GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 37
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 037
 Lượt tr.cập 055740777
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tết tây có từ lúc nào?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 30.12.2010    Tiêu đề: Tết tây có từ lúc nào? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Lễ kỉ niệm năm mới có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất cả những ngày lễ. Nó bắt nguồn từ xứ Babylon cổ đại khoảng 4000 năm trước. Đối với người Babylon, năm mới bắt đầu từ dịp Trăng thượng tuần đầu tiên sau thời điểm xuân phân (ngày đầu tiên của mùa xuân).

Như vậy có thể biết được ở xứ Babylon, người ta đã quan niệm từ rất lâu rằng mùa xuân là mùa đầu tiên của năm với một lập luận có tính logic về thời gian. Họ cho rằng mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, là mùa mà mọi vật quay trở lại thời kì đầu tiên của vòng tuần hoàn. Mặt khác đối với họ ngày mùng 1 tháng 1 không mang ý nghĩa quan trọng về thiên văn, cũng không mang ý nghĩa nhiều về nông nghiệp, hoàn toàn chỉ là do quan niệm.

Người Babylon đón năm mới trong 11 ngày, mỗi ngày mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, tất cả những ngày đó chỉ chứa một nội dung duy nhất là đón chào năm mới. Trước đây người La Mã đón năm mới vào thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên thời điểm này luôn bị xáo trộn vì mỗi hoàng đế lên trị vì lại có một cách tính lịch riêng. Để thống nhất, vào năm 153 trước Công Nguyên, những người đứng đầu đế chế đã quy định thời điểm đầu năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 và lễ kỉ niệm năm mới vẫn là thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Sau này bằng ảnh hưởng của mình, Julius Caesar bắt vương quốc mình phải sử dụng bộ lịch mang tên Julian và quy định lễ kỉ niệm năm mới là ngày mùng 1 tháng 1. Nhưng bộ lịch này một năm kéo dài đến 445 ngày để phù hợp với sự hoạt động của mặt trời.

Đế chế La Mã tiếp tục sử dụng bộ lịch Julian và có những lễ kỉ niệm năm mới dựa trên nó trong gần một thiên niên kỷ sau. Nhưng vào thời kì này, đạo Cơ Đốc bắt đầu trở nên phổ biến, Nhà thờ đã có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống xã hội và những người theo nó có những lễ kỉ niệm riêng đồng thời kiêm luôn việc chủ trì các nghi lễ của những người ngoại đạo, trong khi lễ kỉ niệm năm mới không có gì thay đổi.

Trong suốt thời kì Trung Cổ, nhà thờ vẫn tiếp tục phản đối lễ kỉ niệm năm mới. Và kết quả là ngày mùng 1 tháng 1 trở thành một lễ kỉ niệm trong thời điểm đầu năm của người Phương Tây chỉ khoảng 400 năm trở lại đây.

Những quan niệm để có một năm mới tốt lành:

Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng và quan niệm khác nhau về phong tục đầu năm mới. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lịch sử, những phong tục đó không còn bó buộc trong mỗi quốc gia mà phát triển rộng ra một khu vực hay một vùng rộng lớn.

Quan niệm trẻ nhỏ là biểu hiện của năm mới xuất hiện ở Hy Lạp khoảng 600 năm trước Công nguyên. Để có một năm mới tốt lành, họ cho những đứa trẻ nhỏ vào một cái …. giỏ, tượng trưng cho sự hồi sinh mới của vạn vận, và tiến hành những cuộc hành hương vào những ngày đầu năm mới. Những người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng trẻ nhỏ như một biểu tượng cho bắt đầu của vạn vật trong ngày đầu năm.

Mặc dù sau đó chịu sự lên án gay gắt của Nhà thờ nhưng việc coi trẻ nhỏ như một biểu tượng cho năm mới vẫn phổ biến thậm chí còn được nhân rộng hơn nữa. Phong tục này được người Đức mang đến và phổ biến ở Châu Mỹ, thậm chí họ còn sử dụng hình ảnh đó trên đồng tiền từ thế lỷ thứ 14. Cuối cùng thì đạo Cơ Đốc cũng phải chấp nhận bằng cách coi đó là một hiện thân của chúa Jesus hồi nhỏ.

Theo truyền thống của người phương Tây, những gì họ làm hay ăn trong ngày đầu tiên của năm mới có liên quan đến sự may mắn suốt năm đó. Vì lý do này, bữa ăn là thời điểm quan trọng nhất đối với một cá nhân hay một gia đình trong những giờ phút đầu năm. Những bữa tiệc thường kết thúc vào thời điểm giữa đêm sau khi những tiếng chuông báo hiệu năm mới đã đến.

Những món ăn xuất hiện trong bữa tiệc cũng là biểu tượng của sự may mắn. Rất nhiều dân tộc cho rằng những vật giống như chiếc nhẫn thể hiện điều này vì theo họ, vòng tròn là hiện thân cho sự xoay vòng của cuộc sống, cho sự no đủ và may mắn. Người Hà Lan cho rằng ăn bánh rán (có hình tròn) mang lại cho họ một tương lai tốt đẹp.Và rất nhiều vùng trên nước Mỹ coi đậu Hà Lan (loại đậu tròn màu xanh) là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc đầu năm. Bắp cải cũng là một loại rau luôn có mặt trong bữa tiệc này, lá của nó là dấu hiệu của sự thịnh vượng…

“Tết”của người phương Tây:

Tết của người Phương Tây được tính từ Lễ Giáng Sinh đến ngày mùng 01 tết dương lịch. Ngày đó mọi người vui chơi tết trong 5 ngày, còn trẻ em ở miền cận đông thì được nghỉ một tháng.

Năm mới được bắt đầu bằng những cuộc diễu hành với những phương tiện giao thông được trang trí rực rỡ trên đường phố, hay bằng sự tụ họp của hàng trăm nghìn người tại những địa điểm công cộng, cùng nhau uống Sâm-banh và chờ đón thời khắc “giao thừa”. Tuy nhiên kì nghỉ và những hoạt động của họ được bắt đầu từ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh (24/12) kéo dài sang đến đầu tháng Giêng năm sau. Đây là thời điểm họ nói những lời chúc tốt lành cho bạn bè và người thân.Điều đặc biệt tại Mỹ trong ngày đầu tiên của năm mới , người ta thường tổ chức những trận bóng đá khắp nơi trên đất nước.

Tại Châu Âu, năm mới là khoảng thời gian cho những điều mê tín dị đoan hay cho những lời bói toán. Người ta kéo nhau đi xem bói mong tránh được những điều rủi ro trong năm tới. Và ở một số vùng trên đất nước Thụy Sĩ và Áo, mọi người mặc những trang phục kỳ lạ tham gia vào ngày lễ thánh Sylvester. Năm 314 sau Công nguyên, có một giáo trưởng được tôn là Thánh Sylvester vì mọi người tin rằng ông đã bắt giam được một con quái vật khủng khiếp từ biển cả. Truyền thuyết kể lại rằng cứ sau 1000 năm, con quái vật này lại được giải thoát và lại quấy nhiễu thế giới. Tuy nhiên điều này đã không bao giờ xảy ra và dân chúng rất hài lòng. Kể từ đó tại một số vùng ở Áo và Thuỵ Sĩ, câu truyện được nhớ tới vào mỗi dịp đầu năm và mọi người thường mặc những trang phục lập dị được gọi là Sylvesterklauses.

Tại Hy Lạp , ngày đầu tiên của năm cũng là ngày lễ thánh Basil. Thánh Basil nổi tiếng bởi lòng nhân từ, và những đứa trẻ ở Hy Lạp thường để những chiếc giày của mình cạnh lò sưởi vì chúng tin rằng thánh Basil sẽ tới và ban cho chúng những món quà.

Người Scotlen gọi năm mới là Hogmanay, và tại một số ngôi làng , người ta thường cho nhựa đường vào những cái thùng , châm lửa và lăn chúng trên phố. Làm như thế, năm cũ sẽ được đốt cháy và xua đi để mọi người cùng đón năm mới với hạnh phúc và may mắn.

Người Scotlen cho rằng người đầu tiên vào nhà họ trong năm mới có thể mang lại may mắn hoặc rủi ro. Trong năm đó họ sẽ rất may mắn và hạnh phúc nếu có một người đàn ông với mái tóc đen to lớn đến nhà họ với một món quà trên tay. Cũng giống như người Việt Nam, phong tục đó được gọi là xông nhà đầu năm.

Tại Anh, một đất nước có truyền thống từ lâu đời. Vào đêm “giao thừa”, hàng triệu người tập chung trên những trục đường và những quảng trường chính ở những thành phố lớn. Thời khắc đồng hồ BigBen chỉ 12 giờ cũng chính là lúc họ ôm hôn nhau và nói “Happy New Year”.

Tết tây hội nhập vào Việt Nam khi các giáo sĩ phương tây, những người lính viễn chinh, những công nhân viên chức Pháp đến nước ta thì cùng với âm lịch, ta sử dụng dương lịch và tất nhiên ta có thêm cái Tết tây. Tết tây đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống. Gần đây, trong những năm đổi mới với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế văn hoá trong tiến trình hội nhập, lễ tây, tết tây đang ngày càng trở nên có ý nghĩa đối với đông đảo người dân Việt Nam. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể nghĩ ngơi, đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ nhau hoặc tổ chức đi du lịch.

Chúc các bạn một năm mới nhiều sức khỏe, tràn đầy niềm vui hạnh phúc!


(Medom ST và trích luợc)

_________________
Totus Tuus ego sum
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 30.12.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một ít thông tin về lịch

- Lịch Julian :
Được chấp nhận ở Venice (Ý) năm 1522; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu năm 1556; Đế quốc Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển năm 1559; Pháp năm 1564.

- Lịch Grégorian :
Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XII ngay sau ngày nhậm chức đã dùng phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và ấn định ngày đầu của năm mới (New Year) là ngày 1.1

Các nước theo đạo Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” trong lịch Gregorian sớm nhất. Người Tin lành (bắc châu Âu), Hà Lan năm 1583; Scotland năm 1600; sau đó đến những nước theo đạo Tin Lành và Đức Quốc chấp nhận ngày “New Year” vào năm 1700, Nga năm 1725; Anh, Anh, Mỹ, Canada năm 1752 và Thụy Điển năm 1753.

Những nước Phương Đông ảnh hưởng của nhiều nhóm tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng họ cũng dùng Lịch Gregorian. Nhật Bản chấp nhận ngày 1.1 “New Year” Dương lịch vào năm 1873; TQ năm 1912 dùng song hành với âm lịch. Sau đó đến những nước theo Chính thống giáo nhưng muộn hơn 300 năm, vào năm 1924 và 1927.

Do tình hình chính trị trong nước, Chính Thống Giáo Nga và Chánh phủ nước Nga không dùng lịch Grégorian, mãi đến năm 1924 và 1927; nước Nga chấp nhận lần đầu tiên năm 1918 sau hủy bỏ rồi phục hồi vào năm 1924.

- Ngày Tết một số nước

Hiện nay, ngày 1.1 Tết Dương lịch theo Lịch “Gregorian Calendar” được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng, kể cả Bulgaria, Cyprus, Ai Cập, Hy Lạp, Ba Lan, Romania, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng các nhà thờ Chính thống Đông Phương ở Grudia, Jerusalem, Nga và Serbia vẫn ăn tết vào ngày 14.1 (tức ngày 1.1 của lịch Julian Calendar).

- Người Trung Hoa tính theo hệ thống mặt trăng cho nên ngày năm mới rơi vào tháng bắt đầu có trăng, khoảng 4 hay 8 tuần trước khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào khoảng giữa ngày 21.1 hay ngày 21.2 của lịch “Gregorian Calendar”. Lịch Trung Hoa thành lập không giống lịch Gregorian bởi vì phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm có can chi khác nhau (mậu tí chẳng hạn) tượng trưng cho 1 trong 12 con Giáp luân phiên theo qui luật Ngũ Hành với chu kỳ 60 năm.

- Tết Nguyên Đán Việt Nam từ xưa dựa theo Lịch Trung Hoa nên thường giống lịch TQ
-
- Người Tây Tạng tính theo lịch “Losar” nên ngày New Year rơi vào tháng Giêng đến tháng Ba.
- Người Iran gọi năm mới là Norouz, rơi chính xác vào đầu mùa xuân (Vernal equinox). Trong năm 2007, ngày đầu năm là 20.3.
- Người Baha'i ăn Tết Naw-rúz vào ngày xuân phân (Vernal Equinox) 21.3.
- Người Punjab, Ấn Độ ăn Tết Vaisakhi vào ngày 13.4 trùng với mùa thu hoạch lúa.
- Người Nepal ăn tết Baisakh vào mùa xuân, ngày đầu của tháng có trăng, thường là từ 12-15.4.
- Năm mới của Campiuchia, Lào và Thái Lan rơi vào ngày 13.4-15.04
- Người Bengali (Bangadesh) goị ngày đầu năm mới là Pohela Baisakh, bắt đầu từ 14.4 hoặc 15.4.
- Người Sinhale (Sri Lanka) chọn ngày đầu năm trong tháng 4.
- Người Tamil và Vishu (Ấn Độ) ăn Tết chung ngày với người Tamil Nadu và Kerala ở miền Nam, thường là giữa mùa xuân, ngày 13 hoặc 14.4.

(Phóng tác)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net