GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055795814
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 07.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Điều vÄ© đại cho con

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Sách báo, Tài liệu Công giáo… 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 20.05.2010    Tiêu đề: Điều vÄ© đại cho con Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĐIỀU VĨ ĐẠI CHO CON




Một con người trưởng thành đạt được những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống, chúng ta thường nói người đó đã thành danh, thành tài và thành nhân. Và đó cũng là điều mà các bậc làm cha mẹ đều mong muốn và khao khát con cái mình sau này cũng đạt được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời như vậy. Nhìn một con người thành danh, thành tài và thành nhân ta thường nghĩ về những đức tính cao đẹp nơi người đó có, để đạt được những thành quả tốt đẹp đó. Như là những tố chất mà khán giả của CTCĐ đã đưa ra sau đây: rộng lượng, thông minh, chân tình, cương nghị, hiểu biết, trung tín, thân thiện, quan tâm, tự tin, bác ái, biết lắng nghe, khiêm tốn, cao thượng, vị tha, yêu thương, biết thông cảm, tế nhị, biết chia sẻ, dám nói dám làm…v..v..
Vậy, Những tố chất này có thể có trong một con người không?

Thưa: Có. Và còn nhiều hơn thế nữa …nó tiềm tàng trong mỗi con người chúng ta và đặc biệt nhất là ở nơi một trẻ thơ.
Những tố chất tốt đẹp này đều có trong tất cả mỗi người chúng ta. Nhưng có điều là chúng ta để cho những tố chất này sống động hay ngủ yên.




Chiều thứ bảy ngày 15/05/2010 vừa qua, Thạc sĩ Trần Đình Dũng đã chia sẻ với qúi khán giả của Chương Trình Chuyên Đề Chiều Thứ Bảy tại TTMV Sài Gòn. Thạc sĩ đã khẳng định, tất cả những tố chất được nêu trên và còn hơn thế nữa được định hình trong 3 năm đầu đời của chúng ta, được giáo dục trong gia đình, trong xã hội, trong tôn giáo. Cách ta hấp thụ để trở thành chúng ta ngày hôm nay là do giáo dục 3 năm đầu đời.

Dạy con 3 năm đầu đời là đề tài mà Thạc sĩ Trần Đình Dũng muốn nhấn mạnh và chia sẻ với mọi người hôm nay, để các bậc làm cha mẹ biết phải làm gì cho con em chúng ta, để những tố chất, những nguyên liệu quí báu của 3 năm đầu đời nơi con cái chúng ta mỗi ngày thêm sắc bén, thêm sống động. để con cái chúng ta trở thành người tử tế, người hữu ích cho gia đình và cộng đồng xã hội. Nếu trẻ em không được bồi đắp những tố chất tốt đẹp ấy bằng tình yêu thương, thì e rằng những tố chất tốt đẹp ấy sẽ bị bào mòn và rồi con cái chúng ta sau này sẽ trở thành một con người khác, lúc đó thay vì đem lại những điều tốt đẹp thì lại gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việc giáo dục phải bắt đầu từ khi mầm sống được hình thành trong bụng mẹ cho đến lúc được 3 tuổi, đây là thời gian tốt nhất cho việc giáo dục một con người, vì bé sẽ phản ánh lại một cách chính xác những gì mà chúng ta đã dạy và dành cho bé.

Để lo cho bé, chăm sóc cho bé, ta có thể lo cho bé ăn từ 5 đến 7 lần trong ngày, tắm cho bé khoảng 3 hoặc 4 lần, nhưng để nói chuyện với bé thì không giới hạn, ta nên nói chuyện với bé bất cứ lúc nào, nhưng điều quan trọng là ta có biết cách nói chuyện với bé hay không?

Thường ta có khuynh hướng chỉ trích những sai lầm của bé, những không biết cách hướng dẫn bé tránh sai lầm và cách làm cho sự việc tốt hơn.

Chúng ta là những người đã trưởng thành nhưng bên cạnh của chúng ta luôn có một đứa trẻ, đó chính là hình bóng tuổi thơ của chúng ta, nó thường ở bên ta và ảnh hưởng đến những suy nghĩ , tình cảm, hành động của ta trong hiện tại.

Trẻ lên ba cả nhà tập nói, trẻ em trong 3 năm đầu tiên nói sõi, 12 năm sau bé học hành tiếp thu rất tốt. Vì thế, cha mẹ nên giúp các bé có một tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên, quảng đại, khi bé phát âm sai, ta không nên lập lại từ sai đó mà dạy bé phát âm cho đúng từ đó. Thường lúc đầu tập nói bé khó phát ra được các từ phụ âm mà thường phát ra nguyên âm, ta nên tập cho bé phát âm đúng ngay từ đầu. Ví dụ: Bé muốn nói câu: “Con thương mẹ” nhưng bé chỉ phát âm được “on ương mẹ”, ta cũng đừng lập lại từ sai của bé, mà lập lại chính xác là “Con thương mẹ”, nghe quen, dần dần bé sẽ phát âm đúng. Hoặc bé nói câu “đi chơi” thành “đi …ơi”, khi bé nói ngọng ta cần chỉnh ngay, vì nếu không chỉnh sửa sau này bé đi học bị bạn bè chọc ghẹo bé sẽ mất tự tin. Làm cha mẹ chúng ta cũng nên xem lại cách mà chúng ta đã gieo và dạy cho bé.

Là cha mẹ chúng ta thường có khuynh hướng đi tìm cái vĩ đại cho con, nhưng điều vĩ đại đó ở ngay chính chúng ta, đó chính là tình yêu thương của chúng ta dành cho con. Chúng nên dành thời gian nói chuyện với con, nói thật, nói bằng cả con tim, nói bằng chính những niềm vui, chính nỗi đau của mình. Bé sẽ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc mà cha mẹ truyền giao.




Truyền thống Việt Nam có một tài sản tuyệt vời, đó là những lời Hát Ru. Bé sẽ ngủ say trong vòng tay của mẹ, đón nhận những tình cảm của mẹ truyền sang qua những lời hát ru, được ôm ấp ấm áp, được nghe tiếng hát của mẹ bé cảm nhận được chính tình yêu của mẹ, đó chính là niềm hạnh phúc, là món quà vĩ đại mà bé đón nhận được từ nơi mẹ.

Tuổi thơ của chúng ta đã đi qua, chúng ta không thể thay đổi, nhưng chúng ta có thể thay đổi các thế hệ đi sau chúng ta bằng cách giúp cho con em mình biết được các giá trị giáo dục từ thời thơ ấu.

Người cha nên dành thời gian nói chuyện với con, chia sẻ thông tin cho con, giả sử nếu người cha không thể nói bằng lời thì bằng ánh mắt, bằng đôi tay, những cử chỉ âu yếm chăm sóc con cũng đã dạy và truyền cho con biết bao điều bổ ích.

Khi con lầm lỗi, đánh con ta không phải học, nhưng để dạy con ta cần phải học. Cha mẹ cần tìm hiểu để biết nguyên nhân, hiện tượng sự việc ấy đến từ đâu? Từ đó đưa đến hệ quả gì? Cần phân tích rõ ràng để trẻ hiểu rõ được điều không nên làm mà tránh tái phạm. Cha mẹ cũng cần kiểm soát, kềm chế chính mình trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ cần luôn trải lòng với con cái, không nên áp đặt con cái, cần biết phân định, giải thích những thắc mắc mà trẻ đưa ra.

Bé rất cần tình thương, nhưng tình thương được cụ thể hóa bằng tiền bạc, bằng quà cáp nhiều khi lại trở thành thảm họa, vì sau này bé sẽ đánh giá tình thương qua tiền bạc, vật chất.

Có những đứa trẻ năng động, thích tìm tòi học hỏi, hay thắc mắc và đưa ra các câu hỏi. cha mẹ cần giải thích cho con cái cặn kẽ, nếu có những câu hỏi cha mẹ không thể trả lời ngay được, cần trả lời sao cho bé an tâm và hứa sẽ trả lời bé vào lúc thuận tiện. Cha mẹ cần tìm hiểu những thông tin mà trẻ thắc mắc, cần nâng cao kiến thức trong việc giáo dục.

Khi đứa trẻ muốn biết một cái gì đó, trẻ thích tìm tòi, thắc mắc và hỏi nhiều, đó là dấu hiệu của những đức trẻ thông minh muốn khắng định mình, đôi khi trẻ còn tạo cho mình một không gian riêng biệt, một biên giới không muốn ai vượt qua, một bí mật không muốn ai khám phá.

Vì thế, khi bé hỏi, cha mẹ phải biết trả lời đó là tôn trong bé. Nếu không trả lời, hay nạt nộ, bé sẽ mất hứng thú và bé sẽ đi hỏi người khác, nếu gặp những đối tượng đưa ra những câu trả lời xấu thì vô tình đã làm vấy bẩn tâm hồn trong trắng của bé.

Trong việc giáo dục trẻ cần hạn chế những ngôn ngữ không phù hợp hay thô tục, vì trẻ sẽ phán ánh chính xác những gì mà trẻ tiếp thu. Việc khám phá những điều mới mẻ, so sánh và đặt câu hỏi tại sao? là nhu cầu tự nhiên của trẻ.


Tuổi thơ đã đi qua không bao giờ lấy lại được. những kỷ niệm quí giá, những kí ức tươi đẹp, những điều đó luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người chúng ta.

Người mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong mọi quyết định của con. Người cha có ảnh hương rất lớn trong nhân cách của trẻ sau này. Nếu người cha, người mẹ biết giáo dục con cái bằng cả trái tim của mình.




AP. Mặc Trầm Cung cảm nhận, tường trình.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net