GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055503488
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 25.04.2024
Nạn đói và tai ương môi sinh trên thế giới
26.05.2008

Xem hình
Người dân Haiti biểu tình vì giá tăng vọt
Phỏng vấn giáo sư Joseph Stiglitz, Nobel Kinh Tế năm 1988 về nạn đói và tai ương môi sinh trên thế giới.

Trong các tháng qua, cảnh giá cả thực phẩm tăng vọt đã khiến cho dân nghèo tại một vài nước trên thế giới xuống đường biểu tình bạo động: điển hình như tại Haiti, là một trong các nước nghèo nhất thế giới.

Cảnh nghèo đói gia tăng trên thế giới trong các năm qua chứng minh cho thấy chương trình nhằm giảm phân nửa tổng số gần một tỷ người nghèo nội trong vòng năm 2015 do Liên Hiệp Quốc đề ra, sẽ không đạt đích. Sự kiện các cuộc chiến và xung khắc tiếp tục tại 68 nước trên thế giới và các tai ương thiên nhiên gia tăng khiến cho cảnh nghèo đói trở thành trầm trọng hơn.

Sau đây là một số nhận định của giáo sư Joseph Stiglitz, giải thưởng Nobel kinh tế năm 1988, nguyên giám đốc Ủy ban cố vấn kinh tế của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Bill Clinton, về nạn đói và cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Như là chuyên viên môi sinh, năm 1995 giáo sư cũng được mời làm thành viên Ủy ban liên chính quyền của Liên Hiệp Quốc về các thay đổi khí hậu trên thế giới.

Trong các ngày từ mùng 2 tới mùng 6-5-2008 giáo sư Stiglitz cũng đã tham dự khóa họp khoáng đại lần thứ XIV của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về các Khoa Xã Hội, về đề tài: ”Theo đuổi công ích: tình liên đới và phụ đới có thể cộng tác với nhau như thế nào?” Trong khóa họp, cùng với chuyên gia kinh tế người Anh gốc Ấn độ Partha Dasgupta, giáo sư Stiglitz đã thảo luận về đề tài tư bản xã hội và công ích. Giáo sư cũng thường xuyên theo dõi những gì xảy ra trong các thị trường tài chánh. Và theo giáo sư, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như các thay đổi khí hậu có thể khiến cho tình trạng sống của người nghèo, nghĩa là người dân của các nước không có phương tiện, trở thành trầm trọng hơn và khiến cho các công nhân có thể mất lương bổng và công ăn việc làm.

Hỏi: Thưa giáo sư Stiglitz, giáo sư lo sợ xảy ra nạn ứ đọng và lạm phát, giống như hai con rắn cuốn chặt lấy nhau. Nhưng giáo sư cũng ghi nhận hiện tượng khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng môi sinh xoắn vào nhau và trở thành một nút thắt không thể tháo gỡ ra được nữa. Tại sao vây?

Đáp: Mùa đông vừa qua, người dân Thụy sĩ kéo nhau đi xem cảnh núi đá sập bể vì tuyết băng tan chảy. Đây cũng là điều đã xảy ra tại Glacier National Park Montana, công viên đá băng Montana, bên Hoa Kỳ. Hơi nóng và thán khí thải vào không trung tạo ra hiện tượng lồng kính, nhốt năng lượng mặt trời trong không khí, và khiến cho nhiệt độ trái đất gia tăng. Tiếp đến là cảnh đá băng bắc cực tan chảy, sớm hơn là người ta đã dự kiến cách đây mấy năm. Sự kiện này chỉ khiến cho các hãng khai thác dầu hỏa hài lòng, vì như thế họ sẽ có thể hút dầu hỏa từ các mỏ nằm dưới lòng biển bắc cực. Các tầu chở dầu cũng đi lại nhiều hơn vì giá dầu đã gia tăng gấp bốn lần kể từ thập niên 1960 tới nay. Nhưng trong cùng thời gian ấy thì cũng xảy ra các trận bão vì hiện tượng nhiệt độ trái đất gia tăng, và việc chạy theo các nhiên liệu cũng khiến cho giả cả của các sản phẩm nông nghiệp gia tăng. Và đây là một đe dọa giết người đối với các nước nghèo trên thế giới.

Hỏi: Thưa giáo sư, làm thế nào để ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay?

Đáp: Chúng ta đã trải qua một thời đại gồm những năm tốt đẹp. Việc phát triển toàn cầu đã tiến mạnh, và khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và các nước đang trên đường phát triển cũng giảm bớt, với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ trở thành đầu máy kéo của việc phát triển. Mức phát triển của hai nước là hơn 10%. Cả Phi châu cũng đã tiến triển hơn 5%. Nhưng hiện nay thời kỳ hạnh phúc ấy đã qua rồi. Bây giờ là lúc phải tính sổ, đặc biệt là trường hợp của Hoa Kỳ, trong thời gian qua đã vay nợ rất nhiều.

Trong 7 năm vừa qua số tiền nợ của Hoa Kỳ đã gia tăng 60%. Cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đều cho biết trong nhiệm kỳ tổng thống tới sẽ áp dụng chính sách kinh tế gắt gao hơn. Nhưng làm thế nào để chống lại cảnh suy thoái này? Hy vọng rằng các giới chức tiền tệ có câu trả lời cho tình trạng lạm phát gia tăng, bằng cách chú ý hơn tới sự kiện phần lớn tình trạng này đã được du nhập vào, chứ không phải do nhu cầu trong nước tạo ra. Hy vọng rằng trên toàn thế giới các công nhân can đảm đương đầu với các khó khăn. Tôi cũng có ý ám chỉ cả giới công nhân Âu châu nữa, vì đồng mỹ kim ngày càng mất giá, thì các hãng xưởng Âu châu sẽ gặp khó khăn trong việc xuất cảng, vì giá hàng hóa qúa cao.

Hỏi: Trên bình diện công bằng xã hội, các tương quan giữa các quốc gia và giữa các giai tầng xã hội trở thành quân bình hơn hay ít quân bình hơn trước đây, thưa giáo sư?
 
Đáp: Có sự tái phân chia lớn liên quan tới nguồn lợi tức trên thế giới. Các nước giầu thì khôn khéo hơn trong việc đối phó với các trao đổi và lên xuống của thuế tiền lời. Các tài nguyên được chuyển từ các nước nhập cảng sang các nước xuất cảng, và tại khắp nơi từ các giới công nhân chuyển sang các giai tầng có của.

Để giải quyết một cuộc khủng hoảng kinh tế có các tầm mức này cần phải có các biện pháp có thể gây ra đau đớn. Và lần này sự hy sinh phải lớn lao hơn nữa, bởi vì những người mà tôi coi là ”những người chiến thắng” thì có khuynh hướng tiêu tiền nhiều hơn.

Nhưng mà cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng môi sinh đều gây thiệt thòi cho người nghèo, nghĩa là cho các quốc gia đang trên đường phát triển cũng như cho các giai tầng xã hội yếu kém nhất của thế giới Tây Phương giầu có.

Hỏi: Như thế thì cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho ngày đạt tới một thỏa hiệp cụ thể để cấp thiết bảo vệ môi sinh, gần hơn hay xa hơn thưa giáo sư?

Đáp: Chúng ta hãy lồng khung vấn đề vào bối cảnh của Hoa Kỳ rồi vào bối cảnh của các quốc gia đang trên đường phát triển.

Tại Hoa Kỳ có người nghĩ rằng sự cắt giảm việc thải thán khí vào không trung gây ra hiện tượng lồng kính khiến cho nhiệt độ trái đất gia tăng, sẽ gây nguy hại cho mức sống của người dân Mỹ. Tôi thì tôi nghĩ rằng nó sẽ có lợi cho nền kinh tế quốc gia và cho sức khỏe của dân chúng Hoa Kỳ. Nhưng có một khía cạnh của hệ thống Hoa Kỳ không thoát được sự dòm ngó của các nước khác: đó là Hoa Kỳ không trả các chi phí của sự ô nhiễm do Hoa Kỳ gây ra, trong khi các kỹ nghệ của tất cả các nước tân tiến khác đều phải trả chi phí đó, vì họ phải trả các thuế dầu lửa, hơi đốt, và than. Như vậy, cũng như tại Hoa Kỳ người ta cấm nhập cảng tôm tép của Thái Lan vì chúng khiến cho rùa là giống được bảo vệ gặp nguy hiểm, thì người ta cũng có thể từ chối các sản phẩm do Hoa Kỳ hay nơi khác chế tạo với các kỹ thuật gây ra ô nhiễm.

Lý do biện minh cho các biện pháp này: đó là phải bảo vệ khí quyển của trái đất để nó không gây thiệt hại cho sức khỏe của chúng ta và của con cháu chúng ta. Nhưng mà có sự đụng độ gây tê liệt giữa các quốc gia liên quan tới số lượng thán khí mà mỗi nước phải hạn chế thải vào trong không trung.

Hỏi: Người ta đã không thể nghĩ ra một phương thức giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Chúng ta có thể nghĩ đến một loại thuế toàn cầu cho việc thải thán khí và các chất ô nhiễm vào trong không trung, thay vì đánh thuế các của cải là lợi tức của công ăn việc làm hay các ngân khoản tiết kiệm. Nghĩa là đánh thuế việc thải thán khí gây ra hiện tượng lồng kính hâm nóng trái đất. Trong trường hợp này thỏa thuận có thể được nền kinh tế toàn cầu khiến cho trở thành thuận lợi hơn. Việc toàn cầu hóa có các giá trả mắc mỏ nhưng cũng có các thiện ích của nó. Chúng ta có muốn kiểm soát tiến trình không thể tránh được này và định hướng cho nó, để cho mức sống của mọi người được cải tiến, và để cứu vãn trái đất khỏi bị hư hoại hay không? Có người phản bác rằng chúng ta chưa biết hết các nguy cơ của hiện tượng lồng kính hâm nóng trái đất, vì vậy lo lắng mà làm gì. Nhưng chúng ta không có một hành tinh khác để di cư tới đó mà vui chơi ”đánh bạc kiểu nga”.

(Avvenire 6-5-2008)


Linh Tiến Khải

(Nguồn: www.radiovaticana.org)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net