GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055816543
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 08.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Những yếu tố nguy cÆ¡ của tăng huyết áp

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay
Người đăng Thông điệp
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 16.08.2010    Tiêu đề: Những yếu tố nguy cÆ¡ của tăng huyết áp Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Năm 1960, tỷ lệ này là 1% dân số ở miền Bắc Việt Nam, năm 1992 là 11,79% dân số của cả nước và đến năm 2008 đã lên đến 27,2% dân số ở người trưởng thành > 25 tuổi của nước ta. Nếu bệnh nhân bị bệnh THA không được phát hiện và điều trị tốt sẽ có thể bị tàn phế hoặc tử vong. Mặt khác nếu bệnh nhân được phát hiện bị bệnh này thì phải được theo dõi và điều trị suốt đời để phòng tránh các biến chứng của bệnh gây ra, như vậy sẽ rất tốn kém về tiền của cũng như thời gian và công sức của bệnh nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy cách tốt nhất là mỗi người hãy cố gắng phòng bệnh THA.

Hiện nay Y học mới chứng minh có khoảng 5% bệnh nhân bị THA là có nguyên nhân để điều trị triệt để, còn khoảng 95% bệnh nhân bị THA còn lại là không có nguyên nhân nên được gọi là bệnh THA (hay THA tiên phát) nhưng đồng thời y học cũng chứng minh có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh THA. Vì vậy để phòng bệnh THA, mỗi người nên cố gắng hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh THA sẽ được đề cập dưới đây:

Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11mmHg và huyết áp tâm trương lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh THA.

Tiểu đường: Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với người không bị tiểu đường. Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần. Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đường cần điều trị tốt bệnh này sẽ góp phần khống chế được bệnh THA kèm theo.

Rối loạn lipid máu: Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ. Hàm lượng HDL-C trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl). Vì vậy cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Chú ý trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên ăn: mỡ, mực và phủ tạng động vật. Nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Chú ý ăn cá tươi (ít nhất 2 lần/tuần) vì có nhiều tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch.

Tiền sử gia đình có người bị THA: Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị THA càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi đã trình bày trong bài này. Như vậy mới có thể phòng tránh được bệnh THA.

Tuổi cao: Tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần. Để phòng bệnh THA thì mỗi người cần có một lối sống lành mạnh: Làm việc khoa học; nghỉ ngơi hợp lý; ăn uống điều độ, hạn chế dùng nhiều chất béo, hạn chế dùng nhiều chất kích thích như rượu – bia – cà phê- thuốc lá; tập thể dục thường xuyên… có như vậy mới làm chậm quá trình lão hóa và gián tiếp phòng bệnh THA

Thừa cân, béo phì: Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA, người béo phì hay người tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA, nhất là ở những người cao tuổi.

Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri chlorua) thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và miền núi. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Chế độ ăn giảm muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA.

Uống nhiều bia, rượu: Uống rượu, bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA thì uống rượu, bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp như vậy làm cho bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA.Vì vậy, không nên uống quá nhiều rượu, bia để phòng bệnh THA. Hàng ngày, mỗi người có thể uống khoảng 30ml rượu mạnh hoặc 50ml rượu vang hoặc 300ml bia. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh THA nói riêng.

Ít vận động thể lực (lối sống tĩnh tại): Lối sống tĩnh tại cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng.

Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim.Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là Adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến THA. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Có như vậy mới có thể hạn chế tối đa mọi stress đồng thời cũng chính là phòng bệnh THA.

Trên đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh THA đã được y học chứng minh và các biện pháp phòng tránh đã cho thấy hiệu quả rất tốt trên lâm sàng.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 16.08.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

HUYẾT ÁP THẤP - NGUY HIỂM CAO...

Huyết áp (HA) trung bình từ 110- 120mmHg với HA tối đa và từ 70- 80mmHg với HA tối thiểu. Khi HA tối đa dưới 100mmHg, HA tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ HA.

Thế nào là huyết áp bình thường?

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu trong hệ thống động mạch. Nhờ sự chuyển động của dòng máu này mà các tế bào của cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. HA được duy trì nhờ áp lực co bóp của cơ tim, còn gọi là cung lượng tim, thể tích máu trong cơ thể và độ co dãn của thành động mạch. Khi một trong các yếu tố trên bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị cao HA hay hạ HA.

HA trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110- 120mmHg đối với HA tối đa và từ 70- 80mmHg với HA tối thiểu. Khi HA tối đa dưới 100mmHg và HA tối thiểu dưới 60mmHg, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ HA.

Có hai tình trạng hạ huyết: Hạ HA cấp thường xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa khác. Những bệnh nhân này phải được nhập viện cấp cứu và tùy nguyên nhân gây hạ HA mà thầy thuốc chỉ định điều trị. Hạ HA mạn tính: Ở những người này, HA thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với HA tối đa. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào. Rất nhiều người chỉ phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay được đo HA khi đi khám một bệnh nào khác không liên quan đến tim mạch.

Hạ HA có nguy hiểm không ?

Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ HA cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt. Với tình trạng hạ HA mạn tính thì hầu như không có gì là nguy hiểm, nhưng ở những người bị HA thấp mạn tính thường xuất hiện những triệu chứng khó chịu như buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu; đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng này xuất hiện do giảm lưu lượng máu ở não, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tình trạng hạ HA mạn tính thường xảy ra ở những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, tiểu đường hay bị bệnh thần kinh ngoại v.v… Do đó, nếu tình trạng hạ HA mạn tính kéo dài và gây nhiều khó chịu, thậm chí phải nhập viện cấp cứu thì nên đi khám ở những thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và nội tiết để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị triệt để.

Người bệnh hạ huyết áp mạn tính nên ăn gì?

Việc đầu tiên là nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn sống với tốc độ quá nhanh, nên phải điều chỉnh lại nhịp sống và làm việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của bản thân. Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng và giàu vitamine cũng như các yếu tố vi lượng như: vitamine A, kẽm, magné v.v… Có người cho rằng, bệnh nhân nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối, nhưng việc này cũng nguy hiểm vì sẽ gây tăng HA khi nằm.

Chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi lội hay tập yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân bị hạ HA mạn tính. Khi tập thể thao phải điều độ, thấy mệt hay có các triệu chứng khó chịu là nghỉ ngơi ngay. Việc uống đủ nước, nhất là khi trời nắng nóng cũng góp phần làm giảm nguy cơ hạ HA ở một số người.

Một điều rất quan trọng là cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những trục trặc về sức khỏe mà có hướng điều chỉnh ngay từ đầu. Đây là khuynh hướng mới nhằm phòng bệnh tật trong một xã hội hiện đại.

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
honghangdrpac
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 15/05/2010
Bài gửi: 89
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 16.08.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĐO HA TẠI NHÀ - SAO CHO ĐÚNG

Để đo huyết áp được chính xác, điều trước tiên phải bảo đảm là cái máy đo phải có chất lượng tốt. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp điện tử dành cho người bệnh thực hành ở nhà.

Phổ biến nhất là máy đo cổ tay và đo cánh tay. Chọn loại nào tuỳ điều kiện mỗi người. Tuy nhiên khi mua nên so sánh kết quả đo từ huyết áp kế điện tử với huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế thuỷ ngân xem có tương đương không. Trong thời gian sử dụng cũng phải kiểm tra pin định kỳ. Không làm máy rơi rớt hay va đập mạnh, không làm ướt máy. Nếu không dùng trong một thời gian dài thì phải tháo pin ra, cất máy nơi khô mát.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Trị số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, sức co dãn của thành mạch máu và lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình thường dao động từ 90/50 – 139/89mmHg (là trị số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương) và thay đổi thường xuyên tuỳ theo các trạng thái thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.

Làm gì trước khi đo?

– Trước khi đo huyết áp không nên uống cà phê, trà quá đậm hay hút thuốc lá… Mỗi người nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại ngày giờ và kết quả đo, gồm: huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa, thường là số đo đầu tiên); huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu, thường là số đo thứ hai) và nhịp tim (mạch, thường có biểu tượng trái tim trên máy).

– Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không cần thiết. Có thể đo vào mỗi sáng hay tối tuỳ theo đặc điểm cao huyết áp từng người; hoặc đo khi có triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt…

Tư thế đo thế nào là đúng?

– Có thể nằm hoặc ngồi, nghỉ ít nhất năm phút trước khi bắt đầu đeo túi hơi (nhiều người hay gọi miếng quấn) vào tay. Nếu đo ngồi, lưng phải thẳng, hai chân để trên sàn nhà (không được bắt chéo chân), tay đặt ngang tầm với tim. Trong khi đo không nên nói chuyện. Đo huyết áp tư thế đứng, thường áp dụng trong một số trường hợp nghi ngờ có hạ huyết áp tư thế. Tay chọn đo nên là tay trái.

– Túi hơi phải có kích thước phù hợp (bao được ít nhất 80% cánh tay). Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay và sao cho ống nghe (được cấu tạo sẵn trong dây đo) nằm ngay trên động mạch cánh tay, cách xa túi hơi càng tốt. Nếu ngồi đo thì nên để khuỷu tay thẳng, tốt nhất là đặt một chiếc gối nhỏ dưới khuỷu tay. Trong lúc đo, tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống. Nếu máy đo báo lỗi hay huyết áp bị nghi ngờ là không chính xác, chỉ được đo lại sau 15 phút.

Kết quả đo nào phải gặp bác sĩ ngay?

Với những trường hợp sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay, không tự uống thuốc hay ngồi chờ đến đúng ngày hẹn tái khám:

– Kết quả đo không phù hợp với triệu chứng hiện có. Chẳng hạn như bệnh nhân chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… nhưng kết quả vẫn bình thường.

– Kết quả đo được quá cao hay quá thấp.

Với người đang có bệnh huyết áp, không nên tự đo và tự uống hay ngưng thuốc mà không đi tái khám trong thời gian dài, ngay cả khi kết quả cho thấy huyết áp ổn định.

*Đo cổ tay: Tư thế ngồi giống như khi đo cánh tay. Túi hơi nằm mặt trong cổ tay, ngang với tim (có thể kê thêm đồ vật dưới cổ tay). Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (116), huyết áp tâm trương (65) và nhịp tim (68).


*Đo cánh tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (127), huyết áp tâm trương (82) và nhịp tim (89).

_________________
Cánh hoa rụng chọn chi đất sạch....
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net