GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055733809
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tìm hiểu gốc tích tháng Mân Côi

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 02.10.2009    Tiêu đề: Tìm hiểu gốc tích tháng Mân Côi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tìm Hiểu Gốc Tích Tháng Mân Côi

Kinh Mân Côi là hương hỏa tuyệt diệu thánh Ðaminh trối lại cho Dòng Thuyết Giáo. Các con cái cha Thánh đã luôn luôn làm cho di sản thánh thiện đó ngày một tăng trưởng.

1- Ðể cổ động việc tôn sùng Mẹ Maria, một Linh mục dòng này đã biên soạn một tập sách nhỏ trình bày 15 Mầu nhiệm chuỗi Mân Côi giúp độc giả suy niệm trong lúc lần hạt, đã đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.

2- Giáo quyền nước Tây Ban Nha hưởng ứng và phổ biến nhanh chóng khắp nước việc đạo đức đầy sáng tạo và linh ứng đó của vị tu sĩ nhà.

3. Đức Piô 5, năm 1571, lập lễ Đức Mẹ Mân côi và ấn định mừng vào ngày 7 tháng 10 hằng năm.

4- Ðức Piô thứ 9 (1846-1878) tăng cường sự ủng hộ bằng nhiều ân xá ban cho những giáo dân tích cực tham gia việc tôn sùng Mẹ Maria bằng kinh Mân Côi trong tháng Mười.

5- Ðức Leô 13 (1878-1903) phổ cập viêc đạo đức này khắp thế giới:

a/ Bằng nhiều Thông Ðiệp, Sắc lệnh, nhất là thông điệp Supremi Apostolatus, đề cao việc tôn sùng Kinh Mân Côi, ca ngợi, cảm mến và cầu xin với Mẹ Chúa Trời trong Tháng Mười.
b/ Ngài ban nhiều ân xá và đại xá đặc biệt cho những ai sùng kính Kinh Mân Côi. Từ đó, tháng 10 đã trở thành tháng Mân côi kính Đức Mẹ.

6- Chính Ðức Trinh Nữ Maria ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima đã xưng mình là "Đức Mẹ Mân côi", hiểu được là Mẹ muốn con cái tôn kính Mẹ trong tháng Mười, tháng Mân Côi của Giáo hội.

Thực hành:

Tháng Mẹ về, lòng chúng con tràn ngập yêu mến, yêu mến Mẹ từng giây, từng phút, yêu mến Mẹ trong ý nghĩ, trong lời nói, trong việc làm. Lòng trìu mến đó quyết thể hiện bằng:

1- Mỗi ngày đọc ít là 10 kinh Kính mừng như 10 bông hoa hồng kính Mẹ.

2- Mỗi ngày nếu có thể, đi dự Lễ và Rước Chúa sốt sắng kính Mẹ.

3- Hằng tuần chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi với cộng đoàn, dâng lễ, rước lễ kính Mẹ.

4- Dự lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7 tháng 10.

Tìm hiểu gốc tích kinh Mân côi

Thánh Ðaminh (Đôminicô 1170-1221) được mời đi giảng cho bè lạc đạo Albigensê, nước Pháp, bè này ở vào thời Trung cổ, li khai với Hội thánh, chủ trương vũ trụ có thần thiện thần ác điều khiển, còn Chúa Kitô thì hão huyền không thật. Qua nhiều cố gắng, ngài không lôi kéo được ai trở về cùng Hội thánh.

Ngài chạy đến cùng Ðức Trinh Nữ Maria, van nài Mẹ nhận lời mới thôi.
Từ thành Toulouse, Ngài vào tận rừng sâu, ở đó ba ngày đêm ăn chay cầu nguyện không ngừng.

Khi thánh nhân xuất thần, Mẹ Thiên Chúa hiện ra huy hoàng tuyệt mỹ, có ba nữ hoàng theo hầu. Mỗi nữ hoàng lại có 50 trinh nữ theo hầu.
Nữ hoàng thứ nhất, cũng như đoàn tùy tùng mặc y phục trắng. Nữ hoàng thứ hai y phục đỏ. Nữ hoàng thứ ba mặc áo bằng vàng sáng chói hơn hết. Ðức Trinh Nữ phán:

- "Ba nữ hoàng tiêu biểu cho ba Tràng hạt; năm mươi trinh nữ tùy tùng mỗi nữ hoàng là 50 kinh Kính Mừng của mỗi Tràng Hạt; màu trắng nhắc lại các Mầu nhiệm Vui; màu đỏ, các Màu Nhiệm Thương; và màu vàng, các Mầu Nhiệm Mừng".

Các mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng Sinh, Ðời Sống và Khổ Nạn của Con Mẹ, cũng như các mầu nhiệm Sống Lại và Lên Trời đều chứa đựng trong kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha.

"Ðó chính là Tràng Chuỗi Mân Côi, nghĩa là Triều Thiên trong đó Mẹ tìm thấy trọn niềm hoan lạc. Con hãy truyền bá khắp nơi kinh ấy, và các người lạc giáo sẽ trở lại, các tín hữu sẽ vững tin và sẽ được phần rỗi muôn đời".
Ðược phấn khởi, thánh Ðaminh vội về Toulouse, đi ngay vào nhà thờ. Theo như lời truyền khẩu khi đó chuông tự dộng vang lên inh ỏi. Nhân dân bỡ ngỡ nghe chuông đánh vào giờ khác thường, ồ ạt kéo nhau đến nhà thờ.
Thánh Ðaminh lên tòa giảng nói đến phép công thẳng của Thiên Chúa ngày phán xét. Ðể tránh sự chí công đó, chỉ có phuơng thế chắc chắn là cầu khẩn với Mẹ Maria nhân từ.

Thánh nhân giải thích Kinh Mân Côi và đọc to. Mọi người hưởng ứng lần hạt Mân Côi.

Hiệu quả của kinh Mân côi thật lạ lùng: Trên 100 ngàn người lạc giáo dần dần qui chánh, vô số tội nhân trở về trong một thời gian ngắn ngủi.

Lm. Nguyễn Tri Ân OP, Tháng Mân côi, Chân lý, 1964, Lời tựa trang 7-9)
(Nguồn: thanhcavietnam.net)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 02.10.2009    Tiêu đề: re: Tìm hiểu gốc tích tháng Mân Côi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

VÌ SAO TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI CÓ TÊN LÀ "MÂN CÔI"?

Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi hay Văn Côi cũng chỉ là cách đọc khác nhau của hai chữ Hán mà sách Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Ông Paulus Huỳnh Tịnh Của phiên âm là môi khôi, còn Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh phiên âm là mai khôi. Cách đọc đúng theo âm Hán Việt hiện đại là môi côi. Do một số nhầm lẫn nên đọc thành văn côi hay mân côi.

Về nghĩa thì hai chữ này là tên của một loài hoa : đó là hoa hồng. Khi nói chuỗi môi khôi có nghĩa là chuỗi hoa hồng vì theo tiếng Pháp là chữ rosaire, tiếng Bồ và Ý là rosario phát sinh từ chữ rosa có nghĩa là hoa hồng. Đó là xâu chuỗi gồm 150 hạt để đọc 150 Kinh Kính Mừng và suy niệm 15 mầu nhiệm Mân Côi. Chuỗi Mân Côi trong tiếng Pháp là chapelet có nghĩa là cái mũ nhỏ hay là vòng hoa hồng kết lại đội lên tựơng Đức Mẹ, mỗi bông hoa hồng tượng trưng cho một lời nguyện. Việc đọc kinh Môi Khôi như là một cử chỉ tôn kính và dâng lên Mẹ Maria như những đoá hoa hồng thiêng liêng là các Kinh Kính Mừng.

Lần chuỗi Môi Khôi là một hình thức cầu nguyện với Đức Mẹ. Hình thức này đã được hình thành từ thời Trung Cổ rồi được phổ biến vào thế kỷ XII do Thánh Bênađô sau đó là các cha Dòng Đa Minh. Tên Của Chuỗi Môi Khôi phát xuất từ thói quen kết vòng hoa trên đầu cho những bức tượng của Đức Trinh Nữ từ thời Trung Cổ, những hoa hồng tượng trưng cho những lời nguyện dâng lên Mẹ Maria.

Ngày nay cầu nguyện bằng kinh Mân Côi là đọc 3 chuỗi hạt mỗi chuỗi 50 Kinh Kính Mừng. Trước mỗi chục có Kinh lạy Cha và kết thúc là kinh Sáng Danh. Trong khi đọc thì lòng suy gẫm về vai trò của Đức Trinh Nữ Maria mầu nhiệm cứu độ được gắn kết với cuộc đời Mẹ.

(sưu tầm)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
phancongduyet
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 11/11/2008
Bài gửi: 40
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết

Bài gửigửi: 02.10.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin Vâng
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Bài Tin Mừng hôm nay kết thúc bằng hai tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ. Hai tiếng “Xin vâng” thật đơn sơ nhỏ bé, nhưng lại có ảnh hưởng lớn lao.

Trước hết hai tiếng “Xin vâng” có ảnh hưởng tới chương trình của Thiên Chúa.

Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp cho loài người. Nhưng để chương trình ấy thành công, cần có sự tham gia, đồng thuận, vâng phục của con người. Chúa muốn con người được hạnh phúc. Nhưng nếu con người từ chối, Thiên Chúa không thể ban hạnh phúc cho con người. Chương trình đầu tiên của Chúa đã thất bại vì ông bà nguyên tổ không vâng lời Chúa. Ông bà nguyên tổ đã nghe ma quỷ hơn nghe Chúa. Ông bà nguyên tổ đã làm theo ý riêng hơn làm theo ý Chúa. Trái lại Đức Mẹ đã tham gia, đã đồng ý, đã vâng phục, nên chương trình của Thiên Chúa được thực hiện. Kế hoạch cứu độ loài người của Thiên Chúa nhờ hai tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ mà thành công.

Hai tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ vọng lại hai tiếng “Xin vâng” của Ngôi Hai Thiên Chúa.

Vì vâng lời Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã vui lòng xuống thế làm người. Hôm nay, khi Đức Mẹ nói tiếng “Xin vâng” với Thiên thần, Đức Giêsu cũng nói “Xin vâng” với Đức Chúa Cha. Với hai tiếng “Xin vâng”, Đức Mẹ khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Sau hai tiếng “Xin vâng”, Ngôi Hai xuống thế làm người, tượng thai trong lòng Đức Mẹ.


Hai tiếng “Xin vâng” có ảnh hưởng tới cả cuộc đời.

Hai tiếng “Xin vâng” nghe thật bé nhỏ, khiêm tốn, những ảnh hưởng tới cả cuộc đời Đức Giêsu và Đức Mẹ. Vì vâng lệnh Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã từ trời xuống thế, như lời Thánh vịnh: “Máu chiên bò, Chúa không ưng. Của lễ toàn thiêu, Chúa không nhận. Thì này con đến để làm theo ý Cha”. Vì vâng lệnh Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã chấp nhận con đường bé nhỏ, khiêm nhường. Vì vâng lệnh Đức Chúa Cha, Đức Giêsu vui lòng chịu chết, chết nhục nhã trên cây Thánh giá: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi uống chén này. Những xin đừng làm theo ý Con, chỉ xin vâng ý Cha mà thôi”.

Cũng vậy, khi nói tiếng “Xin vâng” với Thiên thần, Đức Mẹ ràng buộc tất cả đời mình vào chương trình của Thiên Chúa. Vì xin vâng mà phải sinh con trong hang đá nghèo nàn. Vì xin vâng mà phải trốn chạy sang Ai cập. Vì xin vâng mà chấp nhận lời tiên tri Simêon: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tim bà”. Vì xin vâng mà theo Đức Giêsu trên khắp các nẻo đường truyền giáo. Vì xin vâng mà phải đứng dưới chân thập giá, chịu mọi đau đớn, khổ nhục với con, dường như cùng chết với con vậy.

Như thế, để nói tiếng “Xin vâng” với Thiên Chúa, Đức Giêsu và Đức Mẹ đã phải nói “Không” với chính mình. Để một lần nói “Xin vâng” với Thiên Chúa, Đức Giêsu và Đức Mẹ phải nhiều lần nói “Không” với chính mình. Tiếng “Vâng” lớn thành hình nhờ những tiếng “Không” nhỏ bé. Ý Chúa được thể hiện nhờ biết bỏ ý riêng. Chương trình lớn thành công nhờ những hy sinh bé nhỏ âm thầm.

Khi tạo dựng nên ta, Chúa đã có chương trình cho mỗi người chúng ta. Đó chính là chương trình tốt đẹp nhất. Nhưng nếu ta không cộng tác, thì chương trình ấy không thực hiện được. Để chương trình của Chúa được thực hiện, ta hãy noi gương Đức Mẹ, nói tiếng “Xin vâng” với Chúa. Hãy biết bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa. Hãy biết bỏ chương trình riêng để đi vào chương trình của Chúa. Hãy xin vâng khi vui. Hãy xin vâng khi buồn. Hãy xin vâng khi hạnh phúc. Hãy xin vâng khi đau khổ. Hãy noi gương Đức Mẹ, xin vâng trong ngày truyền tin vui tươi, và xin vâng cả khi đứng dưới chân thập giá đau buồn. Xin Vâng từng giây phút trong cuộc đời. Khi chương trình của Chúa được thực hiện, ta sẽ được hạnh phúc và đem hạnh phúc cho những người chung quanh ta.
Lạy Mẹ, xin dạy con hai tiếng XIN VÂNG như Mẹ. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ
1) Hai tiếng “Xin vâng” của Đức Mẹ có ảnh hưởng thế nào đến chương trình của Thiên Chúa?
2) Hai tiếng “Xin vâng” Đức Mẹ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của Đức Mẹ.
3) Chúa Giêsu đã sống lời “Xin vâng” thế nào?
4) Ta phải làm gì để chương trình của Chúa nơi ta được thực hiện

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net