GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055353885
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i CG hoàn vÅ© - TÆ° liệu 19.04.2024
Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XIX)
10.05.2008

.

ChÆ°Æ¡ng XIX

GIÁO HỘI TỪ THẾ CHIẾN II
ĐẾN CÔNG ĐỒNG VATICAN II

 

Trong Thế chiến II, Giáo Hội trong các nước tham chiến bị liên lụy nhiều. Lương tâm người kitô hữu bị tra vấn nhiều khi phải lực chọn thái độ. Tuy nhiên, chiến tranh cũng là một giai đoạn giúp trưởng thành và suy nghĩ. Giai đoạn canh tân thần học và thử nghiệm độc đáo này có những khó khăn và khủng hoảng trong những năm cuối thời của Đức Piô XII.

I. NGƯỜI KITÔ HỮU TRONG THẾ CHIẾN II

1. Những thảm họa của chiến tranh

Cũng như mọi công dân khác, người kitô hữu phải chịu những hậu quả của cuộc chiến : tàn phá chết chóc trong một Châu Âu mà 3/4 bị Đức Quốc Xã thống trị. Lương tâm Kitô giáo bị đặt trước những lựa chọn khó khăn : thái độ với kẻ chiếm đóng như thế nào ? Có phải tuân phục chính quyền hiện hữu ? Có được thụ động trước việc người Dothái bị hủy diệt ? Bạo động có hợp pháp để giải phóng tổ quốc không ? Các thái độ khác nhau tùy thuộc từng nước và ngay ở trong mọi nước.

Balan : phần phía tây bị sát nhập vào Đức. Tôn giáo bị bách hại. Tại Nga, chính quyền cộng sản thúc đẩy lòng ái quốc của tôn giáo để chống Phát xít, nhưng khi hòa bình lập lại, họ lại trở mặt đàn áp tôn giáo. Ở Hòa Lan, Công Giáo và Tin lành phối hợp chống lại việc đàn áp người Dothái, nên bị quân Đức trả đũa nặng nề. Ở Pháp chính quyền Pétain dành nhiều thuận lợi cho Công Giáo, nhưng một số tín hữu Công Giáo đã sớm đứng về phe kháng chiến.

2. Thái độ thinh lặng của Đức Piô XII

Khác với Đức Bênêđíctô XV, người đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã kêu gọi hòa bình ở Thế Chiến I, Đức Piô XII hồi sinh tiền hầu như được mọi người ca ngợi về thái độ của người trong cuộc chiến. Thế nhưng, sau này người ta lại chỉ trích thái độ im lặng của người. Thật ra người đã nỗ lực ngăn chặn chiến tranh từ 1939-1940, sau đó người đã kêu gọi Moussolini đứng ngoài cuộc chiến, cuối cùng người đã thúc đẩy nhà vua loại trừ Moussolini và phản đối những cuộc oanh tạc.

Thật ra có những lúc người phải im lặng, kể cả trước việc người Dothái bị tiêu diệt. Người cảm thấy bất lực, và với sự khôn ngoan suy đoán, sự im lặng của người có lợi hơn. Thực tế cho thấy đường lối ngoại giao của người đạt kết quả hơn là lên tiếng phản đối. Có những nơi giáo quyền can thiệp thì quân Đức lại tàn sát dữ dội hơn.

II. GIÁO HỘI SAU THẾ CHIẾN THỨ II

1. Hoạt động của một Giáo Hoàng uyên bác

Cũng như vị tiền nhiệm, khi thấy nhiệm vụ cấp bách nhấn mạnh công lí và hòa bình trong một thế giới có chiến tranh, hoặc có nguy cơ đe dọa các vấn đề quốc tế và xã hội, Đức Piô XII vẫn không quên nhiệm vụ chuyên biệt của mình là lãnh đạo, giảng dạy và thánh hóa toàn dân Chúa. Người là vị Giáo Hoàng có nhiều văn kiện giáo huấn nhất. Riêng Thông Điệp đã lên tới con số 43. Người cáo giác phong trào "thần học mới", người e ngại trước chủ thuyết "hòa đồng". Các văn kiện của người trải rộng từ các vấn đề thần học rộng lớn nhất đến những vấn đề trần tục thường ngày.

Qua các văn kiện của người, người ta thấy rõ sự uyên bác sâu sắc của một vị tiến sĩ.

Chính Đức Piô XII đã long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (1950). Thời của người còn là thời Công Giáo Tiến Hành nở rộ và là thời khai sinh Tu Hội đời.

2. Giáo Hội ở một số nước Tây Âu

Sau chiến tranh, Âu Châu chia làm hai khối : khối Đông Âu gồm các nước Cộng sản chịu ảnh hưởng của Liên Xô và khối Tây Âu Tư Bản. Sự phân chia này gây hệ quả quan trọng cho tôn giáo. Ở Tây Âu, người kitô hữu giữ một vai trò khá lớn trong chính trị. Trong nhiều nước, họ trở thành một lực lượng thứ ba chống lại Cộng sản.

- Pháp : Giáo Hội biểu lộ sức sống dồi dào về các mặt chính trị xã hội, mục vụ, tông đồ, thần học, trí thức... Công Giáo Tiến Hành phát triển mạnh. Các hội truyền giáo Pháp và Hội truyền giáo Paris hoạt động mạnh. Phong trào "linh mục thợ" ra đời. Có những nỗ lực nghiên cứu Kinh Thánh và thần học : bản dịch Thánh Kinh Giêrusalem, bộ Lectio Divina gom góp tác phẩm của các nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo...

- Ý : năm 1946, chính thể Cá»™ng Hòa nhìn nhận thỏa Æ°á»›c Latêranô. NhÆ°ng Đảng Cá»™ng sản rất mạnh. Đảng Dân chủ Kitô giáo hoạt Ä‘á»™ng rất tích cá»±c,  nhÆ°ng không chiếm được Æ°u thế. Giáo Há»™i rất lo lắng.

- Tây Ban Nha : cuộc nội chiến 1936-1939 chấm dứt, tướng Franco nắm chính quyền, coi Công Giáo là đạo duy nhất của nước Tây Ban Nha. Các hoạt động của Giáo Hội có nhiều thuận lợi.

3. Giáo Hội tại các nước Đông Âu

Cuộc bách hại đạo được thực hiện khắp các nước Đông Âu với những hình thức và cường độ khác nhau.

Ở Liên Xô, chính sách và hành động bài tôn giáo rất mãnh liệt, nhất là ở vùng biển Ban Tích, nhà nước triệt hạ phần lớn hàng giáo sĩ. Trong tất cả các nước Đông Âu, nhà nước đều mở những phiên tòa đại hình xét xử, các nhà lãnh đạo Công Giáo thường bị buộc vào tội thông đồng với kẻ thù và nhiều tội trạng khác : Hồng Y Mindzenty ở Hung, Giám mục Béran ở Tiệp Khắc, Giám mục Stépinac ở Nam Tư, Hồng Y Wyszynski ở Ba Lan...

Ngoài chính sách bách hại nặng nề, các nước Đông Âu còn dựng lên những nhóm giáo hội cấp tiến tự trị trong lãnh thổ của mình.

4. Việc giải thực (décolonisation) và các Giáo Hội trẻ

Trong vòng 20 năm sau Thế chiến II, các Đế quốc thực dân thay nhau sụp đổ. Các nước thuộc địa lần lượt đứng lên giành độc lập. Trong tình huống này, Kitô giáo bị liên hệ và được coi là tôn giáo do thực dân Âu Châu du nhập. Họ đổ lỗi cho Kitô giáo cùng với thực dân làm lu mờ truyền thống văn hóa lâu đời của họ. Cùng lúc giành độc lập chính trị, họ cũng độc lập tôn giáo.

Từ năm 1949, nhà nước Cộng sản Trung Quốc đòi người kitô hữu phải thoát khỏi ảnh hưởng của ngoại bang, giành quyền tự trị trong ba lãnh vực : lãnh đạo, quản trị tài chính và giảng đạo. Do đó, các giáo sĩ ngoại quốc bị trục xuất hoặc hành quyết.

Các quốc gia mới độc lập làm thành thế giới thứ ba qui lỗi cho Tây Phương trong đó có Kitô giáo đã làm cho họ nghèo đói.

Các vị lãnh đạo Giáo Hội phải ra sức lên tiếng phân biệt việc rao giảng Phúc Âm và công cuộc thực dân.

Nhiều vị giám mục các nước thuộc địa khẳng định đấu tranh giành độc lập là hợp pháp.

Các giám mục bản quốc dần dần được thay thế các giám mục Châu Âu. Các xứ truyền giáo trực tiếp tùy thuộc Rôma qua các vị Đại Diện Tông Tòa, nay trở thành các giáo phận tương tự như các giáo phận trong Giáo Hội cũ Âu Châu. Công cuộc giải thực làm phát sinh các Giáo Hội trẻ thật sự tự lập. Phải nói ngay rằng sự tự lập này đã khởi đầu sớm hơn nơi các giáo hội Thệ Phản hải ngoại, vì họ ít hướng về Âu Châu hơn so với các Giáo Hội Công Giáo.








  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net