GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 35
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 035
 Lượt tr.cập 055369761
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 20.04.2024
Nhân ĐHGT toàn Miền Bắc: một thoáng nhìn về mảnh đất và con người GP Hải Phòng
08.11.2007

Xem hình
TGM và khung cảnh Lễ truyền chức 7/10/2007
Giáo phận Hải Phòng là phần đất đầu tiên mà cũng là mảnh đất sau cùng cuả Địa phận Đông Đàng Ngoài, nên có một lịch sử trải dài từ khởi nguồn xuất hiện Ánh sáng Tin Mừng nơi xứ Bắc. Bài viết này là một vài tản mạn về mảnh đất và con người cuả Giáo phận lâu đời và truyền thống này.

Theo chứng minh của một số nhà nghiên cứu đã công bố trên cuốn Niên giám HĐGM Việt Nam 2005 và Nguyệt san Công giáo & Dân tộc, thì mảnh đất Địa phận Đông Đàng Ngoài, nay phần còn lại là Giáo phận Hải Phòng, được đón nhận Tin Mừng từ rất sớm. Năm 1583, một đoàn truyền giáo 7 người gồm 4 linh mục dòng Đa Minh Manila – Phi Luật Tân là: cha Diego Doropesa, cha Bartolomeo Ruiz, cha Pedro Ortiz, cha Francisco de Montilla cùng 3 tu sĩ dòng Thừa sai Phan Sinh đã đến truyền giáo ở An Quảng (nay là thị trấn Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh, thuộc Địa phận Hải Phòng). Đoàn thừa sai đó tiếp tục lên đường và bị bão đánh dạt vào Trung Quốc, bị bắt giam, rồi được tha và trở về lại Manila (X. Ns. Công giáo và Dân tộc, số 49, 1-1999, tr. 117; Niên giám HĐGM Việt Nam 2005, Nxb Tôn giáo, HN 2005, tr. 188; Romanet du Caillaud). Trong thực tế, khu vực Quảng Yên ngày nay hiện có một Giáo xứ toàn tòng khá lâu đời, còn đang lưu giữ một lịch sử truyền giáo với những chi tiết rất đặc biệt có vẻ mang đầy tính truyền thuyết rất cần nghiên cứu.

Thế nhưng nguồn gốc của cái tên Địa phận Đông Đàng Ngoài lại không phát xuất từ địa điểm đón nhận Tin Mừng xếp vào bậc tiên khởi trong khu vực trên, mà là một trung tâm về mặt hành chính đối ứng với xứ Bắc, xứ Nam và xứ Tây. Đó chính là xứ Đông mà sử sách chép lại là Che Dun (Kẻ Đông) hay Hải Đông nay là đất Hải Dương ngày nay.

Như nhà sử học H.Maspéro đã nói: “Trong lịch sử, cái gì có truyền thống nhất, sẽ tồn tại lâu dài nhất”. Phát biểu này có thể áp dụng đúng với vùng đất Địa phận Đông này. Qua bao thăng trầm và chia cắt, Địa phận Đông vẫn giữ lại tên tuổi của mình trên phần đất mầm mống Che Dun thuở nào. Chỉ sau đó, đến năm 1924 Toà Giám mục mời chuyển từ Hải Dương sang Hải Phòng, là một thành phố mới cũng tách từ chính tỉnh Hải Dương hay Che Dun ngày trước rồi đổi tên thành Giáo phận Hải Phòng.Giáo phận Hải Phòng ngày nay bao gồm địa bàn của toàn thành phố Hải Phòng, toàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và một phần tỉnh Hưng Yên. Diện tích xấp xỉ 10.000 km2 với tổng số dân địa phương là 4.854.292 người. Đức Giám mục Giáo phận đương kim Giuse Vũ Văn Thiên là người con tiên khởi của Giáo phận làm Giám mục. Đây là niềm tự hào lớn cho bao thế hệ gieo trồng hạt giống Đức Tin nơi mảnh đất kiên trung này. Với sự kiện truyền chức 6 tân linh mục vào ngày 07/10/2007 vừa qua, Giáo phận hiện có 49 linh mục triều, 4 linh mục dòng (3 linh mục dòng Thánh Thể và 1 linh mục dòng Chúa Cứu Thế), 36 đại chủng sinh, hàng trăm ơn gọi đang chờ nhập học, 80 nữ tu, 750 Giáo lý viên, 78 giáo xứ với 118 583 tín hữu.

Bên cạnh khí thế đang lên của đời sống Đức Tin, đến Hải Phòng ta có thể trở lại với những địa điểm, những công trình ghi lại dấu ấn lịch sử hay văn hoá, kiến trúc đặc sắc của Giáo phận như: Nhà thờ Chính toà Hải Phòng được Cha chính Masso Tế xây dựng năm 1877; tổng thể Giáo xứ Yên Trì xây dựng quy mô theo thế “ngũ long kính chủ” 5 nhà thờ xóm bọc quanh sườn và chân đồi hướng lên ngôi nhà thờ chính xứ lớn nhất nằm giữa đỉnh với khu nhà Mụ riêng biệt từng một thời là nhà mẹ của dòng Mến Thánh giá Hải Phòng. Từ nhà xứ thông lên đồi Đức Mẹ (nay đã bị nhà nước chiếm dụng) là điểm có thể quan sát được một nửa tỉnh Quảng Ninh rộng lớn. Theo lịch sử thì đây là một trong những nơi được đón nhận ánh sáng Tin Mừng sớm nhất của Địa phận Đông Đàng Ngoài cũng như trong cả nước bởi đoàn thừa sai Đaminh Manila năm 1583; Ta cũng có thể đến với nhà thờ Kẻ Sặt là nơi nhiều thời là cư sở của các Đức Giám mục Giáo phận, nơi tổ chức Công Đồng Bắc Kỳ đầu tiên năm 1900. Từ Kẻ Sặt; trở về khoảng 20 km là Đền thánh Hải Dương, nơi chứng kiến những cái chết anh hùng của hàng trăm vị Tử Đạo mà trong đó có nhiều vị đã được phong Hiển Thánh. Đền thánh nay đã bị đổ nát và bị chiếm dụng nhiều nhưng vẫn là điểm hành hương hàng năm của Giáo phận như tỏ một lòng trung kiên của con cháu với mảnh đất linh thiêng và các bậc tổ tiên; Bên đất Hải Phòng, ta cũng có Đền thánh Đức Mẹ Mân Côi Nam Am. Thời Đức Cha thánh Tử Đạo Hermosilla Liêm, Nam Am từng là Toà Giám mục với một hệ thống cơ sở sinh hoạt tôn giáo sung túc, có Nhà Dòng, Đại Chủng viện, trường tư thục Công giáo. Ngày nay Đền thánh Nam Am được xây dựng lại khang trang mỹ miều theo lối kiến trúc cổ Đông phương và đã được thánh hiến ngày 15/10/2006.

Đến với Giáo phận Hải Phòng ngày hôm nay, ngoài một khung cảnh về đời sống mục vụ đang đổi sắc, chúng ta còn có thể được đổi mới tâm hồn, nâng cao cảm hứng với những thắng cảnh hùng vĩ, diệu kỳ bậc nhất của non sông đất Việt. Đó là tổng thể vịnh Hạ Long thuộc địa phận Giáo xứ Hòn Gai - Quảng Ninh. Nơi đây đã được UNESCO xếp vào bậc các kỳ quan thiên nhiên thế giới; là khu danh thắng Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, một trung tâm cổ kính của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; là khu di tích Côn Sơn- Hải Dương có tiếng suối như tiếng cầm, rêu phơi như chiếu nệm …nằm trong hệ thống “Chí Linh bát cổ”, nếu mang sánh ví về mặt lịch sử thì có thể trổi vượt cả “Tiêu tương bát cổ” bên Trung Quốc hay “Thăng Long bát cổ” của thủ đô Hà Nội ngày trước; Trở về tỉnh Hải Phòng mọi người cũng không thể không nhắc đến bờ biển Đồ Sơn, huyện đảo-vườn quốc gia Cát Bà là những khu sinh thái, nghỉ mát làm mê hồn du khách…

Một mảnh đất có truyền thống Đức Tin lâu đời và kiên trung, một mảnh đất có các cảnh quan thiên nhiên ưu đãi như thế chắc chắn không cần nói nhiều cũng có thể thấy được hình thái con người nơi đây. Lần giở một vài tài liệu có ghi chép về con người thuộc khu vực Đông Đàng Ngoài, ta thấy:Sách Lịch triều hiến chương của Phan Huy chú ghi: Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng châu (thuộc địa hạt Bình Giang và Ninh Giang - Hải Dương ngày nay), là người khoan hoà, hay thương người, cho nên có nhiều kính phục. Năm Bính Dần (906) được cử làm Tiết độ sứ để cai trị Giao Châu. Ông có ý mưu đồ nghiệp lớn, lập lại quyền tự trị dân tộc nhưng không thành; Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược thì viết về Hàn Thuyên như sau: “Ông Nguyễn Thuyên là người Thanh Lâm-Hải Dương, có tiếng tài làm văn như ông Hàn Dũ bên Tàu xưa, nên vua cho đổi họ Hàn. Về sau, người mình theo lối ấy mà làm thơ, gọi là Hàn luật”. Nói về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Diên Hương trong Thành ngữ điển tích từ điển viết: Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu Bạch Vân cư sĩ, tục gọi Trạng Trình, người làng Trung Am, Vĩnh Lại, Hải Dương vốn tình tình trung thực ngay thẳng. Đời Mạc, ông dâng sớ hạch tất cả 18 kẻ lộng thần. Sau ông về trí sĩ ở Bạch Vân Am. Vua Mạc vẫn kính trọng trong triều có việc gì đều hỏi; Đức Cha Neez trong cuốn “Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ” khi chép về cha Antôn Quế, cha xứ Hải Dương người Việt đầu tiên đã nhận định: “Cha là vị tông đồ hăng say có tiếng, đến nỗi mọi người đều cho rằng Cha đã làm cho nhiều linh hồn được trở lại cùng Chúa nhiều nhất” (Sđd, tr.53-54). Chính vị giám mục này cũng đánh giá rất cao linh mục Gioan Hậu quê Kẻ Châu - Hải Dương như sau: “Cậu Hậu đạt được những thành tích xuất sắc, nhưng nhất là cậu tỏ ra có tâm hồn thánh thiện, đạo đức trổi vượt” (Sđd, tr 176).

Chắc chắn má»™t vài cá nhân xuất sắc trên không thể nói hết khuôn mặt con người Hải Phòng, nhÆ°ng má»™t cách tổng quát con người Khu vá»±c Địa phận này là nhÆ° thế: trung kiên, thẳng thắn, cần mẫn tìm tòi, nhất là lòng hăng say dám Ä‘i tiên phong trong mọi sứ vụ của xã há»™i cÅ©ng nhÆ° Giáo Há»™i. Bên trong là ná»™i lá»±c nhiệt thành nhÆ° vậy, nhÆ°ng bên ngoài, người Hải Phòng lại tỏ lá»™ má»™t phong thái phóng khoáng, Ä‘Æ¡n giản. Nổi bật là sá»± cởi mở mến khách nhÆ° là đặc trÆ°ng của mảnh đất cổ Hải Đông (Hải DÆ°Æ¡ng) xÆ°a luôn là đất lành cho các bậc hiền nhân, chẳng hạn: Trần HÆ°ng Đạo, Trần Nguyá»…n Đán, Nguyá»…n Trãi,  Chu Văn An … lÆ°u luyến lúc tuổi già và quyết định chọn nÆ¡i đây làm quê hÆ°Æ¡ng sau cùng của mình ./.



KhÆ°Æ¡ng VÅ©



Bài liên quan:
Bài giảng của TGM Leopoldo Girelli tại Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần X [29.10.2012]
Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội: Thánh lễ cao điểm và nghi thức bế mạc [29.10.2012]
Khai mạc Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ X [27.10.2012]
Đại Hội Giới Trẻ Mùa Vọng tại Trung tâm Mục vụ Công giáo Sài-gòn [02.12.2007]
Sự cố và tranh chấp sử dụng sân đua ngựa cho ngày Thế Giới Trẻ Sydney 2008 đã được giải quyết [18.11.2007]
Ý nghĩa Truyền giáo trong Đại hội Giới Trẻ Miền Bắc 2007 [18.11.2007]
Sám hối giao hòa tại Đại hội Giới trẻ Công giáo Miền Bắc [11.11.2007]
Cảm nghiệm về Đại Hội Giới Trẻ các Giáo phận miền Bắc lần thứ VI [10.11.2007]
Giới trẻ GP Vinh tham dự ĐH Giới Trẻ Các Giáo Phận Miền Bắc lần VI [10.11.2007]
Bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Miền Bắc lần VI: ''Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng'' [10.11.2007]


  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net