GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055631612
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 01.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - khiem ton

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Đồng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Sài Gòn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Đồng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Sài Gòn 
 khiem ton 
Người đăng Thông điệp
yendai
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 06/12/2007
Bài gửi: 5
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 15.12.2007    Tiêu đề: khiem ton Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

KHIÊM TỐN

1. Có một vị thánh nọ, thánh thiện đến mức chính ngài không nghĩ mình thánh thiện. Một hôm thiên thần đến nói với ngài: - Chúa sai tôi đến gặp ngài. Ngài hãy xin điều gì mà ngày ước ao, Chúa sẽ ban cho ngài, ngài có muốn ơn chữa bệnh không? Thánh nhân trả lời: - Không! Thà để cho chính Chúa chữa trị thì tốt hơn.
Sứ thần đề nghị điều khác: - Ngài có muốn đem người tội lỗi trở về đường công chính không? Vị thánh lắc đầu từ chối: - Cải hoá tâm hồn tội lỗi không phải là việc của tôi, mà là việc của các thiên thần.
Vị sứ giả của Thiên Chúa mời gợi thêm: - Ngài có muốn trở thành một gương mẫu cho thiên hạ tuôn đến bắt chước không? Thánh nhân khiêm tốn trả lời: - Bởi vì làm như thế tôi sẽ trở thành trung tâm thu hút sự chú ý.
Thiên thần mới hỏi: - Vậy chứ ngài mong muốn điều gì? Vị thánh trả lời: - Có ơn Chúa là điều tôi hằng khao khát.
Thiên thần đề nghị lần cuối cùng: - Ngài phải xin một phép lạ, nếu không tôi phải để cho phép lạ xảy ra vậy! Vị thánh buộc phải ưng thuận: - Thế thì tôi xin điều này: ước gì mọi việc thiện được thực thi qua tôi mà tôi không hề hay biết.

Câu chuyện trên có thể nhận thấy đức tính khiêm tốn được thể hiện rất rõ qua vị thánh. Thánh nhân không mong muốn là người nổi tiếng khi làm việc bác ái. Ngài chỉ muốn làm việc cho Chúa một cách âm thầm. Và Ngài muốn những việc tốt ngài làm chính ngài cùng không biết. Có lẽ vị thánh muốn tránh thái độ kiêu ngạo có thể xảy ra trong con người mình.

Vậy người khiêm tốn hay khiêm nhường là người như thế nào? Khiêm tốn có cần thiết trong cuộc sống của mỗi người không? Giá trị khiêm tốn là gì?

2. Người khiêm tốn là người chấp nhận giới hạn của mình và biết công nhận khả năng của người khác. Mọi người đều có khả năng nhất định nào đó nhưng không hoàn hảo được, “nhân vô thập toàn”. Ta hơn người khác lĩnh vực này nhưng thua kém người khác ở lĩnh vực khác. Một người khiêm tốn sẽ công nhận và vui mừng trước thành công của người khác.
Như vậy giá trị của khiêm tốn là gì?

3. Điều dễ nhận ra được trong cuộc sống, theo bản năng tự nhiên, người ta thường yêu mến những người khiêm tốn. Theo lẽ tự nhiên, chúng ta cũng thích gần gủi, muốn quen biết với người có đức khiêm tốn. Như thế hoa trái đầu tiên của khiêm tốn là được yêu mến.
Khi chúng ta có tính khiêm tốn, chúng ta dễ dàng hiểu cho những người khác. Chúng ta sẽ hiểu cho khả năng của người khác. Khi đó chúng ta dễ đồng cảm và yêu mến người khác hơn. Như thế khiêm tốn sẽ giúp mọi người mở rộng trái tim để yêu mến mọi người.
Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp lỗi lầm, khiêm tốn sẽ giúp mỗi người hiểu và thông cảm cho người khác. Khiêm tốn sẽ giúp ta đến và lắng nghe nỗi lòng nơi người khác để giúp họ vượt qua khó khăn. Nhờ khiêm tốn, ta dễ mở lòng yêu mến những người kém hơn mình (như người nghèo, người bệnh tật,…).
Một hoa trái nữa của đức khiêm tốn là giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trưởng thành hơn nhờ học hỏi mọi người. Người khác luôn mở lòng đón tiếp ai biết khiêm tốn, họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như chỉ dạy cho người khiêm tốn học hỏi. Người khiêm tốn mới biết lắng nghe, mới chịu khó học hỏi cái hay cái đẹp nơi người khác; cũng như chấp nhận “cái dở” của bản thân để phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình hơn.
Đức khiêm tốn giúp chúng ta sáng suốt khi suy xét và nhận định mọi việc. Trước một công việc chúng ta khiêm tốn để nhìn nhận xem khả năng chúng ta có làm được không. Khi đã nhận công việc, chúng ta khiêm tốn để xem khuyết điểm của mình để cố gắng hơn để hoàn thành tốt công việc . Người khiêm tốn khi đã nhận công việc, họ luôn âm thầm cố gắng để thực hiện công việc cho đến hoàn thành. Trong quá trình làm, họ luôn tham khảo những người kinh nghiệm hơn. Những người khôn ngoan thường thích chỉ dạy cho những người khiêm tốn, họ không thích những kẻ kiêu ngạo.
Cuối cùng, khiêm tốn sẽ giúp ta tự chủ hơn trong cuộc sống. Thường người khiêm tốn luôn nói đúng lúc. Họ luôn có những phút thinh lặng để nhìn nhận lại mình. Trước thành công trong cuộc sống, người khiêm tốn luôn thể hiện niềm vui đúng mức mà không ảnh hưởng đến người khác. Khi thất bại, họ luôn biết cố gắng học hỏi mọi người. Khi mắc lỗi lầm, họ thường được nhiều người giúp đỡ. Họ luôn làm chủ được mình. Và người khiêm tốn thường được người khác tin tưởng.
4. Chú ý rằng khiêm tốn không phải là tự ty mặc cảm, thiếu tự tin, khinh rẽ mình cách đến nỗi không sử dụng được tài năng của mình. Khiêm tốn không phải luôn để cho người khác làm chủ bản thân mình, để cho người khác quyết định mọi việc cho mình. Rất nhiều người hiểu lầm một người ít nói, lẳng lẽ sống là khiêm tốn.
5. Mặt trái của khiêm tốn là kiêu ngạo. Hậu quả của kiêu ngạo thì chúng ta thấy rõ. Người kiêu ngạo thường bị người khác đề phòng và xa lánh. Vì tính kiêu căng, “ba hoa” nên người khác luôn không tin vào những điều họ nói. Nhiều khi cho rằng “cái tôi” quá lớn nên họ không còn muốn học hỏi, lắng nghe người khác nói. Dẫn đến trong công việc, họ thường mắc sai lầm mà chính bản thân họ cũng không hay biết gì. Vì kiêu ngạo nên ngăn trở họ đến với người khác và người khác cũng không muốn đến với họ.
6. Trong cuộc sống, để có được đức tính khiêm tốn đòi hỏi chúng ta phải cố gắng luyện tập rất nhiều. Chúng ta phải từ bỏ “cái tôi” của mình. Chúng phải sống chân thật với con người của mình. Đôi khi họ phải chấp nhận thiệt thòi vì người khác. Mỗi ngày ta cần kiểm điểm lại bản thân mình. Khi mắc lỗi lầm chúng ta cần nhận lỗi, không tự ái và nhờ mọi người giúp đỡ. Phương pháp hiệu quả nhất để có đức khiêm tốn là cầu nguyện để xin Chúa giúp đỡ. Chúng ta cần tâm niệm rằng mọi thứ ta có được đều là của Chúa. Với cố gắng của bản thân cộng với ơn Chúa, chúng ta có thể có được đức tính khiêm tốn.
7. Cuối cùng, chúng ta noi gương đức khiêm nhường (khiêm tốn) trong phục vụ như Chúa Kitô. Sự khiêm hạ của Đức Kitô thì chúng ta đã nhận ra rõ trong Kinh thánh. Một Vị Thiên Chúa Tối Cao nhưng đã làm người để cùng sống chung với loài người, đặc biệt đã chịu chết trên cây “Thập tự” vì tội lỗi loài người. Chúa đến trần gian để phục vụ và vì yêu thương con người. Hình ảnh Chúa Giêsu rửa chân cho các môn để mình là bằng chứng rõ ràng cho sự khiêm hạ của Ngài. Chúa đã dạy anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường (1Pr 5.5).
Để phục vụ mọi người, chúng ta phải khiêm nhường thực sự. có thể nói “khiêm nhường là gốc, phục vụ thành hoa trái. Khiêm nhường càng mọc rễ thâm sâu thì phục vụ càng kiên trì bền bỉ. khiêm nhường càng thầm lặng không tiếng nói thì phục vụ mới khởi sắc hùng hồn nói lên” (trích trong bài “Bài ca khiêm nhường phục vụ” của Phạm Vũ Anh Nam). Trong phục vụ mọi người như lời Chúa dạy, chúng ta phải chịu thua thiệt, bị chê bai, bị hiểu lầm, không mong được đáp trả, không tính toán. Có thể nói là phục vụ vô điều kiện, lấy nó làm niềm vui của cuộc sống.
8. Trong đời sống chung, đức tính khiêm tốn rất cần thiết. Nhờ sự khiêm tốn chúng ta đón nhận các anh em mình, đón nhận cả những cái tốt và cái chưa tốt của anh em. Nhờ đó, chúng ta mới hiểu và thông cảm cho anh em. Hiểu, chia sẻ, đồng cảm với anh em thì mới giúp chúng ta yêu mến anh em được. Khiêm tốn sống thành thực con người của mình thì anh em mới yêu mến và tin tưởng. Một cộng đoàn đầy tình yêu thương thì cộng đoàn đó mới bền vững và thăng tiến được.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Đồng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Sài Gòn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net