GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 33
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 033
 Lượt tr.cập 055746174
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 05.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 49 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: BÀI CA HỌC TRÃ’
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 5994

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 12.07.2016   Tiêu đề: BÀI CA HỌC TRÃ’
BÀI CA HỌC TRÒ
Nhạc: Phan Ni Tấn – Thơ: Nguyễn Việt Nam - Thế Sơn hát

Kính thưa thầy đây bài chính tả của con,
Bài chính tả viết về nước Mỹ,
Con viết hai lần sai chữ America,
Con viết hai lần sai chữ communist,
Con viết hai lần sai chữ liberty.

Làm sao được, làm sao được, bởi anh con vừa chết?
Kính thưa thầy đây bài luận triết của con,
Mốt căn nhà và một trái phá,
Một đám cưới hồng bên cạnh một đám ma,
Một kiếp sống tàn dưới biển người no ấm,
Ôi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau.

Làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sau?
Kính thưa thầy đây là bài toán của con,
Những đường cong, đường thẳng đều có gài mìn.
Từ trong thành phố có bạn, có Mỹ, có con gái học trò,
Đường vào rừng có hầm hố cá nhân,
Đường vào đời có xương máu căm hờn!

Con đã chứng minh nhiều lần,
Đường ngoằn ngoèo qua Mỹ, qua Paris thật ngắn.
Nhưng không thể nối liền Saigon, Hà Nội.
Nhưng không thể nối liền thành phố với làng quê.
Con không đậu tú tài để đi sĩ quan Đà Lạt,
Con không đậu tú tài để thành bác sĩ, kỹ sư!

Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của con,
Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến,
Một trăm năm Pháp thuộc, hai mươi năm đọa đầy,
Làm sao con thuộc được chuyện Kiều Nguyễn Du?

Những bài thơ mùa thu Nguyễn Khuyến,
Những bài công dân, sử địa,
Những bài học con ngại ngùng không dám đọc to trên hè phố hay những vùng ngoại ô.

Kính thưa thầy đây là quyển vở của con,
Suốt một năm chưa một tờ có chữ,
Con để dành ép khô những dòng nước mắt
Của cha con, của mẹ con, của chị con và của chính con.




(Lượm)
  Chủ đề: Khoảng cách đất trời
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 6587

Bài gửiDiễn đàn: Cấm... đọc   gửi: 13.04.2016   Tiêu đề: Khoảng cách đất trời
KHOẢNG CÁCH ĐẤT TRỜI

Gần lễ Thăng Thiên, cu Tèo ngồi đăm chiêu ra vẻ "người lớn" lắm. Bố Mẹ tròn mắt nhìn nhau. Mẹ hỏi:
– Có chuyện gì vậy con?
Cu Tèo nhìn Bố Mẹ, rồi nhìn lên trời, vừa gãi đầu vừa nói:
– Từ đất lên trời bao xa vậy Mẹ?
– Con hỏi làm gì?
– Con muốn biết. Đi máy bay lên tới trời chưa hả Mẹ?
– Chưa. Xa lắm, con ơi!
– Đi máy bay mà chưa tới. Vậy sao Ông Táo cưỡi cá chép lại tới?
Bố xen vào:
– Đó là chuyện thần thoại thôi, con trai!
Cu Tèo chau mày:
– Vậy làm sao lên trời hả Bố?
– Khi nào chúng ta chết thì được về trời.
– Nhưng lên đó mất bao lâu?
– Bố không biết. Con hỏi Mẹ xem.
Cu Tèo nũng nịu:
– Mẹ! Nói con nghe đi!
– Mẹ cũng chịu thôi.
Cu Tèo chợt cười và reo lên:
– À, con học giáo lý nên con biết rồi.
– Con biết gì?
– Từ đất lên trời đi mất 5 ngày.
– Thôi, con trai à, trời xa lắm, 5 ngày làm sao tới được!
Cu Tèo lý luận:
– Này nhá... Chúa Giêsu lên trời rồi, mười ngày sau Chúa Thánh Thần mới hiện xuống. Vậy Chúa Giêsu lên trời mất 5 ngày, Chúa Thánh Thần xuống đất cũng mất 5 ngày. Thế là đủ 10 ngày. Suy ra trời và đất cách nhau mất 5 ngày để lên hoặc xuống.
Bố Mẹ nhìn nhau:
– Ôi, con trai tôi khéo tưởng tượng quá!

VIỄN ĐÔNG
  Chủ đề: DẠ TIỆC ÂN TÃŒNH (Thứ Năm Tuần Thánh)
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 5935

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 24.03.2016   Tiêu đề: DẠ TIỆC ÂN TÃŒNH (Thứ Năm Tuần Thánh)
DẠ TIỆC ÂN TÌNH
(Thứ Năm Tuần Thánh)



Lễ Vượt Qua hay lễ Quá Hải (Anh ngữ là Passover) là lễ quan trọng nhất của người Do Thái, kéo dài một tuần. Chiều ngày 14 tháng Ni-xan (khoảng tháng Ba, tháng Tư dương lịch), người ta sát tế chiên (cừu) tại đền thờ, rồi tư tế lấy máu chiên mà đổ dưới chân bàn thờ. Khi đêm xuống, người ta sẽ ăn tiệc Chiên Vượt Qua theo gia đình hay theo nhóm, rồi lấy chút máu chiên bôi lên cửa nhà.

Lễ Vượt Qua được cử hành như một cuộc tưởng niệm nhằm giúp mỗi người sống lại kinh nghiệm của cha ông họ được giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập xưa kia. Trong bữa tiệc, người ta ăn thịt chiên với bánh không men và rau đắng (Xh 12:14), ngoài ra, họ cũng uống với nhau bốn chén rượu đã được vị chủ tọa bữa tiệc chúc lành để kỉ niệm bốn lời hứa của Thiên Chúa với dân Do Thái: [1] Ta sẽ đem các ngươi ra từ ách của Ai Cập; [2] Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi cảnh làm tôi mọi chúng; [3] Ta sẽ giương cánh tay mà chuộc lấy các ngươi; [4] Ta sẽ lấy các ngươi làm dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi. Cuối bữa tiệc này, mọi người cùng hát Thánh Vịnh.
Bữa Tiệc Ly là Dạ Tiệc Vượt Qua, Chúa Giêsu dùng bữa với các môn đệ. Trong bữa tiệc này, Ngài làm hai điều quan trọng và kỳ lạ: thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Ngài đích thân rửa chân cho các môn đệ. Cả hai hành động đó là dấu chỉ của yêu thương, của lòng thương xót.

Vậy yêu thương là thế nào? Yêu thương là CHO hay NHẬN? Có ai cân-đo-đong-đếm được tình yêu đâu mà sao biết kẻ yêu ít, người yêu nhiều?
Xưa nay, từ cổ chí kim, chưa có một định nghĩa nào về tình yêu trọn vẹn nhất khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau. Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính, thế nên người ta mới nói “yêu là chết trong lòng”. Yêu là khổ, không khổ không là yêu, khổ đến “chết” mới là yêu! Không chỉ “chết trong lòng” mà chết thật, vì có những người đã dám liều chết vì quá yêu!

Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliet. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp nhưng cũng đầy chất bi thương!

Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, nên người ta cương quyết “thà chịu khổ hơn chịu lỗ”. Những người đó “ngon” thật và can đảm thật! Người ta còn gọi đó là “thú đau thương”. Đau thương mà lại “thú vị”, yêu như điên, đó mới là yêu thật lòng, vị tha chứ không vị kỷ. Chúa Giêsu đã xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc: “Con yêu Chúa quá muộn màng”, và rồi thánh nhân nói thêm: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Một mức độ kỳ lạ: giới hạn của yêu thương là yêu-không-giới-hạn!

Yêu thương liên quan hai động thái cần thiết: Vâng Phục và Phục Vụ.
VÂNG PHỤC VÌ YÊU THƯƠNG

Trình thuật Xh 12:1-8, 11-14 cho biết các chi tiết: Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Ai Cập: “Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng”. Luật cũ chú trọng cách sống tự nhiên của con người, và cách hành lễ cũng “thực tế” hơn ngày nay, nhưng đó là thể hiện sự vâng lời – vâng lời Chúa nghĩa là yêu mến Chúa.

Học ăn, học nói, học gói, học mở. Đầu tiên là phải học ăn. Cách ăn cũng có luật: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Cách ăn “lạ” nhất là “phải ăn vội vã”, vì đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Đêm ấy Thiên Chúa rảo khắp đất Ai Cập, sát hại các con đầu lòng trong đất Ai Cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai Cập. Nghe vậy chúng ta cảm thấy Chúa “dữ tợn” quá. Nhưng không, luật cũ là luật tự nhiên, những gì là “đầu tiên” được dành ưu tiên cho Thiên Chúa, gọi là “của lễ đầu mùa”, kể cả con đầu lòng. Ngày nay, một số dân tộc vẫn có cách mừng thu hoạch như lễ mừng lúa mới, lễ mừng thu hoạch,…

Vết máu bôi trên nhà là dấu hiệu vâng phục, tức là “giữ luật”, và là “dấu hiệu tình yêu”. Những người trong nhà đó sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Thiên Chúa giáng hoạ trên đất Ai Cập. Ngày đó được chọn làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Đó là luật quy định cho đến muôn đời. Luật đó là hồng ân Chúa ban. Ngài ban đủ thứ ân sủng để con người đủ sức “vượt qua” biển đời. Thiên Chúa YÊU nhiều nên CHO nhiều, còn chúng ta NHẬN quá nhiều mà yêu chẳng bao nhiêu, thế nên:
Lấy chi đáp đền Chúa đây
Vì bao ân huệ chính Ngài đã ban?
(Tv 116:12)

Dù thật lòng muốn đền đáp ơn Chúa nhưng chẳng có gì để dâng, nếu có thì cũng chẳng có gì xứng đáng. Thân phận bụi tro mọn hèn cả dám thân thưa:
Con nâng chén hồng ân cứu độ
Mà xưng tụng danh Chúa mãi thôi
(Tv 116:13)

Thời quân chủ, thần dân không được ngước nhìn Long Nhan, ai nhìn sẽ bị tội khi quân và phải chết. Thần dân muốn tâu trình điều gì phải quay hướng khác và không được tâu trực tiếp mà chỉ được tâu với cái “bệ rồng” Vua ngồi: “Muôn tâu bệ hạ”. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa là Vua các vua và Chúa các chúa, thân sâu bọ chúng ta lại được diện kiến Tôn Nhan thì quả là vô cùng diễm phúc: “Trước Thánh Nhan thật là quý giá, cái chết của những ai hiếu nghĩa với Ngài” (Tv 116:15). Chúng ta chỉ là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, thế mà lại được diễm phúc thì phải ghi lòng tạc dạ thâm ân này: “Con sẽ dâng hiến lễ tạ ơn mà xưng tụng danh Chúa” (Tv 116:17), đồng thời phải chân thành tự thề hứa: “Lời khấn nguyền với Chúa, con xin giữ trọn, trước toàn thể Dân Ngài” (Tv 116:18).

PHỤC VỤ VÌ YÊU THƯƠNG
Biết thì phải chia sẻ cho người khác, trừ khi người ta không muốn được chia sẻ. Chia sẻ là một dạng yêu thương: cho, tặng, biếu. Chính Thánh Phaolô đã xác nhận: “Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em” (1 Cr 11:23). Rồi ngài kể lại việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”, và cuối bữa thì Chúa Giêsu nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cr 11:24-25). Thánh Phaolô giải thích: “Từ nay cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 11:26), do đó mà chúng ta hằng ngày tuyên tín trong mỗi Thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”, hoặc “Lạy Chúa, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.

Ngay trước Lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết “giờ của Ngài” đã đến, đó là giờ Ngài phải bỏ thế gian mà về với Thiên Chúa Cha. Ngài yêu thương mọi người đến giọt Nước và giọt Máu cuối cùng, Ngài không muốn xa chúng ta, nhưng Ngài phải tuân phục Thánh Ý của Chúa Cha.

Đức Giêsu biết rõ Giuđa nghĩ gì, tính toán ra sao, và sắp làm gì. Nhưng Thánh Ý Chúa Cha nhiệm mầu. Thế nhưng, có người lập luận rằng “quỷ sứ không được cứu độ”. Giuđa bị gọi là quỷ sứ, Phêrô bị gọi là satan, mà quỷ sứ và satan có khác nhau? Sao satan được cứu độ mà quỷ sứ lại không được? Có gì lấn cấn? Thật ra chẳng ai dám phán xét, cũng chằng ai xứng đáng mà có quyền kết án ông Giuđa. Đừng chỉ “săm soi” một vài khía cạnh nào đó rồi quyết đoán. Tại sao Tội Nguyên Tổ lại được Giáo hội gọi là Tội Hồng Phúc? Thật là mầu nhiệm, vì Lòng Chúa Thương Xót lớn hơn mọi tội lỗi của cả nhân loại kia mà!

Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến, và Ngài sắp phải trở về cùng Thiên Chúa. Do đó, trong một bữa ăn, Ngài đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Ngài đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Chắc hẳn môn đệ nào cũng ngạc nhiên vô cùng khi thấy Sư phụ hành động “kỳ cục nhất thế gian”.
Thế nên, khi Ngài đến chỗ ông Simôn Phêrô, ông liền thưa: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13:6). Không hề có bề trên nào dám làm chuyện “ngược đời” và “động trời” như vậy. Nghe Phêrô nói, Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13:7). Ông Phêrô chưa thể hiểu nên lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13:8a). Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13:8b). Nghe Thầy nói “không được chung phần” thì ông Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9). Nhưng Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” (Ga 13:10). Ông Phêrô cụt hứng, chẳng khác như bị tạt nước lạnh. Rõ ràng Ý CHÚA HOÀN TOÀN KHÁC HẲN Ý LOÀI NGƯỜI. Ngài rất thâm ý nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch”.

Rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?” (Ga 13:11). Hỏi vậy thôi, chứ Ngài biết tỏng là chẳng ai hiểu, vì ông nào cũng “mắt chữ O và miệng chữ A”, cứ như trời trồng hết thảy. Thấy thế, Chúa Giêsu nói luôn: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:13-15).

Thầy mà còn rửa chân cho đệ tử, chủ mà rửa chân cho đầy tớ, thế thì chắc chắn đệ tử hoặc đầy tớ cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho đệ tử, để đệ tử cũng làm như Thầy đã làm cho đệ tử. Đó là Luật Yêu của Chúa. Luật nhẹ nhàng mà KHÔNG DỄ thực hiện, lời giản dị mà thâm thúy. Và đó cũng là điều chúng ta phải suy nghĩ, nhất là trong Tam Nhật Thánh này, vì chính Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta noi theo.
Chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y có hình “ngã ba”, nghĩa là có 3 hướng: Hướng lên Chúa, hướng tới tha nhân, và hướng về chính mình. Yêu Chúa hết linh hồn và hết trí khôn, yêu người như chính mình, yêu mình ít thôi – không được yêu mình thái quá (tự ái là yêu mình thái quá, là ích kỷ). Yêu có những hệ lụy quan yếu. Yêu là điều luôn có mối liên kết quan trọng: Cần thiết --> thiết tha --> tha thứ. Đó là quy-trình-yêu-thương, là vòng-tròn-thương-xót. Và một hệ lụy khác lại phát sinh: YÊU thì phải KÍNH, KÍNH thì phải NỂ, NỂ thì phải TRỌNG, TRỌNG thì phải VỌNG (mong), MONG thì thấy NHỚ, NHỚ nghĩa là YÊU. Đó là vòng-tròn-yêu bắt đầu và kết thúc bằng động từ YÊU. Chúa nhớ chúng ta và chúng ta cũng phải nhớ Chúa, mà NHỚ NGÀI thì PHẢI THI HÀNH THÁNH Ý NGÀI. Hoàn toàn hợp lý!
Cũng như khi nói về gia đình, chúng ta áp dụng danh từ kép “hiếu đễ”. Và thật kỳ lạ với chuỗi hợp lý này: HIẾU thì phải ĐỄ (nhường), NHƯỜNG thì phải NHỊN. Nhờ đó mà “trong ấm, ngoài êm”, tạo nên “tổ ấm”, tạo nên hạnh phúc gia đình. Xã hội cũng vậy. Cộng đoàn cũng thế. Nói chung, tất cả chỉ cần tóm gọn trong một chữ YÊU. Biết yêu thì biết thương, biết thương thì biết xót, đó chính là biết sống lòng thương xót của Thiên Chúa.
Lạy Thầy Giêsu chí thánh, nhân từ và giàu lòng thương xót, xin đổi mới trái tim chúng con nên giống Chúa để càng ngày càng thêm nhiều “máu yêu” hơn, nhờ đó mà chúng con có thể vừa yêu mến Ngài vừa yêu thương tha nhân, đồng thời dám sống và hành động như Ngài trong mọi hoàn cảnh. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị muôn đời. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: HÔN “THÁNH GIÁ”
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 6687

Bài gửiDiễn đàn: Cấm... đọc   gửi: 24.03.2016   Tiêu đề: HÔN “THÁNH GIÁ”
HÔN “THÁNH GIÁ”



Dịp tĩnh tâm Mùa Chay, chồng đi xưng tội rồi về nhà ngay. Vừa về tới nhà, chồng liền ôm hôn vợ tới tấp. Vợ vô cùng ngạc nhiên, vì xưa nay chưa thấy “tình trạng” này bao giờ. Thấy lạ, vợ hỏi ngày:
– Tại sao bữa nay mình lại nổi hứng như vậy?
Chồng vừa gãi đầu vừa nói:
– Bữa nay chồng đi nhà thờ và xưng tội theo Giáo Luật dạy,cha giải tội bảo chồng phải làm việc đền tội là “hôn Thánh Giá” 3 lần.
Vợ tròn mắt nói:
– Ơ hay, lạy Chúa tôi! Thế thì chồng đi lấy Thánh Giá mà hôn chứ sao lại…???
Chồng cười:
– Vợ yêu ơi! Trên đường từ nhà về đây, chồng suy nghĩ kỹ rồi. Chồng thấy “thánh giá” của chồng chính là vợ đấy!

(lượm, rồi sửa tựa đề và chỉnh lời một chút)


  Chủ đề: Äáº¥ng ThÆ°Æ¡ng Xót – Lá»… Chúa Giêsu chịu Phép Rá»­a
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 5934

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 06.01.2016   Tiêu đề: Đấng ThÆ°Æ¡ng Xót – Lá»… Chúa Giêsu chịu Phép Rá»
Đấng Thương Xót
(Chúa Nhật I TN, năm C – Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa)


Thương xót là chạnh lòng trắc ẩn, biết mủi lòng trước nỗi khổ của người khác. Cảm xúc mỗi người có mức độ khác nhau. Có người dễ rơi lệ, có người khó rơi lệ; có người đau lòng một thời gian dài, có người khóc òa, có người khóc không ra tiếng; có người đau lòng trong thời gian ngắn. Đó là cảm xúc trào dâng hầu như không thể kìm nén khi trong lòng nhói đau, mất mát điều gì đó quan trọng. Nhưng cảm xúc đó có thực sự hay không, đó mới là vấn đề.

Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta (Ep 2:4), Ngài là Cha giàu lòng từ bi lân ái và luôn sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cr 1:3). Vì là con cái của Ngài, chúng ta phải nên giống Ngài, như người Việt nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, nghĩa là chúng ta phải “cố gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, sống nhẫn nại và hiền hòa” (1 Tm 6:11).

Vì thương xót chúng ta, Chúa Giêsu đã nhập thể và nhập thế, sinh nghèo khó, sống khổ sở và chết đau thương. Tôi tớ không hơn chủ, trò không hơn thầy, thế nên chúng ta phải không ngừng cố gắng sống “nhân từ như Chúa Cha là Đấng nhân từ” (Lc 6:36) và “yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta” (Ga 13:34; Ga 15:12).

Chúa Giêsu là Đấng Ái Tử, phàm ngôn gọi là “con cưng”, nhưng Ngài không được chiều chuộng, không ngồi mát ăn bát vàng, mà phải chịu trăm cay ngàn đắng vì tuân phục và vì thương xót nhân loại chúng ta, nên Ngài có nickname là “Người Tôi Trung” hoặc “Người Tôi Tớ Đau Khổ”.

Ngôn sứ Isaia cho biết: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai tiếng giữa phố phường” (Is 42:1-2). Người Tôi Trung đó là Con Thiên Chúa, nhưng Ngài tự hạ mình xuống ngang với chúng ta, thậm chí còn bị chúng ta ruồng bỏ và xử tệ, thế mà Ngài vẫn nín thinh, làm ngơ, không chấp lách chúng ta chỉ vì Ngài cảm thông tính bướng bỉnh của chúng ta, luôn yêu thương chúng ta hết lòng.
Phàm nhân không thể hiểu nổi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đúng như Blaise Pascal (1623-1662) cảm nhận: “Thiên Chúa là Đấng không thể dò thấu. Chúng ta không thể nói được gì về Thiên Chúa. Tất cả những gì chúng ta nói về Thiên Chúa đều chỉ là tưởng tượng”.

Tuy nhiên, Lòng Chúa Thương Xót luôn hiện hữu và có thật. Quả thật, phong cách của Người Tôi Trung cũng rất lạ: “Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo” (Is 42:3-4). Lòng Chúa Thương Xót vô cùng mầu nhiệm, Đấng Thương Xót quá đỗi diệu kỳ!

Thiên Chúa đã minh định rạch ròi thế này về Đấng Ái Tử Giêsu Kitô: “Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm” (Is 42:6-7). Hạnh phúc thay chúng ta được Chúa Cha trao ban cho Tặng Phẩm Vô Giá là chính Con Yêu Dấu của Ngài – Đức Giêsu Kitô, Đấng Emmanuel.

Chúng ta có dành cả đời để tạ ơn Thiên Chúa cũng không đủ, vì Ngài ban Hồng Ân quá lớn lao. Dù bất xứng nhưng chúng ta vẫn phải biết ơn, như tác giả Thánh Vịnh mời gọi: “Hãy dâng Chúa, hỡi chư thần chư thánh, dâng Chúa quyền lực và vinh quang. Hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện” (Tv 29:1-2). Thiên Chúa khác thường mà bình thường, lạ mà quen, xa mà gần: “Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ mênh mông. Tiếng Chúa thật hùng mạnh! Tiếng Chúa thật uy nghiêm!” (Tv 29:3-4).

Thiên Chúa nhẹ nhàng mà mạnh mẽ, êm đềm mà dữ dội. Kinh Thánh cho biết về “giọng nói” của Ngài: “Tiếng Chúa lay động cả rặng sồi, tuốt trụi lá cây cao rừng rậm. Còn trong thánh điện Người, tất cả cùng hô: ‘Vinh danh Chúa!’. Chúa ngự trị trên cơn hồng thuỷ, Chúa là Vua ngự trị muôn đời” (Tv 29:9-10). Kỳ diệu quá! Chỉ một thoáng chúng ta thiếu sự quan tâm và lòng thương xót của Ngài thì chúng ta sẽ biến thành hư vô ngay lập tức!

Đấng Thương Xót luôn trắc ẩn với mọi người, đối xử bình đẳng, không phân biệt bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, Ngài thấy ai càng yếu kém thì Ngài càng quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ, vì Ngài đến với mục đích là “tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:10), thậm chí Ngài còn bỏ 99 con chiên béo tốt và đạo đức để đi tìm chỉ một con chiên ghẻ lở, ốm yếu, xấu xa, tội lỗi (Mt 18:12-14; Lc 15:4-7). Điều đó chứng tỏ Đấng Thương Xót không hề thiên tư tây vị bất cứ ai (Cv 10:34; Rm 2:11; Ep 6:9). Ngài không chỉ muốn chúng ta được sống mà còn muốn chúng ta được sống dồi dào (Ga 10:10), và Ngài yêu thương chúng ta đến cùng (Ga 13:1).

Thật vậy, thời gian sau khi Chúa Giêsu phục sinh, ông Phêrô đã minh định và dõng dạc tuyên bố với mọi người: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận” (Cv 10:34-35). Thật vậy ư? Ông Phêrô giải thích: “Người đã gửi đến cho con cái nhà Ít-ra-en lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng” (Cv 10:36-37). Người Công giáo Việt Nam chúng ta có thể coi như những người con “út mót” của Thiên Chúa vậy. Được biết và tin nhận Ngài là Thiên Chúa cứu độ, chúng ta thực sự vô cùng diễm phúc. Tạ ơn Chúa – Deo gratias!

Ông Phêrô nói rõ ràng về Đấng Thương Xót: “Quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10:38). Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã từng xác định: “Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” (Mc 10:18; Lc 18:19). Vì vậy, chúng ta phải cố gắng thực hành theo Tôn Ý của Chúa Giêsu là không ngừng hoàn thiện để nên giống Chúa Cha (x. Mt 5:48).

Nhưng làm sao để nên giống Thiên Chúa Cha? Chắc chắn không có cách nào hơn là noi gương Thiên Chúa Con – Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai, Đấng Thương Xót, Đấng Luôn-Ở-Cùng-Chúng-Ta (Emmanuel). Ngài luôn ở với chúng ta, chẳng lẽ chúng ta lại không ảnh hưởng tính cách “hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11:29) của Ngài sao?

Hồi đó, khi dân đang trông ngóng Đấng Thiên Sai, họ thấy ông Gioan rất “khác người”, từ phong cách đến ý tưởng, đặc biệt là làm Phép Rửa, và trong thâm tâm họ, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Mêsia! Nhưng ông Gioan trả lời mọi người rất thẳng thắn: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong NƯỚC, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong THÁNH THẦN và LỬA” (Lc 3:16). Chính ông Gioan cũng đã xác định: “Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” (Ga 1:15 và 30). Rất lạ: đến sau mà có trước, và còn “kỳ lạ” hơn ông Gioan nhiều. Đó là sự thật, người không có đức tin sẽ “chói tai” và không thể hiểu nổi.

Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa, dù Ngài không cần chịu phép rửa, nhưng Ngài muốn nêu gương khiêm nhường và nhịn nhục. Khi Ngài đang cầu nguyện, trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Ngài dưới hình dáng chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (Lc 3:22).

Lãnh nhận phép rửa là tái sinh bởi Nước và Thánh Thần, thoát kiếp nô tỳ của tội lỗi, thoát vòng kim cô của ma quỷ để trở nên con cái Thiên Chúa, con cái của Sự Sáng và Sự Thật. Và như vậy, chúng ta không thể không thương xót nhau như Thiên Chúa đã thương xót chúng ta trước, khi chúng ta còn là những tội nhân. Hoàn toàn hợp lý!

Lạy Thiên Chúa, xin thanh tẩy hồn xác con và tái tạo trái tim con nên giống Đức Giêsu Kitô, và xin giúp con cũng biết tẩy rửa cuộc đời bằng Lòng Thương Xót của Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: Về Miền-Ánh-Sáng - (Lá»… Hiển Linh)
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 6192

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 06.01.2016   Tiêu đề: Về Miền-Ánh-Sáng - (Lá»… Hiển Linh)
Về Miền-Ánh-Sáng
(Lễ Hiển Linh)



Sách Tôbia cho biết: “Một ánh sáng rạng ngời sẽ chiếu soi khắp mười phương đất; từ viễn xứ, người trăm họ kéo đến với ngươi. Và dân cư tận chân trời góc biển sẽ tới hát mừng danh thánh Chúa, tay bưng lễ vật dâng tiến Vua Trời. Muôn thế hệ sẽ làm cho ngươi hoan hỷ, và tên ngươi, thành được Chúa chọn, sẽ lưu truyền hậu thế đến ngàn năm” (Tb 13:13).
Đó là Miền Ánh Sáng kỳ diệu. Miền Ánh Sáng của Hồng ân, của Đức tin, của Yêu Thương, của Lòng Thương Xót, của Hòa Bình, của Công Lý, của Chân Lý, của Tự Do, của Hạnh Phúc, của Sự Sống, của Vĩnh Cửu,...

Ngôn sứ Isaia hân hoan mời gọi: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi” (Is 60:1-2). Bình minh xua tan bóng đêm, ánh sáng tiêu diệt bóng tối. Miền Ánh Sáng đó sẽ vĩnh viễn.

Chúa Giêsu giáng sinh làm người, nhưng chính Con Người đó là Ánh Sáng, là Ngôi Lời, là Thiên Chúa tạo thành muôn vật hữu hình và vô hình. Nhờ đó, “chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”, đồng thời “đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông” (Is 60:3-4).

Người mù mà được khỏi mù thì hẳn rất hạnh phúc, chỉ bị đau mắt mà khỏi thì chúng ta cũng đã vui lắm rồi. Vì chúng ta chưa bị mù nên không thể cảm nhận trọn vẹn niềm vui sướng của người-mù-được-sáng-mắt. Ngôn sứ Isaia nói: “Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ, lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ, vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả, của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi. Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha: tất cả những người từ Sơ-va kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa” (Is 60:5-6).

Tác giả Thánh Vịnh đại diện chúng ta mà cầu xin khi khiêm cung kính cẩn thân thưa: “Tâu Thượng Đế, xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương, trao công lý Ngài vào tay Thái Tử, để Tân Vương xét xử dân Ngài theo công lý, và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn” (Tv 72:1-2). Ai chân thành xin thì sẽ được. Chắc chắn Ngài ban cho.

Thật đúng như vậy, vì Ngài là Vua Công Lý đến để thi hành Thánh Luật của Đức Chúa một cách triệt để: “Triều đại Người, đua nở hoa công lý và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn. Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ, từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất. Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ, từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất” (Tv 72:7-8).

Khắp nơi đều được hưởng bình an, dù gần hay xa. Từ Tác-sít và hải đảo xa xăm, hàng vương giả sẽ về triều cống. Cả những vua Ả-rập, Xơ-va, cũng đều tới tiến dâng lễ vật. Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng, muôn dân nước thảy đều phụng sự. Khắp nơi đều rộn rã tiếng reo vui, vì từ nay mọi người được sống trong Miền Ánh Sáng, được phục hồi cả nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, được Thiên Chúa giành lại công lý: “Người giải thoát bần dân kêu khổ và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương, giải thoát cho khỏi áp bức bạo tàn, từng giọt máu họ, Người đều coi là quý” (Tv 72:12-13).

Thánh Phaolô bày tỏ: “Hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Kitô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây” (Ep 3:2-3). Kế hoạch cứu độ của Chúa đã được khởi đầu thực hiện từ khi Đấng Emmanuel đến ở cùng và chia sẻ gian lao với phàm nhân chúng ta.

Là người có kinh nghiệm “xương máu” về tình trạng mù-được-sáng-mắt và hạnh phúc khi được cứu độ, Thánh Phaolô giải thích rõ ràng: “Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Ep 3:5-6).

Chúng ta đang là KHÔNG mà thành CÓ, đang là TỘI NHÂN mà thành CON CÁI, lại được chia sẻ và thừa kế mọi thứ. Thật là niềm vui quá lớn lao, niềm hạnh phúc khôn tả và vô cùng!

Miền Bêlem nhỏ bé mà quan trọng, miền Bêlem tối tăm mà chợt thành Miền Ánh Sáng, miền Bêlem tầm thường mà bỗng thành Ngai Tòa của Chúa Tể Càn Khôn. Sự thể quá lạ lùng!

Thánh sử Mát-thêu trình thuật sự kiện tiếp theo sau sự kiện Con Chúa giáng sinh: Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2:2).

Chỉ mới nghe báo tin thế thôi, vậy mà vua Hê-rô-đê đã bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời y như những gì họ đã biết: “Tại Bêlem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời” (Mt 2:5-6).

Thế nhưng bấy giờ vua Hê-rô-đê lại bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2:8). Đúng là cáo già, miệng nam-mô mà bụng một bồ dao găm!

Hê-rô-đê mưu mô vì sợ người khác “chạm” đến ngai vàng của mình. Ngày nay cũng vẫn có những dạng hoặc bóng dáng như Hê-rô-đê, đó là những người sợ mất chức, mất quyền, “cố thủ” để bảo vệ “chiếc ghế” chứ chưa hẳn vì có ý tốt là phục vụ tha nhân. Hê-rô-đê ngày nay độc ác và nguy hiểm hơn Hê-rô-đê ngày xưa. Hãy tỉnh táo để có thể nhận biết chân tướng của họ mà tránh cho xa!

Các nhà chiêm tinh nghe nhà vua nói thế, họ cũng tưởng nhà vua thật lòng nên ra đi tìm điều họ muốn biết tỏ tường. Lạ thay, ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Khi đến nơi cần đến, họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là Cô Maria, và họ liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Các ông này thành kính quá, con mắt đức tin của họ “sáng” quá, thế nên họ mới nhận ra Hài Nhi Giêsu là Ánh Sáng Thật, là Thiên Chúa Thật.

Thánh Mát-thêu nói rõ: “Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình” (Mt 2:12). Cách mô tả đơn giản nhưng vẫn cho thấy sự khôn ngoan và sự mau mắn của mấy nhà chiêm tinh khi họ tuân theo gợi ý của Chúa.

Lạy Thiên Chúa, xin cho chúng con được sáng mắt đức tin để có thể nhận biết Chúa nơi tha nhân, nhất là ở những người hèn mọn nhất. Xin giúp chúng con can đảm loại bỏ mọi ý nghĩ độc ác như Hê-rô-đê để chúng con có thể can đảm chống lại cái ác và được gặp Chúa nơi Miền Ánh Sáng Đức Tin. Chúng con cầu xin nhân danh Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
Nghe bài hát “Ba Vua Hành Khúc” :


  Chủ đề: áº¨n Ý Của Chúa
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 6030

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 01.12.2015   Tiêu đề: Ẩn Ý Của Chúa
Ẩn Ý Của Chúa



Hồi nhỏ, tôi thích giải ô chữ, càng khó càng thú vị. Tôi còn nhớ tôi đã dự lễ Giáng Sinh để xem phép mầu mới có chờ tôi ở dưới cây No-en hay không.
Thế nên, không ngạc nhiên gì khi tôi có một tin nhắn thú vị và phấn khởi cho lễ Giáng Sinh!

Tôi rất thích bài thánh ca “Veni, Veni Emmanuel” (Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!) của NS Hayley Westenra, được hát trong Kinh Chiều của tuần trước lễ Giáng Sinh (từ 12 tới 17 tháng 12). Mỗi đêm hát một trong bảy bài, mỗi bài dùng một danh xưng khác nhau để chỉ Đức Kitô: Sapientia (Đấng Khôn Ngoan), Adonai (Chúa Dũng Lực), Radix Jesse (Chồi/Gốc Gie-sê),Clavis David (Chìa Khóa của Đa-vít), b]Oriens[/b] (Rạng Đông), Rex Gentium (Vua Các Quốc Gia), Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta).

Các Danh Xưng này gợi lên những điều suy tư, vì năm nào chúng ta cũng ngạc nhiên về “Thiên Chúa trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14). Khi nghĩ về điều này, cùng với việc mừng Chúa giáng sinh, những điều này lại có một sứ điệp khác dành cho mỗi chúng ta. Một sứ điệp rất đúng lúc vào đêm thứ tám (ngày 23-12): “Hãy vui mừng lên! Đấng Emmanuel sắp đến!”.

Nếu chúng ta nhìn lại 7 Danh Xưng của Đức Kitô, theo chiều ngược, chúng ta có trật tự này:
Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta (23-12)
Rex Gentium – Vua Các Quốc Gia (22-12)
Oriens – Rạng Đông (21-12)
Clavis David – Chìa Khóa của Đa-vít (20-12)
Radix Jesse – Chồi/Gốc Gie-sê (19-12)
Adonai – Chúa Dũng Lực (18-12)
Sapientia – Đấng Khôn Ngoan (17-12)

Chúng ta thấy các mẫu tự đầu tạo thành “ERO CRAS” – nghĩa là “Ngày mai Ta sẽ đến”. Một ẩn ý thú vị biết bao!
Chúng ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin mau đến! Marana tha! Xin hãy đến, lạy Đấng Emmanuel!”. Và Thiên Chúa sẽ đáp lại: “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm” (Kh 22:12).
Chúng ta hãy dọn tâm hồn mình để Chúa Hài Đồng ngự vào, Ngài là Đấng Cứu Độ cao cả và vĩnh hằng: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng” (Kh 1:8).


TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Thưởng thức bài hát :


  Chủ đề: Chúc Mừng Bổn Mạng Thánh TÊRÊXA
thanhphuong

Trả lời: 5
Xem: 15304

Bài gửiDiễn đàn: Chúc mừng   gửi: 01.10.2015   Tiêu đề: Chúc Mừng Bổn Mạng Thánh TÊRÊXA
Hôm nay, Xin chia vui tất cả Cộng Đoàn Nữ có Quan Thầy Bổn Mạng Thánh Têrêxa,
Cách riêng gửi đến Chị MEDOM Quản Lý Diễn Đàn lời chào mừng Bổn Mạng của Chị với tình mặn nồng nhất

Xin gửi theo đây Thánh ca về Thánh TÊ RÊ XA đến với tất cả mọi người.


  Chủ đề: Xấu và Đẹp
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 5971

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 14.09.2015   Tiêu đề: Xấu và Đẹp
Xấu và Đẹp



Khi nói đến từ “xấu”, người ta có thể hiểu là “xấu bụng”, xấu về tính nết, xấu vì thói hư, nhưng khi nói đến “xấu xí” thì chỉ mang nghĩa “xấu” về ngoại hình, bề ngoài; còn từ “xấu xa” để chỉ cái xấu tâm tính. Việt ngữ “độc đáo” thật, đúng là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

Xấu trái ngược với đẹp – nói chung. Đẹp chưa chắc hơn xấu, như người Việt thường nói: “Xấu đều hơn tốt lỏi” hoặc “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

TỪ NGỤ NGÔN…
Bộ phim hoạt hình “Vịt Con Xấu Xí” (*) do hãng phim Walt Disney sản xuất. Phim chuyển thể từ truyện ngụ ngôn “Vịt Con Xấu Xí” (nguyên ngữ Đan Mạch: Den grimme ælling, tiếng Anh: The Ugly Duckling) của văn thi sĩ Hans Christian Andersen (1805–1875), xuất bản lần đầu vào ngày 11-11-1843 ở Copenhagen, Đan Mạch.

Tại một trang trại, có một gia đình vịt sinh sống và Vịt Mẹ đang ngồi ấp một ổ trứng mới đẻ. Vào một buổi sáng đẹp trời, những cái trứng nở ra bốn chú vịt con màu vàng và nhanh nhảu. Vịt Chồng “cưng” Vịt Vợ lắm, thể hiện qua những nụ hôn. Vịt Vợ nổi nóng, nhảy cẫng lên, thế là còn một quả trứng lớn hơn, rồi nó chợt động đậy. Và một đứa con khác chào đời. Vịt Mẹ không nhớ mình đã đẻ quả trứng này lúc nào. Làm sao nhớ được chứ?

Lạ thay là quả trứng lớn kia lại nở ra đứa con màu trắng và to con hơn bốn Vịt Con màu vàng. Vịt Mẹ thắc mắc, hết nhìn đứa trắng lại nhìn mấy đứa vàng. Và cợ chồng Vịt cãi nhau, Vịt Chồng nghi ngờ Vịt Vợ. Vịt Vợ phân trần nhưng Vịt Chồng không nghe. Vịt Con màu trằng đứng giữa “chịu trận”. Vịt Vợ điên tiết “choảng” cho Vịt Chồng một cú, rồi bực tức dẫn bốn Vịt Con màu vàng đi xuống ao. Vịt Con màu trắng lẽo đẽo theo sau. Vịt mẹ và lũ Vịt Con màu vàng chơi đùa vui vẻ. Vịt Con màu trắng cũng đùa theo, nào ngờ Vịt Mẹ nổi nóng xua nó đi. Vịt Mẹ và lũ Vịt Con màu vàng bỏ đi chỗ khác. Vịt Con màu trắng lại chạy theo, nhưng nó bị Vịt Mẹ hất ra xa, và cả mấy đứa vàng cũng mỉa mai nó.

Còn lại một mình, Vịt Con màu trắng suy nghĩ và nhìn lại mình. Nó thấy bóng mình dưới nước rồi hoảng hốt. Nó lại soi bóng lần nữa. Và nó biết mình “khác loài”. Nó khóc khi nhìn thấy Vịt Mẹ thương lũ Vịt Con màu vàng. Nó tủi thân và bỏ đi.

Đang đi thì nó nghe tiếng Chim Non “léo nhéo” trên cây gần đó. Nó leo lên với chúng. Khi đó Chim Mẹ đem mồi về. Vịt trắng há miệng đón mồi. Chim mẹ chợt nhận ra không phải con mình nên giằng mồi lại, rồi tức giận đánh và đuổi Vịt trắng một phen hú vía. Nó chạy như bay thì đụng phải con Vịt Gỗ rất to nổi lềnh bềnh trên nước ao. Mới đầu nó sợ cũng bị xua đuổi, nhưng nó thấy Vịt Gỗ hiền quá, nó lại gần và leo lên Vịt Gỗ. Vịt trắng càng nhảy thì Vịt Gỗ càng bập bênh, nó khoái lắm. Nhưng rồi Vịt Gỗ bập bênh mạnh quá khiến nó rớt xuống ao, nó lại leo lên Vịt Gỗ. Nó bập bênh tiếp, rồi Vịt Gỗ theo quán tính lại hất nó xuống nước và mổ vào nó. Nó kinh hoàng rồi bỏ đi. Nó lại khóc vì tủi thân. Không hiểu sao ai cũng ghét mình.

Nó ra bờ hồ khóc tức tưởi. Nó soi lại bóng mình lần nữa, và òa khóc. Chợt có Thiên Nga mẹ dẫn theo bốn Thiên Nga Con ngang qua đó. Bốn Thiên Nga Con tới rủ Vịt trắng. Nó thấy lạ, nhưng nó nhận ra hình như nó là Thiên Nga. Nó hòa nhập với đàn Thiên Nga. Khi bốn Thiên Nga Con đến chỗ Thiên Nga Mẹ, Vịt trắng buồn bỏ đi. Nhưng lũ Thiên Nga Con giữ nó lại. Thiên Nga mẹ vui mừng âu yếm đứa con mới.

Gia đình Thiên Nga đang đi thì gặp gia đình Vịt. Vịt Mẹ hối hận gọi con nhưng Vịt trắng, bây giờ là Thiên Nga, không quay lại mà chạy theo mẹ con Thiên Nga... Vịt Con xấu xí vì bị người khác không hiểu và không nhận biết, chứ thực ra Vịt Con không hề xấu xí, mà đẹp lắm, vì Vịt Con xấu xí lại chính là Thiên Nga đáng yêu!

…TỚI ĐỜI THƯỜNG
Câu chuyện về Vị Con xấu xí gợi nhớ tới ông Dakêu trong trình thuật Lc 19:1-10. Ông là người có chức quyền, có địa vị, có của cải, nhưng lại thiếu “ngoại hình”, vóc dáng thấp bé, lùn tịt, xấu òm.
Biết tin Đức Giêsu đi ngang qua thành phố Giê-ri-khô, ông Dakêu – đứng đầu những người thu thuế và giàu có – tìm cách được tận mắt thấy con-người-khác-lạ ấy để có thể có cơ hội tiếp cận. Ông Dakêu muốn thấy Đức Giêsu, nhưng không được, một phần vì người ta đông như kiến, mà ông ta lại lùn tịt. Ông nhanh trí chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để ngó Đức Giêsu, vì Ngài sắp đi qua đó.

Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, Ngài biết có người muốn gặp mình nên Ngài nhìn lên và nói: “Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”. Chỉ đợi có thế, ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Ngài. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”. Độc mồm độc miệng hết sức! Đã xấu thì xấu đủ thứ. Thấy người khác được Chúa Giêsu quan tâm mà cũng ghen bóng ghen gió. Họ không chỉ ghen tức với ông Dakêu mà còn chê Chúa Giêsu là người đàng hoàng mà lại thân thiện với phường tội lỗi. Ác quá!

Mặc kệ! Ông Dakêu phấn khởi thưa với Chúa: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”. Chúa Giêsu chưa đòi hỏi gì mà ông đã nhận biết mình có tội. Đó là khiêm nhường và sám hối. Chúa Giêsu thích lắm!
Rồi Ngài nói với mọi người về ông Dakêu: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham”. Ai TIN TƯỞNG thì SÁM HỐI, khi SÁM HỐI rồi thì sẵn sàng ĐỀN TỘI. Chúa Giêsu yêu quý 1 người-xấu-cần-sửa-đổi-và-biết-hoán-cải hơn là 99 người-đẹp-không-cần-chỉnh-sửa (tốt lành), vì Ngài có mục đích: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. Rất đơn giản!

Lạy Thiên Chúa, xin mở lòng trí chúng con để chúng con biết tìm kiếm Chúa như ông Dakêu, và biết dâng tất cả những gì mình có, vì những thứ đó cũng là do Chúa ban chứ chúng con chẳng làm nên tích sự gì. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
(*) (Xem phim)



  Chủ đề: Äá»ƒ Trở Nên Kitô Hữu Tốt
thanhphuong

Trả lời: 0
Xem: 7350

Bài gửiDiễn đàn: Sống Lời Chúa   gửi: 26.07.2015   Tiêu đề: Để Trở Nên Kitô Hữu Tốt
Để Trở Nên Kitô Hữu Tốt




Không ai dám nói rằng làm Kitô hữu quá dễ, chẳng có gì khó. Thiên Chúa trao ban cho chúng ta mọi thứ và cũng đòi chúng ta đáp trả mọi thứ – thời gian, tài năng, chính mình. Chúng ta được kêu gọi trở nên sứ giả của Đức Kitô, và phản ánh Thiên Chúa trong mọi động thái của chúng ta.
Nhưng trong cuộc sống thường nhật, chúng ta có đầy những trách nhiệm, bổn phận và những viẹc phải làm, chúng ta thường “mất dấu” tiếng gọi cao cả nhất.
Dưới đây là một số đề nghị về cách đến gần Thiên Chúa và sống yêu thương tha nhân. Một số điều dễ thực hiện, nhưng một số điều cần nỗ lực hơn. Nhưng tất cả đều có thể giúp bạn theo chân lý: Sống đời Kitô hữu, đó là cuộc sống của bạn – nhưng không là của riêng bạn.

1. Hãy sáng tác, nghiên cứu, vẽ, viết, hát,... và sáng tạo.
Cứ thử nghiệm với sự sáng tạo ngay cả lúc bạn cảm thấy “trống rỗng”, và hãy làm nhân Danh Thiên Chúa. Tại sao? Vì bất cứ điều gì cũng được làm để dâng kính Thiên Chúa qua sự sáng tạo vô biên của Ngài. Một lý do khác là bạn có thể thấy rằng Thiên Chúa đã trao ban cho bạn những tặng phẩm mà chính bạn cũng không hề biết mình đang có.

2. Rất nhiều Kitô hữu coi nhà thờ như “điểm hẹn” hằng tuần:
Cứ vào rồi ra và về nhà – đôi khi than vãn rằng nhà thờ là nơi không sống động. Nhưng các nhà thờ cũng sôi nổi như lời chúc mừng. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng chúng ta là “chi thể của Nhiệm Thể Đức Kitô”, như vậy tất cả chúng ta đều được yêu cầu thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hãy tìm ra “cái tài riêng” của mình để có thể phục vụ Giáo hội địa phương tốt hơn.

3. Nghiền ngẫm Lời Chúacó thể là lĩnh vực quan trọng nhất trong việc trở thành một Kitô hữu trưởng thành. Mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian nhỏ để đọc Kinh thánh để có thể gợi hứng và hướng dẫn người khác, chính điều đó cũng giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất.

4. Điều này không có nghĩa là bạn phải làm việc gì to tát. Chỉ cần biết các Kitô hữu tôn kính Thiên Chúa thế nào. Nhiều tôn giáo thuộc Kitô giáo có sức thu hút khá mạnh, hãy tìm hiểu cách thờ phượng của họ để có thể hiểu thêm về các Kitô hữu, nhờ đó mà bạn đánh giá đúng về họ và chính mình.

5. Không gì tốt hơn là tự nhắc mình nhớ tới các tặng phẩm của Thiên Chúa hơn là lưu ý sự ngoạn mục và hùng vĩ của các tặng phẩm đó. Hãy ra bờ biển, lên núi, vào rừng, hoặc chỉ cần vào công viên, và dành thời gian chiêm ngắm những kỳ công của Thiên Chúa, cả điều to và nhỏ. Bạn sẽ nhận thấy Thiên Chúa quá đỗi kỳ diệu!

6. Hãy phục vụ nhau. Hãy dạy chữ cho các trẻ em chịu thiệt thòi và bất hạnh. Hãy trao tặng cho người khác tặng phẩm quý nhất: Thời giờ của bạn. Nhờ phục vụ người khác, bạn có thể noi gương cách phục vụ của Chúa Giêsu và chuyển tải tình yêu của Ngài, chỉ cần tập sống tình nguyện phục vụ.

7. Hơn 2.000 năm qua, một số người trí thức đã xử lý các nghịch lý “gai góc” của đức tin Kitô giáo. Qua những lời của Thánh Augustinô và Thánh Thomas Aquinas, hoặc của C. S. Lewis và nhiều người khác, đều có những cách giáo dục, sự thú vị, và sự kỳ lạ.

8. Thiên Chúa không bao giờ muốn chúng ta sống quá thoải mái và ung dung hưởng thụ.
Để trở thành người như Thiên Chúa muốn, chúng ta phải luôn tìm kiếm sự thách thức mới – những dịp học hỏi đó là những bài học quan trọng mà chúng ta có thể thực hành vào lúc nào đó. Điều này không dễ, nhưng không gì hơn như vậy!

9. Một số ý tưởng, cảm xúc và hành động có thể trở nên sự hướng dẫn quan trọng trong “bước tâm linh” của bạn. Nếu nhìn lại quá khứ, bạn có thể ngạc nhiên vì chính bạn đã trưởng thành tâm linh hơn nhiều.

10. Hơn 2.000 năm rồi, Giáo hội Công giáo đã giúp một số Kitô hữu trở thành những tấm gương sáng sống động cho chúng ta. Nhiều vị đã được tôn phong hiển thánh, chân phước (á thánh), bậc đáng kính, tôi tớ Chúa. Một số các vị này, dù chính thức hay không, đều được tuyển chọn vì có đời sống anh dũng, dám quên mình hoặc xả thân vì công ích. Cuộc sống của họ có sức động viên chúng ta đấu tranh vì Chúa nhiều hơn.

11. Thánh Phaolô nói rằng “thân xác là đền thờ” – thân xác cần tập luyện để duy trì sức khỏe, linh hồn cũng vậy. Tập luyện thân xác (yoga, thiền, thể dục,…) giúp thăng tiến tinh thần, hãy tập trung vào những điều thuộc lĩnh vực tâm linh.

12. Bắt đầu với Chúa Giêsu và các Tông đồ,Kitô giáo luôn có đức tin chung, nghĩa là chúng ta cùng nhau tìm kiếm Thiên Chúa. Bằng cách chia sẻ sự hiểu biết, chúng ta xây dựng trên kiến thức của người khác – và có thể giúp đỡ nhau qua những mảng kiến thức riêng.

13. Kitô giáo mang tính cộng đoàn. Tân ước cho biết rằng các Kitô hữu đầu tiên quan ngại về bệnh tật, sự nghèo nàn và các vấn nạn của thời đó. Như vậy, chúng ta được kêu gọi quan tâm thế giới xung quanh, và nền dân chủ có nghĩa là bầu cử – bất kể nguồn gốc chính trị nào. Đó không chỉ là nhiệm vụ dân sự, mà còn là bổn phận Kitô hữu. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên chân và tay của Ngài để chúng ta có thể làm cho tình yêu Thiên Chúa được cảm nhận ở khắp mọi nơi.

14. Mỗi ngày, hãy đến với Thánh Thể, dành thời gian để tìm hiểu Lời Chúa và cầu nguyện liên lỉ. Điều này giúp chúng ta biến đổi dần dần.

15. Thiên Chúa vui thích khi chúng ta tận hưởng những tặng phẩm của Ngài. Không tặng phẩm nào quý giá bằng chính gia đình của mình. Hãy cùng nhau đồng bàn mỗi bữa ăn, không chỉ chia sẻ lương thực phần xác mà còn chia sẻ cả những món ăn tinh thần. Khi chúng ta làm cho người thân hạnh phúc, chúng ta cho họ thấy diện mạo yêu thương của Thiên Chúa, điều này thực sự quan trọng.

16. Bạn không cần phải tới Giêrusalem hoặc đi đâu xa mới có thể đánh giá đúng về Thiên Chúa. Ngài hiện diện ở bất cứ nơi nào chúng ta tới: Chúng ta thấy sức mạnh của Ngài trong biển cả, sự uy nghi của Ngài nơi núi rừng, tài nghệ của Ngài nơi nương đồng,... Thiên nhiên luôn mang dấu ấn của Ngài. Hãy cao rao lòng thương xót vô biên của Ngài.

17. Có thể một trong những điều khó nhất là làm Kitô hữu. Khi chúng ta bị tổn thương, điều cuối cùng chúng ta muốn là thoát khỏi đau khổ đó: Chúng ta muốn trừng phạt người đã làm chúng ta tổn thương. Nhưng khi làm vậy, chúng ta lại tự trừng phạt chính mình. Đức Kitô kêu gọi chúng ta nới lỏng nắm tay và tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Nếu làm vậy, chúng ta không chỉ tha thứ người khác mà còn tha thứ chính mình.

18. Thiên Chúa có thể nói trong cơn động đất và bão tố, nhưng Ngài thường nói bằng tiếng nói nhỏ nhẹ. Hằng ngày hãy dành thời gian để giữ im lặng và lắng nghe Tiếng Chúa. Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn nghe được.

PAUL ASAY


TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
 
Trang 1 trong tổng số 5 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net