GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 055486300
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Chuyện đạo, chuyện đời 25.04.2024
Nhà Chúa hay nhà Chùa?
22.02.2008

Xem hình
Nhân vụ khiếu kiện về nhà đất Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, tọa lạc ở số 42 Nhà Chung Hà Nội, có người lên tiếng cho rằng vụ việc không chỉ liên quan giữa Tòa Tổng giám mục Hà Nội và chính quyền Thành phố Thủ đô, mà còn liên quan đến cả Phật giáo, vì cho rằng khu đất ở ấy xưa kia là đất Chùa Bảo Thiên (hay Báo Thiên?).

Trong số những người nêu lên vấn đề này, có ông Lê Quang Vịnh, nguyên Trưởng ban Tôn giáo chính phủ, và mới đây, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban văn hóa trung ương Phật giáo, đã thừa ủy nhiệm của HĐTS GHPGVN, gửi văn thư, đề ngày 16/2/2008, cho thủ tứơng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị “nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành phần trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên.”

Như vậy hàm ý muốn đưa Phật giáo vào một cuộc thảo luận tay ba, giữa chính phủ, với Công Giáo và Phật giáo.

Chuyện khu đất ở số 42 Nhà Chung Hà Nội xưa kia có là đất của chùa Bảo Thiên hay không, thì nhiều người nói tới. Nhưng làm thế nào đất Chùa lại trở thành đất Chúa, thì đó mới là điều quan trọng cần phải làm sáng tỏ. Và điều này mới thật khó. Người thi bảo Tây cưỡng chiếm và đem cho các cố Tây để xây nhà thờ; người thì bảo chùa đã bị hoang phế nên nhà sư đã đem bán đất cho các cố Tây; hay vì lý do nào khác không rõ nữa, đất Chùa đã trở thành đất Chúa. Mà nếu chỉ có Chúa với Phật, thì chẳng có gì mà nói, vì có người nói không sai: Phật thì chỉ có một gốc bồ đề, còn Chúa thì chỉ có cái hang đá Bê-lem, hay cùng lắm còn có cây thập giá, chứ các Ngài đâu cần nhà thờ nhà thánh, hay đền chùa nào đâu. Vả lại Thiền chẳng thường nói: "Phật không ở trong chùa, Phật không ở trong kinh, Phật không ở trong tượng” đó sao? Còn Chúa thì Người đa nói: “Trời là ngai Ta, đất là bệ dưới chân Ta, Ta đâu cần các người phải xây nhà cho Ta?” Người Việt Nam ngày nay có một thành ngữ dễ thương: “của chùa”, để nói về một đồ vật nào đó có thể xài chung, hay cũng tương tự như người ta bảo “của Trời cho”, ai cũng có quyền hưởng.

Chuyện đất Tòa Khâm sứ xưa kia có là của chùa Báo Thiên hay không, là chuyện của quá khứ đã qua đi hơn một trăm năm rồi, chẳng còn một chứng nhân lịch sử nào còn sống để mà nói lên sự thật cho chúng ta hay. Ông Tây, ông Sư hay ông Cố đều đã nằm dưới những nấm mồ, và thân xác đã mục nát với thời gian. Ngòai ra, cũng không ai tìm được những chứng cứ xác nhận chủ quyền khu đất này là của ai, trước và sau khi có chùa, cũng như trước và sau khi chùa biến thành đất Nhà Chung. Chứng từ duy nhất có tính pháp lý hiện nay, là giấy chủ quyền mà Tòa Tổng giám mục Hà Nội nắm trong tay.

Ai cũng biết vấn đề nguồn gốc, chủ quyền đất đai nhà cửa rất phức tạp nhiêu khê, không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên thế giới, trên bình diện quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. Những chuyện tranh chấp về ranh giới, về chủ quyền trên đất liền và cả hải đảo, vẫn còn đang là những chuyện tranh chấp căng thẳng, đôi khi dẫm máu giữa các quốc gia, cụ thể nhất là chuyện giữa Paléttin và Ítraen, đặc biệt là Kosôvô hiện nay. Còn tại Việt Nam chúng, chưa nói tới chuyện của một trăm năm trước, ngay chuyện xảy ra từ 1975 đến giờ cũng còn rắc rối lung tung: người chết, người mất tích, kẻ đi lánh nạn, kẻ vượt biên, nhà cửa để lại, nhưng những người thừa kế hợp pháp nhiều khi cũng không được ở, và những người chủ mới cũng đôi khi nối tiếp nhau ở đó mà chẳng có giấy chủ quyền, đến nay có khi người đang được ở đó cũng chẳng biết chủ cũ là ai, và nguồn gốc ngôi nhà ra sao.

Một vấn đề khác cũng cần được lưu ý: mỗi thời, mỗi chế độ đều có những luật riêng. “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”, Héraclite đã nói như vậy. Vì thế đem luật ngày nay để giải quyết những vụ việc xảy ra ở thời trước là không thích hợp.

Cái ngày xưa coi là hợp pháp, thì ngày nay có thể bị coi là bất hợp pháp, và ngược lại, cái bất hợp pháp lại có thể trở thành hợp pháp chỉ cần có một tờ giấy, hay một lời tuyên bố như vậy. Thật thế, dưới chế độ cũ ở Sài Gòn, các tướng tá cứ đảo chánh, cướp chính quyền, -mà theo hiến pháp hiện hành lúc bấy giờ, thì là bất hợp pháp, là phản lọan,- nhưng rồi ông chủ tịch hay tổng thống hoặc thủ tướng “cách mạng” ấy sửa đổi hiến pháp, và nghiễm nhiên trở thành nhà lãnh đạo mới hợp pháp như ai!

Tôi nói thế không có ý chối bỏ sự kiện khu đầt tọa lạc ở số 42 Nhà Chung Hà Nội, có thể đã là đất Chùa Bao Thiên. Nhưng sự việc xảy ra hôm nay, bắt đầu tự thực tế lịch sử, là khi chiến tranh Đông Dương I, tức là cuộc Kháng chiến chống Pháp chấm dứt vào ngày 20 tháng 7-1954, đưa quân giải phóng trở về thủ đô, thì Đức Khâm sứ Tòa Thánh John Dooley vẫn còn ở tại ngôi biệt thự số 42 Nhà Chung này, cho mãi tới năm 1959 mới ra đi, nhưng không phải tự ý, mà do bị chính phủ ta mời ra khỏi Việt Nam, cũng như trường hợp vị Khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng tại Miền Nam, bị trực xuất năm 1975.

Trong bài viết của linh mục Trương Bá Cần, đăng trong Tuần san Công Giáo và Dân Tộc, số 1644, ra ngày 15-2-2008, có một câu mà tôi thắc mắc, và nghe nói nhiều người rất bất bình, phản đối kịch liệt. Tác giả bài báo viết: “Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30-4-1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.” (Trang 8). Nguyên tắc nào vậy? Của Nhà nước hay của linh mục Trương Bá Cần? Nếu là nguyên tắc Nhà nước cách mạng ra thì vào ngày tháng, năm nào? Do Chủ tịch nước, Quốc hội, hay chính phủ ban hành? Dù cho là luật pháp của Nhà nước đi nữa, thì cũng xin được phép đặt vấn đề: dựa vào đâu mà Nhà nước tự coi mình là người đương nhiên có quyền quản lý những ngôi nhà vắng chủ? Chuyện người dân có quyển sở hữu nhiều nhà đất, là chuyện thường, và vì thế, họ có thể ở nhà này, tạm bỏ trống những ngôi nhà khác là chuyện bình thường, nhất là trong lúc lọan ly. Thậm chí có người còn tạm lánh ra nước ngòai, mang theo giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất, và khi trở về chính quyền vẫn nhìn nhận quyền sở hữu ấy, như tôi biết rõ trường hợp của một anh họ. Theo tôi nghĩ, Nhà nước chỉ quản lý những đất đai nhà cửa của những người bị kết án và bị tịch thu tài sản mà thôi.

Trong trường hợp của Đức Khâm sứ John Dooley, cũng như trường hợp của Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ở Sàigòn sau này, cả hai đều đã không tự ý bỏ đi, để lại vườn hoang nhà trống, cả hai cũng chẳng hề bị kết án và tịch thu tài sản, nhưng chỉ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Đức Khâm sứ John Dooley còn được ở lại dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những hơn 4 năm sau khi Chính quyền cách mạng tiếp quản thủ đo, còn Đức Khâm sứ Henri Lemaitre thì phải rời khỏi Việt Nam không bao lâu sau ngày 30-04-1975.

Vậy thì phải xếp hai Tòa Khâm sứ ở Hà Nội và ở Sài Gòn thuộc lọai tài sản nào đây? Nhất là khi chưa có bang giao chính thức giữa Chính phủ ta và Tòa Thánh Vatican?

Theo tôi được biết, nếu người ta chưa có ý đồ phá dỡ Tòa Khâm sứ ở số 42 Nhà Chung để đầu tư xây dựng một công trình kinh doanh lớn, thì Nhà Chung Hà Nội và bà con giáo dân cũng không đến nỗi bức xúc và tiến hành việc yêu cầu trả lại cho Giáo hội tại thủ đô. Ngòai ra, chính sự việc Tòa Khâm sứ ấy, từ ngày được gọi là tiếp thu, trước tới nay đã được dùng làm cơ sở văn hóa, với những sinh họat ồn ào náo nhiệt, cả ngày lẫn đêm, gây phiền hà rất nhiều cho Nhà Chung, và đặc biệt là cho Đại chủng viện sát kề bên.

Trở lại vấn đề đất của Chùa hay đất của Chúa, tôi xin đặt thẳng vấn đề như sau: nếu như lịch sử chứng minh được rằng đất Nhà Chung Hà Nội, bao gồm cả Nhà Thờ Lớn, Tòa Tổng giám mục hiện nay và Tòa Khâm sứ đang tranh chấp, là đất Chùa Bảo Thiên và đã bị Tây chiếm đọat đem cho các cố Tây, và từ đó thuộc quyền sở hữu của Nhà Chung Hà Nội, thì tôi tin rằng Giáo hội Công Giáo chúng tôi sẽ chẳng ngần ngại gì mà không trả lại cho Phật giáo, cũng như Đức Tổng giám mục Duval đã trả lại ngôi nhà thờ Chánh tòa Alger cho Hồi giáo, sau khi Algérie được độc lập, vì lý do ngôi nhà thờ đó vốn là một đền thờ Hồi giáo. Tuy nhiên, cũng xin hỏi rằng: liệu mọi người, kể cả chính quyền Hà Nội và Chính phủ nữa, có đồng ý biến Nhà Thờ Lớn thành chùa, hoặc phá đi để xây chùa mới hay không?

Còn nếu lý luận, như ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ba Tôn giáo của Chính phủ,- cho rằng dứơi chế độ Xã hội chủ nghĩa, tất cả đất đai đều quyền sở hữu của Nhà nước,- thì chẳng còn gì phải bàn, Nhà nước cứ việc trưng dụng mọi đất đai nhà cửa của dân, cho dù là đất chùa hay đất nhà thờ, chẳng ai dám kiện tụng gì nữa. Nhưng tại sao khi qui hoặch đất đai để mở rộng phố xá, đô thị, hay lập khu công nghiệp, chính phủ lại phải bồi thường giải tỏa làm chi? Đất của Nhà nước thì cứ sử dụng như “đất chùa”, đâu cần phải thương lượng với ai!

Nhưng nếu luật pháp nước ta còn tôn trọng nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu của công dân, cấp sổ hồng sổ đỏ cho những người có nhà có đất, thì việc trả lại nhà đất ở số 42 Nhà Chung cho Nhà Chung, thì đó là điều hợp lẽ phải, và cũng hợp tình nữa, như Đức Giêsu đã nói: “Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Mt 22,21), nghĩa là đất Nhà Chung, thì trả về Nhà Chung!

Saigòn, ngày 20-02-2008



Lm. Thiện Cẩm, OP.

(Nguồn: VietCatholic)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net