GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055538694
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 27.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 40 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: HÆ¡n 500 người biểu tình ở Quỳnh LÆ°u, Nghệ An ngày 12/6/2016
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 6354

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 12.06.2016   Tiêu đề: HÆ¡n 500 người biểu tình ở Quỳnh LÆ°u, Nghệ An n
Hơn 500 người biểu tình ở Quỳnh Lưu, Nghệ An ngày 12 Tháng 6, 2016 đòi chính quyền minh bạch.


Xem phim
https://www.facebook.com/chantroimoimedia/videos/1118183904891827/

















Nguồn ảnh: Bích Phương, Lỗ Ngọc

Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/2819
  Chủ đề: Ai là kẻ gây kích Ä‘á»™ng: Đức Cha Phaolô hay chính VTV1? 18.05
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 5933

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 18.05.2016   Tiêu đề: Ai là kẻ gây kích Ä‘á»™ng: Đức Cha Phaolô hay chín
Ai là kẻ gây kích động: Đức Cha Phaolô hay chính VTV1?
18.05.2016






“Giám mục Vinh đã ra bản Thư Chung diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân...” là những nhận định của Đài Truyền hình VTV1 về “thảm họa ô nhiễm môi trường Biển tại miền Trung” của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

Có câu “Bút sa gà chết ” với ý nói người viết phải chịu trách nhiệm về những điều đã mình viết. Vì đó là bằng chứng tốt nhất để người khác trích dẫn cho nhận định của họ về bài viết của mình. Như vậy nếu cho rằng “bản Thư Chung diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân...” thì Đài VTV1 phải trưng dẫn được những câu chữ cụ thể trong Thư Chung chứ không thể quy chụp một cách chung chung.

Đoạn đầu của bản Thư Chung nêu lên thực trạng “thảm họa ô nhiễm môi trường biển” và nêu lên sự “hoảng loạn, bần cùng là những khốn khổ mà người dân đang nếm trải” là đã “diễn tả sự việc thiếu khách quan”? Hay là sự thật còn thê thảm hơn những gì Thư Chung đã nêu? “Chất thải có chứa độc tố kim loại thải ra từ khu công nghiệp” cũng là một sự thật đã và đang xảy ra tại Vũng Áng. Vậy thì nếu như có “nhiều người đinh ninh rằng đó là nguyên nhân thảm họa trên” thì có gì là “thiếu khách quan” ?

Đoạn tiếp theo, Thư Chung nêu lên “hậu quả của nhiễm độc kim loại nặng đối với sức khỏe con người” không chỉ trong hiện tại và ngay cả thế hệ mai sau là để “thổi phồng và gây hoang mang” cho dư luận sao? Trong khi chỉ cần một cái nhấp chuột, ai cũng có thể kiểm chứng được thông tin này tại các nước trên thế giới, cụ thể là thảm họa vịnh Minamata tại Nhật Bản .
Khi được phóng viêc Trần Hiếu – Phụ Nữ Việt Nam hỏi: “Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của cơ quan chức năng trong thời gian qua?” PGS –TS. Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN đáp: “Tôi cho rằng cơ quan chức năng xử lý lòng vòng, phản ứng chậm và có nhiều khuất tất.” Ông nói tiếp: “Tôi mà được giao làm vụ này. Chắc chắn chỉ trong một ngày tôi sẽ tìm ra”.

Như vậy, việc Thư Chung viết rằng “…đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn tránh né việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này” sao gọi là “gây hoang mang” trong khi các nhà khoa học cũng như dư luận xã hội đều lên tiếng về “phản ứng chậm và nhiều khuất tất” vể cách xử lý của các cơ quan chức năng trước “tầm mức nguy hiểm to lớn của thảm họa” ?

Và nếu cho rằng Thư Chung lên tiếng về “việc khuyến khích dân chúng tiêu thụ hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học” là một cách “ thổi phồng, gây hoang mang” thì VTV1 lại mâu thuẫn với nhận định của chính mình. Bởi lẽ trong khi các cơ quan hữu trách còn chưa chính thức công bố nguyên nhân gây cá chết thì căn cứ vào đâu chính quyền khuyến khích người dân cứ tiếp tục ăn cá và tắm biển?

Ngay cả khi Thư Chung nêu lên sự “khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân” thì ai ai cũng dễ dàng kiểm chứng thực trạng này trên tất cả các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội.
Nghĩa là , Thư Chung không “diễn tả” hay “thổi phồng” thêm điều gì ngoài những gì đã và đang xảy ra trong thực tế để gây “hoang mang”, dẫn dắt dư luận.

Đoạn tiếp theo, Thư Chung nhắc đến thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxico với lời trích “Chúng ta không thể dửng dưng trước bất cứ điều gì của trái đất”. Đồng thời cũng nêu lên lời dạy của Công Đồng Vaticano II, Gaudium et Spes, số 1: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của người môn đệ Chúa”, để thấy rằng tất cả những gì đã được nêu ở phần trên của Thư Chung đều được viết, được xây dựng trên nền tảng là Giáo huấn của Hội Thánh.

Phần cuối cùng của Thư Chung, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp thiết tha kêu gọi các tín hữu “hãy thể hiện căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường”, và có lẽ lời kêu gọi mọi người hãy: “Thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi hỏi sự minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ đã gây ra phải bị xét xử đúng với công lý”, là những “lời lẽ kích động giáo dân” mà Đài VTV1 đã nhận định? Trong khi việc biểu tình trong ôn hòa là một trong những quyền công dân được Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế quy định. Và thực tế, đáp lại lời kêu gọi của Thư Chung, nhiều linh mục và giáo dân đã thực hiện những cuộc tuần hành với một thái độ rất ôn hòa, không hề có chút “kích động” nào cả.

Sự việc của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp hôm nay khiến chúng ta không thể không nhớ đến một vị chủ chăn khác cũng là nạn nhân của truyền thông Cộng Sản: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Lúc bấy giờ, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mọi người được nghe phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội – Ngô Quang Kiệt, với một đoạn trích không đầy đủ: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam.” Dư luận buộc phải hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN, cộng thêm thủ thuật bài trí một diễn đàn ném đá công khai của báo giới, thế là TGM Ngô Quang Kiệt nghiễm nhiên trở thành cái một cái đích rất tốt cho những trận mưa đá về các loại tội danh như: phản bội Tổ Quốc, miệt thị, xúc phạm nơi sinh ra mình, xuyên tạc sự thật, kích động giáo dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự quốc gia, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, coi thường Pháp luật và không xứng đáng là người dân Việt Nam.

Cũng thế ngày nay, theo nhận định của VTV1, Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp là một trong những “bình luận mang tính quy kết, suy đoán một chiều về nguyên nhân sự cố, dẫn dắt dư luận theo hướng nguyên nhân đã rõ, chính quyền đang tìm cách bao che. Đây là thủ đoạn hướng lái dư luận biến sự cố ngoài ý muốn trở thành cái cớ chống phá, công kích chính quyền …”

Tưởng cũng nên nhắc lại vụ việc dàn dựng clip “ Cây Chổi quét rau” cũng do Đài Truyền Hình Việt Nam thực hiện cho thấy việc truyền thông sai sự thật vốn không phải là điều hiếm xảy ra của giới truyền thông trong xã hội ngày nay.

Tuy nhiên, trong một thời đại được mệnh danh là thời đại của truyền thông và thông tin thì không khó khăn gì để mọi người có thể tiếp cận được sự thực của các vấn đề. Dù vậy, những nạn nhân của một nền truyền thông thiếu đạo đức vẫn phải chịu những thiệt thòi, mất mát và đau khổ. Đặc biệt, khi nạn nhân đó là những vị chủ chăn, những ngôn sứ của Đức Kitô trong thời đại hôm nay. Nhưng có lẽ khi dám lên tiếng cho công lý và sự thật, các ngài đã sẵn sàng đón nhận sự chống đối, vu khống, triệt hạ. “Là ngôn sứ, ông phải chết. Không hẳn là chết thân thể, nhưng là sự chết dần chết mòn do bắt bớ, hành xích và lên án. Đó là thân phận ngôn sứ. Và chỉ khi dám chết như hạt lúa mì, vị ngôn sứ mới trổ sinh nhiều bông hạt như Lời Đức Kitô đã dạy những ai dám bước theo Người” (Vi Sương, GNsP).

Trong một xã hội có quá nhiều sự giả dối thì “có sao nói vậy” chắc chắn sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi. Xin cho mỗi người trong chúng ta chấp nhận lội ngược dòng để lên tiếng bảo vệ sự thật vì Chúa Giêsu cũng dạy rằng: “Sự thật sẽ giải phóng các con” (Ga 8, 32). Và xin mượn câu Kinh Thánh: [/b]“NẾU TÔI NÓI SAI THÌ SAI CHỖ NÀO? NẾU TÔI NÓI ĐÚNG THÌ SAO ÔNG LẠI ĐÁNH TÔI? ”[/b] để thưa cùng Đài Truyền Hình Việt Nam về những nhận định của họ về Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.


Điền Phương Thảo, GNsP
  Chủ đề: Äá»«ng bảo chúng tôi phải tránh xa chính trị’
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 5769

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 16.05.2016   Tiêu đề: Đừng bảo chúng tôi phải tránh xa chính trị’
Đừng bảo chúng tôi phải tránh xa chính trị’
14.05.2016


Đức Phanxicô ở Phi Luật Tân 01-2015



Đức Phanxicô ở Phi Luật Tân 01-2015 Chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân nói rằng một phần trong ơn gọi của mình là lên tiếng về các vấn đề chính trị.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân cho biết sẽ không ngừng việc ‘can thiệp’ vào chính trị quốc gia, sau khi chính trị gia đầy kích động Rodrigo Duterte được bầu làm tổng thống Phi Luật Tân.

Trong thư mục vụ ngày 09-5, Tổng Giám mục Socrates Villegas của Lingayen-Dagupan nói rằng: ‘Có một vài người chỉ trích, thậm chí là hằn học, đòi chúng tôi phải thôi ‘can thiệp’ vào chính trị. Nhưng chúng tôi không thể.’

Trong chiến dịch tranh cử, ông Duterte, 71 tuổi, đã chạy đua bằng lời hứa sẽ giết sạch tội phạm trong nước, trong vòng sáu tháng cầm quyền, và ông này cũng lớn tiếng bảo Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân không được phê phán đường lối của ông.

Trong thư mục vụ trước cuộc bầu cử, các giám mục đã yêu cầu người dân Phi Luật Tân không ủng hộ những ứng viên ‘có lời lẽ và hành động, kế hoạch và dự án thể hiện sự hạn chế về quyền của tất cả, những ứng viên lớn tiếng tuyên bố sự lãnh đạm, nếu không muốn nói là không ưa và ghét bỏ Giáo hội, cụ thể là các huấn giáo luân lý của Giáo hội.’

Và trong đêm trước bầu cử, Tổng Giám mục Villegas cũng nhắn nhủ: ‘Sẽ là chối bỏ uy quyền vũ trụ của Chúa Kitô nếu như chúng ta không còn nhắc nhở các môn đệ của Chúa về lòng thành tín với Ngài, thành tín trong mọi sự, kể cả trong đời sống chính trị.’

‘Lời hứa lớn nhất mà Giáo hội có thể có với bất kỳ chính quyền nào, là một sự cộng tác trong cẩn trọng, và chúng tôi đang làm như thế. Chúng tôi sẽ thúc giục người dân của mình làm việc với chính quyền vì lợi ích cho tất cả mọi người, và chúng tôi sẽ tiếp tục cẩn trọng để nói lên những huấn giáo và lời ngôn sứ, để khuyên răn và sửa lỗi, đây là ơn gọi của chúng tôi.’

Năm ngoái, ông Duterte đã phát biểu là ông khó chịu vì chuyến công du của Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gây tắc nghẽn giao thông, và ông đã có một lời xúc phạm Đức Giáo hoàng cách công khai. Nhưng hồi tháng giêng, ông đã gởi một lá thư đến Đức Giáo hoàng, và được nhận hồi âm, Đức Giáo hoàng hứa cầu nguyện cho ông và cầu chúc cho ông ‘ơn khôn ngoan và bình an của Chúa.’ Ngay trước ngày bầu tổng thống, ông Duterte đã công khai xin lỗi Đức Giáo hoàng, và mong muốn dù có thắng cử hay không, cũng mong được diện kiến Đức Phanxicô để trực tiếp nói lời xin được tha thứ.



Catholic News Service
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

(Nguồn: Phanxicô - VN)
  Chủ đề: Há»’I GIÁO, BẠO ĐỘNG, VÀ BẢN CHẤT CỦA THIÊN CHÚA
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 5473

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 14.03.2016   Tiêu đề: Há»’I GIÁO, BẠO ĐỘNG, VÀ BẢN CHẤT CỦA THIÊN CH
HỒI GIÁO, BẠO ĐỘNG, VÀ BẢN CHẤT CỦA THIÊN CHÚA

Mặc dù chủ đề bạo động trong Hồi giáo là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ĐGH Benedict XVI đã đặt nó ở trung tâm của cách cư xử đối với việc nhận biết Thiên Chúa trong bài giảng của ngài tại Regensburg, ngày 12-9-2006, về sự hiểu lầm và trình bày sai. Nói đơn giản, quan niệm sai về bản chất Thiên Chúa có thể dẫn tới hành động sai trái về tôn giáo, như khủng bố và giết người dã man, ngược với bản chất và Ý Chúa. Điển hình là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC (World Trade Center – Trung tâm Thương mại Thế giới) ngày 11-9-2001, hoặc nhóm quá khích Hồi giáo ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) đã sát hại các Kitô hữu ở Iraq và các nước khác. Người Công giáo vẫn luôn cố gắng tìm cách đối thoại hòa bình và thân thiện với Hồi giáo.

Các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo có tôn thờ cùng một Thiên Chúa? Một số các nhà biện giải tôn giáo (apologists) là Kitô hữu và các blogger cũng đã nêu lên vấn đề này. Tiểu luận này tóm lược và bình luận về sự tranh luận này. Hiện nay có một số ý nghĩ cho rằng vấn đề này đòi hỏi sự trợ giúp của triết học: Chúng ta biết đúng về Thiên Chúa bằng cách nào, hoặc nói chính xác hơn, chúng ta hiểu sai về Thiên Chúa như thế nào?

CÁC CUỘC TRANH LUẬN
Điểm đầu tiên diễn tả vấn đề này là bài viết của Tim Staples: “Do Muslims Worship the Same God Catholics Do?” (Người Hồi giáo có Tôn thờ cùng Một Thiên Chúa như Người Công giáo?). Staples cố gắng chú ý sự cân bằng đúng đắn về những gì Hồi giáo hiểu đúng và sai. Ông trích dẫn hai câu quan trọng về chủ đề này, Giáo lý Công giáo (GLCG) và Tuyên ngôn Nostra Aetate (Thời Đại Chúng ta, ĐGH Phaolô VI, 28-10-1965, Tuyên ngôn về mối quan hệ giữa Giáo hội và các Tôn giáo ngoài Kitô giáo), có vẻ có sự tranh luận: “Giáo hội vẫn kính trọng người Hồi giáo. Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa, sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất và nói với con người”. Staples biết rằng các tín đồ Hồi giáo hiểu sai nhiều về Thiên Chúa và ý Ngài dành cho con người, do đó, họ đưa ra sự thỏa hiệp về Hồi giáo.

Như vậy, người Công giáo chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa việc người Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa, “sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất” và việc họ hiểu sai – rất sai – khi nói rằng Thiên Chúa mặc khải chính Ngài trong Tân ước và các điều Ngài truyền dạy dân Ngài.

Thiết tưởng rằng Staples rất đúng về cách lý giải này. Nhưng vấn đề dưới đây còn xa hơn điểm thứ nhất, đặt vấn đề là nếu chúng ta có nên đồng ý với Hồi giáo hay không. Điểm thứ hai là bài viết của Mark Shea: “When Better Than the 4th of July to Talk About Religious Liberty” (Đàm phán về Tự do Tôn giáo vào lúc nào tốt hơn ngày 4 tháng Bảy), trong đó ông nói về điểm tương đồng trong niềm tin Kitô giáo và Hồi giáo.

Một sự dối trá nguy hiểm là vụ tấn công khủng bố WTC vào ngày 11-9-2001, nhiều người Công giáo vẫn nhớ và cho rằng người Hồi giáo “tôn thờ một Thiên Chúa khác”, mặc dù giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói rõ:
841. QUAN HỆ CỦA GIÁO HỘI VỚI HỒI GIÁO: “Kế hoạch cứu độ cũng bao gồm những người nhận biết Đấng Tạo Hóa, trong vị trí đầu tiên giữa họ là người Hồi giáo; những người này tuyên xưng Đức Tin của Áp-ra-ham, và cùng với chúng ta, họ tôn thờ cùng một Thiên Chúa, Đấng nhân từ, Đấng phán xét nhân loại vào ngày tận thế” [GLCG, trích dẫn Thông điệp Lumen Gentium, số 16].

Nhiều người Công giáo phản động (Reactionary Catholics) phản đối giáo huấn này của Giáo hội và cố gắng giả vờ rằng Thiên Chúa và Đấng Allah là “hai Chúa khác nhau”. Vấn đề này gấp đôi. Thứ nhất, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, không có hai. Thứ hai… Allah chỉ là từ ngữ Ả Rập để chỉ Thiên Chúa – như chữ “Dieu” của người Pháp, chữ “Gott” của người Đức, và chữ “Deus” của người Latin.

Một số người cho rằng vì người Hồi giáo không tin Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi, non-Trinitarian), họ không tôn thờ cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu. Vấn đề là người Do Thái cũng không tin Chúa Giêsu có thần tính.

Đó là vì các Kitô hữu như vậy nhận thấy rằng bạn có thể tôn thờ Thiên Chúa trong khi chưa hiểu về Ngài – nếu bạn là người Do Thái. Nhưng vì sự giận dữ về ngày 11-9 và các trọng tội khác của Hồi giáo, họ từ chối người Hồi giáo – và nói như thể có nhiều Chúa chứ không chỉ có một Chúa được hiểu theo nhiều cách hiểu.

Tác giả Shea đã chống lại sự phản động là muốn loại bỏ mối quan hệ với Hồi giáo trong niềm tin vào Đấng Allah đối với Thiên Chúa thật. Cũng có vấn đề với cách lý luận của tác giả.

Thứ nhất, nếu bạn tôn thờ cùng một Thiên Chúa mà lại hiểu sai bản chất của Thiên Chúa, như vậy Thiên Chúa có thực sự được tôn thờ? Chỉ có một Thiên Chúa không có nghĩa là một số người tôn thờ vị Chúa khác theo hư cấu mà họ tạo ra và gọi là “Thiên Chúa” (chẳng hạn giáo phái Mormon, tên chính thức là “Giáo hội Chúa Giêsu Kitô của các Thánh ngày Sau hết”, đạo này do Joseph Smith lập ra năm 1829 – phát âm theo Việt ngữ là Mặc Môn). Thứ hai, chữ “Allah” có thể được dùng để chỉ “Thiên Chúa” trong tiếng Ả Rập, không có nghĩa là những người dùng từ này có cùng một ý nghĩa. Có thể có, nhưng từ ngữ phổ thông không bảo đảm điều đó. Thứ ba, có sự khác biệt giữa việc người Do Thái duy trì sự mặc khải thật và giao ước của Thiên Chúa ưu tiên giới thiệu tín lý về Chúa Ba Ngôi và việc hình thành Hồi giáo sau cuộc mặc khải này khi minh nhiên từ chối tín lý này.
Phải nói rằng người Do Thái tin vào Thiên Chúa thật vì chúng ta biết rằng Cựu ước là sự mặc khải thật về Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng tin vào Chúa Ba Ngôi là mặc nhiên có trong Cựu ước và không minh nhiên từ chối tín lý này, người ta có thể mặc nhiên giữ (như Thánh Thomas Aquinas tranh luận về các Giáo phụ trước khi có sự Nhập thể). Điều này hơi khác với Hồi giáo, như Mohammed biết giáo huấn về Chúa Ba Ngôi và minh nhiên từ chối, như chúng ta thấy ghi trong Kinh Koran: “Vậy hãy tin vào Thiên Chúa và các giáo huấn của Ngài, và đừng nói về Tam Vị Nhất Thể” (sura 4 [An-Nisa], ayat 17). Từ chối sự mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài là tin vào một Thiên Chúa khác, một Thiên Chúa không là Tam Vị Nhất Thể.

Điểm thứ ba là TS Taylor Marshall, người đưa Thánh Thomas Aquinas vào cuộc tranh luận. Sau khi đưa ra giáo huấn của Vatican II, Marshall đề cập giáo huấn của Thánh Thomas về “Preambula Fidei” (Các Khai Đoạn Đức Tin), xác định rằng người Hồi giáo có thể nhận thức hợp lý về Đấng Tạo Hóa. Ông cũng nói rằng Hồi giáo thừa nhận sự mặc khải thật nào đó của Do Thái giáo và Kitô giáo, trong khi lại minh nhiên từ chối một vài yếu tố trong sự mặc khải này (nghĩa là họ không là người ngoại giáo). Để giải thích bằng cách nào mà người Công giáo và người Hồi giáo đều tôn thờ Đấng Tạo Hóa và có sự phân biệt niềm tin, Marshall cho biết: “Người ta có thể tôn thờ trực tiếp theo hướng đúng nhưng không hiểu mục đích. Chẳng hạn, nếu bạn bắn mũi tên nhưng thị lực yếu và không thể thấy đích, thế thì bạn có thể bắn đúng hướng mà không thấy đích. Bạn bắn vào mục đích đúng nhưng lại không nhìn thấy đích, hoặc không hiểu biết mục đích. Vả lại, trong trường hợp này, cây cung quá yếu nên không thể đưa mũi tên tới đích. Mũi tên rơi trước khi tới đích”.

“Người bắn cung mù với cây cung yếu” đó chính là Hồi giáo. Họ bắn mũi tên đúng hướng (về phía “Thiên Chúa của Áp-ra-ham”), nhưng họ không biết mục đích và cây cung của họ quá yếu vì cây cung của họ thiếu sức mạnh của ân sủng. Điều này giúp làm sáng tỏ vấn đề, nhưng có thể nói rằng chúng ta không nên dễ chấp nhận sự hiểu biết đó là đúng về bản chất của Thiên Chúa – và do đó có mục đích chung.

HƯỚNG TỚI TRIẾT LÝ
Mặc dù Thánh Thomas xác định rằng chúng ta có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa qua lý luận, ngài cũng nói về sự giới hạn về hiểu biết của chúng ta: “Đối với vấn đề Ngài-không-là-gì thì rõ ràng hơn vấn đề Ngài-là-gì” (ST I q. 1 a. 9, ad 3). Khi chúng ta cố gắng nói chi tiết về sự sống của Thiên Chúa mà không có sự trợ giúp của sự mặc khải thật, chúng ta dễ bị sai lầm. Thánh Thomas mô tả cách ngài nói về bản chất của Thiên Chúa: “Khi sự hiện hữu của một vật được xác định ở đó thì vẫn còn lý do khác về cách hiện hữu, để chúng ta có thể biết thực chất của nó. Vì chúng ta không thể biết Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-không-là-gì, chúng ta không có cách để hiểu Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-như-thế-nào” (ST I q. 3 prologue). Ý nghĩa thực sự là chúng ta biết bản chất của Thiên Chúa bằng cách xác định bản chất đó không thuộc xác thịt, phụ thuộc sự thay đổi hoặc sự bất toàn, ngoài giới hạn thời gian và không gian, và không có bất kỳ giới hạn hoặc khuyết điểm nào.

Bài giảng của ĐGH Benedict XVI tại Regensburg đưa chúng ta tới vấn đề trừu tượng liên quan bản chất của Thiên Chúa trong Hồi giáo. Ngài liên hệ cuộc đối thoại giữa Hoàng đế Manuel II Paleologus của Byzantine và hiền triết của Ba Tư, điều này chạm vào sự cần thiết của việc không xác định những gì ngược với bản chất của Thiên Chúa:
Không nói tới chi tiết… [Hoàng đế] nói với người đối thoại bằng cách nói sống sượng mà chúng ta không thể chấp nhận, đối với vấn đề chính về mối quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, rằng: “Hãy cho tôi thấy điều mà Mohammed đưa ra là mới lạ, và quý vị sẽ thấy những điều đó chỉ là xấu xa và dã man, như ngài yêu cầu phổ biến bằng gươm giáo với niềm tin mà ngài rao giảng”.

Sau khi diễn đạt mạnh mẽ, Hoàng đế tiếp tục giải thích chi tiết tại sao việc phổ biến niềm tin qua bạo lực là điều không hợp lý. Bạo lực không tương xứng với bản chất của Thiên Chúa và bản chất của linh hồn. Ông nói: “Thiên Chúa không thích máu – và không hành động hợp lý (σὺν λόγω) là ngược với bản chất của Thiên Chúa. Đức Tin sinh ra từ linh hồn chứ không từ thân xác. Bất cứ ai dẫn người khác tới Đức Tin đều cần có khả năng nói tốt và lý luận hợp lý, người ta không cần bạo lực và đe dọa. ...Để thuyết phục một linh hồn, người ta không cần một người có đôi tay mạnh hoặc vũ khí, hoặc bất cứ cách nào để đe dọa giết chết”.

Câu xác định trong cuộc tranh luận này để chống lại cuộc đối thoại bạo lực là: Không hành động theo lý lẽ là ngược với bản chất của Thiên Chúa. Biên tập viên Theodore Khoury nhận xét: Đối với Hoàng đế, được định hình theo triết học Hy Lạp, câu này là hiển nhiên. Nhưng đối với giáo huấn của Hồi giáo, Thiên Chúa tuyệt đối siêu việt. Ý Ngài không không theo phạm trù nào của chúng ta, dù phạm trù đó rất hợp lý. Ở đây Khoury trích dẫn tác phẩm của R. Arnaldez, tác giả người Pháp theo Hồi giáo. Tác giả này chỉ ra rằng Ibn Hazm đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa không bị hạn chế điều gì, ngay cả lời nói, và không gì có thể buộc Ngài phải mặc khải sự thật cho chúng ta. Nếu đó là Ý Chúa, thậm chí chúng ta còn phải sùng bái thần tượng.

Về điểm này, cho tới khi hiểu biết Thiên Chúa và việc thực hành tôn giáo được quan tâm, chúng ta phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thuyết phục hành động ngược với bản chất của Thiên Chúa chỉ là tư tưởng Hy Lạp hay là luôn luôn đúng? Ở đây chúng ta có thể thấy sự hài hòa sâu sắc giữa những gì là Hy Lạp theo nghĩa đúng nhất của từ ngữ và cách hiểu theo Kinh Thánh về việc tin vào Thiên Chúa. Xác định câu thứ nhất của sách Sáng Thế, câu thứ nhất của cả Kinh Thánh, Thánh Gioan mở đầu Phúc Âm: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời (λόγος)”. Chính từ này đã được Hoàng đế sử dụng: “Thiên Chúa hành động, σὺν λόγω, cùng với Ngôi Lời (Logos)”. Logos nghĩa là cả lý lẽ và lời – một lý lẽ có tính sáng tạo và có khả năng tự giao tiếp, chính xác là lý lẽ.

Mặc dù lời văn của ĐGH Benedict XVI khá quen với nhiều người, tôi vẫn cần trích dẫn, vì tôi tin đây là câu trả lời hay nhất để biết người Hồi giáo có tôn thờ Một Thiên Chúa thật hay không (nếu bạn không biết cách ngài tiếp tục phát triển sự tranh luận, bạn phải cố gắng hiểu). Cuộc tranh luận như sau: Cách hiểu của chúng ta về Đấng Tạo Hóa, dù bằng lý lẽ, là cách xác định sự hoàn hảo tuyệt đối của Ngài và loại bỏ mọi thứ ngược với sự hoàn hảo này. Sự hoàn hỏa này là Sự Thật và Tình Yêu. Thuyết ý chí (voluntarism) xác định rằng Ý Chúa không dựa trên sự thật và sự xác định về bạo lực tôn giáo là ngược với tình yêu. Xác định vị trí của Thiên Chúa là vi phạm sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của Thiên Chúa.

Thánh Thomas Aquinas dùng kết luận này xa hơn, ngài tranh luận rằng duy trì sự hiểu lầm như vậy về bản chất của Thiên Chúa là cho rằng người ta không tin vào Thiên Chúa thật. Khi chú giải về Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 4 (xem số 603), Thánh Thomas Aquinas hướng về vấn đề chính về sự đơn giản của Thiên Chúa, vấn đề nảy sinh trong cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari, khi hai người thảo luận về sự khác nhau giữa việc tôn thờ của người Samari, sự tôn thờ này pha trộn với cách tôn thờ của người ngoại giáo và của người Do Thái:
Chúa Giêsu nói: “Các người thờ Đấng các người không biết...”. Nên nói rằng, như triết gia Aristotle nói, việc hiểu các điều phức tạp khác với việc hiểu các điều đơn giản. Đối với điều có thể được hiểu về các điều phức tạp theo cách mà điều khác vẫn chưa hiểu; như vậy, có thể hiểu sai về chúng.

Chẳng hạn, nếu ai đó hiểu đúng về một động vật theo bản chất của nó, người đó có thể hiểu sai về sự rủi ro của nó, dù nó đen hay trắng; hoặc sự khác biệt, dù nó có cánh hay có bốn chân. Nhưng không thể hiểu sai về các điều đơn giản: Vì chúng được biết đầy đủ bởi vì thực chất của chúng được biết; hoặc chúng không hề được biết chút nào, nếu người ta không thể hiểu chúng. Do đó, vì Thiên Chúa tuyệt đối đơn giản, không thể có sự hiểu sai về Ngài theo nghĩa của điều gì đó có thể được hiểu về Ngài và điều gì đó vẫn chưa hiểu, nhưng chỉ không đạt được cách hiểu về Ngài. Vì thế, bất kỳ ai tin rằng Thiên Chúa là điều gì đó mà Ngài-không-là, chẳng hạn như cơ thể, hoặc điều gì đó như vậy, không tôn thờ Thiên Chúa mà tôn thờ điều khác, vì họ không biết Ngài, mà chỉ biết cái khác.

Áp dụng giáo huấn của Thánh Thomas đối với Hồi giáo sẽ củng cố cách tranh luận của ĐGH Benedict XVI. Nếu ai đó bám vào điều sai về bản chất của Thiên Chúa, thì người đó – hoặc tôn giáo đó – không thực sự bám vào niềm tin vào Thiên Chúa, mà bám vào cách hiểu sai về Thiên Chúa. Nếu ai đó cho rằng Thiên Chúa là con người vật chất (như Thánh Augustinô đã tin hồi trẻ), thì điều này loại trừ niềm tin vào Thiên Chúa thật.

TẠI SAO LÀ VẤN ĐỀ NÀY?
Bạn có thể hỏi rằng mục đích của việc chỉ ra sự khác biệt trừu tượng này là gì trong niềm tin về Thiên Chúa đối với Hồi giáo? Thiết nghĩ mục đích cũng tương tự mục đích của Thánh Thomas khi ngài viết “Summa Contra Gentiles” (SCG – Tổng luận về việc Đối phó với Dân ngoại). Tác phẩm này được viết cho các tu sĩ Dòng Đa-minh sử dụng để loan báo Tin Mừng, cho những người nghe, kể cả người Hồi giáo. Đây là cách Thánh Thomas mô tả ý định của ngài đối với tác phẩm này:

Những người theo Mohammed và người ngoại giáo không đồng ý với chúng ta về việc chấp nhận uy tín của Kinh Thánh, nên họ có thể sai lầm. Vì thế, đối với người Do Thái, chúng ta có thể tranh luận bằng Cựu ước, còn đối với người theo tà thuyết, chúng ta có thể tranh luận bằng Tân ước. Nhưng người Hồi giáo và người ngoại giáo chấp nhận điều này mà không chấp nhận điều kia, chúng ta phải dùng lý luận tự nhiên, khiến họ phải đồng ý. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về Thiên Chúa, chúng ta không thể dùng lý lẽ tự nhiên (Bk 1, ch. 2).

Tác phẩm SCG được viết trên nền tảng triết học và biện giả để cho thấy tính hợp lý của niềm tin Kitô giáo, nhưng đặt nền tảng cho niềm tin bằng cách thiết lập rõ ràng những gì có thể biết được nhờ lý luận (các khai đoạn đức tin). Thánh Thomas thấy rõ rằng người Hồi giáo cần được dạy các điều cơ bản về những gì có thể hiểu về Thiên Chúa nhờ lý luận, ngược với sự thất bại tự nhiên. Điều này quan trọng, vì loại bỏ các chướng ngại vật và sai lầm của lý luận khi quan hệ với Thiên Chúa mới có thể dẫn tới Đức Tin.
Thánh Thomas phân biệt giữa cách hiểu về Thiên Chúa hiện hữu và cách hiểu về bản chất của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, người ta có thể biết rằng có một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và vẫn hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa. Ngày 6-11-2008, khi nói trên diễn đàn Công giáo và Hồi giáo, ĐGH Benedict XVI có vẻ đã gợi ý về cách phân biệt này, chỉ tập trung vào việc tôn thờ cùng một Đấng Tạo Hóa, thậm chí vẫn có sự khác nhau về niềm tin: “Tôi biết chắc rằng người Hồi giáo và người Kitô giáo có những cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề liên quan Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn thờ một Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng chúng ta, và phải quan tâm tới mọi người trên khắp thế giới này”. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng Giáo hội muốn cả Công giáo và Hồi giáo đều tôn thờ một Đấng Tạo Hóa, và ĐGH Benedict XVI có thể chỉ ra cách hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa.

Tác phẩm SCG của Thánh Thomas có ảnh hưởng nhiều tới Kitô giáo hơn là Hồi giáo, tôi nghĩ vậy. Việc hiểu sự khác biệt về niềm tin là điều chủ yếu để người Công giáo chúng ta có thể dùng lý lẽ để suy nghĩ đúng về Thiên Chúa. Đây là một thách đố ở Tây phương, vì nhiều người vẫn cho rằng triết lý siêu hình học là một phần của tôn giáo thay cho triết học. Thánh GH Gioan Paul II đã phản đối điều này trong Tông thư “Fides et Ratio” (Đức Tin và Luận Lý), và ĐGH Benedict XVI cũng đã đề cập điều này trong bài giảng tại Regensburg khi ngài nói về việc “quấy rầy bệnh lý học của tôn giáo và lý luận, điều đó cần vọt lên khi lý luận giảm, các vấn đề về tôn giáo và đạo đức không còn quan tâm tới điều đó”. Ngài nhìn thấy bệnh lý học không chỉ đặt bạo lực vào bản chất của Thiên Chúa, mà còn đặt vào cả Tây phương bị tục hóa.

VỚI NGỤ Ý GÌ?
Một số người có thể ngần ngại chấp nhận kết luận này, vì nó có vẻ ngược với giáo huấn của Giáo hội Công giáo và sẽ làm tổn hại sự đối thoại tôn giáo. Nhưng tôi lại nghĩ rằng nó có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn về mối quan hệ của chúng ta với Hồi giáo, kể cả khoảng cách vẫn tách rời niềm tin của họ với niềm tin của chúng ta. Điều đó còn giúp chúng ta hiểu tại sao khó đối thoại. Vì thế, dù có phản ứng mạnh sau bài giảng của ĐGH Benedict XXVI tại Regensburg, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn vẫn đạt được tuyên bố chung về đức tin và lý luận với các học giả Hồi giáo đến từ Iran.

Làm sao chúng ta vẫn liên hệ với Hồi giáo? Mặc dù Hồi giáo hiểu sai nền tảng về bản chất của Thiên Chúa, cho Ngài là người duy ý chí và bạo lực, bám vào một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Xét Xử, như Giáo hội xác nhận. Theo nghĩa này, không phải niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta cũng vậy, nhưng chúng ta theo giáo lý tương tự về niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta. Niềm tin của Hồi giáo gần gũi với chúng ta về bản chất của Thiên Chúa, rồi với giáo phái Mormon và các tôn giáo Đông phương khác, nhưng vẫn khác với một số người có thể nghi ngờ.

Là người Công giáo, chúng ta nên cẩn trọng về việc sẵn sàng nhận biết hoặc từ chối sự liên hệ với Hồi giáo. Sự thật là chúng ta thực sự có mối liên hệ về niềm tin, nhưng vẫn có một số điều khác biệt nào đó, thậm chí là khác về bản chất của Thiên Chúa.

Ngày xưa, trước giờ chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh mối quan hệ “nên một” của mọi người khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).


Tiến sĩ R. JARED STAUDT
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicWorldReport.com)

  Chủ đề: KINH THÁNG MƯỜI MỘT
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 9072

Bài gửiDiễn đàn: Vườn ThÆ¡ - Nhạc   gửi: 22.11.2015   Tiêu đề: KINH THÁNG MƯỜI MỘT
KINH THÁNG MƯỜI MỘT



Bâng khuâng tháng Mười Một
Tha thiết quyện trầm hương
Chạnh nhớ người đã khuất
Vời vợi niềm nhớ thương
Khởi đầu và kết thúc
Một tất yếu nhiệm mầu
Khổ đau và hạnh phúc
Thành kinh nguyện cho nhau
Âm dương dù cách biệt
Vẫn liên kết vô thường
Con người sống hay chết
Luôn ngưỡng vọng thiên đường
Đời người bao lầm lỗi
Luôn cần Chúa thứ tha
Sạch trong từ sám hối
Nhờ Bửu Huyết Giêsu

VIỄN ĐÔNG





HỢP XƯỚNG CẦU HỒN

Điệu buồn trăm nhớ ngàn thương
Bao người khắc khoải ở trong Luyện Hình
Cúi xin Thiên Chúa thương tình
Thứ tha tội lỗi, phúc vinh hưởng nhờ
Cầu hồn – điệu thức thánh ca
Sợi dây bác ái thiết tha ân tình
Tuyệt vời nối kết tâm linh
Cả ba Giáo hội mến tin một lòng (*)
Âm vang Hợp Xướng Cầu Hồn
Tôn vinh Thiên Chúa xót thương đời đời


TRẦM THIÊN THU
(*) GH hiển vinh, GH chiến đấu, GH khổ đau.
  Chủ đề: Xin giảng ngắn bá»›t – Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ các...
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 7326

Bài gửiDiễn đàn: Kinh nghiệm sống đạo   gửi: 22.11.2015   Tiêu đề: Xin giảng ngắn bá»›t – Đức Giáo hoàng Phanxicô n
Xin giảng ngắn bớt – Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ các linh mục




Trong khi cử hành nghi thức tấn phong tân giám mục, Đức Giáo hoàng Phanxicô khuyến khích các linh mục hãy dùng những lời lẽ đơn giản khi giảng dạy, và hãy rút gọn bớt bài giảng của mình trong thánh lễ ngày chúa nhật.

‘Giảng Lời Chúa theo thời và ngoài thời, nhưng hãy dùng những lời lẽ đơn giản để ai cũng có thể hiểu, và tránh đi các bài giảng dài.

Đức Phanxicô thúc các linh mục hãy nghĩ lại về thời thơ ấu của mình, và nhớ xem giáo dân mừng thế nào khi các linh mục giảng những bài ngắn gọn. ‘Hãy nhớ cha của các cha, và thấy ông hạnh phúc thế nào khi biết có một linh mục gần đó cử hành thánh lễ mà không có bài giảng!’

Các bài giảng phải là sự thông truyền ơn Chúa, và phải đơn sơ để tất cả mọi người đều hiểu được, và khi ra về ai cũng mang theo một khát khao muốn sống tốt hơn.’

Các bài giảng ngắn gọn cũng là chủ đề mà Đức Phanxicô đã lặp lại nhiều lần.

Tháng 4 năm ngoái, Đức Giáo hoàng truyền chức cho 19 linh mục, và thúc giục họ hãy phục vụ hơn là điều hành đàn chiên, và hãy cho dân Chúa của ăn với những bài giảng từ trái tim hơn là những bài thuyết đáng chán.
‘Hãy để bài giảng là nguồn nuôi dưỡng Dân Chúa, để cho bài giảng của các cha không đáng chán, để cho bài giảng của các cha vươn đến tâm hồn mọi người, bởi bài giảng đó xuất phát từ tâm hồn các cha, bởi các cha nói ra những gì các cha mang trong tim mình.’

Đức Giáo hoàng cũng thúc giục các tân linh mục hãy thực hành những gì mình giảng, để làm gương lành, làm chứng cho sự thật trong những lời mình nói. ‘Một gương lành làm cho mọi người phấn chấn, lời nói mà không có hành động thì là những lời vô nghĩa, chúng là những khái niệm không bao giờ đến được tâm hồn mọi người, và sẽ gây hại hơn là tốt.’

Trong thánh lễ ngày thường ở Nhà nguyện nhà trọ thánh Marta, nơi ngài sống, Đức Giáo hoàng Phanxicô thường giảng các bài ngắn gọn, không bao giờ vượt quá 10 phút, và thường là ngắn hơn nhiều.

_Breitbart
J.B. Thái Hòa chuyển dịch


___________________________________
  Chủ đề: Giáo Hoàng Phanxicô Làm Tôi “Khó Chịu”
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 5933

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 16.09.2015   Tiêu đề: Giáo Hoàng Phanxicô Làm Tôi “Khó Chịu”
Giáo Hoàng Phanxicô Làm Tôi “Khó Chịu”





Tôi có điều cần thú nhận. Nếu bạn đọc tựa đề bài này thì bạn cũng biết rồi đấy, nhưng tôi muốn nhắc lại: ĐGH Phanxicô làm tôi khó chịu.
Tôi biết rằng là một người Công giáo thì tôi có thể không được nói hoặc cảm thấy điều đó, như đó là sự thật. Ngay từ khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã làm cho tôi cảm thấy khó chịu rồi.
Giật mình khi nghe nói “giáo hoàng đầu tiên là tu sĩ Dòng Tên” và thấy con người khiêm nhường này vẫy chào trên hành lang, và điều đó vẫn tiếp tục trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Mỗi khi tôi thấy ngài qua tin tức, Facebook hoặc Twitter, tôi nghĩ ngày: “Ồ không, các phương tiện truyền thông cho rằng ngài nói gì lúc này?”. Sau đó, tôi bắt đầu thắc mắc: “Chờ xem, ngài nói gì nhỉ?”. Và thường thì tôi tự hỏi: “Ngài có nói với tôi không?”.
Trước tiên, tôi nghĩ rằng sự khó chịu của tôi do các phác họa của các phương tiện truyền thông về vị lãnh đạo mà tôi yêu mến, nhưng rồi tôi nhận thấy còn hơn như vậy. Ngài làm cho tôi khó chịu vì ngài thách thức tôi phải đích thân gặp Đức Kitô và Giáo hội theo cách hoàn toàn mới.
Tôi thấy cách ngài làm cho tôi khó chịu là điều tốt. Thật lòng mà nói, ngài nên làm cho tất cả chúng ta đều cảm thấy khó chịu. Một vị lãnh đạo làm cho người ta cảm thấy thoải mái thì không thể lãnh đạo hiệu quả. ĐGH Benedict XVI đã nói: “Thế gian hứa cho chúng ta sự thoải mái, nhưng người ta không được tạo dựng vì sự thoải mái, mà vì sự cao cả”.
Chúng ta không được tạo dựng vì sự thoải mái. Đôi khi tôi phải quên điều đó, nhất là khi có điều gì đó làm cho tôi cảm thấy không thoải mái. Chúng ta không được tạo dựng vì sự thoải mái, mà vì sự cao cả.
Là các Kitô hữu được rửa tội, chúng ta được mời gọi chịu thử thách. Chúng ta được mời gọi thách thức thế gian bằng tình yêu và đức tin của chúng ta. Đức Kitô đã thách thức thế gian, và giáo hoàng cũng phải vậy. Đức Kitô đã yêu cầu các môn đệ từ bỏ mọi sự thoải mái để theo Ngài, và ngày nay Ngài cũng yêu cầu chúng ta làm như vậy. Tương tự, là vị lãnh đạo Giáo hội, ĐGH Phanxicô cũng được mời gọi phải làm cho chúng ta khó chịu, như Chúa Giêsu đã làm và ngày nay Ngài vẫn tiếp tục làm như vậy.
Tôi nôn nóng hiện diện khi ĐGH Phanxicô tới Hoa Kỳ. Tôi muốn biết cách ngài thách thức bước ra khỏi những vùng khó chịu của chúng ta, nhưng tôi cũng cảm thấy khó chịu về những gì ngài nói thẳng với tôi, thách thức tôi theo cách mới. ĐGH Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không sống trong chiếc bong bóng Công giáo an toàn, nhưng chúng ta phải phấn đấu vì Nước Trời khi chúng ta sống trong thế giới này. Ngài thách thức chúng ta bước ra khỏi chiếc bong bóng an toàn đó và đem Đức Kitô đến với thế giới. Vâng, điều này luôn luôn gây khó chịu. Nhưng nhờ chấp nhận sự khó chịu này, chúng ta sẽ tìm được sự bình an mà Thiên Chúa hứa ban cho chúng ta, vì chúng ta được tạo dựng vì sự cao cả.

LIESL BEE
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
  Chủ đề: Äá»¨C MẸ SẦU BI
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 5439

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 15.09.2015   Tiêu đề: ĐỨC MẸ SẦU BI
ĐỨC MẸ SẦU BI




Hôm nay, chúng ta cử hành lễ nhớ “Đức Mẹ Sầu Bi”. Như thế, trong đời sống của Đức Mẹ, cũng có những điều sầu bi, như trong đời sống của tất cả mọi người chúng ta. Trong suốt năm phụng vụ, chúng ta có nhiều lễ tôn vinh Đức Maria, Mẹ của chúng ta, nhưng hầu như luôn luôn là vì những ân huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho Mẹ (chẳng hạn ơn vô nhiễm, ơn lên trời, ơn làm Nữ Vương…), hay vì những biến cố đặc biệt trong cuộc đời của Mẹ (Sinh Nhật, Truyền Tin, Thăm Viếng…) Chính vì thế mà, lễ Đức Mẹ Sầu Bi là một ngày lễ rất đặc biệt, bởi vì lễ này mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ, với một khuôn mặt rất đời thường, và vì thế rất gần gũi với chúng ta: Đức Mẹ Sầu Bi, và chúng ta cũng sầu bi, không phải một lần, nhưng nhiều lần trong cuộc đời!

Vậy chúng ta đã có và đang có những sầu bi nào? Tuy nhiên, trong ngày lễ hôm nay, chúng ta được mời gọi hướng về Đức Mẹ và “suy chiêm” những đau khổ của Mẹ. Bởi vì, những đau khổ của Mẹ sẽ làm cho chúng ta hiểu biết Mẹ hơn và như thế, yêu mến Mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, những đau khổ của Mẹ còn soi sáng và dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống đầy khổ đau này.

Bảy sự đau khổ của Đức Mẹ
Như chúng ta đều đã biết, Truyền Thống của Giáo Hội thích dựa vào các Tin Mừng, để kể ra những đau khổ của Đức Mẹ, và Giáo Hội kể ra được bảy đau khổ; vì thế, ngày lễ hôm nay, còn được gọi là lễ “Đức Mẹ Bảy Sự”. Con số “bảy”cũng thật là ý nghĩa, bởi vì số 7 đối với người Do Thái, là con số hoàn hảo, cũng giống như số 9 đối với chúng ta. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại các con số bảy của bài một Tin Mừng theo thánh Mát-thêu: bảy lần; bảy mươi lần bảy (x. Mt 18, 21-35); bảy giỏ (x. Mc 8, 8). Sau đây là “bảy sự” của Đức Mẹ:
1. Lời của cụ ngôn sứ Simêon về Đức Maria (Lc 2, 25-35), là bài Tin Mừng chúng ta có thể đọc trong ngày lễ hôm nay, theo sách Phụng Vụ các bài đọc.
2. Trốn sang Ai-cập (Mt 2,13-15)
3. Lạc mất Đức Giê-su (Lc 2,41-52)
4. Đức Mẹ nhìn Đức Giê-su vác thập giá (Lc 23,27)
5. Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá (Ga 19, 25-27), là bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay.
6. Đức Mẹ đón nhận thân xác đã chết của Đức Giê-su (Ga 19,38-40)
7. Đức Mẹ ở bên mộ Đức Giê-su (Ga 19,41-42)


Điều phải đánh động chúng ta, khi đọc qua danh sách bảy sự đau khổ của Đức Mẹ, đó là mọi sự đau khổ của mẹ đều có liên quan đến Đức Giê-su, con của Mẹ; một cách cụ thể, những đau khổ của Mẹ đến từ biến cố Giáng Sinh, đến từ đời sống ẩn dật, đến từ sứ mạng rao giảng Nước Trời, đến từ cuộc Thương Khó, đến từ Thập Giá, và sau cùng đến từ cái chết của Ngài.

Như thế, chính khi Đức Mẹ thưa “xin vâng”, đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để đón nhận Đức Giê-su, Con Thiên Chúa vào trong cuộc đời của mình, và chính khi Đức Mẹ sống lời xin vâng của mình mỗi ngày và sống cho đến cùng, đến tận chân Thập Giá và cho đến hết cuộc đời, thì tất yếu đau khổ xẩy ra cho Mẹ. Bởi vì, như chúng ta có thể nhận ra trong bảy đau khổ của Mẹ: Đức Mẹ sinh ra Đức Giê-su, nhưng Đức Mẹ lại được mời gọi không nuôi nấng và dưỡng dục Ngài theo ý riêng của mình, theo chương trình hay kế hoạch riêng của mình, nhưng là để cho Ngài lớn lên theo chương trình của Thiên Chúa; Đức Mẹ đón nhận Đức Giê-su vào cung lòng và vào cuộc đời mình, nhưng Mẹ lại được mời gọi, như tất cả chúng ta cũng được mời gọi, đi theo Đức Giê-su trên con đường của Ngài; mà con đường của Đức Giê-su là con đường dẫn đến Thánh Giá.

Những đau khổ của Mẹ đến từ việc Mẹ đi theo Đức Ki-tô, Mẹ gắn bó thiết thân với Đức Ki-tô, Mẹ trở nên một với Đức Ki-tô, nhất là với “Đức Ki-tô chịu đóng đinh”. Và tất cả chúng ta đều có cùng một kinh nghiệm này, giống như Đức Mẹ. Thật vậy, từ khi chúng ta trở thành Ki-tô hữu, và nhất là từ khi chúng ta đáp lại tiếng gọi đi theo Đức Ki-tô trong ơn gọi gia đình hay trong ơn gọi dâng hiến, và cố gắng sống ơn gọi của chúng ta mỗi ngày, chúng ta phải cho đi chính mình, cho đi thời gian, cho đi tất cả những gì rất thiết thân đối với chúng ta, đó là quyền làm chủ, giới tính và tình cảm, ý muốn…, thì tất yếu sẽ có nhiều đau khổ. Nhưng tại sao chúng ta lại mang vào mình những đau khổ, nếu không phải là muốn noi gương Đức Mẹ?

Thật vậy, như Đức Mẹ, vì tình yêu đối với Đức Ki-tô, chúng ta ước ao trở nên nữ tì, trở nên tôi tớ của Ngài, chúng ta ước ao sống theo Lời của Ngài. Và chính tình yêu và lòng ước ao này làm cho chúng ta hạnh phúc bất chấp những đau khổ, và ngay trong những đau khổ, bởi vì có một niềm hạnh phúc đặc biệt, đó là hạnh phúc đau khổ vì tình yêu. Như thánh Augustino nói: “Trong tình yêu không có đau khổ, và nếu có đau khổ, thì đau khổ này đã được yêu rồi.”

Đau khổ thứ năm: Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá
Hình ảnh Đức Mẹ đứng dưới chân Thập Giá, mà bài Tin Mừng mời gọi chúng ta chiêm ngắm trong ngày lễ hôm nay, nói lên sự nghịch lí này của Tin Mừng và của mầu nhiệm Vượt Qua.

Dưới chân thập giá, Mẹ sầu bi, nhưng Mẹ vẫn đứng vững chứ không ngã quị. Chúng ta nên đi lại hành trình của Mẹ Maria, từ biến cố truyền tin, để hiểu được tại sao Mẹ đứng vững. Chúng ta cũng cần đi theo Đức Kitô như Mẹ, để có thể đứng vững dưới chân thập giá. Và không cần phải đợi đến biến cố phục sinh, nhưng ở tột đỉnh của sự trao ban, nghĩa là trao ban đến không còn gì, chúng ta được mời gọi nhận ra sự sống mới phát sinh, phát sinh thật đồi dào, phát sinh từ Lời sự sống của Đức Giêsu được thốt lên ngay nơi chết chóc và lúc Ngài đang chết đi. Thật vậy, ngay trong đau khổ của sự chết, một Gia Đình mới phát sinh: Đức Giê-su, nhìn Mẹ, và nói:
- Thưa Bà, đây là con của Bà.
Như thế, chính lúc Mẹ đang mất đi người con này, mẹ trở thành Mẹ của người con khác; và từ người con này, dưới sức mạnh của Đấng Phục Sinh, sẽ trở thành đông đúc, trong đó có cả con trai lẫn con gái. Chính lúc Mẹ bình an dâng hiến người con Duy Nhất, Mẹ nhận lại gấp trăm, nơi Người Môn Đệ Đức Giê-su thương mến. Và Mẹ cũng không mất đi Người Con Duy Nhất của Mẹ, vì Ngài sẽ hiện diện ở nơi anh chị em mới của Ngài.

Từ hi sinh thập giá, giữa cơn thử thách, ngay trong sự chết, một nhân loại mới phát sinh: những gì của con là của Mẹ; những gì của Thầy là của anh. Cái chết của Đức Giêsu đã làm phát sinh sự sống: Mẹ trở thành Mẹ của Người Môn Đệ Đức Giêsu yêu mến, đại diện cho tất cả các môn đệ thuộc mọi thời; khi dâng hiến người con duy nhất, Mẹ không mất đi, nhưng nhận lại Ngài nơi các môn đệ, nơi cả một đàn con đông đúc. Bởi vì, Đức Giêsu sẽ đi vào sự sống mới và hiện diện bên cạnh, ở giữa và bên trong các môn đệ nam nữ.

Xin Chúa cũng ban cho chúng ta có cùng một kinh nghiệm của Đức Mẹ: dưới chân thập giá đau thương của cuộc đời, của hành trình ơn gọi, xin chúng ta cảm nhận với niềm vui và hạnh phúc, sự sống mới của Đức Ki-tô đang phát sinh ngay hôm nay, và phát sinh thật dồi dào.

LM Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J.
  Chủ đề: Hôn Nhân Liên Tôn
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 7895

Bài gửiDiễn đàn: Cùng nhau gỡ rối… tÆ¡ lòng   gửi: 17.07.2015   Tiêu đề: Hôn Nhân Liên Tôn
Hôn Nhân Liên Tôn




Hôn nhân liên tôn là gì?
Nói cho văn hoa vậy thôi, chứ thật ra chỉ là hôn nhân khác đạo. Cái gì khác nhau cũng có thể gây phiền toái, nhất là cái khác đó liên quan vấn đề tôn giáo.
Hôn nhân khác đạo có thể là một thách đố, luôn cần nhiều tình yêu và khéo léo giao tiếp. Tuy nhiên, hôn nhân khác đạo cũng có thể là đại phúc giúp vợ chồng lớn mạnh trong niềm tin của nhau.
Đây là các gợi ý dành cho những người Công giáo kết hôn với người khác tôn giáo:

1. ĐỪNG “HOÁN CẢI” NHAU
Bạn có thể chia sẻ sự nhiệt thành đối với niềm tin của mình và thật lòng trả lời các câu hỏi, nhưng đừng thúc ép người bạn đời phải gia nhập Công giáo. Giáo Hội khuyên: “…Các cặp vợ chồng khác đạo có thể sống trong hoàn cảnh đặc biệt theo ánh sáng của Đức Tin, vượt qua mọi sự căng thẳng giữa trách nhiệm đối với nhau và cộng đoàn, khuyến khích phát triển các điểm chung về niềm tin và tôn trọng các điểm khác nhau” (GLCG số 1636).

2. CẦU NGUYỆN CÙNG NHAU
Hằng ngày nên dành thời gian cầu nguyện với nhau. Mới đầu có thể khó, nhưng hãy kiên trì để có thể đạt được cách cầu nguyện chung và có lợi cho cả hai về tâm linh. Một cách hay là cùng đọc Kinh Thánh hoặc tìm hiểu về Kinh Thánh.

3. DUY TRÌ ĐỨC TIN
Người Công giáo có thể dễ xa rời Đức Tin vì cảm thấy khó hòa hợp trong hôn nhân khác đạo. Vấn đề quan trọng là phải biết tôn trong niềm tin của người bạn đời, nhưng đừng thỏa hiệp. Nếu không thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày thì hãy cố gắng tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, hãy đề nghị người bạn đời cùng đi. Hãy xưng tội vào những dịp lễ, tết, và các dịp đặc biệt. Bí tích Hòa Giải tạo cơ hội tốt để thảo luận về mọi điều khó khăn của cuộc sống hôn nhân khác đạo. Bạn có thể đề nghị người bạn đời cùng nhau gặp linh mục và thảo luận về bất kỳ vấn đề gì.

4. GIÁO DỤC CON CÁI
Theo Giáo Luật, người không Công giáo phải đồng ý cho con cái gia nhập Công giáo và giáo dục chúng theo cách của Công giáo. Hãy bảo đảm cho chúng nền tảng Đức Tin vững chắc và được lãnh nhận các bí tích. Điều này rất “nhạy cảm” đới với người bạn đời khác đạo. Hãy dạy con cái tôn trọng niềm tin của cha hoặc mẹ của chúng, và hãy khuyến khích chúng đặt ra các câu hỏi.

5. CHIA SẺ ĐỨC TIN
Hãy lưu ý các điểm chung về tâm linh và hỗ trợ nhau trên hành trình tâm linh, nhưng hãy tôn trọng các điểm khác nhau. Tránh chỉ trích hoặc chê bai niềm tin của nhau. Nếu không thể trả lời câu hỏi về Đức Tin, hãy tìm câu trả lời ở sách báo hoặc nhờ người có uy tín. Hãy tìm hiểu Công giáo và chia sẻ với người bạn đời. Hãy cầu xin Chúa giúp hiểu nhau và tôn trọng nhau.

6. VĨ NGÔN
Bạn phải hy sinh và hành động khéo léo trong hôn nhân khác đạo, cố gắng để có lợi ích cho gia đình và xã hội. Thánh GH Gioan Phaolô II nói: “Hôn nhân giữa người Công giáo và người khác đạo có bản chất riêng, nhưng có nhiều yếu tố có thể tốt và phát triển, cả về giá trị thực chất và về sự đóng góp mà họ có thể tạo sự đại kết. Điều này rất thật khi hai người trung thành với nhiệm vụ tôn giáo của mình. Phép Rửa và động lực của ân sủng cung cấp cho họ nền tảng và sự thúc đẩy để diễn tả sự kết hợp trong lĩnh vực luân lý và tâm linh” (Tông huấn Familiaris Consortio).


TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
  Chủ đề: Chuyện về “CỦA PHỤ ẤM”, Anh ở đâu?
phancongduyet

Trả lời: 0
Xem: 6075

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 22.01.2014   Tiêu đề: Chuyện về “CỦA PHỤ ẤM”, Anh ở đâu?
Chuyện về “CỦA PHỤ ẤM”,, Anh ở đâu?

Tổ tiên cha mẹ với bao công lao cật lực xây dựng gìn giữ tài sản để lại cho hai anh sinh đôi. Rắc rối xảy ra là người này dự kiến kinh doanh nghề làm ruộng muối, người kia chủ trương tiếp nối nghề làm ruộng của ông cha.

Vào thời vụ, cả hai anh sinh đôi mang bàn ra sân với hoa quả hương đèn.
Anh làm nghề ruộng muối thì vái : “Xin trời phù hộ có nhiều nắng để nước mau bốc hơi mau chóng trở thành muối”.

Anh làm nông nghiệp thì vái : “Xin trời ban cho có nhiều mưa để …

Vụ việc đưa đến cãi vả, xung đột hằng ngày, bên nào cũng tranh thủ hàng xóm về phe mình để thêm lực lượng mỗi khi đánh nhau.

Lợi dụng biến động của gia đình sinh đôi, bọn lỗ mũi cao, đỏ, trắng, nhào vô đưa ra phương án chia đôi nhà cửa tài sản, mỗi người một nửa. Vậy thì mạnh ai nấy sống lo xây dựng phát triển phần của mình, làm nên nhiều của cải, giáo dục con cái nên người? Không, có một bên âm mưu chiếm đoạt luôn bên kia, tuyên truyền láo toét với con cái và hàng xóm mình rằng : Bên kia bị sưu cao thuế nặng, bị áp bức, nghèo nàn đói khổ, vân vân cần được giải phóng và chúng ta là những anh hùng đó.

Thực hiện âm mưu ấy, họ van xin anh lỗ mũi đỏ cao. van xin anh Nị, Ngộ giúp súng ống xe cộ, đạn dược đánh người cùng một bào thai sinh đôi !!!

Video thời sự hẳn không khỏi ngậm ngùi “của phụ ấm” tổ tiên để lại là tài sản chung, bị ngoại bang đánh cướp mà chỉ có một người con ra chống giặc xâm lăng thế là sao? Anh ở đâu? Bây giờ anh đã thâu tóm toàn bộ “của phụ ấm” vào tay anh, chừng nào anh đấu tranh lấy lại phần tài sản đã bị ngoại bang cướp đi?

 
Trang 1 trong tổng số 4 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net