GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055811360
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 08.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 47 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Vạch mặt chỉ tên...
quangluat

Trả lời: 1
Xem: 7752

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 19.07.2016   Tiêu đề: Vạch mặt chỉ tên...
Việt Nam cần làm gì trước thắng lợi của Philippines
Nguyễn Tường Thụy




Cùng tác giả:
• Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc khủng bố các nhà hoạt động xã hội dân sự
• Làm sao để Việt Nam "chịu phát triển"?
• Thăm Tạ Phong Tần – Vấn đề không chỉ là dừng tuyệt thực
xem tiếp
Philippines dám kiện còn Việt Nam thì không

Tham vọng về đường 9 đoạn của Trung Quốc (TQ) là nguyên nhân gây khủng hoảng ở Biển Đông từ nhiều chục năm nay. Vì vậy, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay đã đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình.

Nguyên nhân thắng lợi của Philippines (PLP) trước hết là ở lẽ phải, đồng nghĩa với việc TQ không có chính nghĩa. Xét về mặt lịch sử, TQ chưa bao giở thực hiện chủ quyền với tư cách nhà nước trên vùng biển đảo được khoanh bởi một đường lưỡi bò chiếm tới 85% diện tích Biển Đông. Xét về địa lý, những vùng mà TQ nhận chủ quyền cách lục địa tới 2000 km, vào sát bờ biển các quốc gia khác như Việt Nam (VN), Malaysia, PLP, Brunei trông thật khó coi, chồng lên cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia này.

Nguyên nhân thắng lợi của PLP còn ở chỗ họ dám kiện. Đầu năm 2013, Manila đã đưa TQ ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển để thách thức các yêu sách của TQ.
Với yêu sách đường 9 đoạn, TQ muốn phong tỏa toàn bộ đường ra đại dương suốt chiều dài biển của VN, trong khi PLP với tính chất một quần đảo, họ chỉ bị ảnh hưởng từ phía tây.



Bản đồ vùng tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: AFP
Trên thực tế, xung đột trên Biển Đông chủ yếu xảy ra giữa TQ và VN, nóng lên từ Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Sau đó là Hải chiến Trường Sa 1988 và tiếp theo là các cuộc đụng độ khác liên tục cho đến nay. TQ ngang ngược bắn giết, đánh chìm tàu, cướp cá và ngư cụ của ngư dân VN mà không một sự phản đối nào của VN làm chúng chùn bước. Trong khi đó, xung đột giữa TQ và PLP chỉ là vụ TQ chiếm bãi đá ngầm Vành Khăn của PLP năm 1995 và bãi cạn Scarborough vào giữa năm 2012. Cũng chính vì vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough mà gần như ngay lập tức, PLP đã khởi kiện TQ vào tháng 1/2013.

Nhắc lại như thế để thấy một điều kỳ lạ là tham vọng đường 9 đoạn của TQ ảnh hưởng đến VN hơn PLP nhiều lần nhưng PLP lại là nước dám đưa TQ ra Tòa án quốc tế và đã thắng kiện, còn VN thì không.

Thắng lợi không chỉ của riêng nhân dân Philippines

Cùng với việc không dám đưa TQ ra Tòa án quốc tế, VN còn đàn áp những cuộc biểu tình chống TQ rất khốc liệt. Nhiều cuộc biểu tình người tham gia đã bị hốt gọn về đồn công an. Nhiều người biểu tình chống TQ bị đánh đập tàn nhẫn, bị mất việc làm cùng với những sách nhiễu khác. Nạn nhân điển hình của việc cấm biểu tình chống TQ là Bùi Thị Minh Hằng. Chị đã bị đưa đi cải tạo ở trại Thanh Hà và sau đó là án 3 năm tù.



Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016.
Bất chấp đàn áp của nhà cầm quyền, Phong trào Mùa Hè 2011 vẫn được duy trì, giữ lửa cho đến hôm nay. Ngày 30/10/2011, đội bóng NO-U đã được thành lập, ra sân đều đặn trong mỗi chủ nhật, đến nay đã được 200 buổi. Đội bóng cũng từng nhiều lần bị gây khó khăn, sách nhiễu, bị đuổi hết từ sân này đến sân khác. Nhiều bữa ăn sau trận đấu, sau buổi luyện tập hoặc kỷ niệm ngày thành lập bị cắt điện, ném chai lọ, bị đánh trên đường về làm nhiều người bị thương tích.

Đội bóng NO-U và Phong trào NO-U với biểu tượng cắt đường lưỡi bò được duy trì trên khắp mọi miền đất nước. Phong trào được hun đúc bởi tinh thần yêu nước, lúc âm ỷ, lúc thì bùng cháy đã góp phần làm nên chiến thắng ở Tòa trọng tài ngày 12/7/2016. Tòa đã tuyên bố đường chín đoạn của TQ là vô giá trị. Hơn ai hết ở VN, những người vui mừng nhất phải là những người kiên trì đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh đòi xóa bỏ đường lưỡi bò trong suốt 5 năm qua. Lê Dũng, một thành viên tích cực của Phong trào NO-U đã viết trên trang facebook của mình:

“Trong nửa thập kỷ qua, chúng tôi bền bỉ với cuộc đấu tranh cắt lưỡi bò mà Tàu cộng vẽ ra hòng chiếm đoạt biển Đông của Việt Nam chúng ta.

Nhiều người trong chúng tôi đã bị tấn công, đã đổ máu, bị bôi nhọ, bị bỏ tù, bị chính quyền vu khống là phản động, là dở hơi, là bị thần kinh, là những kẻ đánh bóng tên tuổi....

Và cách đây vài giờ, Toà án Quốc tế đã phán quyết điều mà chúng tôi đã hy sinh thầm lặng, làm không mệt mỏi trong suốt nửa thập kỷ qua: chúng tôi đã là người chiến thắng bọn Tàu cộng!

Chính quyền Việt Nam nợ chúng tôi một lời xin lỗi”.

Bà dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez người bạn lớn của phong trào dân chủ Việt Nam cũng vui thay:

“Tôi hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, đã tuyên bố Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Đông. Đây là một thắng lợi quan trọng cho người dân Phi Luật Tân cũng như người dân Việt Nam mà chủ quyền lãnh thổ của họ đã bị liên tục đe dọa khi Trung Quốc hung hăng xâm lấn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Thắng lợi này không chỉ của riêng nhân dân PLP, nhưng nhất định không phải là của những kẻ chủ trương đàn áp phong trào NO-U, không phải của những kẻ phá rối và đe dọa, sách nhiễu những người tham gia các buổi lễ tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, Gạc Ma hàng năm cũng như lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược TQ ở biên giới phía Bắc.


Việt Nam phải làm gì?

Phán quyết của tòa La Hay đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình, tạo nên nền tảng pháp lý cho cuộc đấu tranh với TQ ở Biển Đông. Vấn đề ở chỗ, nhà cầm quyền VN có biết và dám lợi dụng điều kiện thuận lợi đó hay không.

Ngay sau phán quyết của Tòa, Người phát ngôn Bộ ngoại giao VN Lê Hải Bình nói:

“Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016”.

Tại cuộc họp báo ngày 14/7, ông Lê Hải Bình cũng cho biết: “Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia”.





Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình
Thật khó biết thực tâm của nhà cầm quyền như thế nào vì họ nói, làm và suy nghĩ rất khác nhau. Việt Nam đã lệ thuộc quá nặng nề vào TQ bởi một hệ tư tưởng quái đản trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị văn hóa, tới mức khó tin được họ có muốn chống TQ, muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của TQ hay không. Trong xã hội, đã có quá nhiều giọng tuyên truyền rằng, TQ mạnh lắm, làm sao chống nổi, rằng VN cũng không vừa, đuổi cả dân TQ đi để chiếm đảo của nó, rằng VN vong ân bội nghĩa, nó đánh cho là phải… Từ sau Hội nghị Thành Đô, người ta còn đồn đoán về một cuộc chuyển giao vào năm 2020 với bức tranh tồi tệ nhất từ khi lập nước. Cầu cho điều ấy mãi mãi chỉ là đồn đoán.

Nếu thực sự hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài, thì nhà cầm quyền VN phải làm gì? Sau phán quyết của Tòa, TQ đang bị cô lập. Mặc dù TQ khoe có tới 60 nước ủng hộ mình nhưng con số công khai đứng về phía họ chưa đếm hết đầu ngón tay. Việc Tòa bác bỏ tham vọng đường 9 đoạn là cơ sở để giải quyết những xung đột ở Biển Đông, tạo cho VN vị thế mới trên bàn đàm phán. Một nội dung trong phán quyết vô cùng quan trọng là Tòa không công nhận 7 bãi đá mà TQ chiếm đóng ở Trường Sa là đảo dân sinh. Nó là những bãi đá được tôn tạo làm hỏng hệ sinh thái biển. Vì vậy, TQ không có quyền tuyên bố về lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế ở các đảo này. Chính vì tuyên bừa, nhận bậy mà nhiều chục năm nay, TQ đã ngang ngược hoành hành, bắt giết, cướp bóc ngư dân VN.

Tuy nhiên, vì là đơn kiện của Philippines nên Tòa không phán quyết những gì không liên quan đến Philippines. Vì vậy, liệu VN có noi theo Philippines khởi kiện TQ về một vụ tương tự về Hoàng Sa để có một kết quả tương tự như không có một cấu trúc nào ở Hoàng Sa được phép có lãnh hải hay đặc quyền kinh tế để ngư dân VN tiếp tục được đánh bắt cá ở ngư trường quen thuộc từ ngàn đời nay.

Một điều cần phải làm gấp nữa là kiện TQ ra Tòa quốc tế về vụ họ đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa của VN năm 1974 và đảo Gạc Ma năm 1988 khi các đảo này đang được quân đội VN trấn giữ. Việc bác bỏ yêu sách 9 đoạn của TQ cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho VN trong vụ kiện này.

Có ý kiến cho rằng, theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Nếu đúng là như vậy thì việc TQ xâm lược Hoàng Sa đến nay đã 42 năm, chỉ còn 8 năm nữa thì VN sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. Việc kiện ra tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa trở nên cấp bách.

Nếu nhà cầm quyền VN thực sự vì đất nước, vì dân tộc thì những việc làm trên phải tiến hành ngay. Lúc này là thời cơ vô cùng thuận lợi cho họ làm những việc đó để ổn định tình hình ở Biển Đông, thu hồi biển đảo về cho Tổ quốc, chuộc lại những sai lầm mà họ đã gây ra.

Mặc dù Trung Quốc đe phán quyết của Tòa trọng tài sẽ làm gia tăng xung đột và có thể dẫn tới đối đầu nhưng điểm yếu của chúng là không có chính nghĩa và đang bị cô lập. Nếu Đảng và Chính phủ VN đứng hẳn về phía nhân dân, đặt lợi ích của Tổ Quốc, của Nhân dân lên trên hết thì không có gì phải sợ TQ. Lịch sử chiến đấu chống quân xâm lược TQ của cha ông ta đã chứng tỏ điều đó.


Nguồn: RFA
  Chủ đề: Bản chất của tiền bồi thường
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 6143

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 05.07.2016   Tiêu đề: Bản chất của tiền bồi thường
Bản chất của tiền bồi thường
Lê Công Định




Cùng tác giả:

• Ls. Lê Công Định: Tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta đã giành từng bước, đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này. Cần tính sao để số tiền 11.500 tỷ Formosa bồi thường cho Việt Nam được sử dụng, đạt hiệu quả tốt nhất.”

Tiền bồi thường xét về phương diện pháp lý thuộc quyền sở hữu của nạn nhân, bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật hoặc vi phạm cam kết của thủ phạm, trong đó thiệt hại của nạn nhân và lỗi của thủ phạm có mối liên hệ nhân quả.

Trong tuyên bố trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi thấy có nhiều vấn đề cần phân tích và mong ông giải đáp rõ:

1. Ông nói đã “đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này”. Vậy cơ sở và chứng lý đó là gì, có dựa vào thiệt hại tính mạng và tài sản cụ thể của ngư dân, thợ lặn, người ngộ độc hải sản, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển, cùng các thiệt hại môi trường cần khắc phục trong hàng chục năm tới hay không?

2. Bên cạnh thiệt hại về môi trường mà đất nước gánh chịu, những nạn nhân nêu trên là bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật của Formosa. Vậy tiền bồi thường đương nhiên dành cho họ và thuộc quyền sở hữu của họ. Họ, chứ không phải Chính phủ, được quyền hưởng dụng tiền của mình. Sao lại có chuyện dùng tiền của nạn nhân để “hỗ trợ” chính nạn nhân, thậm chí hỗ trợ lãi suất cho nạn nhân vay?

3. Các nạn nhân đó đã uỷ quyền hoặc trao quyền cho Chính phủ khi nào và giấy tờ đâu trong việc thương lượng bồi thường và sử dụng tiền bồi thường đó, mà ông đã vội vã lên kế hoạch sử dụng số tiền còn trên miệng của Formosa như một chiến lợi phẩm của Chính phủ? Ông xem đó là tiền của ai vậy?

4. Ông nói “Formosa bồi thường cho Việt Nam”. Về phương diện pháp lý, trong mối quan hệ dân sự – cụ thể là tương quan giữa bên gây thiệt hại và bên nhận bồi thường – Việt Nam không phải là một chủ thể pháp lý đương nhiên như trong mối quan hệ thuộc công pháp. Vậy Formosa bồi thường 500 triệu USD cho ai, chẳng lẽ cho Chính phủ của ông do công sức đã “giành từng bước” như ông kể lể?

5. Đến đây tôi có thể hiểu được bản chất của số tiền 500 triệu USD. Thực ra đó chính là kết quả thương lượng được mô tả như “cuộc đấu tranh” giữa Formosa và Chính phủ hầu giải quyết êm xuôi thảm hoạ môi trường, với mục tiêu vừa duy trì hoạt động kinh doanh của công ty đầy tai tiếng gây ô nhiễm này, vừa trấn an dư luận căm phẫn của toàn dân mà hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn xã hội bất ngờ.

Kết luận: Có thể khẳng định số tiền bồi thường của Formosa về bản chất thuộc loại “có năm trăm triệu vụ này mới xong” mà thôi!

Nguồn: FB Lê Công Định
  Chủ đề: Công Lý và Hòa Bình
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 6005

Bài gửiDiễn đàn: Phim, Hình ảnh, Videoclip Công giáo   gửi: 04.07.2016   Tiêu đề: Công Lý và Hòa Bình



  Chủ đề: Triết học "Câu chuyên tâm lý NGƯỜI MẸ TẬP KẾT"
quangluat

Trả lời: 1
Xem: 7131

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 06.03.2016   Tiêu đề: Triết học "Câu chuyên tâm lý NGƯỜI MẸ TẬP KẾT"
*Tập kết là chữ dùng để gọi những người miền Nam bỏ vào bưng, vào các mật khu hay ra ngoài Bắc để tham gia sinh hoạt trong thời gian chiến tranh ý thức hệ quốc cộng trước tháng 4 năm 1975.

SUY TƯ CỦA NGƯỜI ĐỌC

Cám ơn cha Ng. Thanh đã gửi một bài viết rất có giá trị về mặt tâm lý và giáo dục. Cha hỏi liệu chúng ta phải có những ý nghĩ như thế nào cho những trường hợp như vậy? Ý nghĩ của mỗi người khác nhau. Trước một biến cố nào đó xẩy ra cho bất kỳ ai, trong môi trường và hoàn cảnh nào cũng đều nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ nhiều người với những cái nhìn và suy nghĩ khác nhau từ nhiều phía.
Nhưng sau đây người viết xin được đóng góp phần ý kiến của riêng mình. Tuy nhiên vẫn xin nhấn mạnh tầm nhìn này trong khía cạnh tâm lý và giáo dục.

Bỏ ngoài tất cả những tình tiết tả về cuộc viếng thăm nước Mỹ, sự đón tiếp của người thân, những nơi ghé tham quan, những chính kiến, cảm tình, mối dây liên hệ của những người trong câu truyện, thì điểm chính được nhìn thấy ở đây là:
1)Tình mẫu tử. 2) Ảnh hưởng tâm lý. 3) Ảnh hưởng văn hóa.

1)Tình mẫu tử:
Đây là mối tình thiêng liêng cao cả mà Thượng Đế đã “đặt” “đã khắc ghi” trong lòng mọi người, đặc biệt là những người làm mẹ. Mối tình thiêng liêng cao cả này là mối tình vĩnh cửu, không cho phép bất cứ một ai loại bỏ nó, coi thường nó, và phủ nhận nó. Nhờ nó mà những người mẹ dù vất vả ngược xuôi, chịu trăm cay ngàn đắng, khốn khó trăm bề vẫn không bỏ rơi con. Nó chính là hào quang, là phần thưởng vô cùng cao quí dành cho những bà mẹ. Và cũng nhờ nó mà những đứa con do bà sinh ra đã được bao bọc, nuôi dưỡng, và che chở. Mức độ có khác nhau, hoàn cảnh có khác nhau, và trường hợp có khác nhau, nhưng mẫu số chung vẫn là người con không thể thiếu mẹ, không thể lớn lên mà không cần có mẹ. Và người mẹ dù là bất cứ ai, trong bất cứ môi trường xã hội, tâm lý, văn hóa, giáo dục, chính trị vẫn có quyền và hạnh phúc tự hào về những đứa con của mình đã sinh ra.

Trong câu truyện trên người đọc sẽ dễ dàng nhận ra mối tính mẫu tử ấy xuất hiện hầu như khắp nơi, dù qua những lời lẽ chua chát, những tiếng thở dài não nuột, và những hồi tưởng cay đắng. Nhưng nếu để ý kỹ người đọc sẽ khám phá ra rằng cuối cùng tình mẫu tử đã thắng. Chúng ta hãy đọc lại câu chuyện để thấy sự chiến thắng của mối tình này:

-Chắc mẹ sẽ không qua đây thăm con nữa! Và khi mẹ chết, con cũng không cần phải về…
-Mẹ! Con sẽ về. Thế nào con cũng về. Cậu đã dạy con nghĩa tử là nghĩa tận.
-Còn đây là lời mẹ dạy, lần đầu mà cũng là lần cuối. Con hãy luôn luôn ghi nhớ: “Chú như cha, cậu như mẹ”. Con gắng giữ sức khỏe. Thôi mẹ đi.

Và trong những dòng cuối, tác giả kể lại:
Mẹ nắm chiếc cần va ly từ tay tôi. Tôi vụng về ôm lấy mẹ. Mẹ áp má vào má tôi. Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước tới. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi:

-Mẹ.

Bà quay lui chân vẫn bước đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười:

-Chào mẹ!

2) Ảnh hưởng tâm lý: Nếu có sự ngập ngừng và bịn rịn trong đau đớn mang ý nghĩa hờn dỗi và chưa thể tha thứ được giữa tình cảm hai mẹ con là vì vết thương tâm lý mà người mẹ đã đâm vào trái tim người con quá sâu, quá rộng, và quá phũ phàng.
Cộng thêm với những yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của giáo dục, của văn hóa đã làm cho vết thương ấy tưởng như đã lành, đã sẵn sàng cho những trao đổi bình thường giữa người mẹ và người con. Nhưng thực tế, nó chỉ tạm lành bề ngoài theo thời gian, nó vẫn còn rỉ máu bên trong và khi có hoàn cảnh vết thương ấy lại mở ra và tạo nên một nỗi đau mà bình thường khiến con người rất khó tha thứ và vượt qua.

Người mẹ này đã phạm phải lỗi lầm ấy, bà đã đâm vào trái tim con bà khi bà bỏ rơi con vì một lý tưởng, vì một hoài bão riêng tư.
Nhưng bà quên mất rằng tuổi thơ con bà rất cần bà. Nó không thể sống khỏe, sống hạnh phúc nếu thiếu tình thương của người mẹ.
Một em bé mà bị cả bố lẫn mẹ bỏ rơi, bị bạn bè chế nhạo, và sống côi cút trong khi bố mẹ vẫn còn thì tâm lý này rất đau đớn, và hầu như là vết thương suốt đời.
Câu trả lời của người con trong câu chuyện đã diễn tả được những nỗi đau tiềm ẩn đó:

-Con nói gì lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là vì con, bởi vì mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con… Mẹ phải làm gì để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn tình thương và chăm sóc.

-Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không có cha mẹ!...

Đây cũng là câu trả lời cho những phụ huynh mà bất cứ vì lý do gì đã bỏ rơi tuổi thơ con của mình. Tiền hay tình? Sắc đẹp hay quyền lực?
Ngay cả những hành động đạo đức mang hình thức cuồng tín như suốt ngày chỉ luẩn quẩn ở thánh đường, thánh thất, chùa chiền mà quên con cái, quên gia đình.
Những phụ huynh này, những cha mẹ này nên có dịp ngồi lại nghe tâm tư con cái mình để hiểu được những trống vắng, nhưng đau xót của tuổi thơ khi phải xa tình thương của cha mẹ.
Họ cũng nên thỉnh thoảng vào thăm các trại tù vị thành niên, hoặc những nhà tù dành cho các phạm nhân để tìm hiểu xem những trẻ em kia, những tù nhân kia phản ảnh như thế nào về tuổi thơ của mình đã bị quên lãng?!!

Theo tâm lý giáo dục, một trong những vết cắt hằn sâu và khó lành nhất của tuổi thơ là sự bạc đãi của cha mẹ trong đó có hành động bỏ rơi con cái.
Ngoài ra việc thiếu ý thức, thiếu khả năng và trách nhiệm giáo dục của cha mẹ cũng góp phần ghi lại những dấu ấn không mấy đẹp đẽ của tuổi thơ. Thí dụ những trận đòn chí tử, những cái tát tai nẩy lửa, những lời chửi bới, xỉ vả thiếu tôn trọng phẩm giá của con người dù đó là con mình, và những gương xấu mà cha mẹ làm trước mặt con cái.
Những thứ này, nhiều cha mẹ, phụ huynh coi là không quan trọng, nhưng với ký ức tuổi thơ thì mãi mãi chúng là những giấc mơ kinh hoàng. Ảnh hưởng của nó không hề nhỏ đối với nhân cách sống và lối hành xử sau này khi chúng lớn lên.
Chẳng thế mà chúng ta thường thấy những đứa trẻ nạn nhân của cha mẹ sau này lại cũng làm cho con cái chúng trở thành nạn nhân như chính họ đã là nạn nhân của cha mẹ họ. Hầu hết những lỗi lầm, sa ngã, những hành vi tội phạm của một đứa trẻ, hay của một người đều có xuất xứ từ những tháng năm thiếu may mắn của tuổi thơ.

Như đã trình bày ở trên, người đọc không ngạc nhiên khi vết thương tuổi thơ lại bị mở ra trong một bối cảnh thiếu chuẩn bị tâm lý từ phía người mẹ, người đã gây ra vết thương ấy. Và cũng mừng là người con, cuối cùng cũng để cho vết thương kia khép lại để nhận ra người đã sinh ra mình và gọi bà bằng tiếng “mẹ”, mặc dù trong lòng vẫn đau và vì thế tiếng gọi chưa được ngọt ngào.

3) Ảnh hưởng văn hóa:
Nhìn kỹ hơn, người đọc có thể thấy thêm một chi tiết nữa tuy không trực tiếp nhưng gián tiếp làm cho vết thương tuổi thơ của nhân vật trở nên khó lành và khó chữa, đó là ảnh hưởng của văn hóa: Hai nền văn hóa khác nhau, hai quan điểm và hai triết lý sống khác nhau. Mặc dù ở trường hợp hai mẹ con trên nó không gây ra những bất ngờ đổ vỡ, nhưng nó cũng là những khác biệt tạo nên hai lối nhìn giữa người mẹ và người con.

Người mẹ vẫn quan niệm và sống với lối sống cũ, “có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi”.
Bà đâu ngờ rằng đến lúc đó con bà vẫn không chấp nhận và sẵn sàng mở cửa trái tim cho bà. Không chỉ có sự khác biệt giữa suy nghĩ của người trẻ đối với người già, mà sự khác biệt ấy đã xẩy ra giữa người già với người già. Sau đây là mẩu đối thoại giữa hai mẹ con và hai chị em trong truyện:

-Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ vì muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước.

-Thì đất nước đã độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng?!

Và đối với nhiều người, những khác biệt về giáo dục về ý thức hệ vẫn làm chia rẽ suy tư và cái nhìn của nhau. Câu chuyện trao đổi giữa người chị trong truyện và em của bà đã cho thấy sự khác biệt này cho đến hôm nay vẫn còn là một khác biệt rất sâu đậm:

- Phải nói là rất ngạc nhiên khi nghe chị tính qua Mỹ ở luôn. Chị biết không ông Hồ Chí Minh có làm một câu thơ rất nổi tiếng: đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Ba mươi ba năm qua, Ngụy đã nhào Mỹ đã cút. Thế mà giờ đây có người đánh đuổi Mỹ lại muốn… cút theo Mỹ!

Phản ứng của hai nền văn hóa, hai triết lý sống đã có hiệu lực tức thời khi nó được đánh thức: “Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas. Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ý. Mẹ muốn về ngay Việt Nam.”

KẾT LUẬN:

Hành động xem ra như không muốn tha thứ của người con thực ra chỉ là chưa sẵn sàng tha thứ. Cô cần có thời gian để viết thương tuổi thơ được lành. Điều này nhắc nhở các phụ hunh, cha mẹ là cần phải lưu tâm đến tuổi thơ mà dành nhiều thời giờ cho con cái.
Và sau cùng là ảnh hưởng giáo dục và sự khác biệt của hai nền văn hóa. Nói ra hay không nói, nó vẫn là những mầm chia rẽ âm ỷ trong cuộc sống được biểu lộ qua những khác biệt văn hóa. Là những phụ huynh, cha mẹ người Việt Nam, chúng ta cần ý thức và giáo dục con em mình trong khi hội nhập vào những xã hội Âu Mỹ nguyên tắc của tâm lý xã hội, đó là “Hội nhập, chứ không để mình đồng hóa”. Đồng hóa dưới bất cứ hình thức nào cũng là một cách mất gốc.

TRẦN MỸ DUYÊN

PHỤ CHÚ : Giải thích *Tập kết là chữ dùng để gọi những người miền Nam bỏ vào bưng, vào các mật khu hay ra ngoài Bắc để tham gia sinh hoạt trong thời gian chiến tranh ý thức hệ quốc cộng trước tháng 4 năm 1975. là không đúng.

Từ năm 1945 đến 1954, có 2 thành phần ; 1.- Các thân hào nhân sĩ, các cá nhân tôn giáo và Cs cả nước rời bỏ thành thị ra sống rãi rác ở các làng mạc xa xôi không có quân thực dân Pháp, gọi chung là "Bưng biến" Thời gian này danh hiệu là THEO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, giành lại độc lập. Những người không theo CS thì ở lại Miền Nam.

2.- Hiệp định Genève năm 1954 buộc thực dân Pháp về nước. nước Việt Nam chia đôi. Bắc vĩ tuyến 17 thuộc về Cộng sản. Nam vĩ tuyến 17 thuộc Quốc gia. Buộc CS về Bắc, CS Miền Trung và Miền Nam phải tập trung nơi nào đó gọi là điểm "TẬP KẾT" cùng với danh sách xuống tàu ra Bắc. Danh từ TẬP KẾT, chỉ có từ năm 1954 - 1956. (Phong trào di cư vỉ đại từ Bác vào Nam cũng trong thời gian này)

Quang Luật
  Chủ đề: Triết học "Câu chuyên tâm lý NGƯỜI MẸ TẬP KẾT"
quangluat

Trả lời: 1
Xem: 7131

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 06.03.2016   Tiêu đề: Triết học "Câu chuyên tâm lý NGƯỜI MẸ TẬ
Câu chuyên tâm lý NGƯỜI MẸ TẬP KẾT


Mời quý vị theo dõi câu chuyện
và Suy tư của người đọc về
1)Tình mẫu tử.
2) Ảnh hưởng tâm lý.
3) Ảnh hưởng văn hóa.




NGƯỜI MẸ TẬP KẾT

(Một ứng dụng tâm lý giáo dục)

Khuyết Danh

Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc valy nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần:

-Chào mẹ!

Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở vòng tay ôm ghì lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào.

Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đã đành đoạn bỏ rơi tôi. Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất. Lên năm, bà ngoại lìa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. Vì vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn mình còn đủ cha đủ mẹ.

Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy vòng vòng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, tòa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, còn việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về. Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giãi bày:

-Cậu mợ ghi tên đi chơi trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đã xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó mình sẽ đi một vòng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba...

Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính. Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng:

-Đây là sông Potomac. Đi xuôi dòng sẽ trông thấy một phần hình ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng dòng cách đây độ nửa giờ.

Mẹ vẫn nhìn quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nhìn đồng hồ và mừng là đã tới giờ cơm chiều. Tôi nói nhỏ nhẹ:

-Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!

Bà nói giọng mệt mỏi:

-Nói chung thì mẹ thèm một tô phở.

Một cái gì nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đã bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam. Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi… Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài Gòn. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh…

Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nhìn chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm gì khi tâm hồn chúng tôi không có chút gì hòa điệu… Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lý, mẹ đi ra phía trước đường. Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ:

-Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.

Tôi cười buồn:

-Chúng con mới mua năm ngoái và chắc cũng sắp bán…

Giọng mẹ thảng thốt:

-Tại sao thế?

Tôi nắm cánh tay mẹ dìu đi:

-Mẹ vào nhà nghỉ ngơi. Từ từ rồi mẹ sẽ biết...

Tôi bấm số liên hợp và mở toang cánh cửa. Mẹ bước vào, đứng sững người trên tấm thảm nhỏ mang chữ welcome. Dường như mẹ không tin những gì mẹ đang thấy. Mẹ ngập ngừng bước đi, mắt dừng lại từng vật trang trí ở phòng khách, phòng gia đình, miệng lẩm bẩm lời tán thưởng. Khi mẹ hướng về khu bếp, tôi biết mẹ sẽ ở đây lâu hơn nên lặng lẽ trở ra ngoài mang hành lý vào nhà. Khóa cửa xong, tôi đảo mắt tìm mẹ. Bà đang ở trong phòng đọc sách, đứng lặng yên trước bàn thờ. Mẹ không nhìn các tượng Phật rất đẹp tôi thỉnh tận Thái Lan.

Mắt mẹ đang đăm đăm nhìn di ảnh của Huy. Anh mặc áo tiểu lễ hải quân với dây biểu chương, trên một nắp túi là chiếc huy hiệu hạm trưởng và bảng tên Lê Quang Huy. Bên kia là hai hàng huy chương nhiều sắc màu khác biệt. Và Huy đang tươi cười… Mẹ nói bằng giọng ngạc nhiên mà bình thản:

-Sao con không nói gì với mẹ?

Tôi lắc đầu:

-Để làm gì? Mẹ có biết gì về ảnh đâu và chắc cũng không ưa ảnh!

Mười lăm năm trước, khi về chịu tang ba tôi, tôi đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của mẹ. Tôi muốn cho thấy khi bà đã có can đảm bỏ rơi tôi thì tôi cũng có can đảm coi như đời tôi không dính dáng gì tới bà. Mãi gần đây, khi mẹ ngỏ ý muốn qua thăm chúng tôi, Huy khuyên tôi nhận lời, dù gì bà cũng là người sinh thành ra mình. Tôi nghe lời khuyên nhưng chỉ một mình tiếp đón mẹ. Huy chết bất thần vì cơn đột quỵ. Mẹ nhìn khắp bàn thờ rồi quay phắt sang tôi:

-Sao không thấy con thờ ba con?

-“Thờ ba? Tại sao con phải thờ ba?

Mặc dù đã tự nhủ, tôi vẫn không dằn được cơn bực tức bùng vỡ.
Mẹ quay đi, lặng lẽ thắp nén nhang cắm vào lư hương, nhìn Phật Bà, nhìn Huy rồi thở dài lặng lẽ bước lên thang lầu. Tôi đã từng nghe nhiều tiếng thở dài tương tự của mẹ trong suốt thời gian mười ngày về dự đám táng ba tôi. Tôi đã cho bà thấy tôi không chỉ dửng dưng với người chết mà còn lạnh lùng với cả người còn sống. Liệu có ai cư xử khác tôi khi suốt quãng đời dài gần bốn mươi năm mà chỉ vài lần được nghe nhắc đến mẹ cha mình bằng lối bông đùa.

Năm tôi lên mười bốn, sau trận Mậu Thân khói lửa khắp Chợ Lớn Sài Gòn, một bữa, lần đầu tôi nghe cậu nhắc tới ba mẹ.

Trong bộ đồ trận rằn ri mang lon trung tá, cậu ra vẻ trịnh trọng:

-Nè, Phượng! Con có biết là suýt nữa con đã có dịp trùng phùng ba mẹ con không?

Trong khi tôi tò mò lắng nghe, cậu tỉnh bơ tiếp:

- Nhưng vì cậu thấy họ không xứng đáng làm bậc cha mẹ, cậu đã đuổi họ về mật khu rồi!

Tôi thường cười với mỗi cợt đùa của cậu nhưng lần đó tôi mím môi muốn khóc. Năm hai mươi mốt tuổi, khi tôi đưa Huy về nhà giới thiệu nhân buổi tiệc mừng cậu thăng cấp tướng, cậu nói nhỏ vào tai tôi:

-Chà chà! Như vầy là kẹt cậu rồi! Con mà chọn tên hải quân đó làm chồng thì cậu khốn khổ với chị cậu. Tuy nhiên, nếu con… năn nỉ cậu, cậu cũng liều cho con làm… bà thiếu tá.

Tôi vẫn cười thầm về chuyện này vì bốn tháng sau, sự thể đảo ngược. Chính cậu lại là người phải “năn nỉ” tôi để cả gia đình được lên tàu của Huy rời khỏi Việt Nam.Chúng tôi thành hôn ở Mỹ. Huy trở lại đại học, tôi đi làm ngày đêm. Rồi lần lượt hai đứa con ra đời. Huy ra trường đi làm. Tôi vào đại học. Vất vả mà hạnh phúc. Tôi quá bận rộn để nhớ về quê cha đất tổ, cho tới mười năm sau tôi mới lại nghe tin tức ba mẹ. Lại vẫn do cậu đưa tin. Cậu tôi cho biết đã liên lạc được với chị của mình.

Không lâu sau đó tôi liên tiếp nhận được thư ba mẹ tôi bày tỏ lòng khao khát mong nhận được thơ tôi và hình ảnh gia đình. Và tiếp đến là những lá thư mong mỏi tôi về Việt Nam. Tôi nhận thư, tôi đọc, lòng ngơ ngẩn, bâng khuâng nhưng không có chút hứng thú trả lời. Thậm chí nhiều năm sau, cái tin ba tôi đau nặng cũng chỉ được đón nhận với lòng dửng dưng. Huy bảo tôi nên về. Cậu mợ gọi điện bảo tôi phải về. Tôi thưa với cậu mợ rằng tôi không có cha mẹ nào khác ngoài cậu mợ nhưng cậu mợ tiếp tục thúc bách và giảng đạo lý. Tôi rủ cậu mợ cùng về. Cậu bảo cậu không muốn giỡn mặt với chính quyền cộng sản.

Cuối cùng tôi khăn gói một mình lên đường. Thời điểm này chúng tôi còn nghèo nên Huy đành ở lại với hai con. Nhưng đoạn đường quá xa để ba tôi không thể chờ. Ông vĩnh viễn ra đi vài giờ trước lúc tôi bước vào ngôi nhà xưa. Dù vậy tôi vẫn còn kịp nhìn mặt ba tôi. Nhìn chỉ một lần mà vẫn đủ để khuôn mặt già nua, khắc khổ, hoàn toàn xa lạ đó theo tôi về tận xứ Mỹ.

Thỉnh thoảng nhân một liên tưởng về dòng họ ai còn ai mất, khuôn mặt của ông lại hiện ra cùng với những tiếng thở dài của mẹ. Thế mà tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ đến việc thờ phượng ông…

Mẹ nằm trong buồng riêng suốt đêm ngày, mãi đến tối hôm sau mẹ mới tươi tỉnh hẳn. Tôi rủ mẹ đi ăn đồ biển. Mẹ ăn tự nhiên, ngon lành. Nếm đủ tôm cua nghêu sò ốc hến. Luôn cả hào tươi. Lâu lắm mới có dịp ăn ngoài, tôi cũng tận lực nuốt. Trên đường về nhà, mẹ hỏi:

-Cậu bảo con có hai thằng con trai. Chúng nó đâu mà mẹ chưa gặp?

-Tụi nó đều đã lập gia đình. Mỗi đứa ở mỗi tiểu bang khác nhau, khá xa. Đứa lớn ở Georgia, có hai con, đứa nhỏ ở Texas, đang chờ con đầu lòng. Con đã sắp xếp để mẹ đến chơi với chúng nó, mỗi đứa vài ngày, sau khi mẹ gặp cậu mợ.

Mẹ nhìn tôi, dò hỏi:

-Con ở đây một mình sao?

Tôi gật đầu:

-Vì vậy mà con có ý muốn bán nhà này về sống với mấy đứa nhỏ, luân phiên mỗi đứa một thời gian. Tụi nó đang năn nỉ con về ở chung.

Giọng mẹ ngập ngừng:

-Phải thú nhận rằng mẹ vừa trông thấy căn nhà này là mê ngay. Nếu con bán thì bán cho mẹ. Mẹ con ta sẽ ở đây, mãi mãi tới ngày mẹ chết…

Tôi đăm đăm nhìn mẹ. Tôi đã biết từ lâu là mẹ rất giàu, chỉ ngạc nhiên về ý cuối. Nó đến quá bất ngờ như là một nhánh gai quẹt vào người. Tôi nghe xót đau, khó chịu. Tôi không chuẩn bị việc này, cũng không muốn nó xảy ra. Đầu óc tôi đông cứng. Chợt hình ảnh Huy hiện ra, miệng cười cười. Ba tháng nay, từ ngày anh mất, khi tôi gặp điều gì khó xử là anh lại hiện về. Nụ cười của anh luôn luôn giúp tôi tìm giải pháp. Tôi thấy bao nhiêu phiền phức nếu cho mẹ ở chung.

Tôi đã quen với cuộc sống không có mẹ. Chỉ mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ “có mẹ” mà tôi đã chịu đựng biết bao gượng ép. Mẹ nhìn tôi dò hỏi. Tôi nói:

-Con mới mất anh Huy. Con cần một thời gian yên tĩnh.

-Mẹ cũng cần có thời gian sắp xếp mọi việc ở Việt Nam. Năm tới mẹ trở qua sống hẳn với con. Con đồng ý chứ?

Tôi không biết nói gì hơn. Tôi như nghe tiếng Huy văng vẳng:

-Đừng làm mẹ buồn!

Tôi cố nhìn vào bóng đêm loang loáng tìm hình bóng Huy nhưng chỉ thấy ánh đèn đỏ vừa bật ở ngã tư…

Sau năm ngày dạo chơi phố xá và ngắm cảnh Nữu Ước, chúng tôi dành hai đêm thử thời vận ở sòng bạc Atlantic City. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cả hai mẹ con thắng lớn. Chúng tôi về đến nhà, tẩy rửa xong lớp bụi đường thì trời tối hẳn. Tôi thấy mệt mỏi nhưng mẹ tỉnh bơ đề nghị để mẹ nấu ăn ở nhà. Tôi nói sẽ ăn ở nhà nhưng mẹ khỏi nấu. Mẹ không tỏ gì ngạc nhiên khi tôi gọi thức ăn bằng điện thoại. Bà ngồi thoải mái trong bộ ghế êm ái, xem truyền hình đưa tin thế vận hội. Tôi sắp đặt chén đũa, khăn ăn và nước ngọt rồi ngồi xuống cạnh mẹ.

Chợt mẹ quay sang tôi, giọng ngập ngừng thiếu tự nhiên:

-Mẹ phải nói với con chuyện này. Em trai con muốn nhờ mẹ hỏi con giúp nó một việc.

Em trai tôi? Tôi từ từ hình dung đứa em trai của mình. Tôi đã nhớ ra một hình dáng hiền hòa thường quanh quẩn gần tôi.

Cũng như cậu và mẹ, em tôi nhỏ thua tôi năm tuổi. Nhưng nó khác với tất cả chúng tôi là đã không chào đời ở miền Nam.
Tôi nhìn mẹ chờ đợi. Giọng mẹ đều đều:

-Đứa con gái út của nó học rất giỏi. Năm tới lên đại học. Nó muốn nhờ con giúp cháu qua học bên này. Nó không muốn cho cháu ở nội trú. Nó xin cho cháu ở với con. Cơ bản là con không phải tốn kém gì hết. Mẹ sẽ lo đi chợ, nấu ăn cho cả nhà...

Cơn giận chợt ứ lên ngực làm tôi khó thở. Tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi biết là mở miệng lúc này tôi sẽ nói ra lời cay độc.

Tôi nhìn ra ngoài trời đang đổ mưa với những ánh chớp liên hồi. Tôi nhớ tới những cơn mưa đầy sấm sét trong căn nhà thênh thang thuở lên mười.

Thuở đó cậu tôi đổi đi đơn vị xa và mợ theo cậu. Người giúp việc thì ngủ gần bếp, xa căn buồng riêng biệt của tôi. Tôi đã vô cùng sợ hãi và từng ước ao có được một đứa em.

Bây giờ tôi đâu còn cần. Tôi nói chầm chậm:

-Thì ra mẹ qua đây không phải vì con mà vì tương lai cháu nội của mẹ!

Bà nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Con nói gì lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là vì con, bởi vì mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con. Mẹ không hề vì cháu nội. Nó chỉ ngỏ lời sau khi biết ý định của mẹ.

Mẹ đưa tôi lá thư cầm sẵn:

-Đây là thư nó gửi cho vợ chồng con.

Tôi hững hờ nhận.

Mẹ tiếp:

-Thật ra nó cũng đã hỏi các thủ tục xin ở nội trú. Không có con ở đây, con của nó vẫn qua đây học. Mẹ thấy điều quan trọng là có người ruột thịt cận kề, coi sóc, nhắc nhở.

Tôi cười chua xót, không còn ngăn được lời mai mỉa:

-Ruột thịt? Có là ruột dư với thịt thừa! Và mẹ đã từng cắt bỏ không thương tiếc!

Mẹ nhìn tôi đăm đăm:

-Con vẫn còn giận mẹ đến thế sao? Lần con về, mẹ đã hết lời giải thích…

-Con vẫn nhớ các lời giải thích đó: Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ vì muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước.

-Thì đất nước đã độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng.

Mẹ buông tiếng thở dài. Tôi cũng chợt nhận ra mình vừa buông lời xỉa xói hỗn hào. Tôi trầm giọng:

-Con xin lỗi. Hễ nhớ đến những ngày con bị bỏ rơi là cứ muốn nổi xung thiên…

-Mẹ phải làm gì để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn tình thương và chăm sóc…

Tôi cố giữ giọng bình thường:

-Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không cha không mẹ!

Nước mắt tôi tự dưng ứa ra, rơi dài xuống. Mẹ đứng lên, bước lại ôm choàng lấy tôi. Tôi khóc nức nở trên vai mẹ.

Khi muộn phiền đã dịu xuống, tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ:

-Mẹ không thấy là mẹ không công bằng sao? Lúc con ở cái tuổi rất cần sự săn sóc của ba mẹ thì ba mẹ bỏ đi biền biệt. Còn bây giờ, khi mẹ muốn ở gần con thì mẹ đã bước vào cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mẹ cần con chớ con không cần mẹ. Thật lòng mà nói, cho tới giờ phút này, con không một mảy may cảm thấy chút gì thương yêu mẹ, thì nói chi thương yêu cháu.

Mẹ ôm mặt, thân hình thả rơi lên ghế. Tôi nghe tiếng nấc của mẹ và nghe lòng chùng xuống. Tôi nói nhanh như sợ không còn nói được:

-Nhưng có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. “Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi.” Điều em con muốn, cháu con muốn, con khó mà nói được lời từ chối!

Mẹ vẫn ngồi yên, thút thít khóc.

Đúng lúc tôi muốn ngồi xuống ôm lấy mẹ thì tiếng chuông reo. Tôi thở hắt ra, bước về phía cửa nhận thức ăn mang tới…

Rời San Francisco trên chiếc xe chở khách chúng tôi ôn lại những địa điểm đã viếng thăm qua ba ngày ở vùng vịnh. Mẹ tỏ vẻ hài lòng đã được chính mắt chiêm ngưỡng chiếc cầu nổi danh Golden Gate. Mẹ cũng yêu thích cái công viên cùng tên với khung cảnh nên thơ thanh bình mà mẹ gọi là hồ Tịnh Tâm.

Hai ngày ở San Jose, ấn tượng nhất đối với mẹ là những hình ảnh sinh động, huy hoàng và lạ mắt của vô số loài sống dưới nước hiển hiện ngay trước mắt trong Monterey Bay Aquarium. Khi chúng tôi về tới quận Cam. Cậu và các con cháu đón chúng tôi ở bến xe, chỉ thiếu có mợ.

Khi tôi thông báo mẹ sẽ sang thăm gia đình cậu, cậu nói sẵn sàng gặp mẹ nhưng từ chối cho chúng tôi tạm trú.

Nhà cậu mợ rất rộng, nhiều buồng ngủ. Vợ chồng con cái tôi mỗi khi qua Cali là ở nhà cậu mợ hà rầm.

Cậu mợ hẳn phải đau lòng khi lần này để tôi ở khách sạn chỉ vì… có mẹ!. Mợ không muốn chứa mẹ trong nhà.

Hai đứa em trai của mợ đều bị tập trung, một bỏ xác trong rừng Yên Bái.

Mỗi ngày trong suốt một tuần, cậu lái xe đến khách sạn đón chúng tôi đi viếng thăm hết nơi này đến nơi khác.

Ngày đầu, cậu dành cho khu Little Saigon. Mẹ thú nhận là rất ngạc nhiên về mức phát triển quy mô và sự phồn vinh sang giàu của người Việt tỵ nạn.

Những ngày kế dành cho danh lam thắng cảnh. Có ngày chúng tôi bay khỏi thành phố đỏ đen Las Vegas về phía Bắc để chiêm ngưỡng Grand Canyon vô cùng kỳ vĩ ngoạn mục.

Cậu thường dùng khoảng thời gian di chuyển để hỏi mẹ về gia đình và dòng họ ở quê nhà. Cậu cũng kể về cuộc đời của cậu trong suốt nửa thế kỷ không gặp chị.

Tôi vô cùng thú vị được nghe hai chị em nhắc lại những kỷ niệm thời họ sống bên nhau.

Thỉnh thoảng cậu và mẹ “đụng” nhau về đề tài chính trị thường là do cậu khởi xướng.

Một lần đang lái xe, cậu bỗng nhái cái giọng bắc của mẹ:

-Thật đáng tiếc! Nếu chị cả đừng… vớ phải cái ông trí ngủ nằm vùng thì giờ chị em gặp lại dung dăng dung dẻ biết bao!

Mẹ nở ngay nụ cười đáp trả:

-Thì cũng lỗi ở em. Phải chi em không làm tay sai cho Mỹ Ngụy.

Cậu gật gù ra vẻ tán thưởng rồi bắt sang chuyện khác.

Hôm đứng trước trường đại học danh tiếng Standford, cậu cười nói:

-Tham quan trường này chị có nhớ đến những năm chị dạy ở trường Đảng không? Phải công nhận duy vật biện chứng pháp hay tuyệt. Đảng Cộng sản chủ trương “không có người bóc lột người”. Thế mà ngày nay bản thân Đảng hóa thành “đảng bóc lột người”. Y chang… hủy thể của hủy thể!

Mẹ bật cười giòn tan:

-Đúng ra là… phủ định của phủ định!

Một buổi tối về khách sạn còn sớm, cậu lân la ở lại. Không biết dẫn dắt từ đề tài gì, hai chị em bắt đầu bàn về Hoàng Sa, Trường Sa và sự hiếp đáp của Trung cộng. Bỗng cậu đặt câu hỏi:

-Ông Bush hứa với ông Dũng là sẽ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vậy giả sử Trung cộng tấn công Việt Nam và Mỹ đem quân qua giúp đánh lại Trung cộng, thì đối với hai quân đội ngoại nhập đó, theo chị thì phải gọi là gì? Tàu là quân xăm lăng, Mỹ là bọn xâm lược?

Mẹ cười duyên dáng:

-Gọi thế là…đúng sách vở đấy.

Vào ngày thăm viếng Getty Center, một công trình chi phí hàng tỷ đô la, vừa đồ sộ về kiến trúc tân kỳ, vừa là viện bảo tàng nghệ thuật cổ vật hàng thế kỷ, lại vừa quy mô về tổ chức, tất cả chi phí do nhà tỷ phú Paul Getty đài thọ, cậu tôi bất ngờ hỏi mẹ:

-Nghe đâu chị đang là tỷ phú đỏ. Ngày xưa chị chống Mỹ cứu nước, ngày nay nhà tỷ phú Việt Nam đổi mới đã đóng góp được gì để dựng nước?

Mẹ cười:

-Chị đang cho xây Đại Nam Quốc Tự thứ nhì. Hôm nào khánh thành chị sẽ mời em về dự.

Cậu cười ra vẻ đắc ý:

-Xin hỏi lần này chị đặt ông Hồ ngồi ở đâu?

Tôi nhớ vừa đọc tin tức gần đây nói về ngôi chùa vĩ đại mới xây xong có đặt ba bức tượng từ thấp lên cao: Hồ Chí Minh, Khổng Tử, Phật Thích Ca. Tôi lo âu chờ câu trả lời.

Mẹ nhởn nhơ:

-Em về thì biết.

Đêm chót trước khi rời Quận Cam trở lại Maryland chúng tôi được cậu mời một bữa tiệc cá 7 món, đặc sản Cali. Khi chúng tôi đến nhà hàng, tôi thật sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy có cả mợ hiện diện. Mợ đứng lên vui vẻ chào hỏi và mời mẹ ngồi bên cạnh. Mợ vốn hoạt bát, nên mẹ lúc nào cũng cười tươi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lúc chờ tính tiền cậu hỏi mẹ bao giờ về Việt Nam. Mẹ bảo còn lâu, khoảng sáu tháng nữa. Và năm tới có thể là qua ở luôn. Cậu gật gù nhìn mẹ rồi nhìn tôi.

Tôi tưởng cậu tán thành quyết định của mẹ nhưng cậu chậm rãi nói:

-Phải nói là rất ngạc nhiên khi nghe chị tính qua Mỹ ở luôn. Chị biết không ông Hồ Chí Minh có làm một câu thơ rất nổi tiếng: đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Ba mươi ba năm qua, Ngụy đã nhào Mỹ đã cút. Thế mà giờ đây có người đánh đuổi Mỹ lại muốn… cút theo Mỹ!

Tôi bật cười nhưng kịp hãm khi thấy mặt mẹ sa sầm…

Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas. Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ý.

Mẹ muốn về ngay Việt Nam. Tôi ngỡ ngàng. Nhưng tôi chợt hiểu ra. Câu trêu chọc của cậu đã chạm tự ái mẹ.

Xa nhau quá lâu, mẹ không quen tính tình em mình. Cợt đùa, đốp chát vô tội vạ là thói quen của cậu. Hiểu cậu thì không ai giận cậu.

Không hiểu cậu, giận cậu thì ráng chịu. Cậu nói đó rồi quên đó. Tuy nhiên tôi vẫn không muốn thay cậu ngỏ lời xin lỗi mẹ. Tôi cũng không có ý định van xin mẹ khoan vội về Việt Nam. Tôi biết chắc nếu tôi năn nỉ, mẹ sẽ ở lại.

Gần tháng qua tôi đã cảm thấy chút gì gần gũi mẹ nhưng xem ra vẫn còn một bức vách vô hình ngăn cản sự thoải mái, tự nhiên, thân mật. Thậm chí còn có cái gì khác nữa khiến tôi có lúc bứt rứt, bực mình. Không có mẹ, tôi ngủ nghê, ăn uống thế nào lúc nào tùy thích. Có mẹ, tôi phải hầu hạ, e dè, trông trước ngó sau. Mẹ ở lại lần này, lần tới sẽ ở lại mãi mãi. Mà xem ra thời gian để xây đắp tình mẫu tử chẳng còn bao nhiêu. Luật đời vốn trói buộc tôi vào kiếp nạn mồ côi từ đầu đời. Có gặp lại cha thì chỉ khi cha mất. Gặp lại mẹ thì mẹ lại bỏ đi.

Thôi thì hãy coi mươi ngày bên mẹ đã là một hồng ân. Phải mất một tuần tôi mới đổi được vé máy bay. Trong tuần cuối đó, mẹ chỉ thích đi mua sắm. Mỗi ngày tôi đưa mẹ vào một trung tâm thương mại khác nhau. Ăn thì mỗi bữa một nhà hàng khác xứ. Mẹ đã thưởng thức các món ăn Mỹ, Nhật, Thái, Đại Hàn, Mã Lai, Nam Dương.

Đêm cuối cùng, tôi hỏi mẹ có muốn ăn phở lần chót ở Mỹ không, mẹ cười bảo muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tôi thấy chút ấm lòng…

Hôm đưa mẹ ra phi trường, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường. Gửi xong hành lý, tôi kéo chiếc va ly, tay kia nắm bàn tay mẹ bước chầm chậm về trạm kiểm soát an ninh cá nhân. Khi gần đến dòng người ngoằn ngoèo chờ qua trạm, mẹ dừng lại. Tôi nhìn mẹ dò hỏi. Ánh mắt mẹ ngập tràn âu yếm mà giọng cất lên trầm buồn:

-Chắc mẹ sẽ không qua đây thăm con nữa.

Tôi nghe xao xuyến nhưng vẫn lặng thinh.

Lời mẹ êm như tiếng thở dài:

-Và khi mẹ chết, con cũng không cần phải về…

Tôi đứng chết lặng. Tôi có cảm tưởng như tôi đã cư xử quá tệ hại với chính mẹ mình. Ý nghĩ trở thành đứa con bất hiếu khiến tôi buột miệng:

-Mẹ! Con sẽ về. Thế nào con cũng về. Cậu đã dạy con nghĩa tử là nghĩa tận.

Bà vòng tay ôm lấy tôi thật chặt, giọng êm đềm:

-Còn đây là lời mẹ dạy, lần đầu mà cũng là lời cuối. Con hãy luôn luôn ghi nhớ: “Chú như cha, cậu như mẹ”. Con gắng giữ sức khỏe. Thôi mẹ đi.

Mẹ nắm chiếc cần va ly từ tay tôi. Tôi vụng về ôm lấy mẹ. Mẹ áp má vào má tôi. Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi:

-Mẹ!

Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười:

-Chào mẹ!

________

(Còn tiếp)
  Chủ đề: Rượu Xuân – Mừng hay Vui?
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 9734

Bài gửiDiễn đàn: Vườn ThÆ¡ - Nhạc   gửi: 23.01.2016   Tiêu đề: Rượu Xuân – Mừng hay Vui?

Rượu Xuân – Mừng hay Vui?





Chiều Ba Mươi, lúc sẵn sàng tống cựu, quyết tâm chừa tội lỗi, xin Chúa ban ơn tha thứ.
Sáng Mồng Một, khi háo hức nghinh tân, thề hứa sống nhân lành, cầu Ngài ghé mắt xót thương.

***
Khỏi nói thì ai cũng biết Xuân là vui, Tết là mừng. Rượu Xuân không thể chờ đợi, vì không ai có thể trì hoãn cái sự sung sướng của ngày Xuân, ngày Tết.

Nhưng có một ly rượu mà bạn phải chờ 40 năm sau mới được uống. Bạn tưởng tôi nói đùa ư? Không. Thật trăm phần trăm.
Trước tiên, mời bạn xem tôi nói THẬT hay KHÔNG THẬT. Mời bạn click vào “Ly Rượu Mừng. và mời bạn nâng ly...

Mùa Xuân là mùa vui mừng, ngày Tết là ngày hạnh phúc, đầu năm là dịp đoàn tụ và yêu thương. Mùa Xuân cũng là mùa đẹp nhất trong bốn mùa của thiên nhiên. Các Kitô hữu có niềm vui háo hức đặc biệt là đón Mùa Xuân Trường Sinh nơi Thiên Quốc.

Khi người ta vui mừng và hạnh phúc như vậy thì không thể trì hoãn “cái sự sung sướng” ấy, không thể lại không có chút men để nhân lên niềm hạnh phúc trào dâng đó – như ông bà xưa nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Chút men rượu giúp người ta cởi mở và chuyện trò rôm rả, tiếng cười vang như pháo nổ đón Tết chào Xuân vậy!

Hòa chung niềm vui Xuân rộn ràng của đất trời và mọi người, cố NS Phạm Đình Chương (*) đã viết ca khúc “Ly Rượu Mừng”. Ca khúc này được ông viết ở Fa Trưởng, loại âm thể phổ biến, bình dân, được lồng trong nhịp 3/4, loại nhịp thường dùng điệu Valse – điệu này khiêu vũ vừa đẹp vừa sang, với giai điệu sáng kết hợp với tiết tấu nhanh, vui.

NS Phạm Đình Chương mời chúc những gì bình thường nhất: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi, người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no, thoát ly đời gian lao nghèo khó”. Việt Nam là nước bắt đầu từ nông nghiệp, cơm gạo là chính, ngày nay mới đang khởi đầu công nghiệp hóa, do đó mà lại có nhiều công nhân. Họ là những người nghèo, thiếu thốn đủ thứ, nhưng không có họ thì người giàu cũng chẳng sống nổi đâu. Đừng khinh suất!

Một ly rượu mà đã thấm men nồng, say rượu thì ít mà say tình thì nhiều: “Á a a a, nhấp chén đầy vơi chúc người người vui. Á a a a, muôn lòng xao xuyến duyên đời”. Niềm vui như thủy triều dâng cao trong những ngày sóc, ngày vọng mỗi tháng. Niềm vui Xuân càng mạnh hơn, cứ cuồn cuộn chảy vào lòng nhau những con sóng yêu thương dạt dào...

Tiếp đến ông gởi lời chúc Xuân tới các chiến sĩ đang vất vả bảo vệ biên cương, hy sinh niềm vui riêng để bảo vệ bình an cho nhân dân an tâm ăn Tết: “Rót thêm tràn đầy chén quan san, chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình”.

Ông cũng không quên những bà mẹ già không được đón con trai về nhà ăn Tết với mình. Các bà mẹ ăn tết mà lòng vẫn ngóng về nơi xa, cầu mong con trai được bình an: “Kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà, chúc bà một sớm quê hương, bước con về hoà nỗi yêu thương”. Muốn đoàn tụ để cùng vui đón Xuân thì phải có hòa bình, càng sớm càng tốt, đó mới là mùa Xuân đích thực vì có mẹ và có con. Con cái cũng chỉ mong như vậy, vì chỉ có mẹ là mùa Xuân mà thôi.

Lời chúc Xuân lại vang lên, vang xa, vang mãi… Chúc bình an cho những người con nơi chiến trường gian lao, và chúc bình an cho những bà mẹ: “Á a a a, hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính. Á a a a, chúc mẹ hiền dứt u tình”.

Cũng có những đám cưới đầu Xuân, niềm vui của đôi uyên ương nhân đôi: “Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương, xây tổ ấm trên cành yêu đương”. Rồi ông nhớ tới giới văn nghệ sĩ. Thật ra các nghệ sĩ là những người có tâm hồn nhạy cảm lắm, vì thế mà nỗi cô đơn của họ cũng “lớn” hơn những người bình thường. Có lẽ NS Phạm Đình Chương cũng là nghệ sĩ nên ông thấy thương cảm những người đồng tâm trạng: “Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ, tiếng thi ca nét chấm phá tô nên đời mới”.

Tiếp theo, ông cầu chúc cho quê hương, cho đất nước, cho tổ quốc Việt Nam thân yêu: “Bạn hỡi, vang lên lời ước thiêng liêng, chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi, ngày ấy quê hương yên vui, đợi anh về trong chén tình đầy vơi”. Có hòa bình là có đoàn tụ, có đoàn tụ là có tự do, có tự do là có mùa Xuân. Xuân Hòa Bình và Xuân Tự Do thật là tuyệt vời biết bao!

Lời chúc Xuân cũng chính là niềm khát vọng Hòa bình và Tự do của bất kỳ ai, dù trẻ hay già, dù nam hay nữ, dù nghèo hay giàu, vì không ai lại không muốn sống trong sự hòa bình và tự do. Niềm vui đó dâng cao và vỡ òa: “Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà”.

Câu kết (coda) là câu nhạc gồm 8 nhịp với giai điệu đi lên cao vút, thể hiện niềm hy vọng không ngừng vươn lên chính mình bằng sức sống của mùa Xuân: “Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới”.

Muốn sống hạnh phúc thì phải có hòa bình, hòa bình xã hội và hòa bình tâm hồn, muốn hòa bình thì phải nỗ lực kiến tạo hòa bình bằng cách thể hiện công lý và cương quyết bảo vệ sự thật, không hèn nhát hoặc nhu nhược trước thế lực của kẻ xấu. Như vậy mới có thể chân thành chúc mừng nhau:

Cung Chúc Tân Xuân – Chúc Mừng Năm Mới Việt ngữ)
Happy New Year (Anh ngữ)
Heureuse Nouvelle Année (Pháp ngữ)
Feliz Año Nuevo (tiếng Tây Ban Nha)
Feliz Ano Novo (tiếng Bồ Đào Nha)
Felix Novus Annus (La ngữ)
明けましておめでとうございます (Nhật ngữ)
Bonan Novjaron (tiếng Esperanto, quốc tế ngữ)

Còn người Công giáo cầu chúc nhau điều gì? Xin mượn lời Kinh Thánh gởi đến mọi người mấy lời chúc Xuân mới:
1. Cầu chúc Thiên Chúa ở với bạn (Xh 18:19).
2. Xin Thiên Chúa ban cho tâm hồn chúng ta niềm hoan hỷ, và cho đời chúng ta được hưởng phúc bình an, tại đất Ít-ra-en đến muôn thuở muôn đời! Xin Thiên Chúa hằng tỏ lòng lân tuất với chúng ta, và giải cứu chúng ta trong những ngày chúng ta đang sống! (Hc 50:23-24).
3. Cầu chúc anh em đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu! (1 Cr 16:23).
4. Cầu chúc anh em được mọi bề thịnh đạt: thể xác mạnh khoẻ và tinh thần phấn chấn (3 Ga 1:3).

Đặc biệt là cố gắng chiêm niệm và sống những lời cầu chúc của Chúa Giêsu trong Bát Phúc (Tám Mối Phúc Thật), để ai cũng xứng đáng được Ngài động viên: “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5:12). Đó cũng chính là sống tinh thần Đức Ái, sống Tình Yêu Thương và loán báo Lòng Chúa Thương Xót.

Và trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong năm mới này, ước gì mỗi chúng ta đều quyết tâm thực hiện lời hứa này: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng CHÚA, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi” (Tv 34:2).

Tết là vui, Xuân là mừng, nhưng lại thấy buồn. Tại sao? Ca khúc “Ly Rượu Mừng” bày tỏ hạnh phúc ngày Xuân, vui vì được đón Xuân, vui vì được đón Tết, đó là bình an, hòa bình, có HÒA BÌNH thì mới có TỰ DO như thế – dù ngày xưa “bị/được” gọi là “thời chiến”.

Có ai muốn xa nhà? KHÔNG. Vậy sao người ta không hạnh phúc khi ở NHÀ của mình? Nhà của ai? Của tiền nhân, của tổ tiên, của ông bà, của cha mẹ, của anh chị, của chính chúng ta. Vậy tại sao có người chỉ muốn ra đi, thậm chí là không muốn về lại nhà mình. Họ có điên khùng? CÓ và KHÔNG. Tùy bạn hiểu.

Ly Rượu Mừng là Rượu Xuân, Rượu Tết, Rượu Tình Nghĩa. Vậy mà sau 40 năm, chúng ta mới được “uống”. Có cần phải “cấp phép” mới được uống? Vậy là RƯỢU PHẠT chứ đâu phải RƯỢU MỜI. Như vậy, bạn Buồn hay Vui? Và như vậy thì Tết Buồn hay Tết Vui?

Dù muốn hay không, tư tưởng của ông Ns Phạm Đình Chương cũng đã “bị tù” hơn 40 rồi, nay mới được “phóng thích”, dịp Xuân Bính Thân – 2016, đúng là Tết... Con Khỉ mà! Đây là một dạng tội phạm tân kỳ, chắc hẳn chỉ có ở Việt Nam. Lạy Chúa tôi!

Lạy Chúa Xuân vĩnh hằng, xin hướng lòng chúng con về Mùa Xuân Thiên Quốc. Xin ban cho chúng con sự hòa bình đích thực trong tâm hồn, sự tự do được thoát khỏi ách tội lỗi và ma quỷ, để chúng con có thể tận hưởng Mùa Xuân của Chúa ngay trên thế gian này. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

Thưởng thức “đa dạng” Ly Rượu Mừng:





TRẦM THIÊN THU
Xuân Bính Thân, Tết Con Khỉ – 2016

_______________________________
(*) NS Phạm Đình Chương sinh ngày 14-11-1929 tại Bạch Mai (Hà Nội). Ông còn có bút danh khác là Hoài Bắc. Quê nội ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, thân phụ là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ kết hôn với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: Trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng, vợ NS Phạm Duy), con trai thứ là NS Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý, nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập Ban Văn nghệ Quân đội ở Liên khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác lúc 18 tuổi (1947), nhưng phần nhiều những nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng (viết chung với Phạm Duy), Hò Leo Núi,... đều có nét hùng kháng, tươi trẻ.
Năm 1951, ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh ca sĩ Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc Giao Duyên, Kiếp Cuội Già, Được Mùa, Tiếng Dân Chài,... Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm Đêm, Đợi Chờ, Ly Rượu Mừng, Đón Xuân, Xuân Tha Hương,...
Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca, đặc biệt là ca khúc Nửa Hồn Thương Đau (thơ Thanh Tâm Tuyền) được ông viết khi biết vợ ngoại tình: “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa... Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau...”. Về sau, mỗi khi Khánh Ngọc nghe ca khúc này đều bật khóc vì hối hận. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Đêm Cuối Cùng, Thuở Ban Đầu, Người Đi Qua Đời Tôi, Khi Cuộc Tình Đã Chết,... NS Phạm Đình Chương rất đau lòng vì vợ ông – ca sĩ diễn viên Khánh Ngọc – đã loạn luân với anh rể của ông là NS Phạm Duy.
Ông được coi là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến và là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Có thể nói rằng Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như: Đôi Mắt Người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Đêm Nhớ Trăng Saigon (thơ Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (thơ Trần Dạ Từ), Màu Kỷ Niệm (thơ Nguyên Sa), Buồn Đêm Mưa (thơ Huy Cận),... Ông cũng đóng góp cho tân nhạc một bản trường ca bất hủ “Hội Trùng Dương”, viết về ba con sông Việt Nam: Sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Sau 1975, ông định cư tại California (Hoa Kỳ), và qua đời ngày 22-8-1991.
  Chủ đề: Triết Lý vá»›i… Khỉ
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 5631

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 21.01.2016   Tiêu đề: Triết Lý vá»›i… Khỉ
Triết Lý với… Khỉ





Một năm mới lại bắt đầu. Năm nay, 2016, là năm Bính Thân, năm cầm tinh con Khỉ – một loài động vật khéo bắt chước và hay làm trò cười, người ta gọi là “trò khỉ”.

Chuyện kể rằng...
Sau khi chết, con khỉ nọ liền đi gặp Diêm vương để xin kiếp sau được làm người. Diêm vương nói như một mệnh lệnh: “Muốn làm người, ngươi phải nhổ hết lông trên thân thể của ngươi”.

Nói xong, Diêm vương kêu lũ quỷ đè khỉ ra mà nhổ long. Mới bị nhổ một sợi lông, con khỉ la lên: “Đau chết đi được!”. Nghe vậy, Diêm vương cười to và nói: “Một sợi lông mày cũng không muốn nhổ, làm sao làm người được chứ?”.

Vâng, làm người thật khó, không dễ chút nào. Sống đúng con người lại càng khó hơn. Con khỉ phải nhổ hết lông mới có thể làm người, chúng ta cũng phải nhổ hết các sợi lông thói hư và tật xấu thì mới nên người.
Đúng vậy, Chúa Giêsu đã bắt chúng ta nhổ hết lông để nên người: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi thì không thể làm môn đệ tôi được”(Lc 14:26). Có vậy thì mới nên hoàn thiện và nhân từ như Thiên Chúa Cha được.

Từ bỏ chính mình thật khó. Vì phải bỏ biết bao thứ liên quan Mắt, Tai và Miệng – chưa kể đến Óc, Tim, Tứ Chi,... Nhưng phải bỏ, vì đó cũng là triết lý của năm mới: Tống cựu, nghinh tân – bỏ cái cũ nếu nó xấu, đón cái mới nếu nó đẹp.

Trình thuật Mc 7:31-37 cho biết việc Đức Giêsu chữa lành người vừa điếc vừa ngọng. Tình trạng điếc liên quan TAI, tình trạng ngọng hoặc câm liên quan MIỆNG, tình trạng đui mù liên quan MẮT. Trình thuật Mc 8:22-26 cho biết Chúa Giêsu đã chữa lành một người mù ở Bết-xai-đa. Còn trình thuật Mc 10:46-52 (Mt 20:29-34; Lc 18:35-43) cho biết Chúa Giêsu đã chữa lành một người mù tại Giê-ri-khô. Và rồi Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót mà chữa lành họ: “Ép-pha-tha!” (Εφφαθα – Hãy mở ra!).

Bị tình trạng “ba không” như vậy thì thật là khổ, ở đây là dạng “ba không thụ động”. Tuy nhiên, trong cuộc sống có những khi chúng ta cần phải biết “ba không chủ động”.
Dạng “ba không chủ động” còn có dạng tích cực và tiêu cực. Tình trạng “ba không” này gợi nhớ tới bộ Khỉ Tam Không: Một con khỉ bịt tai, một con khỉ bịt mắt, và một con khỉ bịt miệng. Tức là không nghe, không nhìn, và không nghe.

Ba hình tượng đó cũng nhắc nhở chúng ta về cách sống vô cảm: Sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh, và người ta gọi đó là những người theo quan niệm “mackeno” – tức là “mặc kệ nó”. Tuong tự câu người ta thường nói: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Ai sao mặc ai, miễn sao mình “khỏe re” là được!

Giữa cuộc đời đầy các điều thị phi và nhiễu nhương này, nếu cứ “an phận” và vô cảm như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, còn gì là tình người? Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời, cuộc sống còn gì là thú vị? Là Kitô hữu thì không thể và không có quyền sống vô cảm, nghĩa là phải biết yêu thương, biết chạnh lòng trắc ẩn, biết thể hiện lòng thương xót như Chúa Giêsu đã sống.

Người ta cho rằng bức tượng “Khỉ Tam Không” này có nguồn gốc Ấn độ từ vài ngàn năm trước. Nguyên là bức tượng Thần Vajrakilaya, vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng. Có ý khuyên răn người ta “không nhìn bậy, không nghe bậy, và không nói bậy”.

Sau đó, vào khoảng thế kỷ VIII, đời nhà Đường (Tang Dynasty), một thiền sư người Nhật đến Trung hoa và đã mang theo tư tưởng này về Nhật. Tại Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc), ở đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ là ba con khỉ với ba tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru. Từ “zaru” gần giống âm với “saru” – nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lý sống này. Bức tượng gỗ này của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỷ XVII.

Con che mắt tên là Mizaru – nghĩa là“tôi không nhìn thấy điều xấu”, con bịt tai là Kikazaru – “tôi không nghe những điều xấu”, con bịt miệng là Iwazaru – nghĩa là “tôi không nói điều xấu”.
Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử. Sách Luận Ngữ cho biết rằng khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đáp: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” – nghĩa là “không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.

Tuy nhiên, người Nhật thâm ý hơn nhiều: “Bịt mắt để dùng TÂM mà nhìn, bịt tai để dùng TÂM mà nghe, bịt miệng để dùng TÂM mà nói. Khi TÂM ở trạng thái “tịnh”, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ TÂM mới phát sinh những điều “thiện”, dùng cái TÂM thiện mà nói. Cái TÂM rất quan trọng: “Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Nhờ có “tâm” mà người ta không nói những lời không tốt, những lời làm đau khổ người khác, hoặc những lời làm chết người.

Tư tưởng trên được danh nhân Mahatma Gandhi (1869-1948) áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không như lời nhắc nhở vậy. Người ta diễn đạt triết lý “Tam Không” theo cách khác: “Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói; có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra; có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết”.

Theo triết lý Đông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi triết lý Âm Dương tương phản. Động thái của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của luật âm dương trong cuộc sống hằng ngày.

Hình ảnh “Khỉ Tam Không” nhắc nhở về tầm quan trọng của “tâm viên, ý mã” trong phép thiền. Tâm của chúng ta như con khỉ, ý của chúng ta như con ngựa. Người ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên, ý mã” là tâm lăng xăng như loài khỉ, và ý hướng loạn động như loài ngựa. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước, thế nên người ta thường nói “liếng khỉ”. Loài ngựa cũng thích chạy lung tung nên người ta phải đóng móng và tra hàm thiếc cho ngựa, nếu không thì “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.

Tâm người ta không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, đó là “tâm viên, ý mã”. Loại “tâm” này đưa người ta đến loạn động, phát sinh đủ thứ phiền não, nếu không tu thân thì không thể vững chắc như chiếc kiềng ba chân. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam đã cảnh báo: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiềng ba châm”.

Triết lý “tam không” cũng không xa rời Kinh Thánh, vì trong Kinh Thánh cũng có những chuyện liên quan Mắt, Tai và Miệng.
1. MẮT. Chúa Giêsu chữa lành người mù, nhưng Ngài nói về sáng mắt là Nhóm Phe-ri-sêu: “Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố” (Mt 15:14). Những người tưởng mình sáng mà lại mù. Họ sáng mắt thể lý như mù mắt tâm linh! Thế nhưng tác giả Thánh Vịnh đã khôn khéo cầu xin: “Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao” (tv 119:18).

2. TAI. Kinh Thánh nhiều lần cảnh báo: “Ai có tai thì nghe!” (Mt 11:15; Mt 13:9; Mt 13:43; Mc 4:9; Mc 4:23; Mc 7:16; Lc 8:8; Lc 14:35; Kh 13:9). Khi khốn cùng, tác giả Thánh Vịnh than thở: “Phần con, như kẻ điếc chẳng nghe gì, tựa người câm, không hề mở miệng” (Tv 38:14). Còn Thánh Phêrô nhắn nhủ: “Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (1 Pr 4:11). Có tai thì phải biết nghe, nghe rồi thì phải giữ chứ đừng nghe tai này lọt qua tai kia. Chúa Giêsu xác định: “Ai giữ lời tôi thì sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 8:51).

3. MIỆNG. Thánh Giacôbê phân tích: “Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (Gc 1:26). Thần khẩu hại xác phàm – cái miệng hại thân xác. Không kiềm chế lời nói là đạo đức hão – tức là giả hình. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Môi miệng chúng chẳng có gì thành thật, lòng dạ đầy chước độc mưu thâm. Cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ” (Tv 5:10). Và tác giả Thánh Vịnh than vãn: “Kẻ thù con lòng chai dạ đá, mở miệng ra là ngạo mạn khinh đời” (Tv 17:10).

Người ta phải học triết lý sống từ những gì cơ bản nhất: học ĂN, học NÓI, học GÓI, học MỞ. Và rồi còn nhiều thứ khác phải học – học suốt đời, học đến chết vẫn chưa hết, thậm chí có những điều vẫn không thông: yêu thương và tha thứ. Khó thật! Khi nhỏ, chúng ta học cách nói; càng lớn chúng ta càng phải học cách giữ im lặng. Khó lắm!

Có lẽ khó nhất là “giữ miệng”, thế nên tác giả Thánh Vịnh đã cầu xin: “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con” (Tv 141:3).


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: Càng lá»›n lên, tôi càng yếu, thiếu khôn ngoan, và thường mất.
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 5771

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 26.12.2015   Tiêu đề: Càng lá»›n lên, tôi càng yếu, thiếu khôn ngoan, và
Lễ Thánh Gia - năm C
Ngày 27-12-2015


Càng lớn lên, tôi càng yếu, thiếu khôn ngoan,
và thường mất ân nghĩa cùng Thiên Chúa.


39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền,
thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.
40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh,
đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Có gì phải bàn, có gì phải nói đâu..hoàn toàn tất nhiên..
Vì Hài Nhi ở đây chính là Thiên Chúa giáng trần đâu phải người phàm như chúng ta…
Nếu thế thì... mỗi người chúng ta về nhà đắp chăn, trùm kín mít… ngủ thẳng cẳng….
Mặc xác Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh,
đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Theo đề bài,
Càng lớn lên, tôi càng yếu, thiếu khôn ngoan,
và thường mất ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
Tất nhiên đây là yếu được hiểu theo tâm tình bài thánh ca Chúa không lầm

Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa
Rằng thân con bởi tro bụi
Và được cưu mang trong tội lỗi…..
Dù cho bao phen con yếu đuối…..
Dù rằng đời con bao thấp hèn….

Thú thực tôi rất khoái giai điệu mượt mà của bài Thánh ca này..
Vẫn biết bài này lấy hứng từ các Thánh Vịnh
Nhưng nghe sao tiêu cực quá…chỉ làm cho người ta dựa hơi vào đó
mà tha hồ đổi lỗi cho Chúa một cách rất ư là hợp pháp và nghe rất có lý:
Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa
Chúa là Chúa mà….. Chúa thừa biết con
yếu đuối…..bao thấp hèn….
chỉ vì …..được cưu mang trong tội lỗi…..
Chính cái tư tưởng: được cưu mang trong tội lỗi…..
Khiến cho tôi không cách nào vươn lên được…
Tôi luôn cho mình là chú gà con tội nghiệp…
Trong khi tôi vốn là phượng hoàng dư sức bay trên vùng trời cao…rộng thênh thang…
Chúng tôi cứ tha hồ đầu độc nhau bằng tư tưởng không biết từ thủa nào:
Chúa khác….. bạn khác…….Chúa Thánh thiện……bạn tội lỗi……

Lời Chúa tâm sự bên tai qua thơ của Phaolô
Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí
làm cho chúng ta trở nên nhút nhát,
nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh,
đầy tình thương, và biết tự chủ.

Đọc câu này cả chục lần..
nhưng tôi vẫn cảm thấy câu này chẳng dính dáng gì tới tôi
thành thử ra tôi luôn thấy mình nhút nhát, yếu đuối
đúng y như lời tựa bài :
Càng lớn lên, tôi càng yếu, thiếu khôn ngoan,
và thường mất ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Thời gian gần đây chúng tôi hay kết bài lưng chừng
Không đi tới kết luận…rõ ràng, dứt khoát…
Lý do: Bao lâu chúng tôi còn cứ hâm hẩm…nửa nóng nửa lạnh…

Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh,
nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta. (Kh 3:16)

Tại sao gọi là hâm hẩm????
Hiện nay, Một đàng chúng tôi cảm thấy mình có vẻ đạo đức – NÓNG
Cùng lúc đó, chúng tôi lại cảm thấy mình đầy tội lỗi, yếu đuối – LẠNH
Rõ ràng là hâm hẩm chẳng nóng, chẳng lạnh…

Vì vậy, việc quan trọng là chúng tôi cần phải nghiền ngẫm lời Chúa qua thớ của Phaolô từ ngày này sang ngày khác….
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta….
……một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh,
đầy tình thương, và biết tự chủ.
Cho tới khi nào ánh sáng Thần Khí bừng sáng lên….
Lúc đó chúng ta sẽ cảm nghiệm trong sâu thẳm tâm hồn
trong một ngày gần đây...có thể 6 tháng tới 1 năm….

Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ,
đâu là quyền lực vô cùng lớn lao
Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu.
Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, (Ep 1: 18 – 19)
Có như thế chúng tôi mới có thể bắt chước hài nhi…
ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh,
đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Tamlinhvaodoi
  Chủ đề: Äá»«ng "lạy Chúa. lạy Chúa cho con thêm Đức Tin". Hãy đọc bài.
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 6080

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 02.12.2015   Tiêu đề: Đừng "lạy Chúa. lạy Chúa cho con thêm Đức
Đừng "lạy Chúa. lạy Chúa cho con thêm Đức Tin". Hãy đọc bài dưới đây.

PHẢN BIỆN CỦA MỘT SINH VIÊN HÀ NỘI VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG GIÁO ĐƯỢC GIẢNG DẠY Ở ĐH VĂN HÓA



Cách đây khoảng 10 năm, mình đọc cuốn Văn Hóa Tâm Linh, của tác giả Nguyễn Đăng Duy, NXB Van Hoa Thong Tin. Mình vô cùng thất vọng về mớ kiến thức sai lạc, què quặt về Kito giáo mà ông giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô. Mới đây, em Nguyễn Văn Thiên, sinh viên ĐHVH Hà Nội đã viết thư phản biện 6 luận điểm mà cô giáo của bạn là PGS-TS NGƯT Trịnh Thị Minh Đức giảng về Công Giáo hôm 24/11/2015 tại trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội. Mời các bạn đọc phản ứng của bạn, một bài phản biện rất sâu sắc, có tầm vóc và kiến thức của sinh viên Công giáo Nguyễn Văn Thiên. Đây là bức thư bạn ấy đã gửi tận tay cô giáo bộ môn trưa ngày 26-11-2015.

Hà Nội, ngày 25-11-2015.
Cô giáo kính mến!
Em vô cùng biết ơn cô đã dành rất nhiều tâm huyết trong thời gian vừa qua để trao truyền kiến thức cho chúng em, tập thể lớp CH k21.

Cô chia sẻ sức khỏe cô không được tốt, nhưng cô vẫn cố gắng lên lớp để giảng dạy, điều ấy khiến em vô cùng cảm động. Chính vì vậy, em rất chăm chú nghe lời giảng của cô. Những kiến thức cô dạy ở tầm cao, và em đồng ý với hầu hết những luận điểm cô giảng.

Cô biết không! Trong tập thể lớp có tới 72 bạn học viên, nhưng chỉ có em theo đạo Công giáo. Bởi vậy, những vấn đề về Công giáo, ở lớp, không phải ai cũng hiểu, nhất là những bạn chỉ mới nghe qua về Kinh Thánh hoặc chỉ đọc lướt qua một vài lần.

Tuy nhiên, có 6 luận điểm này của cô, em không đồng ý. Và em viết thư này để trao đổi với cô.
1. Trong hầu hết các Thánh tử đạo Việt Nam, đa số là người nước ngoài, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
2. Tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ.
3. Alexandre De Rhodes biến Công giáo trở thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã.
4. Các giáo sĩ gắn với sự xâm lược của người Pháp.
5. Chúa Jesus còn thở khi được một ông nhà giàu tháo xác xuống từ cây Thánh giá.
6. Joseph và Maria yêu nhau, có bầu, xong gia đình hai bên không cho cưới.

Mặc dù là môn Phật giáo và VHVN, nhưng cô vẫn khá ưu ái giảng thêm về Công giáo. Điều ấy khiến em rất hạnh phúc. Tuy nhiên, cách nhìn của cô khiến em rất băn khoăn và quyết định viết một mạch lá thư này để tỏ bày những cảm nhận của mình. Bởi những gì cô giảng không chỉ dừng lại ở vấn đề kiến thức, mà còn vươn xa hơn, ảnh hưởng tới vấn đề nhận thức.

* Ở luận điểm 1, cô có nhắc lại lịch sử phong Thánh năm 1988 (do Đức Giáo hoàng Jeans Paulus chủ sự), và chính quyền Việt Nam phản ứng vô cùng gay gắt, em đồng ý với điều này. Tuy nhiên, các Thánh tử đạo Việt Nam đa số là người nước ngoài, em không đồng ý. Theo số liệu thống kê của hầu hết các nguồn, các Thánh tử đạo Việt Nam bao gồm:
-11 vị gốc Tây Ban Nha (5 Linh mục, 6 Giám mục).
-10 vị gốc Pháp (8 Linh mục, 2 Giám mục).
-96 vị người Việt Nam (gồm 37 Linh mục, 59 Giáo dân).

Trong ấy, thời Trịnh Doanh (1740-1767): 2 vị, Trịnh Sâm (1767-1782) : 2 vị, Cảnh Thịnh (1782-1802): 2 vị, Minh Mạng (1820-1841): 58 vị, Thiệu Trị (1841-1847): 3 vị, Tự Đức (1847-1883): 50 vị.

Đây là khoảng thời gian một số vua - chúa phong kiến Việt Nam cai trị, họ đã giết khoảng 130.000- 300.000 người Công giáo.

Thưa cô, ấy là những số liệu đáng tin cậy, dù chỉ mang tính tương đối, nhưng được các học giả tham khảo nhiều khi tìm hiểu về lịch sử bách hại trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam. Để được chấp nhận 1 hồ sơ phong Thánh, là một quá trình vô cùng khắt khe, thậm chí lên tới hàng trăm năm.

* Ở luận điểm 2, tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ. Em xin góp ý rằng, tôn giáo được phần rất lớn dân số thế giới tin theo. Nếu như dùng từ “một bộ phận”, e rằng chưa lột tả hết được tầm quan trọng của tôn giáo. Theo đó, những số liệu thống kê gần đây, có khoảng 87% dân số thế giới theo một tôn giáo nào đó. 87% là phần lớn, chứ không dùng “một bộ phận” được, nếu dùng từ này, nên sửa là “một bộ phận lớn”. Số liệu gần đây có thể chứng minh điều này (Kito giáo: khoảng 2,1-2,2 tỷ tín đồ trong ấy Công giáo là chiếm phần cao nhất; Hồi giáo: khoảng 1,5-1,6 tỷ tín đồ; Ấn Độ giáo: Khoảng 900 triệu- 1 tỷ tín đồ; Phật Giáo: khoảng 365 triệu tín đồ chính thức). Và còn các tín đồ rải khắp các tôn giáo nhỏ hơn khác. Số người không theo tôn giáo nào chiếm khoảng 13% dân số thế giới. Các thống kê này chỉ mang tính tham khảo, vì dân số thế giới luôn luôn biến động. Nhưng điều chắc chắn, những người theo các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao hơn số người vô thần rất nhiều. Em không nói điều này là tốt hay xấu. Vì số liệu cô cung cấp là đúng, nhưng là đúng ở thời điểm các đây hàng thập kỷ trong các giáo trình cũ. Ở thời điểm tháng 11- 2015 này, số tín đồ tính chung trong các tôn giáo đã tăng lên nhiều.

* Ở luận điểm thứ 3, cô cho rằng Alexandre De Rhodes biến Công giáo thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã. Luận điểm này em mong rằng cô đã nhớ nhầm vì tuổi cô đã cao, gần 70 tuổi. Nhưng em không mong cô lại giảng điều này cho bất cứ lớp Đại học hay lớp Sau Đại học nào nữa. Vì đây là thông tin không chuẩn xác. Alexandre De Rhoses là một Tu sĩ Dòng Tên, một Dòng tu nổi tiếng của Giáo hội Công giáo. Ngài có công rất lớn trong hệ thống chữ Quốc ngữ Việt Nam. Bởi vậy, Đế quốc La Mã khi xưa là một thời đại khác chứ không cùng thời với Tu sĩ này. Người đã công bố hợp pháp cho Kito giáo là vua Constantinus 1 (ông theo đạo năm 312) theo chiếu chỉ Milano. Năm 380 thời vua Theodosius 1, Kito giáo được công nhận là Quốc giáo với chiếu chỉ Thessalonica.

Còn nếu như cô biết một Alexandre De Rhoses nào đã biến Quốc giáo cho La Mã là Kito giáo, xin cô hãy gửi tài liệu ấy cho em. Như em đã viết, em mong rằng cô đã nhớ nhầm. Những điều này, thực sự em không thể không viết ra.

* Luận điểm thứ 4, cô có nhắc lại chuyện các giáo sĩ có gắn với chuyện người Pháp xâm lược Việt Nam. Luận điểm này cô chỉ nhắc qua, chứ không bình luận gì thêm.

Thưa cô,
Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, trong khi người Pháp xâm lược nước ta vào thế kỷ XIX. Tại sao chúng ta nói các giáo sĩ kéo Pháp vào xâm lược? (Lẽ nào khi xưa 1 phần Phật giáo được tỏa ra từ Trung Quốc xuống Việt Nam, khi Trung Quốc đánh Việt Nam, chúng ta cũng cho rằng tu sĩ Phật Giáo kéo Trung Quốc đánh chúng ta? - Bổ sung).

Có rất nhiều lí do để 1 nước xâm lược 1 nước. Nhưng lí do trên luôn được dạy như 1 trong ít lí do hàng đầu. Trong khi em thì cho rằng, chính sự bách hại, giết hàng trăm ngàn người Công giáo là cái cớ để người Pháp xâm lược là lý do không nhỏ. Tất nhiên em phản đối tất cả sự đô hộ của nước Pháp. Nước ta giờ đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội. Chắc chắn cô đã thấy những gì đã xảy ra ở đất nước Triều Tiên, Trung Quốc, hay chính nước mình.

* Hai luận điểm cuối cùng, là những gì em rất xót xa về những gì cô đã giảng về Kinh Thánh. Những gì em nghe được và ghi âm (chứ không dừng lại ghi chép) lại được là những vết thương lòng không nhỏ.

Không có chi tiết nào, dù là nhỏ nhất trong toàn bộ cuốn Kinh Thánh, chính xác là Kinh Thánh Tân Ước, nói rằng Chúa Jesus còn thở (tức là chưa chết), khi được người giàu tháo xác Chúa từ trên cây Thánh giá xuống. Jesus, Ngài đã chết một cách ô nhục trên cánh Thánh giá ( Thập giá) sau khi bị đánh đập, bị cười nhạo, bị sỉ nhục, bị đâm vào cạnh sườn bởi những người Do Thái hồi đó. Nếu cô tìm được một chi tiết nào nói Chúa còn thở, sau khi được tháo xác ra từ cây Thập giá, cô hãy chỉ cho em. Nếu không có, cô hãy đính chính lại trước cả lớp.

Bằng tất cả lòng nhiệt huyết với mấy chục năm trên giảng đường Đại học của cô, ấy là điều em vô cùng kính trọng cô. Tuy nhiên, những luận điểm mà em cho là chưa đúng, em cũng xin được góp ý với cô như vậy.

Trong tinh thần cầu thị và tôn trọng lẫn nhau, với mong ước bé nhỏ là cùng góp phần cho nền giáo dục nước nhà được tốt hơn, em mong ước nhận được hồi âm từ cô.

Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục cống hiến tốt hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

Học trò của cô.
Nguyễn Văn Thiên
Nguồn Facebook Paulus Thien
  Chủ đề: Xin hãy dành ra 2 phút để đọc cái này
quangluat

Trả lời: 0
Xem: 7547

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 10.11.2015   Tiêu đề: Xin hãy dành ra 2 phút để đọc cái này
Thiệt đúng là một bọn khốn nạn.
Gieo rắc bệnh tử thần cho người vô tội, độc ác quá!

__Cuồng Phong______________________________________



Moi xem..
Xin hãy dành ra 2 phút để đọc cái này. Và, chuyển tiếp
Trich bai trong fb cua chi Thuan Ta.


XIN BẠN HÃY DÀNH RA 2 PHÚT ĐỂ ĐỌC CÁI NÀY!

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:
“Bạn vừa mới nhiễm HIV”…

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.

Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.

Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:
“Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.

Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc

Một số đối tượng dùng kim tiêm dính máu HIV trả thù đời
Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi.

Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi…
Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:
1) Bạn phải nặn máu ra
2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch
3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!
2 đối tượng dùng kim tiêm trả thù đời
CÁC BẠN HÃY CẨN THẬN
HÃY SHARE CÁI NÀY —
 
Trang 1 trong tổng số 5 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net