GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055766453
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 06.05.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 5 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Giấc ngủ cùng cha
Jos_Mr

Trả lời: 2
Xem: 9103

Bài gửiDiễn đàn: Vườn ThÆ¡ - Nhạc   gửi: 23.06.2009   Tiêu đề: Giấc ngủ cùng cha
''Bố mẹ bao giờ cũng thấy con mình còn nhỏ
Dù tóc trên đầu con đã điểm sương
Người con nào cũng coi bố mẹ là tấm gương
Để soi mình trong đó
Tấm gương phẳng -mặt con không nhăn nhó
Tám gương mờ-sao thấy hết thực hư
Bây giờ con cũng là một người cha
Thấy khó vô cùng khi làm điều đó ''
Sưu tầm
  Chủ đề: Phim hoạt hình Kinh Thánh (Beginners Bible)
Jos_Mr

Trả lời: 6
Xem: 11630

Bài gửiDiễn đàn: Phim, Hình ảnh, Videoclip Công giáo   gửi: 19.05.2009   Tiêu đề: Phim hoạt hình Kinh Thánh (Beginners Bible)
Cảm ơn! Rất hay,có lẽ ngày nay việc rao giảng lời Chúa đã phong phú và sinh động hơn trước nhiều rồi.
  Chủ đề: Video lá»… Khánh Thành nhà thờ xứ Vạn Lá»™c (phần 1)
Jos_Mr

Trả lời: 2
Xem: 11747

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại Sài Gòn   gửi: 13.05.2009   Tiêu đề: Video lá»… Khánh Thành nhà thờ xứ Vạn Lá»™c (phần
Các bạn xa quê có thể xem lại Video lễ khánh thành nhà thờ giáo xứ Vạn Lộc ở đây nhé!




[/url]

Hoặc vào blog của giáo xứ để biết thông tin về xứ Vạn thân yêu.
Địa chỉ blog :
http://giaoxuvanloc.blogtiengviet.net/
  Chủ đề: Website của Giáo xứ Vạn Lá»™c
Jos_Mr

Trả lời: 0
Xem: 7461

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại giáo phận   gửi: 05.05.2009   Tiêu đề: Website của Giáo xứ Vạn Lá»™c
Theo nguyện vọng của một sô anh chị em,sắp tới nhóm sinh viên công giáo Vạn Lộc sẽ cho ra mắt website của Giáo xứ.
Vì một số lý do về kĩ thuật nên ACE có thể chưa truy cập được vào trang http://vanloc.conggiao.net/.
Vì vậy chúng tôi tạm chuyển về dưới dạng blog.
Khi có điều kiện chúng tôi sẽ sớm chuyển sang website.
Mong anh chị em tham khảo và góp ý ở blog:
http://giaoxuvanloc.blogtiengviet.net

admin : Giaoxuvanloc@gmail.com

Chân thành cảm ơn và xin Đức Mẹ là quan thầy của chúng con bầu cử cho anh chị em![/code]
  Chủ đề: Má»™t vài truyền thống về Lá»… Phục Sinh
Jos_Mr

Trả lời: 0
Xem: 6647

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 10.04.2009   Tiêu đề: Má»™t vài truyền thống về Lá»… Phục Sinh
MỘT VÀI TRUYỀN THỐNG VỀ LỄ PHỤC SINH
THẾ HÙNG

Lễ Phục Sinh có thể nói là ngày lễ lớn nhất của Kitô giáo và là tâm điểm cho đức tin của người Kitô hữu. Chẳng phải Thánh Phaolô đã từng nói: "Nếu Ðức Kitô đã không sống lại, vậy thì lời rao giảng của chúng tôi thật hư không và hư không nữa việc anh em tin" (1 Cor 15:14) đó sao? Do đó ngay từ xưa việc mừng Lễ Phục Sinh được tổ chức với những nghi thức trang trọng đầy ý nghĩa nhắc nhở người Kitô hữu về sự vui mừng và niềm hy vọng do việc Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần để mở đường cho nhân loại bước vào cõi sống hạnh phúc đời đời. Theo thời gian, một số truyền thống và tập tục liên quan đến ngày Lễ Phục Sinh được thành hình và còn lưu lại cho đến ngày nay.
1. Ngày mừng Lễ Phục Sinh
Giáo hội thời xa xưa đã từng tranh cãi gay gắt về việc tổ chức ngày mừng lễ Phục Sinh. Một số người được gọi là nhóm Quartodecimans (theo tiếng Latinh có nghĩa là "thứ 14") cho rằng lễ Phục Sinh phải được tổ chức hằng năm chính xác vào ngày Lễ Vượt Qua đúng theo dữ kiện lịch sử về Chúa Giêsu, tức là vào ngày thứ 14 của tháng Nisan theo lịch người Do Thái (ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân phân 21/3) và hay rơi vào ngày thường. Một số người khác khăng khăng là ngày lễ Phục Sinh phải luôn được cử hành vào ngày Chúa nhật, bởi vì Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết vào ngày đầu tiên trong tuần. Cuộc tranh cãi về việc mừng ngày lễ Phục Sinh đã được giải quyết tại Công đồng Nicê năm 325 với quyết định chung là lễ này phải được cử hành vào ngày Chúa nhật tiếp theo ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân phân (21/3). Do đó lễ Phục sinh có thể rơi vào bất kỳ Chúa nhật nào từ ngày 23/3 đến 25/4.
2. Nguồn gốc chữ "Lễ Phục Sinh"
Ðối với người Việt Nam chúng ta, từ "Lễ Phục Sinh" chỉ việc Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết sau 3 ngày. Trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, ngoại trừ tiếng Anh, từ "Lễ Phục Sinh" được gọi là "Lễ Vượt Qua," chẳng hạn như chữ Pâques của tiếng Pháp hay Pascal trong tiếng Tây Ban Nha (lấy từ tiếng Do thái Pesach). Khi Kitô giáo đến các vùng phương bắc Âu châu, dân Nhật Nhĩ Man (Teutonic) mừng ngày lễ này với một từ khác mà người nói tiếng Anh ngày nay gọi là Easter.
Về chữ Easter để chỉ cho ngày lễ Phục Sinh, có truyền thống cho rằng từ này phát xuất từ tên của nữ thần mùa xuân Eostre của người Anh và Thánh Bede (qua đời năm 735) đã giải thích như thế. Nhưng cũng có người cho rằng thật ra từ Easter là do việc hiểu lầm về câu Latinh tuần "y phục trắng" (albis) của những người tân tòng mặc trong Tuần Phục Sinh. Họ lầm tưởng albis là số nhiều của từ alba trong thành ngữ Latinh có nghĩa là "bình minh" hay mặt trời mùa xuân mới sinh ra ở phía đông (east). Chữ này được dịch sang tiếng Ðức cổ là eostarun. Nhưng cho dù nguyên gốc của từ Easter là thế nào đi chăng nữa, ý nghĩa biểu tượng trong hai lối giải thích vẫn chỉ đến việc Ðức Giêsu là mặt trời mọc phương đông.
3. Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh
Giáo Hội xa xưa không có tổ chức Thánh lễ Phục Sinh vào đúng ngày Chúa nhật như chúng ta làm ngày nay. Các giáo hữu mừng lễ này vào ban đêm chỉ vài giờ trước bình minh Chúa nhật tức Vọng Phục Sinh. Sau này Thánh lễ Chúa nhật Phục Sinh được đưa vào khi Vọng Phục Sinh được cử hành sớm hơn vào Thứ Bảy Tuần Thánh.
4. Bổn phận Rước Lễ Mùa Phục Sinh
Giáo Hội từ xưa đến nay vẫn dạy: "Mọi tín hữu, sau khi rước lễ vỡ lòng, buộc phải rước lễ ít nhất mỗi năm một lần. Mệnh lệnh ấy phải được chu toàn vào mùa Phục Sinh, trừ khi có lý do chính đáng, có thể chu toàn vào mùa khác trong năm" (Giáo luật, điều 920). Việc Giáo Hội phải đặt ra luật này là vì vào thời Trung Cổ, nhiều người bắt đầu xa lánh việc rước lễ sợ rằng mình không xứng đáng. Công đồng Latêranô (1215) đã đưa bổn phận rước lễ vào Mùa Phục Sinh trở thành luật phổ quát cho mọi người Công Giáo khắp nơi.Theo Giáo luật, rước lễ trong Mùa Phục Sinh thường được hiểu là từ Chúa Nhật Lễ Lá đến Chúa Nhật kính Chúa Thánh Thần hiện xuống. Nhưng Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ đã xin phép chuẩn của Toà Thánh cho phép bổn phận rước lễ mỗi năm một lần của giáo hữu tại nước này được thực hiện trong thời gian từ Chúa Nhật I Mùa Chay đến Chúa Nhật Kính Chúa Ba Ngôi, tức là trong khoảng 3 thời gian tháng. Dĩ nhiên, điều luật 920 chỉ qui định tối thiểu mà thôi. Do việc rước lễ rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng linh hồn, người tín hữu cần phải chu toàn thường xuyên nếu không bị ngăn trở như phạm tội trọng.
4. Chiên Vượt Qua
Chiên hiến tế là biểu tượng chính của Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Tiếp tục truyền thống này, Giáo Hội nhìn nơi Chúa Giêsu với biểu tượng Chiên Thiên Chúa bị sát tế và sống lại từ cõi chết để đem lại cho nhân loại sự tự do khỏi nô lệ tội lỗi và mê muội phần hồn. Chiên Vượt Qua là biểu hiện quan trọng trong nghệ thuật Kitô giáo.
5. Trứng Phục Sinh (Easter Eggs)
Trứng là một biểu tượng phổ thông của Lễ Vượt Qua. Các huyền thoại về tạo dựng của nhiều dân tộc xưa thường đề cập đến một cái trứng từ đó vũ trụ được sinh ra. Vì thế trứng là biểu hiện tự nhiên không chỉ của việc tạo dựng nhưng còn là biểu tượng của sự tái tạo và sống lại nữa. Thời xưa, ở nước Ai cập và Ba tư vào ngày Xuân phân, bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc. Những quả trứng này là biểu tượng của sự phì nhiêu, màu mỡ, phong phú bởi vì đối với người thời xưa việc một sinh vật sống từ quả trứng mà ra là một điều hết sức kỳ diệu. Những người Kitô hữu miền Cận Ðông đã lấy truyền thống này, và trứng Phục Sinh đã trở thành một biểu tượng tôn giáo. Như thế, trứng Phục Sinh tiêu biểu cho ngôi mồ từ đó Chúa Giêsu đi ra với sự sống mới. Do có thời Giáo Hội cấm ăn trứng vào mùa Chay, trứng trở thành một loại thức ăn quý và là dấu chỉ của niềm vui vào ngày Phục Sinh.
Trứng Phục Sinh thường được cho trẻ em bằng cách để trong giỏ hay dấu đâu đó cho chúng tìm. Trước hết trứng được luộc và sau đó nhuộm màu sáng. Ở một số nơi, trứng Phục Sinh thường được móc hết lòng đỏ và lòng trắng ra vàđược sơn với những kiểu cách đặc biệt. Tại Nga, người ta gọi những quả trứng Phục Sinh được tô điểm một cách đặc biệt là Fabergé, tên của một người thợ kim hoàn tài ba Peter Carl Fabergé được hoàng gia Nga trước thời Cộng sản Liên xô ủy thác thực hiện những quả trứng Phục Sinh với nghệ thuật sắc sảo được dát bằng những kim loại quý giá.
6. Thỏ Phục Sinh (Easter Bunnies)
Trẻ em thường được người lớn bảo là trứng Phục Sinh từ các chú Thỏ Phục Sinh mà ra. Ðối với các dân tộc Tây phương, thỏ là biểu tượng của sự mắn đẻ. Cùng một ý tưởng đó, người Việt Nam ta cũng vẫn thường hay nói về người có nhiều con là "đẻ như thỏ." Chứ thật ra Thỏ Phục Sinh chẳng có biểu tượng tôn giáo nào cả.
7. Hoa Huệ Phục Sinh (Easter Lilies)
Cách đây khoảng hơn 100 năm, hoa huệ Phục Sinh không có ở xứ Bắc Mỹ. Loại hoa huệ trắng hình thù như cái kèn nở rộ vào mùa xuân được Bà Thomas P. Sargent đưa vào từ đảo Bermuda vùng biển Caribê. Tên phổ biến của loại hoa huệ này là "Huệ Phục Sinh" bởi vì chúng nở trong khoảng thời gian mùa Phục Sinh. Do đó huệ này gắn bó với Lễ Phục Sinh cũng như hoa Poinsettia lá đỏ gắn liền với Lễ Giáng Sinh. Trong nghệ thuật Kitô giáo thời xưa, huệ là biểu tượng của sự thanh khiết do hoa huệ có hình dáng nhẹ nhàng và màu sắc trắng trẻo. Ðây cũng là lý do hoa huệ trở thành một biểu tượng của sự sống lại.
Jos Mr (sưu tầm)
nguồn http://www.cuuthe.com/bao/s189truyenthong.html
 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net