GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055598644
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 29.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 12 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: ThÆ° mời Thánh lá»… Khai Mạc và Đại Há»™i của ACE xa quê Vinh
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 1
Xem: 8264

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 27.04.2011   Tiêu đề: ThÆ° mời Thánh lá»… Khai Mạc và Đại Há»™i của ACE
Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội
Cộng đoàn Giuse Thợ


“Tình yêu của Đức Kitô dành cho người xa quê”

Thư Mời

Kính gửi: - Quý ông bà, anh chị em lao động phổ thông của Giáo Phận Vinh tại Hà Nội.
- Thành viên Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội cùng Quý vị ân nhân.

Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã dành riêng cho Cộng đoàn xa quê chúng con, đã thương quy tụ và liên kết tất cả chúng con - những người con của Giáo phận Vinh - ở nơi mảnh đất Hà Thành này, cũng như để tạo cơ hội cho anh chị em trong Cộng đoàn được gặp gỡ và giao lưu với nhau, được sự đồng ý của Cha Linh hướng Gioan Lưu Ngọc Quỳnh , Cộng đoàn chúng con hân hoan tổ chức Thánh lễ Khai Mạc và Đại Hội của những anh chị em xa quê Vinh.

*Địa điểm:********Nguyện đường Giêrađô - Giáo xứ Thái Hà*
(180/2 Nguyễn Lương Bằng- Đống Đa- Hà Nội)
Thời gian: **** Chủ nhật, ngày 1 tháng 5 năm 2011.
(Chúa Nhật II Phục Sinh tức Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa)

*Nội dung chương trình:
- 7h : Đón tiếp.
- 7h15 : Tập hát Cộng đoàn.
- 8h00 - 9h30 : Thánh lễ.
- 9h30 - 10h30 : Đại hội Cộng đoàn xa quê Vinh.
- 11h : Tiệc nhẹ và giao lưu.

Vậy chúng con trân trọng kính mời tất cả anh chị em trong Cộng đoàn, Quý vị ân nhân đến tham dự Thánh lễ cùng Cộng đoàn chúng con. Sự hiện diện của anh chị em và Quý vị là sự động viên và khích lệ để góp phần xây dựng Cộng đoàn.
Nguyện xin Thánh Giuse Thợ - Quan thầy của Cộng đoàn - chuyển lời cầu bầu, hướng dẫn và chúc lành cho mọi dự định của chúng ta.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2011
Cha Linh HÆ°á»›ng


Gioan Lưu Ngọc Quỳnh


Đại diện lâm thời



JB. Hoàng Văn Duyệt

http://congdoanvinhhn.net
  Chủ đề: CĐ Gp Vinh tại Hà Ná»™i: Nguyện ngắm sá»± thÆ°Æ¡ng khó Chúa Giêsu
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 7263

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 20.04.2011   Tiêu đề: CĐ Gp Vinh tại Hà Ná»™i: Nguyện ngắm sá»± thÆ°Æ¡ng k


Giê su ơi! Ngài là ai? Ngài là ai mà Ngài đã chết cho anh? Ngài đã chết cho tôi! Ngài đã chết cho đời? Giêsu ơi! Ngài là ai? mà tình ngài thiết tha, cuồng sy với thế gian đến vậy? Ngài là ai ? Là ai mà cả thế giới, ca ngợi tình ngài khôn ví! Tỷ con tim thổn thức khi chiêm ngắm hình ảnh Ngài!
Ngài là Chúa! Ngài là ngôi lời! Ngài là Đấng Kitô! Ngài là vua muôn loài! Ngài là tình yêu. Nhưng Ngài đã hạ sinh trong thân phận con người, sinh ra không một mãnh vải che thân, chết trần truồng cô đơn nhục nhã để thực hiện giao ước tình yêu, một Thiên Chúa sáng tạo ra muôn loài mà hạ mình đến vậy sao? Có lẽ vì vậy nên muôn đời con luôn luôn kêu gào trong sự yếu đuối của thân phận con người: Ngài là ai?
Ngài là tình yêu trọn hảo, mà tình yêu đến với con người tha thiết, chí ái bao nhiêu thì con người càng kiêu ngạo, càng đáp trả lại lại tình yêu đó bằng sự phũ phàng, vô ơn bấy nhiêu! Khi cả trời đất nghiêng mình, rung chuyển vì tình yêu Chúa thì con người lại vô tâm nhạo cười, khi Chúa tôi đớn đau trên thập tự thì con người lại chỉ trỏ xỉ nhục cười đùa, khi Giêsu khóc thổn thức trên Thánh giá vì tội con thì con lại hả hê vì được đánh thỏa sức! Khi Giêsu khát tình yêu đáp trả thì con lại đem cho Ngài mật đắng.
Ôi có trở lại biến cố khổ nạn ngày xưa con mới cảm nhận được thân phận của con! Con cứ đòi phép lạ, con cứ đòi điềm thiêng, con cứ đòi ơn huệ, vì vậy mà con trở nên phủ phàng, trở nên tàn nhẫn để rồi những tội lỗi như trăm ngàn mũi đinh đóng chặt Chúa vào Thánh giá.
Xin cho con biết chiêm ngắm hình ảnh cứu chuộc của Chúa trong mọi khoảnh khắc trong cuộc đời! Để trong mọi lúc con luôn tin tưởng vào tìnhyêu tuyệt đối dành cho con!

Giê su ôi Chúa chí nhân
Yêu con Chúa đã hiến mình vì con!



Thứ nhất:
Con người tráo trở lắm thay
Hôm qua đón rước, hôm nay nộp Ngài!
Giuda môn đệ bao năm
Vì ba đồng bạc mà đem bán Ngài!




Thứ 2
Thương cho nhân thế lầm than
Giêsu lo lắng buồn sầu, đớn đau
Mồ hôi máu chảy đầm đìa
Loài người tội lỗi có nhìn Chúa chăng?




Thứ 3:
Tay con bắt trói Chúa con
Tay con đánh đập lại còn kéo lê
Giêsu ngã xuống bảy lần
Chân con đạp dậy, trói Ngài điệu đi.




Thứ 4
Nhổ râu, giật tóc, bạt tai
Đánh Người bầm dập hình hài còn đâu?
Hỏi con, con lại chối liền:
Không quen, không biết, Chúa là chúa con!




Thứ 5:
Chúa tôi như một tội nhân
Xét đi xử lại chẳng cần nghĩ suy
Tha cho một kẻ tội đồ
Lại đem Con Chúa lên đồi đóng đanh.



Thừ 6:
Mũ gai, con “đội” cho Ngài
Roi đòn con đánh thân Ngài nát bươm
Chúa con vẫn muốn chịu thêm
Vì thương nhân loại còn bao tội tình




Thứ 7:
Bao nhiêu nhục nhã, đớn đau
Giêsu hứng chịu từ tay người đời.
Thỏa sức xỉ nhục, nhạo cười
Giơ tay tội lỗi vã vào Chúa tôi




Thứ 8:
Đóng đinh! Đóng đinh! Nó đi!
Người ta la hét cuồng điên lạ lùng
Hôm qua chúc tụng hoan ca
Hôm nay quay mặt đòi đi giết Ngài.




Thứ 9:
Giêsu mệt mỏi kiệt cùng
Simon gánh đỡ, chung vai đỡ Người
Giêsu đứng lại khóc thương
Khóc cho nhân loại lầm đường tội nhơ.




Thứ 10:
Áo Ngài con lột trần truồng
Máu tuôn bê bết, thân hình nát tan
Đóng đinh, kéo dãn xương Ngài
Bày trỏ diễu cợt cho thêm khổ sầu!




Thứ 11:
Chúa tôi như kẻ tội đồ
Bị người ta sánh như phường trộm cắp!
Chúa ơi tha thứ tội con
Mai này xin nhớ phận hèn phàm nhân!




Thứ 12:
“Lạy Cha sao nỡ bỏ con?”
Giêsu thổn thức khóc than một mình!
Giêsu đói khát tình người
Mà con đáp trả cho Ngài “dấm chua”!




Thứ 13:
Đất trời động địa, chuyển rung
Vì thương con Chúa tột cùng đớn đau
“Linh hồn con phó trong cha!”
Giêsu yêu đến trút hơi thở cùng




Thứ 14:
Bao nhiêu phép lạ xảy ra
Vậy mà con vẫn thờ ơ lạnh lùng
Con liền đánh ngực ăn năn
Về bao tội lỗi đóng đinh chính Ngài.




Thứ 15:
Yêu đến giọt máu cuối cùng
Lòng thương xót Chúa đổ đầy tháng năm
Vì yêu Chúa đã giáng trần
Vì yêu Chúa đã hiến mình vì con.




Cho con chiêm ngắm hằng ngày
Chúa con chịu nạn, chết cho nhân trần
Cho con thống hối ăn năn
Xa đường tội lỗi, theo đường Chúa đi!

Giuse Trần Cương
http://congdoanvinhhn.net
  Chủ đề: Cá»™ng Ä‘oàn con cái Giaó phận Vinh tại Hà Ná»™i: Tâm tình lá»… Lá
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 7206

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 19.04.2011   Tiêu đề: Cá»™ng Ä‘oàn con cái Giaó phận Vinh tại Hà Ná»™i: TÃ


Chúa Nhật lễ Lá, như một dịp để mỗi người chúng ta nhìn lại mình, nhìn lại bản thân. Để xét mình, để ăn năn tội lỗi và chuẩn bị thật kỹ tâm hồn để bước vào tuần Thánh, kỹ niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô.
Trong tâm tình đó, sáng Chúa nhật ngày 17/04/2011, Cộng đoàn Cựu sinh viên và gia đình Công giáo, cũng như anh em sinh viên, những người xa quê, những người con cái giáo phận Vinh đã quy tụ về đền Thánh Giêrado tham dự Thánh lễ.
Hiện diện trong Thánh lễ có Cha Mattthêu Vũ Khởi Phụng – cha bề trền tỉnh dòng Chúa cứu thế Hà Nội chủ tế Thánh lễ. Gia đình Luật sư Giuse Lê Quốc Quân – Một người anh em của Cộng đoàn vừa mới được tự do do sau 9 ngày bị bắt bớ giam cầm vô cớ. Và các vị khách, cũng như ân nhân của Cộng đoàn.
Nghi thức lễ lá và Thánh lễ diễn ra sốt sắng, tâm tình trong từng lời giảng của Cha Mattheo.
Biến cố mà tin mừng hôm nay nhắc đến nhấn mạnh sự bạc bẽo của con người với Tình yêu bao la mà Chúa đã ưu ái dành cho chúng ta. Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó, Tin mừng muốn chúng ta hiểu rằng trên cả mọi đáp trả của con người, dẫu là phũ phàng, bội bạc nhất Chúa vẫn yêu con người tha thiết, yêu đến nỗi hiến cả mạng sống mình, chết nhục nhã trên cây thập tự giá, do chính con người tự tay đóng. Lòng thương xót Chúa vô biên, đổ đầy trên con ngườ đến giọt máu cuối cùng.
Trong bài giảng, Cha Matthêu nhắc nhở mỗi Kitô hữu bước theo Chúa là vác thập giá hằng ngày, hằng giờ, hằng khắc trong cuộc đời. Điều đó đã minh chứng rõ ràng trong lịch sử Hội Thánh, các Thánh đã đổ đến giọt máu cuối cùng để chứng minh cho Tin mừng nước Chúa, Các Ngài đã chịu biết bao cảnh tù tội, giam cầm bắt bớ, nhưng vẫn can trường tin tưởng vào Chúa Kitô. Cha Matthêu cũng kêu gọi mọi người phải biết nhìn lên Thập giá mỗi ngày, mỗi thời khắc trong cuộc đời để mỗi người chúng ta xác quyết được con người chúng ta yếu đuối, dễ lỗi phạm và rất cần đến ơn Chúa trợ giúp trên mọi bước đường.
Riêng các bạn sinh viên, những người trẻ, những người may mắn được tiếp xúc với nhiều kiến thức, nhiều tri thức, như vậy “nén bạc” Chúa trao cho chúng ta lớn hơn vì vậy chúng ta phải mang trách nhiệm làm muối, làm men cho đời biết đến Tin mừng. Đã có bao người đã hy sinh lặng thầm cho nước Chúa được mở rộng, ấy vậy mà sự dy sinh âm thầm đó có khi đã rơi vào lãng quên. Nhiệm vụ của người trẻ, của một người tri thức là làm cho những hình ảnh đó sống mãi và trường tồn.
Thánh lễ lá kết thúc trong chia sẽ chân tình của Cha Matthêu về đời sống đức tin của người trẻ, cũng như chia sẽ của Luật sư Giuse Lê Quốc Quân về những suy tư cho người trẻ, cho Giáo hội và đất nước. Chúng ta phải nhớ đến lễ Lá và suy ngẫm hằng ngày:
“Qua Đoạn Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá, ta thấy lòng con người thay đổi một cách nhanh chóng, không thể tưởng tượng được. Phải chăng chúng ta ngày nay cũng như vậy ?
Mới hôm trước vẫy tay, hồ hởi, hoan hô đón tiếp Chúa một cách long trọng, hôm sau đã chỉ tay, hét lên đã đảo kết án Chúa.

Mới hôm trước hò reo, chúc tụng, hô vạn tuế, vạn tuế.... hôm sau chính những con người đó cũng hô hoán kết án, buộc tội và hô đóng đính nó, đóng đinh nó... Chúa.

Mới hôm trước chen lấn, tranh giành nhau, vui mừng để cung nghinh đón Chúa, thì hôm sau họ lại xúm nhau lại, cùng nhau hành hạ và để Chúa cô đơn chết trên thập giá.

Mới hôm trước họ cởi áo, chặt lá lót đường, vẫy chào Chúa vào Thành, thì hôm sau chính họ đã cởi áo, đội vòng gai, đóng đinh Chúa một cách dã man.

Mỗi chúng ta hôm nay, bạn và tôi có đang như những người dân xưa không?
Chúng ta hãy nhìn lại mình nhé....”
Jb. Lê Đình Nam.
Như vậy mỗi ngày trong đời chúng ta là một lễ lá để ta luôn tung hô Chúa – Vị vua của muôn lòai!

Qua phần phụng vụ hôm nay, chúng ta cùng nhau chia sẻ ba điểm: Trước hết Chúa nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem cách long trọng.

Biến cố này cho chúng ta thấy giờ của Ngài đã đến. Ngài sẽ phải bước vào cái chết để đem lại ơn cứu độ và sự phục sinh, như hạt lúa mì cần phải mục nát đi thì mới nẩy mầm và kết trái. Trước đó, nhiều lần những người Do Thái chống đối lập mưu giết hại Ngài, nhưng giờ Ngài chưa đến, đồng thời nhiều lần dân chúng định tôn Ngài lên làm vua, nhưng giờ Ngài cũng chưa đến. Còn lúc này giờ ấy đã đến và đã đến thật rồi.






Tiếp đến, với Chúa nhật Lễ Lá, chúng ta tôn kính Đức Kitô là Vua:

Đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế, Ngài đồng ý để dâng chúng tung hô vạn tuế Ngài là Vua: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Và cũng chính vì phong cách vương đế này mà Ngài đã bị kết án tử hình. Bản án của Ngài được viết bằng ba thứ tiếng: Do Thái, Latinh và Hy Lạp: Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái. Chính Ngài đã xác quyết trước toà án Philatô: Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng tôi. Sở dĩ như vậy vì vương quốc của Ngài là vương quốc của yêu thương và an bình, vương quôc của sự sống và chân lý.






Sau cùng, Chúa nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta biết về giá trị của những đau khổ:

Thực vậy, sống trên đời là phải đối đầu với khổ đau, bởi vì Lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc thương khó của Chúa, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Ngài trên đỉnh Canvê. Khi chấp nhận vác thập giá mình mà bước theo Chúa, chúng ta cũng chia sẻ gánh nặng của Ngài. Thế nhưng điều quan trọng không phải là vác đi trong than khóc, mà vác đi trong hy vọng. Bởi vì với Chúa Giêsu, thập giá và phục sinh không thể tách lìa nhau. Với Chúa Giêsu, đau khổ và sự chết không đẩy con người vào ngõ cụt, mà trái lại đem con người tiến bước trên con đường dẫn tới ngày phục sinh.






Điều nghịch lý của Lễ Lá, đó là vị vua của chúng ta đang tiến lên, vị vua đã bênh vực nhân vị, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người, thế nhưng chính vị vua ấy lại thu tích tất cả những đau khổ thể xác cũng như tinh thần của con người vào trong chính bản thân của mình để chết đi một lần thay cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào cõi phúc trường sinh. Và đó cũng chính là niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới sự phục sinh.






















“ Đan len không khó, cái khó là mở ra và đan lại mỗi ngày”

Giuse Trần Cương
http://congdoanvinhhn.net
  Chủ đề: Nhìn Lại Con Người – Tâm tình của người tá»™i lá»—i
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 5656

Bài gửiDiễn đàn: Tâm sá»±   gửi: 16.04.2011   Tiêu đề: Nhìn Lại Con Người – Tâm tình của người tá»™i
“Mỗi người đều bị cám dỗ là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt. Rồi mỗi khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết” (Gc 1, 14-16)

Dòng đời không ai trôi chảy như một dòng sông phẳng lặng, êm đềm dưới cái nắng thanh thu nhẹ nhàng và cũng không như là một cơn sóng thần nhấn chìm, nuốt gọn cả một thị trấn. Dòng đời là phải ngược xuôi, gập gềnh sóng gió, là phải lận đận, lúc thăng lúc trầm và nghiêng ngả như ngọn cây đứng trước gió.Chính vì cái quy luật vận động này mà con người chúng ta rất dễ thay đổi, chiều theo những ước muốn xấu và phạm tội. Hẳn trong ae và tôi đã một hay nhiều lần phạm tội dù nặng hay nhẹ, tội đó không phải phát xuất từ đâu mà ra nhưng chính từ trong con người chúng ta. Ai cũng nghĩ rằng cám dỗ vây quanh chúng ta nhưng Thiên Chúa bảo nó bắt đầu bên trong chúng ta. Tôi luôn an ủi cho chính mình rằng “con người bất toàn” và tôi ra sức phạm tội. Phải chăng tôi đang đổ lỗi cho chính Thiên Chúa khi tạo dựng nên con người.

Khi tôi viết nên những dòng tâm tình này thì lòng tôi đang quặn xé từng hồi, nứt nẻ như mảnh đất khô hạn do thiếu nước. Tôi thấy tâm hồn như bị tàn phế không thể vực dậy nổi mà bước đi, mọi dự định tìm lối sống của đời tôi trở nên bế tắc, lạc lõng và mò mẫm trong đêm tối. Bước vào nhà Chúa cho đến lúc lầm lũi đi ra tôi chỉ “Lạy Chúa! Xin thương xót con là kẻ có tội”. Có phải con đã đánh mất điều gì chăng? Con cũng không rõ.Có phải con đang mất bình an, trở nên trống rỗng lo lắng và sợ hãi con cũng không phân định rõ. Phải chăng con được sinh ra là để cảm nhận những bế tắc, nhũng mất bình an và đầy rẫy những xáo rỗng trong tâm hồn.

“Khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em” ( Gc 4, 1b)

Khoái lạc hay chính là cám dỗ nó phát xuất và sống trong bản thân chúng ta. Liệu chúng ta có cảm nhận được mùi vị của nó hay không ? Nhưng riêng tôi thấy vị ngọt ngào tan chảy trong suy nghĩ đến hành vi và phảng phất hương thơm quyến rũ làm sao. Bước đầu nó chỉ là ước muốn, có thể là một ước muốn gây nên tội như trả thù, ghen tuông, oán hận hoặc có thể là ước muốn bình thường, hợp pháp như ước muốn yêu thương hay được coi trọng và vui sướng. Ước muốn đó trở thành cám dỗ khi chúng ta chiều theo và thỏa đáp nó. Và kết quả chắc hẳn chúng ta đều biết rõ đó là “Phạm Tội”.

Chúng ta hãy nhìn lại cuộc đời chính mình bằng con mắt tâm hồn và suy nghĩ thật sâu xa chứ đừng nhìn bằng ánh mắt khách quan, bạn sẽ thấy rằng cuộc đời con người tồn tại và hiện diện trên trần gian này chỉ một khoảng khắc ngắn ngủi và thoáng chợt mà thôi. Sinh ra trong tiếng khóc của chính mình và chết đi trong tiếng khóc của người thân. Sinh ra trong đau đớn banh da xẻ thịt của người mẹ và chết đi trong trái tim rướm máu quặn thắt ruột gan của tình thân mẫu tử, phụ tử, vợ chồng. Đó là thực tại của con người chúng ta. Vậy khoảng thời gian chúng ta sinh ra cho đến lúc chết đi chúng ta làm được những gì? Đừng để khoảng thời gian đó chết đi và đừng luôn phạm tội như tôi.Tôi là một con người tội lỗi.Thật đau đớn và xót xa cho những kì công, những chạm khắc, những nét vẽ mà Đấng Tạo Hoá đã tạo dựng nên tôi.

Tội là thái độ tự do để lựa chọn một đối tượng khác ngoài Chúa, tội cho con một chút “niềm vui” nhưng tội làm con xa Chúa. Con đã gạt bỏ Chúa ra khỏi cuộc đời con để con đón nhận một chủ thể khác. Chúa không áp bức con bằng sức mạnh, bằng quyền năng nhưng Chúa cho con tự do lựa chọn. Khi con phạm tội là con phá huỷ hết tất cả tự do và nhân phẩm của con. Tội là điều xấu, con không muốn để người khác biết những điều xấu của con. Từ đó, con có hai khuôn mặt. Một khuôn mặt thật và một khuôn mặt trình diễn để tha nhân nhìn vào. Khi con giấu kín khuôn mặt thật tội lỗi để phô bày khuôn mặt cao thượng là con xây dựng giá trị của mình trên sự lầm lẫn của tha nhân. Con chẳng là gì cả. Con không thể là hạt cát để ngọn gió cuốn đi, cũng không phải là chiếc lá rụng xuống để phân huỷ. Con gian dối với tha nhân và lừa đảo cả chính mình. Khi tha nhân tưởng con là gương mẫu nhưng không phải vậy. Con lo âu cho cái ngưỡng mộ kia bị đổ vỡ cho nên con càng cất giấu kĩ hơn. Sống trong tội con hồi hộp, lo âu và gian dối. Trong khoảng không con thốt lên “ Lạy Chúa! Con phải làm gì?”.

Mẹ ơi! Mẹ ơi. Mẹ đã sinh ra con trong đau đớn để con có một thân thể đẹp đẽ, không có một tí khuyết nào, và một trái tim lành lặn, khoẻ mạnh và tròn trịa. Giờ đây con phạm tội xấu xa trên chính thân thể Mẹ đã ban cho. Trái tim tròn trịa, khoẻ mạnh giờ đây bị méo mó, đầy vết cắt, vết chém, vết lồi lõm. Trái tim con rỉ máu vì tội. Tội ghê gớm làm sao? Không cần định nghĩa chỉ cần cảm nhận và trải nghiệm từ chính cuộc đời là đủ. Con giờ chỉ biết nhìn vào Thập giá Chúa mà thôi.“ Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa hứa ban cho những ai yêu mến Người” ( Gc 1, 12).

Ai cũng có thể an nhàn nhìn ngắm cảnh chiều xuống tuyệt đẹp hoặc cảm thấy thư thái vào những ngày nghỉ. Nhưng chúng ta còn học biết sự bình an đích thực khi vững tin vào Chúa ngay trong những hoàn cảnh bị cám dỗ, lo lắng và sợ hãi. Xin cho con luôn được kiên vững. Và Lạy Chúa! Xin thương xót con là kẻ có tội. Amen.

Lê Sông Hồng-Cộng đoàn Donbosco
http://congdoanvinhhn.net
  Chủ đề: Ngắm 15 sá»± ThÆ°Æ¡ng khó Chúa Giêsu và cầu nguyện cho LS Quân
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 1
Xem: 8411

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 08.04.2011   Tiêu đề: Ngắm 15 sá»± ThÆ°Æ¡ng khó Chúa Giêsu và cầu nguyện


Tối thứ 5 ngày 8.4.2011 Cộng đoàn Gioan Tông đồ - thuộc Cộng đoàn con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội đã có buổi ngắm trọng thể 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu và cầu nguyện đặc biệt cho Ls Lê Quốc Quân đang bị chính quyền bắt giữ.

Theo lịch sinh hoạt, Cộng đoàn lại quây quần bên nhau để nguyện ngắm, để cầu nguyện, để chia sẻ. Buổi cầu nguyện, sinh hoạt hôm nay có điều đặc biệt hơn: Sau giờ nguyện ngắm 15 sự Thương khó của Chúa Giêsu, Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân, một thành viên của Cộng đoàn con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội đang bị bắt bớ giam cầm. Xin mọi người khi đọc tin bài này cũng hãy hiệp ý cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, để anh luôn được Chúa sáng soi trong mọi hoàn cảnh!













Cộng đoàn Gioan Tông đồ

http://congdoanvinhhn.net

------------------------------
  Chủ đề: CĐ Phaolô: Cầu nguyện cho Luật sÆ° Lê Quốc Quân
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 7115

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 08.04.2011   Tiêu đề: CĐ Phaolô: Cầu nguyện cho Luật sÆ° Lê Quốc Quân


Tin Tức: Tối ngày 7 tháng 4 năm 2011, Cộng đoàn Phaolô - thuộc Cộng đoàn con cái Giáo Phận Vinh tại Hà Nội đã tập trung tại nhà thờ Làng Tám để cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân- một người anh em của Cộng đoàn con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội.

Tôi viết và đưa những hình ảnh này lên, ắt hẳn sẽ có một số người, một số tập thể sẽ quan tâm xem chúng tôi đang làm gì? Chúng tôi có phải đang tụ tập để mưu tính việc gì không? Xin thưa: Hơn 30 anh em Cộng đoàn chúng tôi họp nhau lại là để CẦU NGUYỆN. Cầu nguyện cho anh Giuse Lê Quốc Quân và cho đất nước Việt Nam được phát triển, tôm giáo được tự do.



Từ trước đến nay ắt hẳn đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi, lo ngại việc làm tốt lành đó. Xin nói rõ những anh em chúng tôi lấy nước Thiên Chúa làm cùng đích, đối với chúng tôi Thiên Chúa là vị cha chung là của cuộc đời. Vì vậy khi có biến cố nào trong cuộc sống, hay gặp một sự việc nào xảy ra với mình, xảy ra với anh em. Chúng tôi đều cầu nguyện như một hình thức thưa chuyện với vị Cha chung của mình. Ở bài viết này tôi muốn đưa tin về một buổi sinh hoạt và cầu nguyện của Cộng đoàn Phaolo một Cộng đoàn nhỏ thuộc Cộng đoàn Vinh, đây là buổi cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân- một người thuộc Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.



Bài viết này tôi cũng muốn mọi người hiểu thêm về cầu nguyện, về sức mạnh của lời cầu nguyện, đó là nhu cầu cần thiết của một người Công giáo. Qua đầy bạn sẽ hiểu ra rất nhiều điều, hiểu ra tại sao bây giờ người ta “khát” đời sống tâm linh như vậy. Nếu một con người mang trong mình tư tưởng vô thần hãy cảnh tĩnh lại, bạn hãy nhìn vào trong sâu thẳm tâm hồn xem thử có đúng không nhé, chắc các bạn cũng khao khát một đời sống tâm linh như chúng tôi thôi!

Sau đây là bài viết về ý nghĩa và sức mạnh của lời cầu nguyện trong đời sống tâm linh của người Kitô hữu:



SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

Ðể hiểu sức mạnh của lời cầu nguyện, chúng ta phải hiểu cầu nguyện là gì. Tôi đọc một tờ báo công giáo ngoại quốc, và gặp ở mục hỏi đáp một câu rất hay về cầu nguyện. Ðại khái câu hỏi thế này: "Từ lâu con cầu nguyện với Chúa xin một ơn, mà chẳng thấy Chúa ban cho. Không biết Chúa có ở đó hay không? Hay là con cầu nguyện với một khoảng trống phi lý." Tôi nhớ câu trả lời của linh mục phụ trách như sau: "Một điều cần đầu tiên là điều cốt tủy mà bạn cần biết: Cầu nguyện là một ơn của Chúa."

Câu viết trên đọc lạ mắt, âm thanh lạ tai quá! Nhưng lại là một câu viết rất đúng về cầu nguyện. Theo định nghĩa cổ điển: Cầu nguyện là nâng hồn lên với Chúa. Nói theo các nhà tu đức mới bây giờ: Cầu nguyện là lúc con người gặp Thiên Chúa, cảm nghiệm sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa, lãnh nhận ý của Ngài trong lời Ngài nói thầm kín, đón tiếp sức mạnh của Ngài. Như vậy cầu nguyện đúng là ơn Chúa. Sự gặp gỡ đó chính là điểm hội tụ thân mật gần gũi với Chúa. Ngày từ thời xưa Abraham thật dễ thương: "Ông đứng ra xin tha lỗi cho thành Sôđôma và Gômôra, mặc cả với Chúa từ con số 50 người thành xuống 45, xuống 40, xuống 30, xuống 20 rồi xuống 10" (St 18,24-32). Kiểu Abraham nài nỉ với Chúa như thế, cho ta thấy rõ sự liên lạc mất thiết giữa Chúa và Abraham.

Vậy tình thân mật với Chúa là đích điểm của sự cầu nguyện, là sợi dây nối liền vào Chúa, qua đó đời sống tâm linh của ta được triển nở tốt đẹp hơn, cũng như bóng điện sáng được là nhờ nối liền với nguồn điện. Có một vị linh mục kia sống trong một trung tâm truyền giáo tại Phi Châu. Ở trung tâm có một máy phát điện nhỏ cung cấp điện cho nhà thờ và nhà xứ. Một hôm có mấy người dân địa phương tới thăm cha. Họ thấy bóng điện treo thòng từ trần nhà xuống trong phòng ngài, và họ bỡ ngỡ hết sức, khi thấy ngài chỉ bật một nút nhỏ ở vách thì ngọn đèn đó sáng ngay. Thấy vậy, một người trong họ đã xin ngài một bóng đèn. Vị linh mục tưởng ông ta xin một bóng "đèn cháy" để về chơi, nên ngài lập tức đi lấy cái bóng đã hư đem ra cho ông ta. Ít lâu sau, vị linh mục đến thăm túp lều tranh của ông. Ngài hỏi xem ông ta dùng bóng điện đó làm gì, và ngài bỡ ngỡ khi thấy ông dùng giây thừng treo bóng điện đó lủng lẳng giữa nhà. Ngài buồn cười và cắt nghĩa cho ông ta hay bóng đèn chỉ có thể cháy sáng nếu được gắn liền với máy điện bằng một sợi dây điện. Nhiều lúc chúng ta cũng giống như ông nhà quê đó, treo lủng lẳng cái bóng điện mà không có ánh sáng, tức là các việc làm không cầu nguyện, không vì Chúa, không cắm vào Chúa.

Lời cầu nguyện là sợi dây chạm vào được sức mạnh của Chúa. Sức mạnh của Chúa giúp ta vượt thắng những trở ngại của cuộc sống và thay đổi chính mình. Chạm được sức mạnh thần linh rồi, lòng tin sẽ mạnh vì Chúa thường ban ơn cho những ai biết đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Chúa Giêsu vẫn nhắc cho những người được ơn chữa khỏi bệnh tật, khỏi quỉ ám: "Ðức tin của con đã cứu con." được sức mạnh và ánh sáng Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ nhận ra rằng: điều cần, và đem lại binh an là Nước Chúa, là sức mạnh nội tâm chứ không phải là những ơn đặc biệt theo ý riêng mình.

Câu chuyện sau đây chứng minh sức mạnh linh thiêng của lời cầu nguyện. Khi thánh Gioan Maria Vianey tới làng Ars nhỏ bé không mấy ai biết tới, một vài người mỉa mai nói với Ngài: "Ở đây không có việc gì làm cả." Thánh nhân trả lời: "Như vậy là có mọi chuyện để làm rồi đó." Và Ngài làm ngay. Ngài đã làm gì?

Thức dậy từ 2 giờ sáng. Ngài đến cầu nguyện gần bàn thờ trong ngôi thánh đường tối tăm nhiều giờ. Tràng hạt trong tay, mắt chăm chú nhìn lên nhà Tạm. Với sự miệt mài cầu nguyện của thánh nhân, Chúa Giêsu và Ðức Mẹ Ðồng Trinh dần dần lôi kéo các tâm hồn đền giáo xứ nghèo nàn này, và ngôi nhà thờ nhỏ bé đã trở nên chật chội không đủ chứa đám đông. Nơi tòa giải tội của Cha s thánh chen chúc những hàng dài hối nhân không dứt. Cha sở thánh bắt buộc phải giải tội từ 10, 15 đến 18 giờ một ngày. Sự biến đổi đã xảy ra như thế nào? Từ một ngôi nhà thờ nghèo nàn, một bàn thờ từ lâu không dùng đến, một nhà Tạm bỏ trống, một tòa giải tội cũ kỹ và một linh mục kém tài bất lực, giờ đây, bộ mặt sinh hoạt của giáo xứ cũng như tâm hồn của các tín hữu đã hoàn toàn thay đổi. Nguyên nhân nào đưa đến sự thay đổi xứ Ars, đến nỗi hàng trăm ngàn, và có lẽ hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới kéo về đây. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm những biến đổi như thế: "Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có" (1 Cr 1,28). Ta phải hoàn toàn quy hướng về Ngài, qua sức mạnh của lời cầu nguyện, qua sức mạnh thần linh vô biên của phép Thánh Thể và chuỗi Mân Côi.

Mẹ Maria cũng dạy chúng ta đường đi tới nguồn là Cầu Nguyện. Thiếu cầu nguyện nội tâm chúng ta sẽ trống rỗng. Ngày nay, chúng ta cảm thấy quá bận rộn và không có giờ để cầu nguyện. Càng làm việc nhiều, càng không đủ thời giờ và khả năng để đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Chúng ta đã quên rằng Chúa là động lực biến đổi mọi sự.

"Ai biết cầu nguyện là biết sống." Ðó là câu chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng ta. Ước gì chúng ta luôn sống gắn bó mật thiết với Chúa qua sự cầu nguyện, là nguồn mạch ơn thánh và sức mạnh, để chúng ta cùng lớn lên trong đức tin và chung sức mở mang nước Chúa.

Sr Maria, LHC

nguồn: http://congdoanvinhhn.net

---------------------------------------
  Chủ đề: Äá»©c tổng Giuse: "5 căn bệnh chủ nghÄ©a" của thời đại
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 1
Xem: 9154

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 07.04.2011   Tiêu đề: Đức tổng Giuse: "5 căn bệnh chủ nghÄ©a"
Sinh viên với những “ căn bệnh chủ nghĩa ” của thời đại



Trong 2 ngày tĩnh tâm tại Đan viện Châu Sơn, chúng ta rất vinh dự và vui mừng là được Đức Tổng Giuse giảng phòng. Ngài đã chia sẽ với chúng ta 5 “ căn bệnh chủ nghĩa ” mà con người hôm nay, giới trẻ hôm nay, xã hội hôm nay, đang mắc phải ngang qua dụ ngôn “người cha nhân hậu” trong tin mừng Thánh Luca. Qua đây mình muốn chia sẽ với mọi người những căn bệnh chủ nghĩa mà Đức Tổng nêu ra ngay trong cuộc sống sinh viên của chúng ta.

Bệnh chủ nghĩa tự do: Bắt đầu cuộc sống sinh viên là như cánh chim được tung cánh bay, bay khỏi vòng tay của gia đình, của làng xóm, của Giáo xứ… như chúng ta vẫn thường nói với nhau: ta được tự do rồi, giờ thì thích làm gì thì làm, có ai biết mình là ai đâu…. Những tư tưởng như thế đã làm cho sinh viên ngày nay quá lạm dụng cái chủ nghĩa tự do và chính sự tự do mà chúng ta đang sử dụng lại đưa chúng ta đến chỗ mất tự do và trở thành nô lê, nô lệ của những đam mê, ham muốn. Họ luôn mang trong mình tư tưởng đó và tự bảo với mình rằng: thích ngủ lúc nào thì ngủ, thích đi đâu thì đi, thích mấy giờ về thì về, thích chơi gì thì chơi….có ai quản mình đâu, mình có tự do mà.
Còn bạn thì sao? Bạn có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa cá nhân: đây là căn bênh ngày càng phát triển mạnh trong con người hôm nay mà đặc biệt là giới trẻ. Tôi không cần ai, tôi có thể làm tất cả, nơi tôi có tất cả và tôi có có thể làm tất cả… tôi có tri thức, tôi học đại học, tôi thông minh, hiểu biết… rồi gia đình sẽ phải cần tôi, tôi chỉ cần tôi thôi. Đó là những gì mà sinh viên ngày nay đang tự hào về chính bản thân mình, họ thích được khen ngợi, được đánh bóng mình từ đó cái “tôi” của họ được đề cao và từ đó họ luôn tôn sùng cái “tôi” của mình như một ngẫu tượng. Sinh viên ngày nay chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác, không cần quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh, họ chỉ biết vun đắp cho mình và cho mình. Họ nghĩ mình là vinh dự, là niềm tự hào cho gia đình, cho quê hương cho nên mình không cần ai, mà chỉ có gia đình, quê hương đang cần họ.
Còn bạn thì sao? Còn có sống cho một mình mình không?
Bệnh chủ nghĩa hưởng thụ: Đời người ai mà chẳng hưởng thụ , nhưng hưởng thụ thế nào cho đúng, cho công bằng, cái gì đáng hưởng thụ và cái gì không đáng hưởng thụ. Dường như sinh viên ngày nay cuộc sống của họ chỉ biết hưởng thụ, biết tiêu xài rồi cuốn theo những lạc thú, những đam mê, những thõa mãn bản thân mà họ cho là mình đáng được những hưởng và phải tận hưởng làm sao mình sung sướng và hạnh phúc là được. Họ nghĩ mình đi học là oai sang trong gia đình, là niềm vinh dự, niềm tự hào cho gia đình nên họ muốn làm gì thì làm. Họ đốt tiền bạc, đốt thời gian, sức khỏe trong những trò chơi vô bổ, những giải trí không lành mạnh, những sở thích của bản thân và rồi họ phải hối hận, phải gánh chịu hậu quả của những cái mà họ cho là mình đáng được hưởng đó. Những cái họ đáng được hưởng thụ lại bị chính bản thân họ đánh mất, đã thế chính gia đình, anh em, bạn bè của họ cũng bị liên lụy, bị ảnh hưởng bởi họ, rồi chính cái đó trở thành án phạt cho bản thân.
Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình xem sao?
Bệnh chủ nghĩa duy lợi: Mang lại lợi ích cho bản thân là một điều tốt và cần làm, nhưng hãy nhìn lại xem cái mình đang và sẽ làm có ảnh hưởng đến người khác không. Sinh viên dường như chỉ biết nhận tiền của gia đình, của người thân rồi đem tiêu xài phung phí cho thõa mãn bản thân mình, không có mục đích. Trong khi đó họ không nghĩ đến những người cha, người mẹ đang vất vả, thức khuya dậy sớm để lo cho con từng miếng cơm manh áo, lo cho con được học hành đầy đủ. Lo con đi học vất vả không để ý đến ăn uống thì gửi cho con cân thịt, con cá để con bồi dưỡng thêm. Nhưng trái lại con cái lại lợi dụng những tấm lòng tốt của cha mẹ để rồi chỉ biết nghĩ đến mình, lo cho bản thân mình làm sao cho thỏa mãn mình là được. mặt khác họ có thể lợi dụng người thân, bạn bè, lợi dụng những quan hệ chỉ nhằm mang lại lợi ích cho mình mà không biết chính mình đang làm tổn thương, làm hại những người tốt với mình về cả thể xác lẫn tinh thần. Cái gì tốt thì họ giữ cho mình còn cái gì xấu thì họ trút lên bất kỳ ai mà họ có thể trút dù đó là bạn bè, hay người quen, thật là một điều tai hại và nhẫn tâm. Họ đánh giá cuộc sống theo những món lợi để rồi thế gian đánh giá lại họ theo những món lợi và họ trở thành món hàng.
Bản thân mình có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa tương đối: Đây đang là trào lưu của thế giới hôm nay, người ta xem tất cả chỉ là tương đối. Con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi… và rồi họ không còn biết bám víu vào đâu và cuộc sống họ như con thuyền không có bến đỗ. Chính những cái đó đã làm cho sinh viên ngày nay không còn xem cái gì là mục đích, với họ tất cả chỉ là những phù du, ảo tưởng, những nguyên tắc… Để rồi họ bỏ học, họ bỏ đi lễ, đi nhà thờ, họ xem tình yêu như trò chơi và xem người mình yêu như món hàng… Và rồi họ lao vào những đam mê, những thú vui đưa họ đến cái chết. Không những thế chính những cái này đã để lại cho thế giới ngày nay những tệ nạn xã hội từ ma túy, đánh bạc, mại dâm… rồi dẫn đến HIV, phá thai, chém giết nhau…
Bạn nên nhớ rằng trên đời này còn có những cái tuyệt đối và mãi mãi vẫn là tuyệt đối và bạn cần cái đó.
Còn chúng ta? Chúng ta có nghĩ như vậy không?
Tóm lại, 5 “căn bệnh chủ nghĩa” trên đang đưa dần con người đến văn hóa của sự dối trá, sự chiến tránh và dẫn đến sự chết. Mỗi chúng ta cần phải kết hợp với Chúa và đề phòng với những căn bệnh đó vì đó là mầm mống sinh ra các bệnh khác. Chúng ta là những sinh viên, là giới trẻ của thế giới và đặc biệt hơn nữa là mỗi chúng ta là những Kitô Hữu, chúng ta cần phải hành động, phải can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc sống này và đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người. Để chính Chúa qua chúng ta chữa những “căn bệnh chủ nghĩa” mà cả thế giới đang mắc phải và đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban ơn trợ lực cho chúng con để chúng con chiến thắng những cám dỗ của thời đại này.

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong bài giảng của Đức Tổng Giuse)

J.B Lê Đình Nam
Nguồn: http://forum.congdoanvinhhn.org
  Chủ đề: Thông báo Thánh lá»… cầu nguyện đặc biệt cho Luật sÆ° Giuse Lê
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 7432

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 07.04.2011   Tiêu đề: Thông báo Thánh lá»… cầu nguyện đặc biệt cho Luá
  Chủ đề: Bài giảng trên núi của Đức tổng Giuse
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 1
Xem: 8020

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 06.04.2011   Tiêu đề: Bài giảng trên núi của Đức tổng Giuse




phần I






Phần II







Phần III

nguồn tin: http://forum.congdoanvinhhn.org
  Chủ đề: CĐ con cái GP Vinh tại HN: TÄ©nh tâm tại Đan viện Châu SÆ¡n
gpvinhtaihanoi

Trả lời: 0
Xem: 5955

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Hà Ná»™i   gửi: 06.04.2011   Tiêu đề: CĐ con cái GP Vinh tại HN: TÄ©nh tâm tại Đan viện
Một lần nữa Mùa Chay lại trở về với chúng ta. Hành trình 40 ngày chay tịnh là thời gian ân sủng để mỗi Kitô hữu thanh luyện bản thân và canh tân đời sống qua việc sám hối, hòa giải và sống triệt để Tin Mừng. Đây cũng là thời điểm đặc biệt trong năm phụng vụ, qua đó Giáo Hội mời gọi chúng ta sống mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta (x.1Cr 15,3). Trong tinh thần đó, tôi muốn cùng anh chị em suy niệm và sống tinh thần Mùa Chay năm nay với lời mời gọi: "Trở nên tấm bánh bẻ ra cho muôn người". (trích Thư mục vụ Mùa Chay 2011 của Đức Giám mục Giáo phận Vinh)

Thấm nhuần tinh thần Mùa Chay của toàn thể Giáo Hội, thể hiện tình liên đới cách đặc biệt với Giáo phận Mẹ và cũng để các thành viên có những cảm nghiệm sâu xa hơn, trong ba ngày từ 1 đến 3 tháng 4, Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội tổ chức chương trình tĩnh tâm Mùa Chay tại Đan viện Thánh Mẫu Xitô Châu Sơn.

Trong dịp tĩnh tâm này, Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội đã vinh dự được sự linh hướng, và đồng hành của Đức Tổng Giám mục Giuse, quý Cha, quý Thầy và Cha Gioan - Linh hướng của Cộng đoàn.

Đến với dịp tĩnh tâm có hơn 200 thành viên Cộng đoàn Vinh, một số thành viên là sinh viên các giáo phận khác, và các bạn thuộc tôn giáo khác cùng tham gia.

Đợt tĩnh tâm đã thu được nhiều hoa quả tâm linh, thể hiện trên từng nghi thức, và trong tâm hồn từng thành viên.

Sau đây là một số hình ảnh trong đợt tĩnh tâm 2011 của Cộng đoàn Vinh tại Đan Viện Châu Sơn:





Lên đường





Bỏ lại sau lưng những cát bụi đường đời để về với Chúa





Ăn cơm Đan viện với Đức Tổng Giám mục Giuse ngon thật là ngon!





Chia sẻ của Cha bề trên

Ngày thứ 7: Bước chân vào Tĩnh tâm:





Thánh Lễ khai mạc



Bài Giảng tĩnh tâm của Đức tổng Giuse chủ đề "Người con hoang đàng"



Bài giảng tĩnh tâm của Cha Gioan- Cha linh hướng Cộng đoàn



Chầu Thánh Thể







Đêm thứ 7: Cầu nguyện Taize





"Bài giảng trên núi" của Đức Tổng Giuse





Thánh lễ trên núi đá Đức Mẹ



Phóng viên Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
http://congdoanvinhhn.net
 
Trang 1 trong tổng số 2 trang Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net