GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055606734
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 30.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cá»­ hành bí tích không trá»±c tiếp

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý 
Người đăng Thông điệp
amngovantu
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 25/06/2007
Bài gửi: 113
Số lần cám ơn: 17
Được cám ơn 12 lần trong 11 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 22.02.2008    Tiêu đề: Cá»­ hành bí tích không trá»±c tiếp Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN KÍP CÓ THỂ XƯNG TỘI QUA ĐIỆN THOẠI HAY THAM DỰ THÁNH LỄ QUA TRUYỀN HÌNH ĐƯỢC KHÔNG?

Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích dcct giải đáp:

Với những tiến bộ về phương tiện truyền thông hiện nay nhiều người đã nêu lên thắc mắc về việc tham dự thánh lễ truyền hình hay xưng tội qua điện thoại.

Thực ra, kể từ cuối Thế Kỷ XIX khi điện thoại đã trở nên phổ biến thì người ta cũng nghĩ đến chuyện xưng tội qua điện thoại trong trường hợp nguy cấp. Vấn đề cũng đã được bàn cãi khá nhiều. Xin được lưu ý là vấn đề được đặt ra cho những trường hợp khẩn cấp mà thôi chứ các trường hợp khác thì ý kiến chung đều bác bỏ việc xưng tội như thế. Năm 1884, Toà Ân Giải Tối Cao từ chối tuyên bố. Vấn đề này lại được bàn cãi giữa các nhà luân lý. Việc trả lời của Toà Ân Giải tối cao gây một nghi vấn về việc xưng tội qua điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Có người cho rằng bí tích có thể thành sự trong hoàn cảnh tuyệt đối khẩn thiết; đa số không tin như vậy. Bộ Giáo Luật 1917 đã không đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này. Còn Bộ Giáo Luật 1983 khẳng định :

Điều 964:

#1. Nơi dành riêng để nghe thú tội hầu lãnh nhận bí tích là nhà thờ hay nhà nguyện.

#2. Về toà giải tội thì Hội Đồng Giám mục phải ban hành những quy tắc, nhưng phải lưu ý thế nào để các toà giải tội được đặt ở nơi dễ thấy, các toà phải có chấn song ngăn cách hối nhân với linh mục giải tội, và để các tín hữu ai muốn thì có thể tự do đến.

#3. Không được nghe thú tội ngoài toà giải tội, trừ khi có lý do chính đáng.

Có nhiều người vẫn nghi ngờ vấn đề chưa được giải quyết.

Những người chủ trương xưng tội qua điện thoại là không thành kể cả trong trường hợp nguy cấp dựa vào quan điểm truyền thống luôn chống lại cách thức tiến hành như vậy. Sự hiện diện của hối nhân xem ra là điều cốt yếu không thể thiếu.

Những người khác chủ trương thành sự thì cho rằng việc phát minh phương tiện truyền âm thanh là một cách thế đối thoại mới mẻ và có sự hiện diện tinh thần của người đối thoại.

Vấn đề cốt thiết vẫn là sự hiện diện đồng thời giữa hối nhân và cha giải tội, sự kết hợp giữa chất thể và mô thể.

Gần đây Văn Phòng Phụng Vụ của Giám Mục Châu Mỹ nhắc nhở rằng không bí tích nào được lãnh nhận qua phương tiện truyền thông điện tử. Mọi việc cử hành phụng vụ đòi buộc sự hiện diện thể lý của tín hữu và sự hiện diện của Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế hay của thừa tác viên chủ sự. Đặc biệt đối với bí tích giải tội, chỉ có sự hiện diện thể lý của linh mục bên cạnh hối nhân là dấu chỉ cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa Cha, Đấng tiếp đón tội nhân và ban ơn tha thứ ”Liên lạc điện tử qua điện thoại, truyền hình, vidéo, hay internet không đủ cho việc cử hành bí tích“ Thông cáo nói trên của Văn Phòng Phụng Vụ Giám Mục Châu Mỹ đã trả lời cho thắc mắc đồng thời cũng cho thấy quan điểm chính thức của Hội Thánh.

Ngoài ra ngày 22 tháng 2 năm 2002, Uỷ Ban Giáo Hoàng về Truyền thông Xã Hội có ra một văn kiên “Giáo Hội và Internet” đề cập đến khía cạnh bí tích của các phương tiện truyền thông ở số 9 như sau.

“Thực tại ảo không thể thay thế cho sự hiên diện thật của Đức Kitô trong Thánh Lễ, cho thực tại bí tích trong các bí tích khác, và cho sự tham dự vào việc thờ phượng của cộng đoàn nhân loại bằng xương bằng thịt. Không hề có bí tích trên Internet; và ngay cả những kinh nghiệm tâm linh có thể cảm nhận được nhờ ân sủng của Chúa cũng không đủ nếu bị tách rời khỏi sự tương tác trong thế giới thật với những người tin khác.”

Với những khẳng định trên đây việc xưng tội qua điện thoại hay tham dự Thánh Lễ trên TV không thành bí tích được nên không thể thay thế việc tham dự trực tiếp.

Tuy nhiên, không nên quên rằng trong trường hợp nguy tử, việc ăn năn tội cách trọn vẫn cho ta được ơn tha thứ. Vì thế, dù không được dùng những phương thế truyền thông để lãnh bí tích giải tội thì khi cần kíp ta vẫn có thể ăn năn tội cách trọn là phương thế giúp ta được nhận lãnh trực tiếp ơn tha thứ do lòng thương xót Chúa.

Nguồn từ: http://www.chuacuuthe.com/giaidap
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Thánh Kinh, Giáo Lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net