GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 39
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 039
 Lượt tr.cập 055944752
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 13.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - CHIA SẼ CHÚA NHAT PHỤC SNH II

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ 
Người đăng Thông điệp
pet_tran
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 08/09/2007
Bài gửi: 66
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 6 lần trong 6 bài viết

Bài gửigửi: 21.03.2008    Tiêu đề: CHIA SẼ CHÚA NHAT PHỤC SNH II Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

11. Chúa đã sống lại
Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa đọc trên đây, tác giả chỉ nhắc đến bà Maria Madalena, nhưng qua ba Tin Mừng Nhất Lãm, chúng ta biết có thêm một vài người nữ cùng ra mộ Chúa Giêsu với bà. Các bà đi đến mộ và hốt hoảng khi thấy tảng đá chặn cửa mộ đã bị mở ra. Tại sao có chuyện kỳ cục như thế? Có ai muốn phá rối chăng? Bà Maria Madalena vội vàng chạy về báo tin cho Phêrô và người môn đệ Chúa Giêsu thương mến. Hai ông hối hả chạy đến mộ, hai ông đã thấy mộ trống với các khăn liệm còn lại ở đó, nhưng họ chẳng thấy xác Ngài đâu. Nhìn thấy quang cảnh, người môn đệ Chúa Giêsu thương mến biết rằng Thầy đã sống lại như lời Thầy đã nói.
Ngôi mộ trống là một dấu chỉ mà Chúa Giêsu gửi đến các môn đệ sáng ngày hôm đó. Đứng trước ngôi mộ trống, mỗi người có một phản ứng khác nhau. Các bà thì hoảng hốt, chạy về nhờ cậy các ông tới cứu. Ông Phêrô thì ngạc nhiên về sự việc xảy ra. Còn người môn đệ Chúa Giêsu thương mến thì tin rằng Thầy đã sống lại. Chúa đã sống lại thật. Allêluia.
Sự thật này có sức mạnh biến đổi cuộc đời chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi bóng tối của sự sợ sệt, của nghi nan, để sống đến cùng đức tin của mình vào Chúa Kitô. Một ngôi mộ trống nhưng được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, sẽ dẫn đến những phản ứng khác nhau.
Trong cuộc sống đức tin, mỗi người chúng ta đã nhiều lần đứng trước ngôi mộ trống của Chúa Giêsu, đó là những lần chúng ta băn khoăn đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa đích thực của đời Kitô. Dù đã được học hỏi về đức tin Kitô, đã được nghe giảng Lời Chúa, đã được chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin của biết bao thế hệ tín hữu, nhưng những điều ấy không miễn cho chúng ta phải đối diện với đức tin của chính mình.
Như nhóm người cùng đi đến mộ Chúa Giêsu sáng sớm hôm ấy, chúng ta cùng hiệp thông với nhau nhưng không thể quyết định thay thế cho nhau. Giáo Hội khuyên chúng ta phải trả lời những câu hỏi về đức tin đặt ra cho chính mình. Có nhiều lúc chúng ta như rơi vào đêm tối bất an, tương tự như các môn đệ trong thời gian sau biến cố tử nạn của Chúa Giêsu, chúng ta nửa tin nửa ngờ. Một mặt chúng ta biết rằng đức tin vào Chúa Kitô có sức giải thoát chúng ta khỏi vòng vây tội lỗi và mang lại cho chúng ta một cuộc sống an bình hạnh phúc. Mặt khác, chúng ta phải đối diện với những thực tế cấp bách, thực tế xem ra không trùng khớp bao nhiêu với những điều mà đức tin dạy bảo chúng ta. Đức tin dạy chúng ta phải xây dựng hạnh phúc trên những nền tảng siêu nhiên. Thực tế lại cho thấy dường như những điều siêu nhiên chẳng giúp chúng ta đạt hạnh phúc mà đôi khi còn gây ra cho chúng ta bao nhiêu điều thiệt thòi phiền toái. Đức tin dạy chúng ta phải tập trung đầu tư cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau, thực tế lại cho thấy mọi người đều dồn hết sức lực để xây dựng cho cuộc sống vắn vỏi ở đời này. Ai đúng, ai sai, ai khôn, ai dại? Chúng ta bối rối không biết phải theo ai bỏ ai đây? Trước những câu hỏi hóc búa này, chúng ta loay hoay tìm câu trả lời. Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu soi sáng cho chúng ta. Nhưng có lúc, thay vì trực tiếp trả lời, Chúa Giêsu đưa chúng ta tới ngôi mộ trống của Người. Người gởi đến cho chúng ta những mật thư, những dấu chỉ, những lời nói, những biến cố đặc biệt xảy đến cho chúng ta. Muốn tìm ra lời đáp, chúng ta phải giải mã những tín hiệu này.
Khi nhìn thấy ngôi mộ trống, người môn đệ Chúa Giêsu thương mến nhanh chóng nhận ra rằng Thầy mình đã sống lại, ông không nhìn bằng đôi mắt nhưng đã nhìn bằng con tim. Tác giả Tin Mừng theo thánh Gioan đã kín đáo không nêu tên người môn đệ này, nhưng truyền thống Giáo Hội vẫn cho đó chính là tông đồ Gioan. Ông là người được Chúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt và ông cũng đáp lại Thầy mình với tình yêu thương nồng nàn. Chính tình yêu này mách bảo cho ông biết đích xác chuyện gì đã xảy ra với Thầy. Tình yêu hun đúc niềm tin và niềm tin giữ cho tình yêu luôn kiên vững.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, nhiều lúc con phải giải mã các tín hiệu mà Chúa gởi đến cho con trong cuộc sống. Xin Chúa giúp con luôn trung kiên trong tình yêu, để con nhanh chóng nhận ra sứ điệp mà Chúa muốn gởi đến cho con trước ngôi mộ trống của Chúa, xin cho con vững tin rằng Chúa đã sống lại thật. Allêluia.

12. Kinh ngạc
Biến cố Phục sinh đã xảy ra với nhiều kinh ngạc. Kinh ngạc về sự chết! Kinh ngạc về các tông đồ! Kinh ngạc vì Ngài đã sống lại! Kinh ngạc vì Ngài đã hiện ra với những người phụ nữ trước hết và sai họ đi loan báo Tin Mừng!
“Vào thời Chúa Giêsu, phụ nữ là giới bị thua thiệt. Họ không được bình đẳng với đàn ông. Phần lớn họ không có cơ hội học hành, không được đối xử đồng đều về mặt pháp lý, và không được tham gia một số công tác dành cho nam giới. Tình trạng này được cải thiện từ từ nhờ thái độ và lời giáo huấn của Chúa Giêsu”.
Trong bản tường thuật của Matthêu về sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta nghe kể bà Maria Mácđala và một bà Maria khác đến mộ với sự buồn bã, vì nghĩ rằng xác Ngài vẫn còn nằm trong mộ. Tuy nhiên, các bà đã cảm nghiệm một sự kinh ngạc vĩ đại nhất trong cuộc đời. Chúa Giêsu Kitô không còn chết nữa, Ngài đã sống lại!
Từ kinh ngạc chuyển sang vui mừng. Matthêu kể rằng: “Hai bà vội vã ra khỏi mồ vừa sợ hãi vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người”. Sự buồn rầu và tuyệt vọng của họ đã bị đánh tan bởi sự kinh ngạc và vui mừng khi nghe tin Chúa đã sống lại.
Chúng ta cũng đã có những cảm nghiệm giống như các bà khởi từ sự buồn bã, tăm tối và thất vọng chuyển sang kinh ngạc và vui mừng. Điều này có thể xảy ra trong nhiều hình thức khác nhau đối với mỗi người trong cuộc đời. Đó có thể là một tình huống tuyệt vọng đã trở nên sáng sủa hơn. Điều chúng ta nghĩ rằng xấu nhất, nhưng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, đã trở nên tốt hơn như khi một người ốm đau được ơn chữa lành, một người vô thần đón nhận ánh sáng đức tin, những kẻ thù địch hòa giải với nhau, những kẻ bị giam cầm được thả tự do…
Cha Manton đã kể lại cảm nghiệm ấy qua câu chuyện như sau. Vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh trong năm cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai, tôi đã trông thấy một bà quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ, nước mắt tuôn rơi. Tôi tự hỏi, “Bà ấy có chuyện rắc rối gì đây?” Bà sụt sùi, thò tay vào trong túi sách màu đen rút ra cái điện tín nhàu nát. Rồi lại khóc nức nở, “Con nhận được cái điện tín này cách đây 2 tiếng đồng hồ”. Điện văn với hàng tin, “Bộ chiến tranh rất tiếc phải báo tin cho bà biết rằng con trai của bà đã bị mất tích tại chiến trường”.
Tôi chẳng biết phải làm gì để an ủi bà ngoài những tiếng lầm bầm hứa hẹn cầu nguyện cách riêng cho con bà. Sáng hôm sau, Thứ Năm Tuần Thánh, tôi lại thấy bà mẹ đó quỳ trước bàn thờ Thánh Thể, khuôn mặt buồn sầu hơn bao giờ hết. Dường như bà đã già đi nhiều chỉ qua một đêm. Bà giống như Chúa Giêsu chịu hấp hối trong vườn cây dầu…
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi thấy bà ngồi ở hàng ghế đầu tiên, nhìn vào khoảng trống của bàn thờ với cây thập giá phủ khăn tím. Bà giống như Đức Mẹ Maria đang đứng dưới chân thập giá. Đây là ngày Thứ Sáu khổ nạn của tâm hồn bà.
Bước sang đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, trước khi chúng tôi bắt đầu nghi thức Vọng Phục Sinh, bà tiến đến nói với tôi một tin mừng. Dường như đây không phải là người đàn bà của ngày hôm trước. Đây là một người đàn bà mới với cái điện tín mới. Con trai của bà an toàn, đang là một tù binh chiến tranh. Bà đã không thể nói với tôi được điều gì, chỉ đơn giản đẩy chiếc điện tín vào tay tôi. Rồi bà lại khóc nữa, nhưng những giọt nước mắt của niềm vui và hạnh phúc. Khi bà ra về, tôi gọi lớn, “Chúc mừng Phục sinh”… và từ nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của người mẹ, tôi biết bà đã cảm nghiệm được ý nghĩa của niềm vui Phục sinh nhiều hơn tôi. Đó chẳng phải là sự sống lại của con bà hay sao?


13. Niềm tin
Có một cuốn phim, tựa đề là “Đức Giêsu Kitô”, đây là một cuốn phim nhạc nổi tiếng về cuộc đời Chúa Giêsu. Bằng ngôn ngữ của âm nhạc, tác giả cuốn phim đã cố gắng diễn tả cuộc đời Chúa Giêsu theo tâm thức của con người thời nay, giúp cho người xem có thể học hỏi và hiểu biết thêm về Chúa Giêsu. Nhưng có một thiếu sót lớn nhất của cuốn phim nhạc này là đã không đề cập đến việc Chúa Giêsu sống lại. Cuốn phim kết thúc cuộc đời của Chúa bằng cái chết treo trên thập giá.
Cuộc đời Chúa Giêsu chết là hết chăng? Những người không có niềm tin Kitô giáo xem cuốn phim này sẽ kết luận như thế. Bởi vì “chết là hết”, đó là ý nghĩa thông thường của con người. Đó cũng là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu sau cái chết nhục nhã của Ngài: tất cả mọi hy vọng của họ đều tan thành mây khói. Thế nhưng, một biến cố bất ngờ đã xảy ra: Ngày thứ ba sau khi tử nạn, Chúa Giêsu đã sống lại. Đây là một biến cố vĩ đại, một sự kiện vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị, có một không hai trong lịch sử, một biến cố đã làm phát sinh một tổ chức lan rộng khắp thế giới mà chúng ta gọi là Kitô giáo.
Việc Chúa Giêsu Kitô sống lại là một biến cố cực kỳ quan trọng, nhưng lại là sự việc mà lý trí con người khó hiểu nổi, vì nó ở ngoài và vượt trên lịch sử nhân loại, không một người nào đã thấy và có kinh nghiệm. Ngay các môn đệ đi theo Ngài và được Ngài báo trước cho biết việc đó, thế mà khi Ngài sống lại họ cũng chưa tin, huống chi những người khác. Phục sinh là một chân lý mà người ta chỉ có thể chấp nhận được nhờ đức tin.
Tuy nhiên, biến cố Phục sinh cũng có những dấu hiệu bề ngoài chứng thực, như ngôi mộ trống, không có xác Chúa Giêsu ở đó. Ngài hiện ra cho mấy phụ nữ đến thăm mộ và nhất là một số môn đệ, họ nhận ra Ngài khi thấy những thương tích của cuộc khổ nạn trên thân thể Ngài và trò chuyện ăn uống với Ngài. Rồi Ngài đã làm cho các môn đệ sau khi gặp gỡ, truyện trò, ăn uống với Ngài phải tin và xoay chuyển tầm nhìn của họ về Ngài: từ hồ nghi không tin đến tuyên xưng Ngài chính là Đức Kitô, đồng thời xoay chuyển cả lối sống của họ: từ thất vọng sợ hãi trở thành tin tưởng, can trường, rồi đồng loạt đi khắp nơi loan báo và minh chứng Ngài đã Phục sinh. Minh chứng cách trung thành và can đảm, không sợ bị đánh đòn, chế nhạo, cầm tù, mà còn sẵn sàng chịu tử hình nữa. Việc ngôi mộ trống, việc Ngài hiện ra nhiều lần, việc các môn đệ có niềm tin và lối sống mới sau khi gặp gỡ Chúa Phục sinh, tất cả đều có thật.
Quả thực, việc Chúa Giêsu sống lại là một biến cố cực kỳ quan trọng đối với chính Ngài, với giáo huấn của Ngài, với các môn đệ cũng như với tất cả mọi người, vì là nền tảng cho niềm tin và sự cứu độ của mọi người. Đối với Chúa Giêsu, sự sống lại chứng tỏ Ngài vừa là người thật (đã đau khổ và chết) vừa là Thiên Chúa thật (đã sống lại và được tôn vinh) làm cho Ngài trở thành siêu việt trên tất cả mọi nhân vật tôn giáo trên thế giới, vì Ngài là hoa quả đầu mùa của nhân loại mở đường vào hạnh phúc thật vĩnh hằng. Sự sống lại chứng tỏ giáo huấn của Ngài là do Thiên Chúa mạc khải và dẫn đưa con người chắc chắn đạt tới hạnh phúc ấy. Sự sống lại đã làm xoay chuyển tầm nhìn của các môn đệ về Ngài và xoay chuyển cả lối sống của các ông. Sau hết, sự sống lại là bảo đảm cho mọi người được sống lại thật và có thể được hưởng hạnh phúc vĩnh hằng như Ngài.
Trải qua hai ngàn năm, niềm tin của các tông đồ và của các tín hữu tiên khởi vẫn còn được tiếp tục tuyên xưng. Mãi mãi vẫn còn có người tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, là Chúa. Ngài đã chết để cứu chuộc chúng ta và Ngài đã sống lại để bảo đảm chúng ta cũng sẽ sống lại. Và hiện Chúa Kitô Phục sinh vẫn đang đồng hành với chúng ta trong cuộc sống trần gian. Chúng ta vẫn gặp Ngài trong Giáo Hội, trong các bí tích, trong cầu nguyện, trong lời Chúa và trong khi thi hành điều răn mới của Ngài.
14. Suy niệm của JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong tâm thức ta hiện nay, Đức Giê-su đóng vai trò gì? Ngài đang sống và hoạt động tích cực, hay Ngài đã chết và không hoạt động gì cả? Nếu Ngài đang hoạt động, tất nhiên đời sống ta sẽ đổi mới rõ rệt. Ít lâu nay, đời sống tâm linh ta có gì thay đổi tích cực không? Điều đó chứng tỏ gì?
2. Làm sao để Đức Giê-su sống lại trong tâm thức ta? để Ngài hoạt động tích cực trong ta hầu ta được biến đổi thành con người mới?
Suy tư gợi ý:
1. Đức Giê-su đang sống hay đã chết trong tâm hồn ta?
Đức Giê-su đã sống lại. Điều ấy có ảnh hưởng gì đến ta không? Đức tin dạy ta rằng: «Nếu Đức Kitô không phục sinh, thì niềm tin và lời rao giảng của chúng ta là vô ích» (1 Cr 15,14). Thật vậy, nếu Đức Giê-su không sống lại, thì cho dù có Ngài, cũng sẽ không có Kitô giáo, vì người ta không có một bằng chứng cụ thể và chắc chắn nào để tin rằng Ngài là Con Thiên Chúa. Và nếu như thế, ta cũng như mọi Ki-tô hữu khác đều chẳng phải là Ki-tô hữu, và lúc ấy đối với ta, Đức Giê-su cũng chỉ là một đạo sư như bao đạo sư khác. Nhưng nếu Ngài đã thật sự phục sinh và ta đã là Ki-tô hữu, thì sự phục sinh của Ngài có ảnh hưởng gì đến ta một cách hiện sinh không? Có làm ta thay đổi cuộc sống hiện nay của ta không? Biết bao lễ phục sinh qua đi, mà lòng ta hay cuộc sống ta đâu có gì thay đổi! Ta vẫn là ta, vẫn có biết bao thói hư thật xấu như trước, chẳng thay đổi bao nhiêu, đôi khi tệ hơn!

Tại sao? Vì ta đã coi sự phục sinh của Đức Giê-su như một biến cố xảy ra hoàn toàn ở bên ngoài ta, chứ không xảy ra chút nào trong bản thân ta cả. Một nhà tu đức nói: «Nếu Đức Giê-su chỉ sinh ra tại Bê-lem, chỉ sống tại đất nước Do Thái, chỉ chịu chết trên đồi Can-vê, và chỉ phục sinh trong lịch sử cách đây 2000 năm, mà không sinh ra, sống, chịu chết và phục sinh ngay trong tâm hồn ta, tại đây và lúc này, thì tất cả những biến cố ấy của Ngài đều hoàn toàn vô ích đối với ta». Vì thế, điều quan trọng để sự phục sinh của Ngài có ích lợi cho ta, là Ngài phải phục sinh ngay trong bản thân ta, trong tâm thức của ta.
Theo niềm tin và sự tuyên xưng của ta, Ngài vẫn đang sống và hiển trị, nhưng dường như tất cả đều xảy ra ở bên ngoài ta. Còn ở trong ta, trong tâm thức ta, Ngài đã chết và đã được an táng từ lâu. Thỉnh thoảng ta chỉ tưởng nhớ đến Ngài như một người đã sống cách đây 2000 năm, tương tự như ta vẫn nhớ đến ông bà tổ tiên ta, hay đến một đức Trần Hưng Đạo nào đấy trong lịch sử. Trong tâm thức ta, Ngài được coi như một người quá cố. Một người chết như thế đương nhiên chẳng có thể ảnh hưởng hay thay đổi gì ta được!
2. Hãy phục sinh Đức Giê-su trong tâm thức ta
Vậy, để được biến đổi nên một con người mới, mạnh mẽ, tốt đẹp, tràn đầy thần khí của Thiên Chúa, trước hết ta phải phục sinh Đức Giê-su ở ngay bản thân ta, trong tâm hồn ta, trong tâm thức ta. Ngài có thật sự sống và hoạt động trong ta, thì ta mới được biến đổi để trở nên như Ngài.
Trong Tin Mừng có đoạn mô tả Đức Giê-su ngủ say như chết, bất động, trên thuyền của các tông đồ giữa cơn phong ba bão táp, để mặc các tông đồ phải đối phó trong hốt hoảng sợ hãi (x. Mt 8,23-27; Mc 4,35-41; Lc 8,22-25). Đó chính là hình ảnh mô tả thật chính xác tình trạng của Đức Giê-su trong tâm hồn ta: Ngài đang ngủ, hay Ngài đã chết, nghĩa là Ngài bất động. Nếu Ngài thức hay sống trong tâm hồn ta, tất nhiên Ngài sẽ hoạt động, Ngài sẽ làm những việc lạ lùng, thậm chí phép lạ để biến đổi ta, tương tự như Ngài đã làm sóng gió yên lặng sau khi các tông đồ đánh thức Ngài dậy trên thuyền.
Cuộc đời ta, tâm hồn ta nhiều khi ảm đạm, buồn tẻ, không có gì hứng thú hay khởi sắc về mặt tâm linh, chính vì ta đã để Đức Giê-su ngủ yên hay còn nằm chết trong ngôi mộ của tâm thức ta. Lúc nào Ngài cũng hiện diện trong ta, đầy quyền năng của một vị Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng làm mọi sự để biến đổi ta nên hoàn thiện, mạnh mẽ, để cứu giúp ta khi gặp cùng khốn. Nhưng thái độ lãng quên và hờ hững của ta đối với Ngài đã khiến sự hiện diện của Ngài trong ta thành một hiện diện thụ động của một xác chết, hay của một người đang ngủ. Một cách khách quan, Ngài vẫn luôn hiện diện trong ta từng giây phút, nhưng ta không hề ý thức điều ấy, ta chẳng nhớ gì đến Ngài. Ngài hiện diện ở đó, nhưng đối với tâm thức ta, Ngài dường như không hiện diện. Nói cách khác, Ngài dường như vắng mặt trong tâm thức ta. Chính vì thế, sự hiện diện khách quan nhưng thụ động của Ngài chẳng đem lại lợi ích gì cho ta, chẳng làm cho đời sống ta thêm dồi dào phong phú, bình an hạnh phúc, đang khi ta rất cần và rất mong điều ấy. Ngài hiện diện nhưng chẳng khác gì vắng mặt, Ngài vẫn sống nhưng chẳng khác gì đã chết, vẫn thức nhưng chẳng khác gì đang ngủ, vì ta đã không để Ngài hiện diện hay sống động trong tâm thức ta. Ngài giống như một kho tàng rất lớn chôn dấu ngay trong nhà ta, nhưng vì ta không biết, nên ta nghèo vẫn hoàn nghèo, và kho tàng ấy chẳng ích lợi gì cả.
Nếu nhờ ý thức, Ngài trở nên hiện diện trong tâm thức ta, lập tức sự hiện diện ấy sẽ trở thành sự hiện diện hoạt động, hữu ích. Ngài sẽ biến đổi ta một cách hữu hiệu. Cũng như khó tàng bị chôn dấu kín kia, nếu được biết đến và đem ra sử dụng, sẽ đem lại một cuộc sống hết sức phong phú và hạnh phúc.

3. Sự phục sinh của Ngài trong ta tùy thuộc vào ta
Ngài ngủ hay thức, chết hay sống trong tâm hồn ta, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào ta có đánh thức hay để Ngài sống và hiện diện trong ta hay không. Ngài để ta hoàn toàn tự do quyết định điều đó. Trong chương trình của Ngài, rất nhiều việc Ngài đòi hỏi sự cộng tác tự nguyện của ta thì mới thành sự. đó là cách Ngài trọng phẩm giá của ta, là hình ảnh của Ngài, một Thiên Chúa hoàn toàn tự do. Phẩm giá đó buộc Ngài phải tôn trọng tự do của ta, Ngài không muốn đơn phương làm mọi việc, dù Ngài có thể làm, nhất là sự hoạt động tự do trong tâm thức ta.
Như vậy, tuy Ngài hiện diện và hoạt động cùng khắp, nhưng vẫn có chỗ mà ngài không thể tự do hiện diện và hoạt động theo ý Ngài. đó là hiện diện và hoạt động trong tâm thức ta. Tâm thức ta là một không gian bất khả xâm phạm đối với chính Ngài, nghĩa là chính Ngài cũng không dám xâm phạm. Ngài chỉ vào đó để hiện diện và hoạt động trong tâm thức ta khi nào ta cho phép Ngài, bằng cách hướng về Ngài, ý thức được sự hiện diện khách quan của Ngài và nhất là hết mình sống với sự hiện diện đó. Sự hiện diện của Ngài trong tâm thức ta chỉ đạt tới tuyệt đỉnh và trở nên tích cực hoạt động khi nào ta có thể nói được như thánh Phao-lô: «Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi» (Gl 2,20).
Muốn thế, ta phải để Đức Giê-su chiếm trọn bầu trời tâm thức ta. Bình thường, «cái tôi» của ta chiếm trọn bầu trời ấy, vì lúc nào ta cũng nghĩ về ta, về quyền lợi, hạnh phúc, đau khổ của ta. Mọi hoạt động của ta đều bị cái tôi ích kỷ đó chi phối, điều khiển, huy động, khiến ta lúc nào cũng chỉ biết lo cho bản thân mình. Nhưng càng lo cho bản thân ta bao nhiêu, ta càng cảm thấy thiếu thốn, trống rỗng và đau khổ bấy nhiêu, vì đòi hỏi của ta thì vô hạn, mà sức của ta thì có hạn. Trong bầu trời tâm thức đó, ta chỉ dành một khung rất nhỏ cho Thiên Chúa và người khác. Vậy, nếu muốn Đức Giê-su luôn hiện diện sống động và sử dụng được toàn bộ năng lực của Ngài trong ta, ta phải dành trọn bầu trời tâm thức của ta cho Ngài. Ngài phải là một ưu tư, lo lắng lớn lao nhất của ta, và ta chỉ nên dành một khoảng trời bé nhỏ nào đó cho chính ta thôi. Làm như thế là ta đã phục sinh Ngài, đã đánh thức Ngài dậy trong ta, để Ngài thi thố quyền năng của Ngài. Làm như thế là ta đã đào được cái kho tàng quí báu nhất mà ta vẫn vùi sâu chôn chặt trong tâm thức ta, để biến kho tàng ấy trở nên ích lợi cho ta. Và đương nhiên sau đó, nhờ sự sống và hoạt động của Ngài trong ta, ta sẽ hoàn toàn được biến đổi, cuộc sống trở nên phong phú và hạnh phúc hơn.
Cầu nguyện
Lạy Cha, có lẽ Đức Giê-su đã chết từ lâu trong tâm thức con, hoặc con đã để Ngài ngủ quá say trong tâm thức con, khiến cho sự hiện diện của Ngài trong con không gây nên một tác động nào ích lợi cho bản thân con, cho đời sống tâm linh của con. Xin Cha hãy giúp con đánh thức Ngài dậy, hoặc làm cho Ngài sống lại trong tâm thức con, để sự sống đích thực của Ngài triển nở trong con, và biến đổi đời sống con.

15. Niềm hy vọng sống lại
Trong những ngày này, chúng ta hớn hở mừng vui. Tiếng Alleluia không ngừng vang lên trên môi miệng chúng ta. Tại sao chúng ta hát đi hát lại điệp khúc hân hoan ấy? Phải chăng vì Đức Kitô đã chiến thắng kẻ thù? Phải chăng vì Ngài đã thực hiện một phép lạ vĩ đại nhất: sống lại từ trong kẻ chết? Tất cả những điều đó làm cho chúng ta vui mừng khi nghĩ về biến cố Phục sinh. Tuy nhiên, niềm vui còn dạt dào hơn nữa, khi chúng ta ngắm nhìn ngôi mộ rỗng của Ngài. Niềm vui dạt dào ấy đã được thánh Phaolô diễn tả như sau: Thiên Chúa đã cho Đức Kitô sống lại thế nào thì Ngài cũng sẽ dùng quyền năng để cho chúng ta được sống lại như vậy. Đó chính là một niềm an ủi tuyệt vời nhất, một ý nghĩ cao sâu nhất xuất phát từ ngôi mộ phục sinh: Nếu Đức Kitô đã sống lại, thì rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng sẽ được sống lại.
Chúng ta thường nghe thấy lời phàn nàn và kết án như sau: Đạo Công giáo là một đạo quá nghiêm khắc bởi vì Đức Kitô đã nói: Ta đến không đem sự bình an, nhưng đem gươm giáo. Với lưỡi gươm lưỡi giáo này, phải chăng Ngài đã cắt đứt xác thịt và cuộc đời chúng ta? Đọc kinh, đi lễ, bố thí mà thôi chưa đủ, Ngài còn muốn chúng ta phải dâng hiến trọn cuộc sống cho Ngài, từ tư tưởng, lời nói đến việc làm. Tôi không được phép hưởng thụ những điều bất chính, dù chỉ trong tư tưởng mà thôi. Tôi muốn ăn uống no say, nhưng hôm nay lại là ngày giữ chay, nên tôi không được phép. Tôi muốn nằm ngủ nướng cho đẫy con mắt, nhưng hôm hay là Chúa nhật, tôi có bổn phận phải thức dậy để đi tham dự thánh lễ…Cho dù tội lỗi có hấp dẫn và quyến dũ, luôn mời gọi và lôi kéo đến đâu chăng nữa, thì chúng ta cũng không được phép chạy theo. Công giáo là một đạo nghiêm khắc, đòi chúng ta phải làm chủ thân xác, chế ngự những thèm muốn và hy sinh đời sống cho Đức Kitô. Thế nhưng, cái đạo nghiêm khắc ấy đã đem đến cho chúng ta một tin mừng, đã hứa ban cho chúng ta một điều không ai có thể đem lại được, đó là: nếu Đức Kitô đã sống lại, thì rồi chúng ta cũng sẽ được sống lại. Nghĩa là một ngày kia, chúng ta sẽ tìm lại được cuộc sống vĩnh cửu đã mất đi vì tội lỗi.
Niềm tin vào sự sống lại trước hết đã được chính Chúa Giêsu truyền dạy. Ngài đã nói nhiều lần để chứng tỏ tầm mức quan trọng của nó. Thực vậy, Phúc âm thánh Gioan đã ghi lại: Giờ đến, khi mọi kẻ trong mồ nghe tiếng Ngài và bứơc ra. Những người làm lành sẽ sống lại để được sống. Còn những kẻ làm dữ sẽ sống lại để bị luận phạt…Thánh ý của Cha, Đấng đã sai Ta là: bất kỳ ai thấy Con và tin ở Ngài, thì có sự sống vĩnh cửu. Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết…Ai ăn thịt Ta và uông máy Ta, thì sẽ có sự sống đời đời.
Trước khi làm phép lạ cho Lagiarô sống lại, Ngài đã phán với Martha: Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ không chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời. Sau cùng, khi bọn Sađucêô, những kẻ không tin vào sự sống lại dã nêu lên vấn nạn về một người đàn bà có bảy đời chồng và như vậy khi sống lại, bà ấy sẽ thuộc về ai? Chúa Giêsu đã trả lời cho họ như sau: Lúc bấy giờ, không còn vấn đề vợ chồng. Họ sẽ không chết nữa, nhưng sẽ trở nên như thiên thần. Họ sẽ là con cái của Thiên Chúa và của sự sống lại.
Chúng ta có thể suy ngắm về chính sự sống lại của Ngài để tìm thấy ở đó niềm hy vọng ủi an. Thực vậy, vào buổi sáng ngày thứ nhất, các bà đạo đức đi ra mồ để xức thuốc thơm cho thi thể Chúa. Vừa đi, các bà vừa thầm nghĩ: Ai sẽ lăn giùm tảng đá lấp cửa mồ? Phải, trước khi Đức Kitô phục sinh, một tảng đá nặng cũng đã lấp kín phần mộ của chúng ta và của những người thân yêu. Tảng đá của chết chóc, đau khổ và tuyệt vọng. Bởi vì ngôi mộ chính là trạm chót, để rồi sau đó sẽ chấm dứt cuộc sống cũng như tình thương, sẽ chấm dứt mọi ý nghĩ cũng như mọi ước mơ. Phải chăng đó là sự chấm dứt của chính con người? Thế nhưng, Đức Kitô đã phục sinh. Tảng đá nặng đã bị lăn qua một bên, bởi vì Ngài đa giải quyết được vấn đề từng làm cho chúng ta băn khoăn lo nghĩ: Sau cái chết, sẽ còn lại gì? Sự phục sinh của Ngài chính là bảo chứng cho lời Ngài đã phán: Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ không phải chết, nhưng sẽ có sự sống đời đời.
Từ khi Đức Kitô nghỉ yên trong ngôi mộ, thì ngôi mộ đã trở nên một cái gì thánh thiện đối với chúng ta. Và hơn thế nữa, kể từ khi Đức Kitô sống lại, thì tất cả chúng ta, những con người phải chết, sẽ chờ mong buổi sáng phục sinh huy hoàng. Trước Đức Kitô, con người phải chết và trên bia mộ chúng ta ghi: Đây là nơi an nghỉ trong bóng tối và trong tuyệt vọng. Nhưng từ khi Đức Kitô phục sinh, chúng ta có thể ghi trên bia mộ ấy như sau: Đậy là nơi an nghỉ trong tin yêu và hy vọng.
Sau cùng, chúng ta có thể dùng suy luận để thấy được rằng: sự sống lại là một cái gì thích hợp với chương trình của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa. Thực vậy, chúng ta chỉ là người bao lâu hồn còn kết hiệp với xác. Giữa hồn và xác luôn có một liên hệ mật thiết. Nếu hồn mà buồn thì nước mắt sẽ tuôn trào. Nếu hồn mà vui thì khuôn mặt sẽ rạng rỡ. Bởi đó, sự phát triển toàn vẹn của con người đòi buộc hồn xác phải kết hiệp với nhau sau một thời gian bị cái chết tạm thời chia rẽ. Hơn thế nữa, việc sống lại còn là đều thích hợp với sự công bằng của Thiên Chúa. Thân xác của chúng ta đã tham dự vào tất cả những hành vi thánh thiện cũng như tội lỗi. Vì thế, sự công bằng đòi buộc: nếu thân xác đã tham dự vào những hành động tội lỗi thì cũng phải có những hình phạt dành cho thân xác. Trái lại, nếu thân xác đã tham dự vào những hành động thánh thiện, thì cũng phải có những phần thưởng dành cho thân xác.
Tóm lại, chúng ta sống là để chuẩn bị cho cái chết và chúng ta chết là để được sống đời đời.

16. Tin Chúa Phục Sinh
“Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi trở thành vô ích và niềm tin của anh em thật là hão huyền”
Quả thật, nếu Đức Kitô không sống lại thì tất cả chúng ta, nhưng con người mang danh Kitô hữu chỉ là những kẻ điên khùng, bởi vì chúng ta đánh đổi cả đời mình để tin và đi theo Đức Giêsu nhưng cuối cùng chẳng được gì. Trong khi nhiều người ăn chơi xả láng, hưởng thụ thoải mái, trong khi nhiều người xây dựng sự giàu có, xây dựng công danh sự nghiệp trên xương máu của những người khác, trên những trò bóc lột, trên sự lường gạt bỉ ổi mà vẫn sống phây phây, thì chúng ta, nhưng người Kitô hữu luôn bị bao quanh bởi một hệ thống luật lệ dầy đặc. Ở đâu cũng thấy tội. Ở đâu cũng thấy cấm đoán, bắt buộc và đe loi v.v…Cả cuộc đời chỉ thấy nói tới hy sinh, từ bỏ. Cả cuộc đời chỉ thấy toàn là mất mát, thiệt thòi. Vì thế mà trước mặt người đời chúng ta chỉ là những tên ngu xuẩn, điên rồ.
Một anh bạn trẻ đã chia sẻ rằng: Khi anh từ chối một chức vụ khá quan trọng trong cơ quan, cấp trên của anh đã nói: “Mày khùng quá, cái ghế mà tao dành cho mày đáng giá năm mười cây vàng đấy. Bao nhiêu thằng ước mơ và lo lót, còn mày thì từ chối”. Và anh bạn trẻ ấy trả lời: “Tôi biết khi ngồi vào chiếc ghế đó, tôi sẽ trở thành một ông hoàng. Nhưng tôi cũng biết khi ngồi vào chiếc ghế đó, tôi sẽ uốn cong theo vòng quay của cả một cơ chế có vô vàn điều tiêu cực, không thể khác được”. Thế là anh bạn trẻ đành chấp nhận một cuộc sống thanh bần chỉ vì danh hiệu Kitô hữu của mình.
Vâng, nếu Đức Kitô không sống lại thì anh bạn trẻ này và các Kitô hữu chỉ đáng sống trong những nhà thương điên. Nhưng Đức Kitô đã sống lại. Đó là xác quyết của các anh bạn trẻ Phêrô, Giacôbê, Gioan…Họ là những người đã từng đi theo, đã cùng sống, cùng ăn, cùng ở với Đức Giêsu. Họ cũng là những người đã từng thất vọng và trốn chạy trước cái chết thê thảm của Thầy Giêsu trên thập giá. Nhưng rồi họ đã là những người dám chấp nhận lao tù, cùm gông, tra tấn và cả cái chết để làm chứng về sự Phục Sinh của Đức Kitô, bởi chính họ đã thấy tận mắt Đức Kitô đang sống. Mà Đức Kitô sống lại có nghĩa là những lời rao giảng của Người là sự thật. Và sự thật Đức Giêsu công bố chính là những nẻo đường dẫn tới sự sống, tới hạnh phúc đích thực. Vì thế, ai bước đi theo Người, ai sống theo Lời Người, chắc chắn sẽ được sống và được hạnh phúc.
Lời chứng của những người dám đem cả mạng sống của mình ra mà đoan quyết chắc không phải là một sự lừa dối phải không thưa quí ông bà và anh chị em?

17. Ra khỏi mồ
Biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm rồi, và ngày nay có lẽ chúng ta cũng không thể cảm nhận được nỗi niềm vui sướng và hy vọng của các tông đồ ngày xưa khi nghe tin Chúa Giêsu sống lại. Tuy vậy, trong ít phút ngắn ngủi này, chúng ta thử làm sống lại một chút những tâm tình của các tông đồ trong ngày Chúa Phục Sinh, để thấy được sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu đã đem lại ý nghĩa nào cho cuộc đời của các ông. Từ đó, chúng ta cũng hãy để cho Chúa Phục sinh tác động làm cho cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa. Hòa chung niềm hy vọng với dân tộc mình, các tông đồ cũng chờ mong một vị Cứu Tinh để giải phóng dân tộc ra khỏi cảnh nô lệ ngoại bang. Trong niềm hy vọng ấy, Đức Giêsu đã xuất hiện như một con người có thể đáp lại những khát vọng mãnh liệt của các ông. Chính vì thế mà các ông đã bỏ mọi sự để theo Người, tin tưởng hoàn toàn nơi Người, phó thác trọn cuộc đời cho Người và chấp nhận mọi đòi hỏi của Người. Thế nhưng, đáng buồn thay cho các ông biết bao, khi mà vào một buổi tối ngày thứ 5, thần tượng Giêsu của các ông đã bị bắt, bị tra tấn, bị đánh đòn, bị lăng mạ và cuốci cùng bị kết án tử hình, một cái chết đớn đau và tủi nhục trên thập giá. Điều đó làm các ông thất vọng biết là dường nào. Thế là hết. Thầy Giêsu đã chết, đã được chôn trong mồ đá. Điều đó có nghĩa là những niềm hy vọng, những hoài bão, những tin tưởng của các ông cũng chết theo và cuộc đời của các ông cũng bị chôn vùi trong những nấm mồ của tuyệt vọng và sợ hãi. Hiểu ván đề như thế chúng ta mới hiệu được rằng: khi các phụ nữ báo tin cho ông Phêrô và ông Gioan về việc Chúa sống lại thì quả thật đó là một nguồn tin gân chấn động rất mạnh cho các ông. Thầy Giêsu đã sống lại cũng có nghĩa là những ước mơ, những hy vọng của các ông cũng được sống lại. Chính vì vậy mà cả ông Phêrô và ông Gioan đã vội vã chạy ra mộ Chúa Giêsu như để kiểm nghiệm nguồn tin mà các phụ nữ vừa loan báo. Khi tới mồ, các ông thấy mồ trống, chỉ còn lại khăn liệm và khăn phủ đầu Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã viết về chính mình: “Ông thấy và ông tin”. Rồi những ngày sau đó Chúa Giêsu đã hiện ra với các tông đồ nhiều lần như để củng cố niềm tin chắc chắn rằng: Thầy Giêsu của mình đã sông lại thật thì niềm tin ấy đã tạo nên một biến đổi triệt để nơi các ông.
- Trước đây các ông sợ hãi chạy trốn các nhà cầm quyền đạo đời, thì nay các ông hiên ngang ra vào công đường để rao giảng về Đức Kitô Phục Sinh. Các ông can đảm chấp nhận bắt bớ, chấp nhận đòn vọt và bao nhiêu thử thách khác để làm chứng rằng Đức Giêsu đã Phục Sinh.
- Trước đây các ông là những người nhỏ nhen, ham danh ham lợi, ghen tị với nhau về chỗ ngồi trên dưới, thì nay các ông quên bản thân mình để chỉ sống và chết cho Đấng Phục Sinh, đồng thời cũng sống và chết cho anh chị em mình.
Thế hệ của chúng ta hôm nay không được diễm phúc để thấy Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa, nhưng chúng ta tin lời rao giảng của các Ngài vì các Ngài là những chứng nhân trung thực bởi các Ngài đã dám hy sinh mạng sống để làm chứng cho sự thật ấy. Tuy nhiên, tin vào sự Phục Sinh không phải chỉ là chấp nhận trong trí khôn một chân lý, một sự kiện đã xảy ra trong lịch sử, nhưng còn là để cho Chúa Phục Sinh biến đổi cuộc đời mình, là để Người đưa mình ra khỏi những nấm mồ ích kỷ, hận thù, gian tham, lọc lừa, kiêu căng, tự mãn, ham mê sắc dục… Bao lâu chúng ta còn cố tình sống trong những nấm mố ấy thì bấy lâu chúng ta chưa thật sự tin vào Chúa Phục Sinh. Và nếu thế thì lời tuyên xưng của chúng ta về việc Chúa Phục Sinh chỉ là những lời đâu môi chót lưỡi và chẳng đem lại lợi ích nào cho đời sống của chúng ta.
Xin cho mầu nhiệm Chúa Phục Sinh mà chúng ta kính nhớ hôm nay trở thành một động lực đổi mới cuộc đời chúng ta, để chúng ta đám sống, dám chết cho Chúa và cho nhau.

18. Niềm hy vọng
Biết trước cái chết và cách thế phải chết, nhất là cái chết mình không chấp nhận, quả là một tâm trạng khủng khiếp nhất đối với con người. Đó là trường hợp những người bị kết án tử hình hay những người bị bức tử, tức là bị bắt buộc phải tự kết thúc đời mình. Chúa Giêsu cũng trải qua những giờ phút kinh hoàng ấy. Ngài biết trước cái chết của Ngài: Đã ba lần Ngài nói trước với các môn đệ là Ngài sẽ bị tử hình. Và Ngài cũng nói rõ cách thế Ngài bị giết chết:”Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình mà theo”, “Như Mô-sê treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải bị treo lên như vậy”, “Khi nào Ta bị treo lên, ta lôi kéo mọi sự lên với Ta”. Qua những lời đó, Chúa Giêsu muốn nói đến một cực hình diễn tả cảnh tượng những phạm nhân phải kéo lê những khúc gỗ sẽ được dùng làm thập giá để đóng họ vào và treo lên tại một nơi gọi là núi Sọ. Nhưng có một điều khác, đây là cái chết Ngài biết trước, nhưng Ngài chấp nhận:”Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi con, nhưng đừng theo ý con, mà theo ý Cha”. Hơn nữa, không những Ngài chấp nhận, mà Ngài còn mong chờ nữa, vì không có máu đổ ra thì không có ơn cứu chuộc.
Tất cả những điều trên đã xảy ra đúng theo từng chi tiết như Chúa Giêsu đã nói trước: Ngài phải vác thập giá và bị đóng đinh chết trên thập giá. Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu chết chưa phải là mục tiêu cuối cùng của sứ vụ cứu độ. Ngài còn phải vượt qua cõi chết để trở thành con người đầu tiên trong nhân loại được phục sinh và tôn vinh. Và đây cũng là điều Ngài nói trước luôn, mỗi khi nói về cái chết, Ngài đều nói thêm: Ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại. Và điều này cũng xảy ra đúng như vậy vào ngày thứ ba sau khi chết, Ngài đã sống lại.
Trước hết, chúng ta cần hiểu cho đúng thế nào là phục sinh hay sống lại. Sống lại không phải là lại sống y như trước, giống như mấy người được Chúa Giêsu làm phép lạ cho sống lại như trước rồi sau cũng phải chết, như con trai bà góa ở Na im hay ông Ladarô. Chúa Giêsu phục sinh và được tôn vinh nghĩa là Ngài đã chết thật, rồi được sống lại với một thân xác đã được đổi mới, không còn lệ thuộc các luật vật lý hay sinh lý nữa, không chết bao giờ nữa. Ngài được tôn vinh là được về trời, không phải là vào tầng mây xanh mà là vào một tình trạng hoàn toàn mới, được ở bên hữu Chúa Cha, nghĩa là hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong hạnh phúc vĩnh hằng.
Việc Chúa Giêsu vượt qua cõi chết để phục sinh và được tôn vinh là một biến cố cực kỳ quan trọng đối với chính Ngài, với giáo huấn của Ngài, với các môn đệ, và với tất cả mọi người. Vì là nền tảng cho đức tin và sự cứu chuộc của mọi người. Thực vậy, đối với Chúa Giêsu, sự sống lại chứng
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net