GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 34
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 034
 Lượt tr.cập 055660694
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 02.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 13 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Xin pdf bài "Cho con mến yêu" của Ngọc Tuyên
josnhat

Trả lời: 1
Xem: 6860

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 07.11.2011   Tiêu đề: Xin pdf bài "Cho con mến yêu" của Ngọc Tuy
Chào tất cả ace,
Hiện tại mình đang tìm pdf bài "Cho con mến yêu" của tác giả Ngọc Tuyên nhưng không thấy. Mong người có thể giúp mình, cám ơn ace.
  Chủ đề: Má»™t chút tâm tình Ngày Truyền giáo
josnhat

Trả lời: 0
Xem: 3862

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 23.10.2011   Tiêu đề: Má»™t chút tâm tình Ngày Truyền giáo
"Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ."

Truyền giáo là một mệnh lệnh và là một ước mơ của Chúa Kitô phục sinh, ngài giao cho chúng ta, những người Kitô hữu đem Tin Mừng đến cho những người còn chưa nhận biết Chúa hay nói cách khác đó là “làm cho muôn dân trở thành môn đệ” của Chúa Giêsu. Như vậy, sứ mạng truyền giáo không phải là của các linh mục, tu sĩ, giáo sĩ mà là của tất cả chúng ta. Quả vậy, ngay từ ngày được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, mỗi Kitô hữu đã đón nhận sứ mạng tư tế, vương đế và tiên tri. Chúng ta đã được Chúa mời gọi làm Kitô hữu thì chúng ta phải có trách nhiệm giới thiệu Chúa cho mọi người. Kitô hữu chỉ đích thực là Kitô hữu khi chúng ta chu toàn sứ vụ của mình.

“Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Hôm nay, ngày quốc tế truyền giáo, chúng ta hãy nhìn lại xem chúng ta đã giới thiệu Chúa cho mọi người như thế nào? Tôi, bạn đã thực sự là một người Kitô hữu hay chưa? Chúng ta hãy thử nhìn xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người chưa được ánh sáng Tin Mừng chiếu soi. Tại sao vậy? Trong đó có trách nhiệm của tôi, của bạn không? Nhìn vào thực tế hôm nay số người Kitô hữu chỉ chiếm một phần năm dân số thế giới, điều đó không khỏi làm chúng ta băn khoăn suy nghĩ. Vậy chúng ta có thể truyền giáo bằng cách nào?

“Anh em hãy đi rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con Và Thánh Thần”
Có nhiều cách để truyền giáo. Mẹ Têrêxa Calcutta đã âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với bao người cùng khổ. Mẹ đã đi nhiều nơi trên thế giới để lập các cộng đoàn.

Còn thánh Têrexa nhỏ đã truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và những hy sinh nhỏ bé. Chị là nữ tu dòng Kín, sống trong bốn bức tường, nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Chị đã đi khắp thế giới, không phải bằng đôi chân, nhưng bằng lòng ước ao của một trái tim cháy bỏng.

Có thể nói xã hội ngày nay cần chứng tá hơn là cần thầy dạy. Vì thế, cách truyền giáo hữu hiệu nhất chính là dùng chính đời sống của chúng ta, bằng đời sống yêu thương chúng ta làm cho mọi người nhìn thấy Chúa trong đời sống chúng ta. Khi sống yêu thương chúng ta luôn mở lòng ra để cho đi, để ban tặng. Tình yêu như một nghịch lý: khi tình yêu càng cho đi thì càng được đầy tràn, càng cho nhiều càng được nhiều, trao ban trọn vẹn sẽ nhận lãnh trọn vẹn. Như thế, truyền giáo chính là truyền tình yêu mà chúng ta đã kín múc từ nơi Thiên Chúa và đem trao lại cho anh em mình.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu là Vua của tình yêu, xin tha thứ vì những lúc yếu hèn chúng con đã làm cho người anh em bên cạnh con hiểu nhầm vê Hội Thánh,chúng con đã được mời gọi làm con của Chúa nhưng chúng con lại chưa chu toàn bổn phận của người con,chúng con chỉ biết nhận hồng ân của Chúa mà chưa biết cho đi.

Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện nghi vật chất, nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau, và làm một điều gì đó thật cụ thể cho những đồng bào quanh chúng con. Xin Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu của Ngài.Ước gì chúng con biết cố gắng nỗ lực trong học tập để phục vụ đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Lạy Chúa, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Amen

josnhat
  Chủ đề: Xin bản PDF bài "Khúc Ca Tạ Æ n"
josnhat

Trả lời: 2
Xem: 9055

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: Xin bản PDF bài "Khúc Ca Tạ Æ n"
cám ơn bạn Teamo nhiều hen.thực sự là mình rất cần
nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho bạn

thân:nhật
  Chủ đề: sứ mạng của thánh Gioan Tẩy Giả
josnhat

Trả lời: 0
Xem: 7413

Bài gửiDiễn đàn: Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: sứ mạng của thánh Gioan Tẩy Giả
Thánh Gioan là con của ông Giacaria và bà Elizabeth. Mẹ ngài có họ với Đức Maria. Là tiền hô cho Chúa Cứu Thế, Gioan đã dành trọn cuộc đời và sức lực để chu toàn sứ vụ. Ngài sống rất khắc khổ và nhiệt thành vì các linh hồn. Chính thánh nhân đã nói, ‘Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại.’ Đây là tiến trình cũng phải diễn ra trong đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu trung thành.

1 Sứ mạng thánh Gioan Tẩy Giả.

Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng cho ánh sáng và dọn một dân tộc cho Chúa.1

Thánh Augustine nhận định: Việc Giáo Hội mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả là một sự kiện thánh thiện. Quả thật, ngài là vị thánh duy nhất được mừng sinh nhật; chúng ta chỉ mừng sinh nhật thánh Gioan và sinh nhật của Chúa Giêsu.2 Thánh Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước và là người đầu tiên chỉ cho mọi người thấy Đấng Cứu Thế. Sinh nhật của thánh Gioan đem lại một niềm hân hoan lớn lao cho tất cả những ai nhờ lời giảng của ngài mà nhận biết Chúa Kitô. Vì vậy, thánh sử Luca đã nhấn mạnh sự kiện Gioan xuất hiện như một thời điểm lịch sử quyết định: Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tiberius Caesar, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđêa, và Hêrôđê làm tiểu vương xứ Galilê…4 Như vậy, thánh Gioan là đường ranh giữa hai giao ước. Việc ngài ra rao giảng là khởi đầu của Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa,5 và việc ngài tử đạo tiên báo cuộc Tử Nạn của Đấng Cứu Thế.6 Dù vậy, lời giảng của thánh Gioan là lời mau qua, còn Chúa Kitô là Ngôi Lời hằng hữu ngay từ nguyên thủy.7

Cả bốn thánh sử Phúc Âm đều không ngần ngại áp dụng vào Gioan Tẩy Giả lời kinh tuyệt vời của ngôn sứ Isaia: Này Ta sai sứ giả của Ta đến trước mặt ngươi, người sẽ dọn đường cho Ta; tiếng nói của người trong hoang mạc: Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lại những đường của Người cho ngay thẳng.8 Trước tiên, ngôn sứ Isaia nói về cuộc hồi hương của dân Israel trở về Palestine sau thời kỳ lưu đầy Babylon: ông coi Giavê là Vua và là Đấng Cứu Độ cho dân, đi đầu dẫn đường họ qua sa mạc Syria sau nhiều năm lưu lạc, và dắt họ về quê hương. Người tiền sứ đi đầu - theo tập tục Đông Phương cổ xưa - loan báo tin đức vua sắp đến để mọi người sửa dọn đường xá, vì ngoài những trường hợp ngoại lệ, việc dọn đường chẳng bao giờ được quan tâm đến. Sau chuyến hồi hương từ chốn lưu đầy, lời tiên tri trên còn mang thêm một ý nghĩa đầy đủ và sâu xa hơn nữa khi thời đại Đấng Messia sắp đến. Thiên Chúa cũng sai Đấng Tiền Hô đi trước, sửa dọn tâm hồn mọi người chờ đón Đấng Cứu Thế.9 Hôm nay, đại lễ sinh nhật thánh Gioan, chúng ta chiêm ngắm thánh nhân, người đã chu toàn sứ mạng một cách trung thành. Chúng ta hãy tự nhắc nhở phải sửa dọn đường cho ngay thẳng để Chúa ngự đến với tâm hồn chúng ta, tâm hồn những người thân và bạn hữu vẫn đang xa lạ với Chúa, và tâm hồn những ai đã gần Chúa thì sẵn sàng hiến thân quảng đại hơn. Là tín hữu, chúng ta phải là những tiền hô cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay. Chúa dùng chúng ta như những ngọn đuốc để chiếu giãi ánh sáng. Rất nhiều điều tùy thuộc vào chúng ta. Nếu chúng ta biết đáp ứng, nhiều người sẽ không còn trong bóng tối, nhưng sẽ bước đi trên những con đường tiến về cuộc sống muôn đời.10

2 Dọn lòng mọi người cho Chúa Kitô ngự đến.

Sứ mạng chính yếu của thánh Gioan Tẩy Giả là làm tiền hô, đi trước để dọn đường cho Chúa: Ông đến để làm chứng, và làm chứng cho ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.11 Chúng ta đọc những lời này trong Phúc Âm được viết bởi chính thánh sử Gioan, người đã nhờ sự chuẩn bị và giới thiệu của Gioan Tẩy Giả mà gặp được Chúa Kitô. Ngày hôm sau, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ. Thấy Đức Giêsu đang đi qua, ông lên tiếng nói, ‘Đây là Chiên Thiên Chúa.’ Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu.12 Thật là những ký ức tuyệt đẹp với niềm tri ân sâu sắc vào cuối cuộc đời, khi thánh sử Gioan nhớ lại và ghi vào Phúc Âm quãng thời gian ngài được sống bên Gioan Tẩy Giả, khí cụ được Chúa Thánh Thần sử dụng để đưa ngài đến với Chúa Giêsu, báu tàng và sự sống của ngài.

Lời rao giảng của vị Tiền Hô quả thực rất phù hợp với đời sống khổ hạnh của ngài. Ngài không ngừng lên tiếng kêu gọi, Hãy sám hối, vì nước trời đã đến gần.13 Lời nói kèm với đời sống gương mẫu đã gây ấn tượng cho dân chúng khắp miền. Rất đông người đến nghe lời Gioan rao giảng: một phong trào chấn hưng sôi nổi trong toàn xứ Palestine. Những người thời xưa cũng như ngày nay vẫn khát khao Thiên Chúa, và niềm trông chờ Chúa đến vẫn rất mãnh liệt. Thánh Mátthêu và thánh Máccô kể rằng dân chúng đến từ khắp nơi: Từ Jerusalem và khắp miền Giuđêa.14 Có người từ Galilê, vì chính tại đây, Chúa Giêsu đã gặp các môn đệ đầu tiên có quê tại Galilê.15 Với những kẻ được hội đồng Cộng Tọa sai đến, thánh Gioan Tẩy Giả đã xưng mình: Tôi là tiếng kêu trong hoang mạc.

Thánh Gioan đã làm chứng cho chân lý bằng cuộc sống và lời giảng. Ngài không chịu khuất phục trước thế lực. Ngài không bị tác động vì ảnh hưởng của lời ca ngợi và nịnh hót của đám đông. Ngài không luồn cúi trước áp lực khủng khiếp của nhóm Biệt Phái. Thánh nhân đã bảo vệ luật Chúa, chống lại mưu đồ hiểm ác của nhân loại, và quở trách vua Hêrôđê: Nhà vua không được phép lấy vợ anh mình.16

Thánh Gioan không có thế lực để chống lại thói hư của vị tiểu vương. Lời kêu gọi của ngài trong việc chuẩn bị dân chúng đón chờ Đấng Cứu Độ cũng có những giới hạn. Nhưng lời Chúa là thần lực trên môi miệng ngài. Trong bài đọc Hai,17 phụng vụ đã đặt trên môi miệng thánh nhân lời ngôn sứ Isaia: Người đã cho miệng tôi nên như gươm sắc bén, dưới bóng tay Người, Người đã cho tôi núp ẩn. Trong khi ngôn sứ Isaia đang nghĩ mình lao nhọc uổng công và phí sức vô ích, thì Thiên Chúa lại phán: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng các dân tộc để ơn cứu độ của Ta đạt thấu mút cùng cõi đất.

Thiên Chúa muốn chúng ta giãi chiếu Người qua nếp sống và ngôn từ của chúng ta tại nơi làm việc, gia đình, bạn bè, tại công sở, đại học, phòng thí nghiệm… Đó là cánh đồng truyền giáo vừa khả năng của chúng ta. Giờ đây, Thiên Chúa cũng giao phó cho chúng ta một sứ mạng như đã ủy thác cho Gioan Tẩy Giả: chuẩn bị đường cho Chúa đến, làm tiền sứ cho Người, mở rộng tâm hồn mọi người cho Chúa ngự đến. Sự nhất quán giữa lời nói và đời sống của chúng ta là bảo chứng tốt nhất cho niềm xác tín và giá trị lời chúng ta rao giảng. Thông thường, đó là điều kiện thiết yếu để nói với người khác về Chúa.

3 Oportet illum crescrere… Người phải lớn lên.

Sứ mạng của người tiền hô là phải biến mất, phải là thứ yếu, khi Đấng được rao giảng xuất hiện. Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: Tôi cho rằng đây là lý do Chúa để thánh Gioan phải chết trước, để một khi thánh nhân mất đi, mọi nhiệt tâm của dân chúng sẽ hướng về Chúa Kitô, thay vì phải bị san sẻ làm hai.18 Sai lầm nghiêm trọng của người tiền sứ là để có sự lẫn lộn giữa mình và Đấng được trông đợi sẽ đến – dù chỉ một thời gian ngắn.

Khiêm nhượng và siêu thoát là những nhân đức thiết yếu cho người rao giảng Chúa Kitô. Trong mười hai Tông Đồ, năm vị được Phúc Âm nói rõ là môn đệ của Gioan Tẩy Giả. Rất có thể bảy vị còn lại cũng đã từng là môn đệ, hoặc ít ra cũng đã quen biết và làm chứng cho giáo huấn của ngài.19 Trong công cuộc tông đồ, mục tiêu quan trọng nhất chính là Chúa Kitô. Người là kho tàng chúng ta loan báo, là Đấng chúng ta phải hướng dẫn mọi người đến gặp gỡ.

Sự thánh thiện, các nhân đức, sức lôi cuốn, và lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả đã làm một số người lầm tưởng ngài là Đấng Cứu Thế được trông đợi từ lâu. Khiêm tốn thẳm sâu, thánh Gioan Tẩy Giả chỉ mong ước vinh quang cho Thiên Chúa. Ngài tuyên bố công khai: Tôi rửa các ngươi bằng nước; nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến; Đấng mà cởi dây giây giày cho Người tôi cũng chẳng xứng đáng; Người sẽ rửa các ngươi bằng Thánh Thần và lửa.20 Bên cạnh Chúa Kitô, thánh Gioan nhận mình bất xứng ngay cả với công việc hèn mọn nhất, công việc chỉ dành cho thứ nô lệ mạt hạng, như xách hành lý hoặc cởi giày cho chủ. Bên cạnh phép Rửa của Chúa Giêsu, phép rửa của Gioan chỉ bằng nước, một biểu tượng cho sự thanh tẩy nội tâm của những người đợi trông Đấng Cứu Thế. Phép Rửa của Chúa Kitô là phép Rửa bằng Thánh Thần, Đấng thanh luyện như sức lửa.21

Một lần nữa chúng ta hãy chiêm ngắm thánh Gioan, một con người mạnh mẽ, như Chúa Giêsu đã nhắc cho những đám đông đã từng nghe lời thánh nhân: Các ngươi vào hoang mạc để xem gì? Một cây sậy đong đưa trước gió sao? Chúa Giêsu biết và mọi người cũng biết, Gioan có một tư cách trỗi vượt. Thiên Chúa cũng đòi chúng ta một điều tương tự: thực thi điều thiện một cách thầm lặng, nhưng trọn hảo.
Khi người Do Thái đến báo cho các môn đệ Gioan biết rằng Đức Giêsu đã qui tụ được một số môn đồ còn đông hơn của thầy họ, các môn đệ này đến than phiền với Gioan. Và thánh nhân đã đáp lại: Tôi không phải là Đấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người.. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại.22 Oportet illum crescere, me autem minui. Đây là nhiệm vụ suốt đời của chúng ta: Chúa Kitô đến để làm sung mãn cuộc sống chúng ta. Oportet illum crescere… Khi ấy, niềm vui chúng ta sẽ vô giới hạn.

Chúng ta hãy nài xin Chúa bằng lời cầu nguyện trong bài thơ sau: Ước chi con như một ống sáo, đơn giản và trống rỗng, để chỉ mình Chúa phát ra âm thanh. Ước chi con chỉ là tiếng kêu của một ai đó vang lên giữa sa mạc. Lạy Chúa, con muốn trở thành tiếng của Chúa giữa thế gian, giữa môi trường và địa vị mà Chúa muốn đặt con vào.

nguồn:dongcong.net
  Chủ đề: xin tÆ° vấn luật hôn nhân
josnhat

Trả lời: 1
Xem: 8593

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về Tình Yêu - Hôn nhân - Gia đình   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: xin tÆ° vấn luật hôn nhân
xin tư vấn luật hôn nhân
  Chủ đề: Xin bản PDF bài "Khúc Ca Tạ Æ n"
josnhat

Trả lời: 2
Xem: 9055

Bài gửiDiễn đàn: Thánh Ca, Thánh Nhạc   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: Xin bản PDF bài "Khúc Ca Tạ Æ n"
Mình tìm pdf của bài "Khúc ca tạ ơn" của Lm. Ns. Thiên Ân nhưng không thấy. Có ai biết giúp đỡ mình với.
  Chủ đề: ChÆ°Æ¡ng trình "Câu Đố Thánh Kinh 3.0"
josnhat

Trả lời: 3
Xem: 14898

Bài gửiDiễn đàn: Softwares   gửi: 20.06.2011   Tiêu đề: ChÆ°Æ¡ng trình "Câu Đố Thánh Kinh 3.0"
hiii.cái này tuyệt vời đó.mình dùng lâu rùi nên thấy rất hữu ích
mọi người down về và thử nhé.
  Chủ đề: Huyền nhiệm tình yêu
josnhat

Trả lời: 0
Xem: 7347

Bài gửiDiễn đàn: Sống Lời Chúa   gửi: 17.06.2011   Tiêu đề: Huyền nhiệm tình yêu
Thiên Chúa là tình yêu. Đó là chân lý, là lời khẳng định của thánh Gioan Tông đồ được ghi lại trong sách Tin Mừng. Thực vậy, sách Tin mừng được xem là lá thư mà Thiên Chúa đã tỏ tình với con người qua suốt dọc dài lịch sử của ơn cứu độ. Tình yêu đó được tỏ bày qua từng biến cố của dòng đời để dần dà với thời gian con người mới khám phá ra tình yêu của một vì Thiên Chúa nhưng được thực hiện qua 3 cách thức khác nhau. Ngài đã tỏ mình là một vì Thiên Chúa là Cha qua công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và Ngài còn tiếp tục thi thố tình thương đó qua sự quan phòng đầy kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa. Ngài đã tỏ tình yêu của mình qua Ngôi Hai Thiên Chúa mang lấy thân phận con người để có thể cùng chia sẻ những thăng trầm nổi trôi của cuộc sống con người. Ngôi Hai Thiên Chúa đã ghi dấu tình yêu vĩnh cửu của mình qua cái chết thập tự giá để nói lên một tình yêu vô bờ bến mà Ngài dành cho con người. Vì “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì người mình yêu”. Với Ngôi Ba Thiên Chúa, tình yêu của Ngài luôn đầy tràn trong cuộc đời các tín hữu để thánh hoá con người làm con cái Thiên Chúa và trở thành đền thờ cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị.

Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, là dịp để chúng ta tạ ơn tình thương của Chúa vẫn luôn bao phủ trên cuộc đời chúng ta. Chúa cho chúng ta được sinh ra làm người và làm con cái Thiên Chúa. Chúa luôn quan phòng gìn giữ chở che cuộc đời chúng ta “như con ngươi trong mắt Ngài”. Chúa biết rõ từng cuộc đời chúng ta như mục tử biết từng con chiên. Chúa vẫn ngàn đời tín trung với tình yêu ban đầu, vì cho dầu “như người cha người mẹ có bỏ con cái, còn Ta cũng không bao giờ bỏ các ngươi”. Tình thương đó Chúa muốn mời gọi chúng ta đón nhận với lòng tri ân và cũng biết trao lại tình yêu đó cho tha nhân. Vâng, có lẽ, điều Chúa muốn nơi chúng ta chính là hãy hoạ lại chân dung tình yêu của Chúa cho anh em. Vì con người là “hoạ ảnh của Chúa”, nên con người phải biết sống yêu thương. Yêu thương sẽ làm chúng ta giống Chúa hơn. Yêu thương sẽ giúp chúng ta sống hoàn thiện con người mình hơn. Chính tình yêu phục vụ tha nhân sẽ là cách chúng ta đáp đền tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta.

Người ta kể rằng: Ngày kia, tại một ngôi làng nhỏ ở Miền Nam Trung Quốc, một em bé gái tiều tụy, đói rách và mang bệnh phong hủi bị dân làng dùng gậy gộc và gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của em.

Giữa cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé trên tay để bảo vệ em khỏi những trận đòn và những viên gạch đá ném bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.

Thấy có người mang em bé đi, dân làng mới chịu rút lui, nhưng miệng vẫn còn gào thét: "Phong hủi! Phong hủi!"

Với những giọt nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước mắt vui mừng chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu tinh của mình:

- Tại sao ông lại lo lắng cho con?

Nhà truyền giáo đáp:

- Vì Ông Trời đã tạo dựng nên cả hai chúng ta. Và cũng vì thế em sẽ là em bé gái của ta và ta sẽ là người anh lớn của em bé.

Suy nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi:

- Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn sự cứu giúp của ông?

Nhà truyền giáo mỉm cười đáp:

- Con hãy trao tặng cho những người khác tình yêu của con, càng nhiều càng tốt.

Kể từ ngày ấy cho đến ba năm sau, khi em bé gái tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui vẻ băng bó các vết thương cho những bệnh nhân khác, ân cần đút cơm cho họ, nhất là em luôn tỏ ra dễ thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại.

Lúc từ giã cõi đời, em bé chỉ mới tròn mười một tuổi. Các bệnh nhân đã từng chung sống với em kháo láo với nhau rằng:

- "Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về trời!"

Vâng, con hãy trao tặng cho người khác tình yêu của con phải chăng cũng là sứ điệp mà lễ Chúa Ba Ngôi mời gọi chúng ta? Hãy sống cho tha nhân. Hãy trao tặng cho nhau một nụ cười cảm thông. Một cái bắt tay thân mật. Một nghĩa cử bác ái đầy tình người. Hãy sống cho anh em của mình một cách quảng đại. Hãy là chứng nhân cho tình yêu của Chúa giữa một thế giới mà con người đang xa dần nhau vì quyền lợi bản thân, vì bon chen và hưởng thụ. Hãy giới thiệu cho nhân thế một tình yêu tinh ròng không bị hoen ố bởi những toan tính ích kỷ, tầm thường. Hãy giới thiệu cho thế giới một tình yêu hy sinh đến quên cả chính mình cho người mình yêu được hạnh phúc.

Nguyện xin Chúa Ba Ngôi là suối nguồn tình yêu dẫn chúng ta đi sâu vào huyền nhiệm tình yêu của Chúa để chính chúng ta cũng biết thở ra hơi ấm tình thương cho anh em của mình. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền

http://www.honnho.org/song-hon-nho/song-loi-chua/20110616/3256
  Chủ đề: Thiên Chúa là tình yêu có nghÄ©a là gì?
josnhat

Trả lời: 1
Xem: 6607

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 17.06.2011   Tiêu đề: re: Thiên Chúa là tình yêu có nghÄ©a là gì?
THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Tông đồ Gioan có nói: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thật vậy, từ thuở tạo thiên lập địa, nguyên tổ Adam và Eva tuy đã phạm tội bất tuân và đã bị Thiên Chúa trục xuất ra khỏi vườn Eden. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi con người. Thiên Chúa vẫn luôn, cách này cách khác, biểu lộ cho con người thấy, Ngài là “Đấng từ bi nhân hậu”. Vẫn muốn con người được phục hồi địa vị làm con Thiên Chúa.

Trải qua đời nọ đến đời kia, Thiên Chúa, qua các ngôn sứ và tiên tri, Ngài không ngừng gửi đến con người những thông điệp nói lên tình yêu thương, lòng bao dung và sự tha thứ.

Nếu nơi Vua David, Thiên Chúa biểu lộ cho mọi người thấy Ngài là một “Thiên Chúa chậm giận và giàu tình thương” (Tv145,8). Thì qua ngôn sứ Isaia, một Thiên Chúa giàu lòng tha thứ đã được biểu lộ qua lời kêu gọi con người “Hãy đến mà biện luận. Tội các người, dầu có đỏ tựa son, cũng hoá trắng như tuyết; có thẩm tựa vải điều, cũng hoá như bông”.

Và vào thời sau hết. Tình yêu thương của Thiên Chúa được viên mãn qua việc Ngài “Ban Con Một” để “những ai đón nhận... thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa”.

Người Con Một đó chính là Đức Giêsu Kitô.

Đức Giêsu, qua những lời rao giảng và qua những phép lạ chữa lành, Ngài đã cho mọi người thấy hình ảnh đầy sinh động về một Thiên Chúa là tình yêu. Một Thiên Chúa “đến thế gian không phải để lên án thế gian” (Ga 3.17). Một Thiên Chúa “đến để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn” (Lc 5,32). Và để “cứu cái gì đã hư mất” (Mt 18,11).

Dù được nghe những lời rao giảng thế nào là một Thiên Chúa của tình yêu. Nhưng hôm ấy “những người Phariseu và các kinh sư” khi chứng kiến “những người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giêsu”. Không bỏ lỡ cơ hội, bọn họ xầm xì với nhau “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”...

Trời ạ! Chắc họ mù và điếc, không thấy cái đám “phường tội lỗi” đó đến với Đức Giêsu là “để nghe Người giảng”!!!

Ba dụ ngôn được Đức Giêsu kể như ba cái tát vào mặt nhóm Phariseu và các kinh sư... Quả đúng là họ chỉ thấy “cái rác trong con mắt người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới” (Mt 7,3).

Đúng là họ chỉ thấy cái rác-tội-lỗi nơi người thu thuế, mà không thấy cái-xà-gồ-trách-nhiệm của mình. Lẽ ra, một Phariseu, là một người am hiểu Thánh Kinh, họ phải có trách nhiệm “giảng dạy” cho phường-tội-lỗi nhận biết “Thiên Chúa là Tình yêu”.

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Ba dụ ngôn: “Con chiên lạc, Đồng bạc bị đánh mất, Người Cha nhân hậu”. Vâng, ba dụ ngôn trên đã mô tả rõ nét một “Thiên Chúa là Tình Yêu”... Một-tình-yêu-mặc-dù...

Dù con phạm muôn tội Ta cũng tha...

Dù con đòi “phần gia tài con được hưởng”...

Dù con “thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa...”

Dù con đã “sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình...”

Dù con “thật đắc tội với Trời...”.

Thiên Chúa - qua hình ảnh người cha - Ngài “vẫn chạnh lòng thương”. Vẫn hối hả “chạy ra ôm cổ anh ta hôn lấy hôn để... đem áo đẹp nhất mặc cho... xỏ nhẫn vào tay và xỏ dép vào chân cậu”... Và “mở tiệc ăn mừng”.

Có lẽ không ai cảm nhận được “Thiên Chúa là Tình Yêu” nhiều bằng tông đồ Phao lô.

Hãy nghe Thánh nhân làm chứng rằng: “Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Giêsu Kitô đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏ bày lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời” (1 Tm 1, 12-16).

Vâng “mặc dù” Phaolô phạm-muôn-tội... Đức Giêsu vẫn thứ tha. Bởi vì như lời Đức Giêsu đã nói: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người ăn năn sám hối” (Lc 15, ....10).

MỘT PHÚT SUY TƯ

Chúng ta thường cho rằng, nhân vật người cha trong dụ ngôn chính là hình ảnh Thiên Chúa. Một Thiên Chúa của tình yêu...

Vâng, đúng là một Thiên Chúa của tình yêu. Hôm nay, Ngài không chỉ đứng trước cửa ngôi nhà “Thiên Quốc” dõi theo từng bước, từng bước chân của mỗi chúng ta trên đường lữ thứ trần gian. Ngài còn đứng trước cửa ngôi “nhà thờ” mỗi ngày, mỗi tuần để chờ đón chúng ta.

Ngài vẫn chạnh lòng thương đối với những ai đó lỡ “bỏ nhà thờ” trẩy theo phường tội lỗi, sống phóng đãng, phung phí tuổi thanh xuân...

Ngài vẫn đứng đó, trước ngôi Thánh Đường mời gọi chúng ta hãy “đi về cùng Cha” với một tâm hồn thú nhận tội lỗi rằng: “con đã đắc tội với Trời và với Cha”.

Không! Ngài không bao giờ coi chúng ta “như người làm công”... Thiên Chúa - Ngài vẫn cho chúng ta “quyền trở nên con Thiên Chúa”. Chỉ cần chúng ta trở về “đón nhận và tin vào danh Ngài” (Ga 1, 12).

Đừng quên, nơi ngôi nhà thờ - Thiên Chúa vẫn luôn đứng đợi và luôn sẵn sàng mở tiệc ăn mừng. Một bữa tiệc không phải bằng “thịt bê con” mà bằng chính “Mình và Máu Thánh của chiên con là Đức Giêsu”...

Petrus.tran
https://sites.google.com/site/dhaodhuc/thien-chua-la-tinh-yeu
  Chủ đề: Thiên Chúa là tình yêu có nghÄ©a là gì?
josnhat

Trả lời: 1
Xem: 6607

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 17.06.2011   Tiêu đề: Thiên Chúa là tình yêu có nghÄ©a là gì?
Thiên Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?
 
Trang 1 trong tổng số 2 trang Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net