GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 35
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 035
 Lượt tr.cập 055934863
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 13.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Công bình

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Chút ngẫm nghÄ© 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 04.03.2012    Tiêu đề: Công bình Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Công bình

Nước Ba Tư (Iran) có chuyện ngụ ngôn sau.
Ngày xưa có một người vào ruộng lúa mì bứt mấy bông lúa chín. Chủ ruộng thấy được hỏi người ấy:
- Tại sao ông ăn trộm lúa mì của tôi?
Người ấy trả lời:
- Tôi không hề ăn trộm lúa của ngài. Ngài chỉ trồng có hạt; cái tôi lấy không phải là hạt của ngài đã gieo, mà là của cây lúa trổ ra. Vậy sao có thể nói là tôi ăn trộm được?
Cãi nhau chán, hai người cùng lên quan:
- Thưa quan, xin cho biết hai chúng tôi ai phải ai trái?
Quan tòa suy xét một lúc thì trả lời:
- Người gieo hạt: phải; người bứt lúa: trái. Vì lúa mì là hoa lợi của hạt và cây lúa mì. Làm sao người không gieo có quyền hưởng hoa lợi từ cái của người khác đã gieo?

Ngụ ngôn trên cho ta mấy ý:
1/ Xâm phạm hoa lợi cũng chính là xâm phạm tài vật sinh ra hoa lợi đó.
2/ Vì xem thường mà bất công loại này tràn lan, nhan nhản.
3/ Càng bất công hơn khi kẻ cắp còn “biện luận chày cối”.

Ngoài đời, chủ sở hữu đôi khi còn được pháp luật hay công luận bảo vệ, nhưng trong đạo, chủ sở hữu không được bảo vệ, nhất là khi kẻ cắp đem Chúa ra để “cả vú lấp miệng em”.

Thật vậy, lấy tác phẩm thánh ca của người khác để in sách-bán, thu đĩa-bán, trình diễn-thi thố, mua vui, chuốc tiếng… mà không hỏi han tác giả lấy một lời lại còn “biện luận chày cối” như “để ca ngợi Chúa”, “vì lợi ích cộng đoàn”, “sáng tác ra được người ta hát cho, là may mắn lắm rồi!”… là bất công!

Hưởng tiện ích công cộng khi đến nhà thờ mà dửng dưng không đóng góp trở lại, thậm chí bỏ vài “đồng” vào giỏ tiểu quả chuyền tay trong thánh lễ mỗi chúa nhật… cũng là bất công.

Còn nữa, mượn cớ “đi tu” để “ăn chùa ở chùa”, nhàn hạ hưởng thụ; nhập nhằng quỹ nhà thờ, lãng phí tiền quyên góp, vô ơn với người sống kẻ chết… đều không công bình.

Chúa dạy "Của Cǽsar trả Cǽsar, của Thiên Chúa trả Thiên Chúa" (Mc 12,17) còn được hiểu đừng lấy cớ bác ái, công đức, nhà thờ… để lấp liếm công bình, vì “finis media non iustificat” (mục đích không biện minh cho phương tiện) tức không vì mục đích giúp người nghèo mà cướp của người khác.
Thánh vịnh mà còn đặt công bình làm nền tảng:
“Công lý đi tiên phong trước mặt Người,
Mở lối cho Người đặt bước chân”.(
Tv 84,14).
Huống chí Cựu ước lẫn Tân ước đều xem công bình là không thể thiếu “Mình mặc áo giáp là sự công chính” (Ep 6,14; x.Is 59,17).
Thiếu công bình, mọi nhân đức đều tan rả.
NK
(Nguồn : Báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 79, tháng 3/2012)


LỜI BÀN

Từ thập niên 70 thế kỷ XX trở về trước hiếm khi những vụ cướp của, giết người, bội tín vân vân xảy ra, Dân Chúa cũng được Giáo lý dạy rằng : “Cha Mẹ qua đời chưa kịp trả nợ người, con cái nhà ấy phải trả tiếp thì Cha Mẹ mới khỏi tội”. Tất cả là hệ lụy theo sự công bằng rất tự nhiên của đạo lý làm người, nhưng đây mới chỉ là khâu vật chất và không khó lắm để thực thi.
Trong trường hợp người có quyền cao chức trọng đưa ra một triết thuyết trước hàng ngàn thính giả, nào lý luận, nào biện giải vấn đề áp dặt mọi người phải nghe. Điều này có “công bằng “ không, Và làm thế nào “trả lẻ cái công bằng ấy” bởi nó thuộc hệ “tư tưởng”. Xin lỗi trước cộng đồng ư? Đóng phạt theo tuyên án “một đồng danh dự chăng?" Không thể, vì nó thấm sau vào tiềm thức dù tốt hay xấu nó vẫn tồn tại mãi trong ký ức của con người?

ĐNA
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Chút ngẫm nghÄ©


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net