô-lô không ngớt lời ca ngợi : ‘‘Đức GIÊSU KITÔ vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe nghe danh thánh GIÊSU, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA” (Philipphê 2,6-11).
Thánh thi giờ Kinh Sách mùa vọng vang lên lời ca thắm thiết :
“ Lặng lẽ âm thầm cảnh thai nhi
Cao sang Thiên Tử trọng ai bì
Trời cao đổi lấy lòng Trinh Nữ
Để làm bệ ngọc Chúa uy nghi
Mong mỏi tháng ngày mau thấm thoát
Vua rời thánh điện, bỏ hoàng cung,
Lê dân nhìn mặt Ngôi Thánh Chúa
Đến ở trần gian thật lạ lùng.
Ngang hàng thượng đế Ngài không quản
Làm kẻ tôi đòi giữa phàm nhân,
Thân phận chúng con hèn yếu quá
Chúa thương nâng đỡ kiếp phong trần
Để cứu chuộc con người, Chúa đã hy sinh như lời kinh tin kính : “Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phong-xi-ô Phi-la-tô”. Chúa là người “mục tử tốt lành” đã cất công tìm kiếm con chiên lạc, đã hy sinh khi sói đến để bảo vệ đoàn chiên. Cái chết khổ nhục mà oai hùng của Chúa đã được các thánh ký ghi lại với đầy đủ những chi tiết cùng những điểm quy chiếu lịch sử quan trọng : Người chịu nạn chịu chết thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn Giu-đê-a , còn Hê-rô-đê con (tức Hê-rô-đê An-ti-pa) làm tiểu vương miền Ga-li-lê. Các sử gia phần đời Do thái thời Chúa Giê-su như Joseph Flavius... cũng ghi lại những chi tiết liên quan đến Người. Ngày nay, những chuyến du lịch ở Đất Thánh đang mở ra cho người ta xem những thánh tích và kỉ vật liên quan đến Chúa Cứu Thế.
Chúa Giê-su đã chịu khổ hình thập giá là hình khổ đớn đau nhất, ô nhục nhất mà sự độc ác của con người thời đó có thể nghĩ ra. Người bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp, người ta định đặt mộ ngài giữa những quân gian ác, chôn vùi danh dự người xuống bùn đen.
Nếu chúa Ki-tô đã chết, vậy thì chúng ta đến đây để tôn vinh một người chết sao ? Thưa không, vì Người đã sống lại. Kinh tin kính của chúng tôi tôn vinh một cách chắc chắn : “ Ngày thứ ba Người sống lại như lời thánh Kinh. Ngời lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. nước Nguời sẽ không bao giờ cùng” (KTK cd).
Chúa đã chết như bao người khác, nhưng khác với mọi người là Người đã phục sinh. “Người đã chết để hủy diệt sự chết nơi chúng con, và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con” (KTT PS). Người đã chết vì mang bản tính con người, nhưng Nguời đã sống lại, vì Người là hiên Chúa, Đấng Hằng Sống, là nguồn mạch sự sống, là chủ tể mọi loài hữu hình và vô hình.
Chúng tôi tin, chúng tôi tuyên xưng Chúa đã chết để chuộc tội thiên hạ và ngày cuối cúng của lịch sử, Người sẽ trở lại. Người đã đến trong lịch sử cách đây hơn hai ngàn năm và rồi Người sẽ trở lại. Thánh Syrillô nói “ lần thứ nhất (Người đến) thì lặng lẽ âm thầm như hạt mưa rơi xuống lông chiên; còn lần thứ hai chắc chắn xảy ra trong tương lai, thì oai hùng rực rỡ. Lần giáng lâm thứ nhất, Người được bọc tã đặt nằm trong máng cỏ; lần thứ hai, Người khoác áo cẩm bào là muôn ánh hào quang. Lần thứ nhất, Người vác thập giá, chẳng nề nhuốc hổ; còn lần thứ hai, Người chiến thắng khải hoàn, có đạo binh thiên thần hộ tống”..
Kinh tiền tụng Mùa Vọng I cũng xác định : “ Khi ngự đến lần thứ nhất, mặc lấy thân xác yếu hèn, Người thục hiện hồng ân mà Chúa đã dự định từ xưa và mở đường cứu độ đời đời cho chúng con, để khi Người đến lần thứ hai trong uy linh, nhờ hồng ân bây giờ được tỏ hiện, chúng con sẽ lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức và vững dạ đợi chờ”.
Như vậy khi, mừng lễ Chúa Giáng sinh, chúng ta mừng, vì ơn cứu độ chúng ta đa khai mào và sẽ đến ngày thành tựu. Chúng ta “xác quyết mạnh mẽ với Kinh Thánh: Đức Giêsu Kitô là Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Với tư cách là Con Thiên Chúa, đồng bản tính với Thiên Chúa, và với tư cách là con của loài người, đồng bản tính với loài người, Đức Giêsu là chiếc thang duy nhất nối đất với trời, chiếc thang mà ông Giacóp đã thấy xưa kia trong thời Cựu Ước (St 28,12), và chính Đức Giêsu đã gợi ý cho các môn đệ hiểu như thế (Ga 1,51). Vì mang hai bản tính, Đức Giêsu thực hiện nơi bản thân mình sự hiệp nhất độc đáo và phi thường giữa Thiên Chúa và loài người. Người là nguyên nhân tác động của ơn cứu rỗi. Thánh Phêrô cũng đã tuyên bố: "Không có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát" (Cv 4,12). Như vậy, Đức Giêsu Kitô là trung gian độc nhất tác tạo nên ơn cứu rỗi. Ngoài Người ra không có Đấng trung gian nào khác” (Norberto).
Năm Đức tin, chúng ta hâm nóng lại niềm tin của mình đồng thời ra sức thực hành lời Chúa dạy để hân hoan đón mừng Chúa lại đến trong giờ phút tận cùng của mỗi con người chúng ta và tận cùng của lịch sử, chúng ta sẽ “lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức và vững dạ đợi chờ”. Chúng ta có một bảo chững chắc chắn nữa là chính lời Chúa Giê-su trước khi chịu khổ nạn : "Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở,... Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi".
Với niềm phấn khởi hân hoan, chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin của mình.
Trung Nghĩa Ngày 27 Tháng 12 Năm 2012
Tác Giả
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net