GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Mười một 2022
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30        
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055317383
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Các tổ chức tu trì tại Việt Nam 17.04.2024

Cac to chuc tu tri tai Viet Nam

   Xưa nay, người ta vẫn coi các tổ chức tu trì là một trong những dấu hiệu lớn cho biết Giáo hội Công giáo có mặt và hoạt động tại một địa phương nào đó. Có mặt và hoạt đôïng trước hết như những tổ chức có mục đích tôn giáo: thờ phượng Đấng Tối Cao không những bằng lời kinh và nghi lễ, mà còn bằng cả đời sống có phần khác với đa số đồng bào giáo dân. Đó là các tu sĩ, sống theo những lời khấn hứa (thường được xác định cách chung là độc thân khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, chuyên cần cầu nguyện và liên kết với nhau trong tình huynh đệ). Rồi có mặt và hoạt động như những tổ chức có mục đích nhân đạo: phục vụ đồng bào không những bằng việc hướng dẫn họ thờ phượng Thiên Chúa, mà còn bằng cả những việc nhân bản như giáo dục, chăm lo sức khoẻ, cứu tế… Đây không phải là cách hiểu riêng của những người Công giáo mà còn được chia sẻ bởi đông đảo những đồng bào khác, như ta có thể kiểm chứng được khi mở cuộc điều tra xã hội học về đời tu.

   Bản thân Giáo Hội cũng coi các tổ chức tu trì không phải chỉ là bộ phận dân Chúa, mà còn coi đời tu như một trong các hiện thân chính yếu của Giáo Hội (x. Sắc lệnh của Công đồng Vatican II về Dòng Tu, số 1), đến nỗi sự thịnh suy của đời tu là sự thịnh suy của chính Giáo Hội. Vì Giáo Hội có ơn gọi gì, nếu không phải là ơn gọi tôn giáo và ơn gọi nhân đạo ấy mà các tổ chức tu trì đang tìm cách thực hiện cách đặc biệt hơn (x. Hiến chế của Công đồng Vatican II về Giáo Hội, số 44). Lịch sử đời tu và các hình thức tu trì khác nhau chính là bằng chứng cho thấy sự bền bỉ cũng như sức sống của Giáo Hội trong việc phục vụ Thiên Chúa và con người trong các địa phương qua các thời đại.

   Chính vì tầm quan trọng ấy, Giáo Hội đã có những sự can thiệp chính thức vào việc xác định bản chất, phân loại và phân chia thẩm quyền mà các tổ chức tu trì sẽ thuộc về, đồng thời quyết định chính thức nhìn nhận một tổ chức tu trì đúng là tổ chức của Giáo Hội hay được Giáo Hội cho phép hoạt động tạm thời chờ phê chuẩn dứt khoát. Như thế, tất cả sự phân chia và sắp xếp các tổ chức tu trì như Giáo luật năm 1983 của Giáo hội Công giáo nêu ra trong quyển II, phần III, từ điều khoản 573 đến 746, đều nhằm minh định một lần nữa rằng các tổ chức tu trì ấy hoạt động tốt đẹp hơn trong đường hướng của mình. Nếu vậy, tất cả những phân biệt về loại (các tổ chức thuộc Đời sống Thánh hiến như: các Đan viện, Tu hội Dòng và Tu hội Đời; hay các tổ chức thuộc Đời sống Tông đồ như các Tu đoàn Tông đồ) và về thẩm quyền trực thuộc (thuộc thẩm quyền giáo hoàng hay Toà Thánh hoặc thuộc thẩm quyền giám mục địa phương hay giáo phận), và nhiều sự phân biệt khác nữa, mà độc giả sẽ gặp trong những trang sau đây, không nhằm phân biệt cao thấp về mặt giá trị mà chỉ để giúp tiện theo dõi và hướng dẫn, cũng như để giúp chính các tổ chức ấy thực hiện vai trò của mình tốt hơn trong chương trình hoạt động chung của Giáo Hội.

   Cách riêng với những người trong cuộc, đời tu không chỉ là một sáng kiến thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ đồng bào, mà trước hết và trên hết là một quà tặng của chính Chúa Thánh Thần ban cho nhân loại và chính cá nhân người tu sĩ. Đó là lời mời gọi người tu sĩ hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa để tham gia vào chương trình cứu độ của Ngài cách sâu sát hơn. Chính vì thế, trước khi được coi là một nỗ lực lớn lao của con người, của tổ chức tu trì và của Giáo Hội, đời tu chính là một nghĩa cử thân ái, dịu dàng được Chúa Thánh Thần làm cho tất cả và Ngài sẽ còn làm nhiều hơn nữa trong tương lai. Chính vì thế, những quy định của Giáo Hội về đời tu vẫn luôn mở ngỏ. Ngay trong những trang này, độc giả sẽ thấy có vài tổ chức tu trì không thể được xếp đúng vào loại nào đã có sẵn mà còn mở ngỏ cho những cách sắp xếp trong tương lai. Nhân đây, chúng tôi cũng phải thú nhận chưa thể đưa vào đây tất cả mọi tổ chức tu trì tại Việt Nam, vì nhiều lý do bên ngoài cũng như bên trong. Nhưng như thế, chúng ta càng có dịp thấy ơn Chúa Thánh Thần phong phú tới mức không bộ sách nào có thể khoanh vùng trọn vẹn được, mà chỉ có thể mô tả phần nào trong tâm tình kính trọng và yêu mến.

   Trong khuôn khổ cuốn Niên Giám này, chúng tôi chỉ có thể kể tên, nói qua vài dòng lịch sử, châm ngôn hoạt động hay một vài con số về người và địa chỉ, chứ không thể trình bày nhiều hơn nét sáng tạo, đời sống phong phú và tác động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần trong đời tu. Muốn cảm nghiệm được, xin mời độc giả hãy tìm đến một địa chỉ cụ thể để khám phá. Chúng ta sẽ thấy làn gió của Thánh Thần sẽ đưa ta đi thật xa để phát hiện chân trời bao la của Tình yêu Thiên Chúa (x. Ga 3,8).

   Chúng tôi cũng lưu ý độc giả về những tên gọi chưa được thống nhất của mỗi tổ chức tu trì, vì muốn tôn trọng tính cách riêng tư và độc lập của các tổ chức đó. Tuy nhiên, chúng tôi xin tạm liệt kê vài định nghĩa sau đây để giới thiệu với giáo dân và những độc giả ngoài Công giáo:

   - Đan sĩ: người sống trong đan viện. Đan viện: (monasterion, do từ Hy Lạp monazein: sống một mình) là nơi các tu sĩ nam hay nữ sống đời ẩn dật, vừa làm việc, vừa chiêm niệm, hát kinh thần vụ chung.

   - Người mới khởi đầu việc tìm hiểu một dòng tu gọi là dự tu hay thỉnh sinh hoặc đệ tử, có nơi gọi là thanh tuyển sinh. Đây là giai đoạn cần thiết để hiểu biết đôi chút về đời tu qua kinh nghiệm cá nhân và để cho các bề trên biết rõ hơn về người muốn đi tu, trước khi được nhận vào Nhà Tập hay Tập viện. Giai đoạn này dài ngắn tuỳ theo từng dòng.

   - Tập sinh: người được nhận chính thức vào một tu hội để chuẩn bị khấn; trong tu hội đời là người được thử nghiệm. Thời gian tập sinh sống đời tu cách chặt chẽ kéo dài khoảng 1-2 năm và có thể chia thành 2 giai đoạn: tiền tập sinh và tập sinh. Kết thúc giai đoạn này là lễ khấn tạm, sau đó, tập sinh trở thành khấn sinh.

   - Khấn sinh: người cam kết với Chúa sống ba lời khuyên Phúc Âm: khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh. Mỗi tu sĩ sẽ khấn tạm một thời gian (tối thiểu 3 năm, tối đa 9 năm, theo Giáo luật) trước khi cam kết vĩnh viễn (vĩnh thệ hay khấn trọn). Trong thời gian khấn tạm, tu sĩ sống trong các học viện hay kinh viện để học các môn thần học, tu đức và truyền thống của dòng hoặc học thêm các chuyên ngành khác.

   Chúng tôi sắp xếp các tổ chức tu trì dành cho nam giới (từ tr. 309 đến 356) trước nữ giới (từ tr. 359 đến 422), các tổ chức tu trì thuộc đời sống thánh hiến trước các tu tổ chức tu trì thuộc đời sống tông đồ, các tu hội dòng trước tu hội đời, dòng giáo hoàng trước dòng giáo phận và theo thứ tự chữ cái của danh xưng quen gọi.

II. A. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

(Institutum Vitae Consecratae) 

1. Tu hội Dòng (Institutum Religiosum, gọi tắt là Dòng)

a. Dòng thuộc quyền giáo hoàng (dòng giáo hoàng):

Dòng Biển Đức (O.S.B.) – 4 Đan Viện: Thiên An, Thiên Hoà, Thiên Bình, Thiên Phước (tr. 309).

Dòng Chúa Cứu Thế (C.Ss.R.) (tr. 311).

Dòng Đa Minh (Anh Em Thuyết Giáo: O.P.) (tr. 315).

Dòng La San (Anh Em Trường Kitô: F.S.C.) (tr. 318).

Dòng Phanxicô (Anh Em Hèn Mọn: O.F.M.) (tr. 320).

Dòng Salesien Don Bosco (S.D.B.) (tr. 323).

Dòng Tên (Chúa Giêsu: S.J.) (tr. 325).

Dòng Thánh Thể (S.S.S.) (tr. 327).

Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu (P.F.J.) (tr. 328).

Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa (O.H.) (tr. 329).

Dòng Xitô (O.C.) - 6 Đan Viện: Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý,

Châu Thuỷ, Phước Vĩnh, Thiên Phước (tr. 330).

b. Dòng thuộc quyền giáo phận (dòng giáo phận)

Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo (TP. HCM) (tr. 336).

Dòng Đồng Công (C.M.C.) - (TP. HCM) (tr. 337).

Dòng Lời Chúa - Dòng Thừa sai Đức Tin (Phú Cường) (tr. 338).

Dòng Thánh Gia (Long Xuyên) (tr. 339).

Dòng Thánh Giuse - Nha Trang (Nha Trang) - Ngôi Lời (tr. 340).

Dòng Thánh Tâm - Huế (Huế) (tr. 341).

2. Tu hội Đời (Institutum Saeculare)

a. Tu hội Đời thuộc quyền giáo hoàng

Tu hội Prado (tr. 342).

b. Tu hội Đời thuộc quyền giáo phận

Tu hội Chúa Giêsu - TP. HCM (tr. 343).

Tu hội Đắc Lộ - TP. HCM (tr. 344).

Tu hội Gia Đình Na Gia - TP. HCM (tr. 346).

Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ - TP. HCM (tr. 347).

1. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo hoàng:

Hội Thừa sai Paris (M.E.P.)

Tu đoàn Truyền giáo Thánh Vinh Sơn (C.M.)

Hội Linh mục Xuân Bích (P.S.S.).

2. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo phận

Tu đoàn Giáo sĩ Nhà Chúa - TP. HCM.

Tu đoàn Nhập Thể-Tận Hiến-Truyền Giáo (I.C.M.) - GP. Đà Lạt.

Tu đoàn Thừa sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế .

Hội Thừa sai Việt Nam.

   Lược sử: Dòng Biển Đức do Thánh Bênêdictô sáng lập năm 520, tại Subiaco, Ý. Hiện nay, dòng Biển Đức trên toàn thế giới có 8.694 nam đan sĩ (linh mục và không linh mục) và 18.213 nữ đan sĩ, thuộc 21 tu hội (congrégation). Mỗi tu hội có các tỉnh dòng, và mỗi tỉnh dòng lại có các đan viện. Bề trên Tổng quyền của dòng Biển Đức là cha Thống phụ (Abbé Primat); đứng đầu tu hội là Đan phụ chủ tịch (Abbé Président); đứng đầu tỉnh dòng là Tỉnh phụ (Abbé Visiteur) và đứng đầu đan viện là Đan phụ hoặc Đan trưởng.

   Sau đây là vài nét chính về tỉnh dòng Biển Đức tại Việt Nam:

   Ngày 10-11-1936, cha Maur Massé, đan sĩ thuộc đan viện La Pierre Qui Vivre, Pháp, lập đan viện đầu tiên tại Đà Lạt, sau thành trụ sở cho đến năm 1954.

Ngày 10-6-1940, hai đan sĩ đan viện La Pierre Qui Vivre là cha Dom Romain Guillaume và Dom Corentin thành lập đan viện Thiên An, Huế. Sau đó, các đan sĩ đan viện Thiên An tiếp tục thành lập thêm 3 đan viện khác nữa. Tất cả đều thuộc tỉnh dòng Pháp.

   Năm 1988, các đan viện ở Việt Nam tách khỏi tỉnh dòng Pháp, lập thành tỉnh dòng Biển Đức Việt Nam, với Bề trên Giám tỉnh tiên khởi là cha Tađêô Phạm Quang Điện, Đan phụ đan viện Thiên Bình.

   Năm 1993, Bề trên Giám tỉnh kế nhiệm là cha Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Đan phụ Đan viện Thiên An. Cha sinh năm 1940, chịu chức linh mục 1972, làm Bề trên đan viện Thiên An năm 1984, Bề trên Giám tỉnh năm 1993, trở thành Đan phụ 1998.

   Châm ngôn: Cầu nguyện và lao động (Ora et Labora).

   Nhân sự: tại Việt Nam: tổng số đan sĩ khấn trọng 52, khấn tạm 80, tập sinh 28 và thỉnh sinh 41.

    Hoạt động:

   - Cử hành kinh Phụng vụ.

   - Cầu nguyện cá nhân, và đọc sách thiêng liêng (lectio divina).

   - Lao động trí óc và chân tay.

   - Tiếp đón khách tĩnh tâm.

   Điều kiện tuyển chọn:

   - Có sức khoẻ.

   - Tốt nghiệp lớp 12 trở lên.

   - Có tinh thần tìm kiếm Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và lao động, được thể hiện trong việc ham thích kinh Phụng vụ, ái mộ vâng phục, vui chịu thử thách (QL 7, 58).

Địa chỉ Nhà Mẹ:

- Tại Italy: Via S. Ambrogio 3, 00186 Roma, Italy.

- Tại Việt Nam: Đan viện Thiên An, hộp thư lưu ký, bưu điện Huế.

Các đan viện Biển Đức tại VN:

- Đan viện Thiên An, giáo phận Huế.

- Đan viện Thiên Hoà, giáo phận Ban Mê Thuột.

- Đan viện Thiên Bình, giáo phận Xuân Lộc.

- Đan viện Thiên Phước, giáo phận TP. HCM.

   Thành lập: Ngày 10-6-1940, do hai đan sĩ thuộc đan viện La Pierre Qui Vivre là cha Dom Romain Guillaume và Dom Corentin.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

   Nhân sự: Khấn trọng 16, khấn tạm 21, tập sinh 9, thỉnh sinh 12.

Địa chỉ:

Thôn Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng,

huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế.

Hộp thư lưu ký, Bưu điện Huế.

Đt: 054 865910

Email: taosb@pmail.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Đan phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, sinh 1940, chịu chức linh mục 1972, bề trên  đan viện 1984, Tỉnh phụ 1993, Đan phụ 1998.

Số linh mục: André Trông Nguyễn Văn Tâm, sinh 19-6-1945, lm 30-4-1975; Phêrô-cao Dương Đình Thời, sinh 1966, chịu chức 2002; Benoit Trần Văn Phúc, sinh 1961, chịu chức 2001.

   Thành lập ngày 8-12-1962 tại huyện Krông Păk, Đăklăk, do các đan sĩ đan viện Thiên An.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.

   Nhân sự: khấn trọng 6, khấn tạm 5, thỉnh sinh 8. Sau năm 1978, chính quyền địa phương thu hồi toàn bộ đất đai và cơ sở của đan viện, nên các đan   sĩ tạm thời cư trú tại một họ lẻ của giáo phận Ban Mê Thuột. Năm 2000, chính quyền cấp đất lại và cho phép tái lập đan viện.

Địa chỉ:

Hộp thư 44 Krông Păk, Đăklăk.

Bề trên:

Đan sĩ Laurent Hoàng Thanh Trương.

Số linh mục: Phêrô Tuần Cao Kim Động, sinh 8-8-1943, lm 10-7-1985; Ephrem Phạm Huy Tụng, sinh 2-10-1941, lm 30-11-1995.

Thành lập: ngày 11-6-1970.
Bổn mạng: Lễ Chúa Kitô Vua.
Nhân sự: khấn trọng 14, khấn tạm 29, tập sinh 10, thỉnh sinh 14.
Địa chỉ:
Hộp thư 2, Thiên Bình, Tam Phước,
Long Thành, Đồng Nai. Đt: 061 930470.
Email: Philippetuy@pmail.vnn.vn
Bề trên đương nhiệm: Louis Marie Trương Sinh, sinh 25-12-1939, lm 25-1-2000.
Số linh mục: 
1. Jean Lê Chúng, sinh 19-12-1916, lm 22-5-1948.
2. Christophe Nguyễn Hữu Đức, sinh 4-9-1935, lm 5-6-1965.
3. Philippe Marie Vũ Ngọc Tuy, sinh 2-1-1953, lm 11-2-1993. 

Thành lập: ngày 13-5-1972.
Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse (19-3).

Nhân sự: Khấn trọng 16, khấn tạm 25, tập sinh 4, thỉnh sinh 7.

 * Địa chỉ:
294B, K.P 2, Tam Hải, Tam Bình, Thủ Đức, TP. HCM. Đt: 08 7294971
Email: bedthuyosbvn@hcm.fpt.vn

Bề trên đương nhiệm:
Đan phụ Beda Ngô Minh Thuý sinh 1932, lm 1965, Đan trưởng 1988.

Số linh mục:
1. Maurice Nguyễn Văn Binh, sinh 9-5-1917, lm 12-6-1954.
2. Arsène Nguyễn Thanh Long, sinh 26-2-1927, lm 28-5-1961.
3. Toma-Thiện Lê Thanh Các, sinh 15-9-1933, lm 21-12-1975.
4. Michel Phạm Văn Khoa, sinh 1-12-1963, lm 21-1-2000.
5. Phaolô Nguyễn Hữu Thanh, sinh 10-5-1962, lm 22-12-2000.
6. Gioakim Lê Văn Tấn, sinh 13-9-1962, lm 2002.

   Lược sử: Ngày 9-11-1732, tại Scala, Thánh Alphonso Maria Ligori đã cùng với các bạn thành lập dòng “Chúa Cứu Chuộc”, về sau (1749) lấy danh hiệu là dòng “Chúa Cứu Thế” chuyên lo rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội,  8-12.

   Châm ngôn: “Ơn Cứu Chuộc nơi Người chan chứa”.

   Mục đích, tôn chỉ: Tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế, rao giảng Lời Chúa cho người nghèo khó như chính Lời Ngài đã tuyên bố: “Người đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,8).

   Hoạt động:
- Truyền giáo.
- Giảng tĩnh tâm.
- Mục vụ giáo xứ.
- Truyền thông lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
- Truyền thông xã hội.
- Các lớp cầu nguyện.
- Mục vụ dành cho những người bị bỏ rơi: bệnh nhân phong, AIDS...
Cộng đoàn và cơ sở: Ở Việt Nam, có 15 cộng đoàn và 12 cơ sở.
Nhân sự: Ở Việt Nam, có 216 tu sĩ: khấn trọn 168, khấn tạm 48, tập sinh 12, dự tập 80. Tổng số tu sĩ trên toàn thế giới: 5.500.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Có lòng yêu mến người nghèo và  lòng nhiệt thành thừa sai.
- Có sức khoẻ ổn định, tâm lý quân bình, đức tin và nhân bản trưởng thành.
- Có khả năng tiếp nhận sự đào tạo và phục vụ theo tinh thần dòng.
- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đang học đại học, cao đẳng.
   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Via Merulana 31. CP 2458
Roma I-00100 Italy.
Đt: 00 390 649 490 600.
Email: ggcss@redemptor.com.br
Fax: 0039 064 466 012
Trụ sở Tỉnh Dòng Việt Nam: 
38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP. HCM.
Đt: 08 8438559 - 9316322.
Fax: 84 08 8438559.
Email: dcctsg@hcm.vnn.vn
Bề trên tổng quyền: Cha W. Joseph Tobin, sinh 3-5-1952, khấn dòng 5-8-1973, lm 1-6-1978.
Bề trên tỉnh dòng (từ 2005): Lm. Giuse Cao Đình Trị, sinh 27-7-1938, lm 18-12-1965 .

   Danh sách linh mục:
1. Giuse Phan Thiện Ân, sinh 1933, lm 1958; 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
2. Giuse Phạm Văn Bảo, sinh 1953, lm 1994; Tu viện Kỳ Đồng: 38 Kỳ Đồng, Q. 3, TP. HCM.
3. Giuse Đoàn Văn Bảo, sinh 1966, lm 2004; Xuân Lộc.
4. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, sinh 1952, lm 1990; Tu viện Kỳ Đồng.
5. G.B. Nguyễn Thanh Bích, sinh 1954, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
6. P.X. Lê Thanh Châu, sinh 1938, lm 1963; NT Tân Hoà, 147 ấp Mỹ Thuận, Tân Hoà Bắc, Vĩnh Long.
7. Phaolô Nguyễn Văn Châu, sinh 1963, lm 2001, 134/13, Trần Phú, C.3, P.5, Vũng Tàu.
8. Marcô Bùi Duy Chiến, sinh 1965, lm 2002, Tu viện Kỳ Đồng.
9. Giuse Chu Đình Chuyển, sinh 1941, lm 1996; Tu viện DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
10. Phaolô Nguyễn Văn Công, sinh 1969, lm 2004; Nha Trang.
11. Inhaxiô Bùi Quang Diệm, sinh 1921, lm 1950; Tu viện Kỳ Đồng.
12. Phêrô Nguyễn Quang Diệp, sinh 1924, lm 1954; Tu viện DCCT Huế, 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
13. Rôcô Nguyễn Tự Do, sinh 1928, lm 1956; Tu viện Kỳ Đồng.
14. Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, sinh 1964, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
15. Đa Minh Phan Văn Dũng, sinh 1968, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
16. Phaolô Trần Hữu Dũng, sinh 1954, lm 1994; Tu viện DCCT Huế.
17. Anrê Nguyễn Ngọc Dũng, sinh 1964, khấn trọn 1992, lm 25-9-2001.
18. Phêrô Nguyễn Quang Duy, sinh 1944, lm 1975; NT Cái Tắc, Thạnh Hưng, Đồng Tháp.
19. Giuse Trần Quang Đăng, sinh 1934, lm 1959; Tu viện Kỳ Đồng.
20. Giuse Phạm Kim Điệp, sinh 1946, lm 1975; NT Cần Thạnh, 183/2 ấp Phong Thạnh, TT Cần Giờ.
21. G.B. Nguyễn Bình Định, sinh 1969, lm 2004; Nha Trang.
22. Gioakim Nguyễn Định, sinh 1918, lm 1949; NT Phú Dòng, Định Quán, Đồng Nai.
23. G.B. Nguyễn Văn Đồng, sinh 1957, lm 2001, NT Cần Thạnh, 183/2 ấp Phong Thạnh, TT Cần Giờ.
24. Marcô Bùi Quang Đức, sinh 1966, lm 1999; 82/116 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, TP. HCM.
25. G.B. Nguyễn Minh Đức, sinh 1957, lm 1998; 8, tổ 1, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
26. P.X. Hoàng Minh Đức, sinh 1965, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
27. Phaolô Bùi Thông Giao, sinh 1937, lm 1965; Tu viện Kỳ Đồng.
28. P.X. Trần Quang Hân, sinh 1958, lm 1997; Hoa Kỳ.
29. Micae Trương Văn Hành, sinh 1936, lm 1965; NT Lý Sơn, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
30. Phêrô Nguyễn Hữu Hạnh, sinh 1973, lm 2004; Tu viện Kỳ Đồng.
31. G.B. Trần Quang Hào, sinh 1948, lm 1994; Hoa Kỳ
32. Giuse Phạm Minh Hảo, sinh 1961, lm 1996; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
33. Giacôbê Mai Văn Hiền, sinh 1953, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
34. Giuse Trịnh Ngọc Hiên, sinh 1947, lm 1994; Tu viện Thái Hà, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
35. Giuse Nguyễn Thể Hiện, sinh 1970, lm 2000, Tu viện Kỳ Đồng.
36. Giuse Phan Đức Hiệp, sinh 1949, lm 1990; Tu viện Kỳ Đồng.
37. Giuse Trần Văn Hội, sinh 1948, lm 1990; NT Phú Lý, Vĩnh An, Đồng Nai.
38. Giêrađô Lê Văn Hoà, sinh 1948, lm 1993; 23 C1 Chu Mạnh Trinh, Làng Đại Học, Thủ Đức, TP. HCM.
39. P.X. Nguyễn Hữu Hoà, sinh 1952, lm 1994; NT Đồng Hoà, Long Hoà, Cần Giờ. TP. HCM.
40. G.B. Hoàng Thanh Huê, sinh 1936, lm 1968; NT Tin Mừng, Tân Thiện, Hàm Tân, Bình Thuận.
41. Tôma Trần Quốc Hùng, sinh 1947, lm 1976; NT Hàm Luông, Mỏ Cày, Bến Tre.
42. G.B. Nguyễn Thành Hưng, sinh 1968, lm 2002, Tu viện DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
43. Giuse Ngô Văn Kha, sinh 1958, lm 1998; 59 đường 1/5, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng.
44. Luca Nguyễn Hữu Khanh, sinh 1965, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
45. Giuse Lê Chiếu Khắp, sinh 1946, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
46. Phêrô Đinh Ngọc Lâm, sinh 1961, lm 1996; Tu viện Kỳ Đồng.
47. G.B. Hồ Quang Lâm, sinh 1970, lm 2004; Buôn Ma Thuột.
48. Tôma Phạm Huy Lãm, sinh 1933, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
49. Phêrô Nguyễn Thanh Liêm, sinh 1945, lm 1975; NT Thanh Sơn, Mỏ Cày, Bến Tre.
50. Giuse Nguyễn Văn Lộc, sinh 1943, lm 1972; 146/16 Võ Thị Sáu, P.13, Q.3, TP. HCM.
51. Tôma Phạm Phú Lộc, sinh 1970, lm 2002, NT Cần Thạnh, TT Cần Giờ, TP. HCM.
52. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, sinh 1946, lm 1975; NT Phú Sơn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.
53. Giuse Nguyễn Bá Long, sinh 1958, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
54. Giuse Ngô Tấn Lực, sinh 1948, lm 2001, Tu viện Kỳ Đôàng.
55. Gioakim Nguyễn Đức Mầng, sinh 1950, lm 1993; tổ 17, khu 2, 63, đường 1/5, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
56. Gioakim Nguyễn Quang Minh, sinh 1960, lm 1999; NT Phú Sơn, H. Lâm Hà, Lâm Đồng.
57. Antôn Phạm Văn Nam, sinh 1925, lm 1955; DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
58. Lêô Lê Trung Nghĩa, sinh 1927, lm 1954; Tu viện Kỳ Đồng.
59. G.B. Nguyễn Văn Phán, sinh 1936, lm 1963; 149 Trần Hưng Đạo, TT Ayunpa, Gia Lai.
60. Giuse Huỳnh Lê Pháp, sinh 1970, lm 2004, Nha Trang.
61. Giuse Ngô Văn Phiên, sinh 1950, lm 1994; Tu viện Kỳ Đồng.
62. Giuse Hoàng Phúc, sinh 1955, lm 1995, Tu viện Kỳ Đồng.
63. Antôn Trần Thế Phiệt, sinh 1947, lm 1975; NT Tùng Lâm, P.7, Đà Lạt.
64. G.B. Lê Đình Phương, sinh 1963, lm 1997; Tu viện Kỳ Đồng.
65. G.B. Nguyễn Minh Phương, sinh 1967, lm 2004; Xuân Lộc.
66. Giuse Lê Viết Phục, sinh 1928, lm 1955; 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
67. Matthêu Vũ Khởi Phụng, sinh 1940, lm 1970; Tu viện Kỳ Đồng.
68. Micae Nguyễn Hữu Phú, sinh 1929, lm 1956; 970D XVNT, P.28, Q. BT, TP. HCM.
69. Gioakim Hà Ngọc Phú, sinh 1973, lm 2004; Tu viện Kỳ Đồng.
70. Giuse Phạm Thanh Quang, sinh 1926, lm 1958; Tu viện Kỳ Đồng.
71. Phaolô Trần Văn Quang, sinh 1945, lm 1976; Tu viện Kỳ Đồng.
72. Giuse Trần Minh Quang, sinh 1958, lm 1996; NT. Phú Dòng, Định Quán, Đồng Nai.
73. Phêrô Phạm Thanh Quốc, sinh 1927, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
74. G.B. Nguyễn Minh Sang, sinh 1943, lm 1975; NT Cái Tàu Hạ, TT Cái Tàu Hạ, Đồng Tháp.
75. Giuse Phạm Cao Thanh Sơn, sinh 1965, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
76. Phêrô Nguyễn Thành Tâm, sinh 1940, lm 1970; Tu viện Kỳ Đồng.
77. Gioakim Hồ Quang Tâm, sinh 1950, lm 1994; 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
78. Giuse Hồ Đắc Tâm, sinh 1961, lm 2000; DCCT Nha Trang, 4 Tô Hiến Thành, Nha Trang.
79. Phaolô Nguyễn Văn Tâm, sinh 1971, lm 2004; Vinh.
80. Antôn Vương Đình Tài, sinh 1930, lm 1959; NT Thánh Tâm, 2 Quang Trung, Pleiku.
81. Phêrô Phạm Đức Thanh, sinh 1962, lm 2000; Tu viện Kỳ Đồng.
82. Giuse Trần Hữu Thanh, sinh 1915, lm 1942; NT Trần Nội, Hải Dương, Hải Hưng.
83. Antôn Lê Ngọc Thanh, sinh 1969, lm 2005; TV Kỳ Đồng.
84. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, sinh 1955, lm 1990; Tu viện DCCT Mai Thôn, 970D, XVNT, P.28, Bình Thạnh, TP. HCM.
85. Giuse Trần Ngọc Thao, sinh 1935, lm 1959; Tu viện Kỳ Đồng.
86. Phaolô Nguyễn Đình Thi, sinh  1972, lm 2004; Buôn Ma Thuột.
87. Phêrô Hoàng Văn Thiện, sinh 1931, lm 1957; 46/2bis Trần Xuân Soạn, ấp 5c, Nhà Bè, TP. HCM.
88. G.B. Nguyễn Thế Thiệp, sinh 1936, lm 1964; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
89. Bart. Nguyễn Đức Thịnh, sinh 1959, lm 2001; Kontum.
90. Đa Minh Nguyễn Đức Thông, sinh 1957, lm 1993; Tu viện Kỳ Đồng.
91. Phaolô Nguyễn Thọ, sinh 1933, lm 1962; NT Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
92. Gioan Nguyễn Xuân Thu, NT Tùng Lâm, P.4, Đà Lạt.
93. Đa Minh Đỗ Văn Thừa, sinh 1918, lm 1949; Tu viện Kỳ Đồng.
94. Alp. Phạm Gia Thuỵ, sinh 1934, lm 1962; Tu viện Kỳ Đồng.
95. Stanislas Lê Vĩnh Thuỷ, sinh 1944, lm 1976, Tu viện DCCT Mai Thôn, 970D, XVNT, P.28, Bình Thạnh, TP. HCM.
96. Phaolô Đinh Khắc Tiệu, sinh 1926, lm 1956; Tu viện Kỳ Đồng.
97. Stêphanô Nguyễn Tín, sinh 1920, lm 1949; Tu viện Kỳ Đồng.
98. Giuse Trần Sỹ Tín, sinh 1941, lm 1972; Nhơn Hoà, Chư Sê, Gia Lai.
99. Antôn Phạm Văn Tịnh, sinh 1962, lm 1999; Tu viện Kỳ Đồng.
100. Anrê Đinh Duy Toàn, sinh 1950, lm 1995; NT Phù Mỹ, TT Phù Mỹ, Bình Định.
101. Giuse Cao Đình Trị, sinh 1938, lm 1960; Tu viện Kỳ Đồng.
102. Phêrô Đỗ Minh Trí, sinh 1961, lm 2002, NT Hữu Phước, Suối Nghệ, Châu Thành, Bà Rịa -Vũng Tàu.
103. G.B. Lê Minh Trí, sinh 1974, lm 2005; TV Kỳ Đồng.
104. Đa Minh Nguyễn Hữu Trung, sinh 1954, lm 1997; 3/4 ấp Long Toàn, Bà Rịa-Vũng Tàu.
105. Antôn Nguyễn Văn Trung, sinh 1926, lm 1958; ấp 1, xã Bình Đức, Bến Lức, Long An.
106. Giuse Lê Quang Tuấn, sinh 1963, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
107. Antôn Nguyễn Trần Tuấn, sinh 1966, lm 2002; 970D XVNT, P.28, Q. BT, TP. HCM.
108. Hilariô Nguyễn Gia Tước, sinh 1936, lm 1964; 292/11 Bà Hạt, P.9, Q.10, TP. HCM.
109. Antôn Trần Ứng Tường, sinh 1941, lm 1974; Tu viện Kỳ Đồng.
110. Giuse Lê Quang Uy, sinh 1959, lm 1998; Tu viện Kỳ Đồng.
111. Micae Ngô Đình Vãn, sinh 1952, lm 2000, 80 Nguyễn Huệ, TP. Huế.
112. Giuse Nguyễn Quốc Việt, sinh 1969, Tu viện Kỳ Đôàng.
113. Giuse Lưu Quang Bảo Vinh, sinh 1972, lm 2001, Tu viện Kỳ Đồng.
114. Giuse Nguyễn Trường Xuân, sinh 1953, lm 1995; Tu viện Kỳ Đồng.

   Lược sử: Dòng Đa Minh, danh xưng chính thức là dòng Anh Em Thuyết Giáo, do Thánh Đa Minh sáng lập năm 1216 tại Toulouse, Pháp. Dòng được Đức Giáo hoàng Honorius  III châu phê ngày 21-1-1217, và được uỷ nhiệm trách vụ truyền giảng Lời Chúa, cung cấp cho các giám mục một đội ngũ các nhà giảng thuyết được đào tạo cẩn thận để hỗ trợ các ngài trong trách vụ lớn lao ấy. Dòng có trụ sở tại Roma. Bề trên tổng quyền của dòng hiện nay là lm. Timothy Radcliffe. Dòng có mặt tại 88 quốc gia trên thế giới với tổng số linh mục, tu sĩ khoảng 6.600 người.

   Dòng Đa Minh đến Việt Nam từ thế kỷ XVI (1550). Từ năm 1756, dòng phụ trách miền truyền giáo Đa Minh, nay là 5 giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Dòng đã có nhiều tu sĩ lấy máu đào tuyên xưng đức tin của mình. Trong số 117 Thánh Việt Nam, dòng Đa Minh có 38 vị, gồm 6 giám mục, 16 linh mục (11 người Việt Nam), 16 dòng Ba (3 linh mục, 6 thầy giảng, 7 giáo dân). Dòng đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam 2 giám mục: Đức cha Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (giáo phận Bắc Ninh, Quy Nhơn) và Đức cha Giuse Trương Cao Đại (giáo phận Hải Phòng).

   Năm 1967, tỉnh dòng Việt Nam được thành lập với tên gọi là Tỉnh Dòng Nữ Vương Các Thánh Việt Nam.

Bổn mạng: Lễ kính Thánh Tổ phụ, 8-8.
Châm ngôn: “Chiêm niệm và truyền thông chân lý” (Contemplata aliis tradere).
Tôn chỉ: Những yếu tố căn bản của đời tu Đa Minh là: sống cộng đoàn, tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, cử hành phụng vụ công cộng, chuyên cần học hỏi chân lý và thi hành tác vụ tông đồ.
Hoạt động chính: giảng dạy tại các chủng viện, học viện, giảng thuyết lưu động, điều hành giáo xứ.
Cơ sở: Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam hiện có:
 4 tu viện:
- Tu viện Thánh Alberto cả (tu viện Ba Chuông): 190 Lê Văn Sỹ, Q. PN, TP. HCM, ĐT: (08) 8448206.
- Tu viện Mân Côi: 90 Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp, TP. HCM, ĐT: (08) 8940477.
- Tu viện Mai Khôi: 44 Tú Xương, P.7, Q.3, TP. HCM. ĐT: (08) 9320360; (08) 9325738.
- Tu viện Thánh Martin: 1/4 KP. 10, Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai. ĐT: (061) 881318; 885673.
2 tu xá:
- Tu xá Đa Minh: 16 Hà Huy Tập, Đà Lạt, Lâm Đồng, ĐT: (063) 832806.
- Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm: 116 P.Tam Phú, Thủ Đức, TP. HCM. ĐT: (08) 8961731.
10 giáo xứ:
- 5 ở TP. HCM, 3 ở Xuân Lộc, 1 ở Đà Lạt và 1 ở Phú  Cường.
Nhân sự: khấn trọng 55, khấn tạm 75, tập sinh 21, dự tu 60.

Địa chỉ trụ sở Tỉnh Dòng:
43 Nguyễn Thông, P.7,Q.3, Tp.HCM.
Điện thoại: (08) 9321881
Bề trên giám tỉnh đương nhiệm: Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, sinh 1951, lm. 1991.

Danh sách linh mục (theo năm lm)
1. Đa Minh Hoàng Bình Thuận, sinh 1914, lm 1934; Tu viện Thánh Martin.
2. Giêrônimô Phạm Quang Tự, sinh 1917, lm 1944; Tu viện Thánh Martin.
3. Giuse Bùi Hiền Triết, sinh 1918, lm 1948; Tu viện Thánh Martin.
4. G.B. Nguyễn Văn Sâm, sinh 1920, lm 1948; Đt: 061 882804.
5. Phêrô Nguyễn Quang Hiến, sinh 1919, lm 1948; Đt: 08 8916729.
6. Gioakim Nguyễn Văn Liêm, sinh 1923, lm 1948; Tu viện Ba Chuông. 
7. Antôn Nguyễn Đức Hiếu, sinh 1923, lm 1952; Nt Tân Hiệp, Long Thành, Đồng Nai. Đt: 061 841572.
8. Giuse Hoàng Kim Thao, sinh 1922, lm 1953; Nt Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Đt: 063 847213.
9. Vinh Sơn Bùi Đức Sinh, sinh 1926, lm 1953; Tu viện Ba Chuông.
10. Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, sinh 1931, lm 1958; Tu viện Ba Chuông.
11. Đa Minh Nguyễn Văn Hộ, sinh 1932, lm 1961; Tu viện Thánh Martin.
12. Stanislaus Hoàng Đắc Ánh, sinh 1928, lm 1961; Tu viện Mai Khôi.
13. Anrê Đỗ Xuân Quế, sinh 1930, lm 1961; Tu viện Mai Khôi.
14. Giuse Đinh Châu Trân, sinh 1932, lm 1963, Tu viện Mai Khôi.
15. Tôma Thiện Trần Minh Cẩm, sinh 1933, lm 1964; Tu viện Mai Khôi.
16. Giuse Nguyễn Đức Hoà, sinh 1938, lm 1968; Tu viện Ba Chuông.
17. Tôma Trần Ngọc Tuý, sinh 1939, lm 1969; Tu viện Thánh Martin.
18. Đa Minh Nguyễn Văn Thái, sinh 1944, lm 1972; Tu xá Thánh Đa Minh.
19. Giuse Nguyễn Văn Luật, sinh 1945, lm 1972; Gx. Hoà Bình, Gò Vấp, TP. HCM. Đt: 08 8955730.
20. Raphael Nguyễn Văn Chúc, sinh 1945, lm 1972; Tu viện Thánh Martin.
21. Phêrô Trần Văn Huấn, sinh 1946, lm 1972; Nt Cao Xá, Châu Thành, Tây Ninh. Đt: 066 878188.
22. G.B. Nguyễn Đăng Trực, sinh 1947, lm 1973; Tu viện Mân Côi.
23. Gioakim Nguyễn Đức Văn, sinh 1920, lm 1974; Tu viện Thánh Martin.
24. Đa Minh Đinh Viết Tiên, sinh 1948, lm 1974; Gx. Ngọc Đồng, Tân Biên, Biên Hoà. Đt: 061 981226.
25. P.X. Nguyễn Đức Đạt, sinh 1949, lm 1975; Gx. Thánh Tâm, Hố Nai. Đt: 061 881354.
26. Luy Nguyễn Văn Hạnh, sinh 1949, lm 1975; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
27. Đa Minh Lê Thanh Liêm, sinh 1949, lm 1975; Tu viện Thánh Martin.
28. Giacôbê Phạm Văn Phượng, sinh 1949, lm 1975; Tu viện Ba Chuông.
29. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, sinh 1950, lm 1975; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
30. Giuse Bùi Văn Viễn, sinh 1950, lm 1975; Nt Ngọc Đồng, Tân Biên, Biên Hoà. Đt: 061 981226.
31. Giuse Lưu Công Chỉnh, sinh 1951, lm 1978; Tu viện Ba Chuông.
32. Đa Minh Phạm Ngọc Điển, sinh 1948, lm 1988; Tu viện Thánh Martin.
33. G.B. Phạm Văn Mão, sinh 1952, lm. 1990; Tu viện Mai Khôi.
34. Antôn Trần Thanh Long, sinh 1954, lm. 1990; Tu viện Mai Khôi.
35. Giuse Nguyễn Cao Luật, sinh 1951, lm 1991; Tu viện Ba Chuông.
36. Giuse Phạm Quang Sáng, sinh 1953, lm 1991; Tu viện Mân Côi.
37. Giuse Phạm Hưng Thịnh, sinh 1951, lm 1993; Tu viện Ba Chuông.
38. Giuse Đinh Văn Vũ, sinh 1949, lm 1993; Tu viện Mai Khôi.
39. Giuse Đặng Chí San, sinh 1952, lm 1993; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
40. Phêrô Nguyễn Bá Ân, sinh 1952, lm 1993; Tu viện Mân Côi.
41. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, sinh 1955, lm 1994; Tu viện Mân Côi.
42. Giuse Đỗ Văn Chung, sinh 1955, lm 1995; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
43. Đa Minh Nguyễn Đức Bình, sinh 1957, lm 1995; Tu viện Mân Côi.
44. Antôn Phan Tự Cường, sinh 1950, lm 1995; Tu viện Thánh Martin.
45. Đa Minh Nguyễn Ngọc An, sinh 1954, lm 1995; Gx. Tân Hiệp, Long Khánh, Đồng Nai. Đt: 061 841572.
46. Đa Minh Nguyễn Thế Hiệt, sinh 1958, lm 1995; Tu viện Thánh Martin.
47. P.X. Đào Trung Hiệu, sinh 1956, lm 1997; Gx. Minh Đức,  Thủ Đức. TP. HCM. Đt: 08 8965152.
48. Giuse Nguyễn Tất Trung, sinh 1955, lm 1997; Tu viện Mân Côi.
49. Micae Nguyễn Văn Bắc, sinh 1956, lm 1998; Gx. Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng. Đt: 063 847213.
50. Giuse Lưu Ngọc Báu, sinh 1958, lm 1999; Tu xá Thánh Vinh Sơn Liêm.
51. Giuse Đặng Văn Tình, sinh 1962, lm 2000; Gx. Cao Xá, Tây Ninh, Đt: 066 878049
52. Anphongsô Vũ Đức Trung, sinh 1961, lm 2001; Tu viện Mân Côi.
53. G.B. Trần Quang Hiển, sinh 1964, lm 2001, Tu viện Mân Côi.
54. Giuse Nguyễn Đức Trung, sinh 1954, lm 2001, Tu viện Mai Khôi.
55. Phêrô Nguyễn Thế, sinh 1963, lm 2001, Tu viện Thánh Martin.
56. Vinh Sơn Phạm Đình Chiến, sinh 1972, lm 2001, Tu viện Mai Khôi.
57. Anbertô Nguyễn Lộc Thọ, sinh 1963, lm 2002, Tu viện Mai Khôi.
58. Phêrô Lâm Phước Hùng, sinh 1967, lm 2002, Tu viện Mân Côi.

   Lược sử: Dòng Anh Em Trường Kitô quen gọi là dòng Sư Huynh La San, được thành lập tại Reims (Pháp) vào năm 1680, do linh mục người Pháp tên là Jean Baptiste De La Salle.

   Dòng đã tới Việt Nam từ năm 1866. Sau ít năm vắng mặt do chính sách chống các dòng tu của Đệ Tam Cộng hoà Pháp, dòng đã trở lại Sài Gòn năm 1890 và đã lãnh nhận trường Taberd, do cha Kerlan (MEP) lập ra. Từ đó, dòng đã phát triển và mở trường ở khắp Việt Nam cũng như ở Cambodia và Thái Lan.

  Bổn mạng: Đấng sáng lập là cha Gioan La San, được tuyên thánh ngày 24-5-1900 và đã được tôn làm bổn mạng các nhà giáo dục Kitô ngày 15-5-1950. Lễ mừng mỗi năm ngày 15-5 trở thành Ngày Truyền thống La San ở Việt Nam. Lịch Phụng vụ của Giáo Hội kính ngày 7-4 hằng năm.

   Châm ngôn: “SIGNUM FIDEI”: Dấu Chỉ Đức Tin.
   Người tu sĩ La San để cho đức tin soi dẫn đời mình. Do đó, tinh thần của dòng là Tinh Thần Đức Tin. Trong đức tin, người tu sĩ La San chiêm ngưỡng ý định của Thiên Chúa muốn cứu rỗi các trẻ em, các thanh thiếu niên, đặc biệt những trẻ nghèo hoặc bị bỏ quên. Tinh thần đức tin nơi các sư huynh được triển nở thành Lòng Nhiệt Thành, cố gắng thực hiện ý định đó cùng với những ai được mời gọi theo cùng một sứ vụ.

   Hoạt động: Hướng hoạt động chủ yếu của dòng thuộc phạm vi giáo dục nhân bản và Kitô, đặc biệt bằng trường học là phương tiện ưu chọn.
   Trước 1975, tại miền Nam Việt Nam, anh em La San hoạt động trong các trường mang tên chung là trường La San, cùng những sinh hoạt bên ngoài học đường như các phong trào thiếu nhi, thanh thiếu niên: Hùng Tâm Dũng Chí, Hiệp Sĩ Chúa Hài Đồng, Thanh Sinh Công, hội Thánh Mẫu, hội Bác Ái Vinh Sơn...

   Sau tháng 4-1975, tất cả các trường La San (23 trường lớn nhỏ, từ tiểu học tới đại học) được Nhà nước quản lý. Một vài Sư Huynh tiếp tục dạy trong các trường công lập cấp 3 và đại học, một số là giáo sư các Học viện Thần học, một số giảng dạy tại các trung tâm tin học, dạy nghề (sửa xe gắn máy, mộc) và thường xuyên tham gia huấn luyện giáo lý viên, linh hoạt viên tại các họ đạo...

   Nhân sự: Số tu sĩ của tỉnh dòng La San Việt Nam hiện nay là 84, gồm 65 sư huynh khấn trọn và 19 khấn tạm, Tại TP. HCM, có 54 Sư Huynh (gồm 6 cộng đoàn). Còn lại rải rác vài cộng đoàn khác tại Đồng Nai, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Huế...

   Điều kiện tuyển chọn: Muốn gia nhập dòng, phải học hết trung học, và được các linh mục hoặc tu sĩ giới thiệu.
Bước đầu là nhập nhóm dự tu có thể có tại mỗi cộng đoàn La San. Tại đây, các em tìm hiểu ơn gọi, lo bồi bổ giáo dục nhân bản Kitô giáo, và nếu có khả năng, cố gắng lấy các bằng cấp cần thiết (sư phạm) cho việc dạy học sau này. Thời gian có thể kéo dài 3, 4 năm. Bước hai là được vào thỉnh viện và sống tại đây 1 năm hoặc hơn tuỳ trường hợp. Đây là thời gian củng cố việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ơn gọi La San. Bước ba là 1 năm tập viện, tập trung vào việc đặt nền móng cho đời thánh hiến La San.

    Cuối tập viện, nếu mọi sự trôi chảy thì được phép khấn lần đầu và được gửi lên học viện. Trong thời gian 3-4 năm học tại học viện, người tu sĩ trẻ tiếp tục đào sâu đời thánh hiến, củng cố việc huấn luyện thiêng liêng, thần học, sư phạm và tông đồ, trước khi được gửi đến các cộng đoàn.

   Địa chỉ Nhà Trung ương:
Via Aurelia, 476 - C.P.9099 (Aurelio) 00165 Rome - Italy.
Văn phòng tỉnh dòng:
53B Nguyễn Du - P. B.Nghé, Q.1, TP. HCM. Đt: 08 8299134.
Fax: 84 08 8299134.
Email: delasalle@hcm.vnn.vn

Bề trên đương nhiệm tại Việt Nam: Sư huynh Giám tỉnh Grégoire Nguyễn Văn Tân, sinh 1945, khấn dòng 1966.

   Lược sử: Dòng Phanxicô danh xưng chính thức là dòng Anh Em Hèn Mọn hay còn gọi là dòng Anh Em Phan Sinh do Thánh Phanxicô Assisi (1181-1226) khởi xướng khoảng năm 1209 tại thành phố Assisi, nước Ý. Lý tưởng sống của Thánh Phanxicô là noi gương Đức Giêsu: sống khó nghèo, khiêm hạ, yêu thương phục vụ mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ, yêu quý thiên nhiên.

   Dòng Phan Sinh Việt Nam được các cha Phan Sinh người Pháp, thuộc tỉnh dòng Thánh Phêrô (cũng gọi tỉnh dòng Paris), đến thành lập năm 1929. Người đứng đầu trong các vị lập dòng tiên khởi ở Việt Nam là cha già Maurice Bertin (1870-1968). Năm 1931, cha Maurice Bertin đã xây dựng tu viện Phan Sinh đầu tiên tại Vinh, miền Trung Việt Nam. Năm 1954, sau hiệp định Genève, dòng Phan Sinh tiếp tục hiện diện ở miền Nam cho đến nay. Năm 1969, dòng Phan Sinh Việt Nam trở thành hạt dòng độc lập, không còn là một chi tỉnh, phụ thuộc tỉnh dòng Paris như trước kia.

   Năm 1984, hạt dòng Phan Sinh Việt Nam được nâng lên thành tỉnh dòng.
   Đại gia đình Phan Sinh gồm có:
   - Dòng Nhất: dành cho nam tu sĩ, gọi là dòng Anh Em Hèn Mọn.
   - Dòng Nhì: dành cho nữ chiêm niệm, gọi là dòng Chị Em Thanh Bần (dòng Clara).
   - Dòng Ba: gồm các tu sĩ dòng ba Tại Viện và anh chị em dòng ba Phan Sinh Tại Thế. Ở Việt Nam, hiện có dòng nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ và nhiều huynh đoàn Phan Sinh Tại Thế.

   Bổn mạng: lễ Thánh Phanxicô Assisi, 4-10.

   Hoạt động: Tham gia phục vụ Giáo Hội và xã hội trong mọi lĩnh vực: mục vụ giáo xứ, tông đồ xã hội, giáo dục, chăm lo người phung, các bệnh nhân, đồng bào dân tộc và ưu tiên chọn lựa người nghèo.

   Số cộng đoàn và nhân sự: Hiện nay, tỉnh dòng Phan Sinh Việt Nam có tất cả 17 cộng đoàn lớn, nhỏ tập trung tại các vùng Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang.. với tổng số 172 tu sĩ: khấn trọn 103 (trong đó có 64 linh mục), khấn tạm 55, tập sinh 12, hiến sĩ 2.

   Điều kiện tuyển chọn: - Tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi từ 18 đến 21, sức khoẻ bình thường, tâm sinh lý ổn định, ước muốn sống ơn gọi Phan Sinh theo lý tưởng khó nghèo, khiêm hạ, phục vụ tha nhân.

   Trụ sở chính:
   Tu viện Phanxicô Đa Kao,
   số 3 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao,
   Q. 1, TP. HCM. Đt: 08 8222294.
   Fax: 84 08 8228087
   Email:  phi_kv@yahoo.com
              tutin@hcmc.netnam.vn

   Bề trên giám tỉnh đương nhiệm: Tu sĩ Phi Khanh Vương Đình Khởi, sinh 1939,  khấn trọn 1965, lm. 1969.

   Danh sách linh mục dòng:

Cộng đoàn Đakao: 3 Mai Thị Lựu, P. Đakao, Q.1, TP. HCM.
1. Phi Khanh Vương Đình Khởi, sinh 1939, lm 1969.
2. Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long, sinh 1951, lm 1977.
3. Anphong Nguyễn Công Minh, sinh 1951, lm 1992.
4. Augustin Nguyễn Trinh Phượng, sinh 1915, lm 1949.
5. Gioan Maria Trần Văn Phán, sinh 1919, lm 1949.
6. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, sinh 1936, lm 1966.
7. Savio Nguyễn Chí Chức, sinh 1937, lm 1967.
8. Irênê Nguyễn Thanh Minh, sinh 1945, lm 1971.
9. Camilô Trần Văn Phúc, sinh 1945, lm 1971.
10. Giuse Nguyễn Xuân Thảo, sinh 1947, lm 1975.
11. Phêrô Tự Nguyễn Tín, sinh 1948, lm 1975.
12. Đa Minh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh 1949, lm 1990.
13. Giuse Phạm Văn Bình, sinh 1957, lm 1996.
14. Ignatiô Nguyễn Duy Lãm, sinh 1957, lm 1997.
15. Giuse Nguyễn Tiến Dũng, sinh 1959, lm 1999.

Cộng đoàn Thủ Đức: 2/27 ấp Phong Phú, Tăng Nhơn Phú B, Q.9, TP. HCM. Đt: 8960017
1. Bosco Nguyễn Văn Đình, sinh 1937, lm 1967.
2. Ignatiô Ngô Đình Phán, sinh 1935, lm 1971.
3. Maria Antôn Trần Phổ, sinh 1918, lm 1957.
4. Daniel Nguyễn Thăng Cao, sinh 1927, lm 1957.
5. André Trần Hữu Phương, sinh 1936, lm 1964.
6. Guy-Marie Nguyễn Hồng Giáo, sinh 1937, lm 1968.
7. Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, sinh 1952, lm 1992.
8. Phêrô Nguyễn Văn Khoan, sinh 1951, lm 1994.
9.Phêrô Khoa Ngô Công Tân, sinh 1948, lm 1990.
10. Anselmô Nguyễn Hải Minh, sinh 1965, lm 2002.

Cộng đoàn Cầu Ông Lãnh: 18 Phan Văn Trường, Q.1, TP. HCM. Đt:  8299810.
1. Clêmentê Trần Thế Minh, sinh 1928, lm 1957.
2. Biển Đức Trần Minh Phương, sinh 1918, lm 1948.
3. Giacôbê Huỳnh Liên Ban, sinh 1941, lm1971.
4. Luy Nguyễn Kim Hoàng, sinh 1957, lm 2000.

Cộng đoàn Xuân Sơn: huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đt: 064 881251
1. Giuse Nguyễn Văn Huân, sinh 1955, lm 1992.
2. G.B. Nguyễn Gia Thịnh, sinh 1946, lm 1973.
3. Antôn Vũ Hữu Lệ, sinh 1959, lm 2000.

Cộng đoàn Bình Giả: xã Bình Giả, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. ĐT: 064 882846
1. Phêrô Đậu Văn Minh, sinh 1950, lm 1977.
2. Giuse Chu Quang Vượng, sinh 1961, lm 2001.

Cộng đoàn Xuyên Mộc: ấp Nhân Đức, Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đt: 064 875008
1. Giuse Lê Thanh, sinh 1946, lm 1974.
2. Antôn Phan Vũ, sinh 1963, lm 2001.

Điểm Hoà Hội: xã Hoà Hội, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đt: 064 875008.
1. Giuse Trần Trung Phụng, sinh 1957, lm 2001.

Cộng đoàn Sông Bé: xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát, Bình Dương. Đt: 0650 552117.
1. Giuse Đinh Quốc Trụ, sinh 1962, lm 2001.

Cộng đoàn Cù Lao Giêng: xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. ĐT: 076 880009
1. Antôn Nguyễn Văn Chúc, sinh 1947, lm 1975.
2. Bonaventura Trần Văn Mân, sinh 1916, lm 1945.
3. Gioan Hoàng Gia Bình, sinh 1945, lm 1977.

Điểm Cồn Én: xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Đt: 067 833733.
1. Nicôla Vũ Ngọc Hải, sinh 1953, lm 1992.

Cộng đoàn Du Sinh: 16 Huyền Trân Công Chúa, Đà Lạt. Đt: 063 823664.
1. Gioan TC Nguyễn Phước, sinh 1953, lm 1990.
2. Phaolô Nguyễn Văn Hồ, sinh 1925, lm 1953.
3. Phaolô Đinh Huỳnh Hoa, sinh 1948, lm 1977.
4. Antôn Nguyễn Ngọc Kính, sinh 1956, lm 1995.

Cộng đoàn Vĩnh Phước: NT Antôn, Vĩnh Phước, Nha Trang. Đt: 058 831112.
1. Giuse Nguyễn Xuân Quý, sinh 1945, lm 1971.
2. Giuse Đặng Minh Tuấn, sinh 1958, lm 1996.
3. Đa Minh Ngô Đức Thiện, sinh 1960, lm 2001.

Cộng đoàn Đất Sét: xã Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 767314.
1. Gioakim Nguyễn Văn Có, sinh 1944, lm 1975.
2. Phanxicô Xaviê Lê Khắc Lâm, sinh 1965, lm 2001.

Cộng đoàn Đồng Dài: Diên Lâm, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 785005.
1. Giuse Cupertinô Nguyễn Đình Ngọc, sinh 1946, lm 1974.
2. G.B. Nguyễn Kỳ, sinh 1952, lm 1995.

Cộng đoàn Cư Thịnh: Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hoà. Đt: 058 745289 - 740091.
1. Carôlô Phan Châu Lý, sinh 1942, lm 1970.
2. Phêrô Nguyễn Quế, sinh 15-6-1957, lm 9-5-1996.

Điểm Ngọc Thanh: 230 đường 2/4 Vĩnh Phước, Nha Trang. Đt: 058 822549
1. Phêrô Bapt. Đỗ Long Bộ, sinh 1921, lm 1950.
2. Matthêô Nguyễn vinh Phúc, sinh 1935, lm 1965.

Điểm Thanh Hải: 42 Củ Chi, Vĩnh Hải, Nha Trang. Đt: 058 832949
1. Đamianô Đoàn Văn Lữ, sinh 1943, lm 1967.
2. Norbertô Nguyễn Văn Khanh, sinh 1941, lm 1970.
3. Alexis Trần Đức Hải, sinh 1948, lm 1975.
Roma
1. Ambrôxiô Nguyễn Văn Sĩ, sinh 1943, lm 1973.

   Lược sử: Linh mục trẻ Gioan Bosco khởi sự hoạt động nguyện xá phục vụ các thanh thiếu niên nghèo từ ngày 8-12-1841. Lễ Phục Sinh năm 1846, cơ sở chính thức được thiết lập tại khu Vadocco, ngoại ô thành phố Torino (Bắc Ý). Ngày 8-12-1859, Don Bosco, cùng với 17 cộng sự viên của ngài (1 linh mục, 15 tư giáo và 1 học sinh), thành lập hội dòng Thánh François de Sales, với mục đích giáo dục giới trẻ nghèo.

   Ngày 23-7-1864, Toà Thánh ban Sắc lệnh Decretum Laudis phê chuẩn hội dòng. Hiến luật của dòng được Toà Thánh châu phê ngày 3-4-1874.

   Bổn mạng: Hội dòng chọn Thánh François de Sales làm bổn mạng. Cảm hứng từ lòng nhân hậu và nhiệt thành tông đồ của vị thánh này, Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là Salesien, và vạch ra cho họ một chương trình sống theo phương châm trên. Lễ thánh bổn mạng mừng ngày 24-1 và thánh lập dòng, Gioan Bosco, ngày 31-1 hằng năm.

   Mục đích và căn tính: Salesien Don Bosco là dòng tu thuộc quyền Giáo Hoàng. Hội viên gồm giáo dân và giáo sĩ, sống hiệp thông huynh đệ để thực hiện cùng một ơn gọi và sứ mệnh là giáo dục giới trẻ trong sự bổ sung huynh đệ.

   Châm ngôn: “Da Mihi Animas, Coetera Tolle”, nghĩa là “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin cứ lấy đi” diễn tả lý tưởng sống của người Salesien.

   Hoạt động: Sứ mệnh Salesien được diễn tả một cách cụ thể qua những lĩnh vực hoạt động sau:
   - Rao giảng Tin Mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả.
   - Chăm sóc ơn gọi tông đồ.
   - Giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội.
   - Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc chưa nhận biết.
   Những lĩnh vực này được thể hiện qua nhiều dạng thức hoạt động dành cho các thanh thiếu niên:

   Giáo dục trực tiếp:
- các nguyện xá và trung tâm trẻ,
- các đại học, trường học thuộc mọi cấp,
- các trung tâm huấn nghệ, trường  kỹ thuật,
- các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em khó khăn, hè phố,
- các trung tâm huấn giáo và mục vụ.

   Truyền giáo và Phúc Âm hoá
- Cộng tác với việc mục vụ của Giáo Hội địa phương qua việc đảm nhận các giáo xứ với những sinh hoạt nhấn mạnh tới việc giáo dục nhân bản và kitô hữu.
- Dấn thân truyền giáo trực tiếp tại các điểm truyền giáo khác nhau trên khắp các châu lục.

   Riêng tại Việt Nam, tu sĩ Saledien hoạt  động trong 5 lĩnh vực sau:
- Mục vụ truyền giáo: dấn thân hoạt động trong các môi trường truyền giáo cho cả người Kinh lẫn dân tộc ít người.
- Mục vụ ơn gọi: giữa các thanh thiếu niên, nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ mầm ơn gọi tông đồ. Các Trung tâm Ơn gọi sẽ giúp các em khám phá, đón nhận và làm trưởng thành ơn gọi giáo dân, thánh hiến, linh mục, vì lợi ích của Giáo Hội và của dòng.
- Huấn nghiệp: dạy nghề tại các trung tâm huấn nghiệp như Ba Thôn, Tân Hà, Phước Lộc, Xuân Hiệp, Hóc Môn, K’Long, nhắm tới việc làm phát triển thanh thiếu niên qua việc hấp thụ và thăng hoa nền văn hoá với óc phê phán và qua việc giáo dục các em sống đức tin nhằm biến đổi xã hội bằng những giá trị Kitô giáo.
- Hoạt động nguyện xá: một môi trường giáo dục được mở ra với nhiệt tình truyền giáo để phục vụ cho trẻ em và các thanh thiếu niên, bao gôàm các sinh hoạt tại các trung tâm trẻ, các lớp bình dân học vụ, lớp tình thương, trẻ hè phố.

   Nhân sự: Hiện nay, gia đình Salesien đang hoạt động trên 126 quốc gia với số tu sĩ 16.913 hội viên (2002), bao gôàm:
- Giám mục và Tôång giám mục 108, linh mục 11.069, phó tế 17, tư giáo 2.911, sư huynh 2.317, tập sinh 419.
Tại Việt Nam, số tu sĩ Salesien đang làm việc trong 5 giáo phận: Hà Nội, Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt và Vĩnh Long, với 11 cộng đoàn và 7 điểm hiện diện. Tính tới 1-2003 số thành viên bao gôàm: giám mục 1, linh mục 72, tư giáo 98, sư huynh 31, trong đó khấn trọn 125, khấn tạm 76, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 371 học sinh TH và 311 sinh viên.
Ngoài ra, tỉnh dòng cũng trách nhiệm công việc truyền giáo Salesien tại Mông Cổ với một cộng đoàn quốc tế gồm 6 hội viên.

   Địa chỉ: Trụ sở Trung ương:
Direzione Generale Opere Don Bosco
Via della Pisana, 1111 - C.P. 18333 

00163 Roma, Italy.
Phone: (0039) 06 656 121.
Fax: 0039 06 656 631.
Email: mstempel@sdb.org

Trụ sở Giám tỉnh: 
33/9A Bà Giang, K.P 4, P. Linh Xuân,
Q. Thủ Đức, TP. HCM. HT. 767 TP.HCM
Đt: 08 7240473 (VP) 7240742 (GT)
Fax: 84 08 7240647
Email: giamtinhsdbvn@fptnet.com.vn
   sdbvn@fptnet.com.vn (VP)

   Bề trên đương nhiệm
- Bề trên cả (2002-2008): Lm. Pascual Chavez, quốc tịch Mêhicô,  đấng kế vị thứ 9 của Don Bosco.
- Giám tỉnh Việt Nam: Lm. G.B. Nguyễn Văn Thêm, sinh 10-3-1947, thụ phong linh mục 7-8-1975.

   Lược sử: Thánh I-nhã (Ignace de Loyola, 1491-1556) sau khi được ơn hoán cải ở tuổi 30, đã bỏ tất cả để phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh. Hồi học tại đại học Paris, ngài đã quy tụ được một nhóm bạn cùng chí hướng trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê. Tại Roma, vào Mùa Chay năm 1539, I-nhã và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Dòng Chúa Giêsu”. Sau hơn 460 năm thành lập và hoạt động, Dòng Chúa Giêsu được vinh dự cống hiến cho Giáo Hội 49 vị thánh và 135 chân phước, phần lớn là các vị tử đạo.

   Ở Việt Nam, vì kính huý Danh Thánh Chúa, nên dòng này thường được gọi là dòng Tên. Có thể nói các thừa sai Dòng Tên thuộc số những nhà truyền giáo tiên phong đem Tin Mừng đến đất Việt. Thật vậy, vào năm 1615, các thừa sai dòng Tên đã đến Việt Nam tại Hội An, Đà Nẵng. Một khuôn mặt nổi bật trong giai đoạn đầu là cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, 1593-1660). Cha có công lớn trong việc truyền giáo và hình thành chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng. Từ năm 1615-1773, có khoảng 176 tu sĩ dòng Tên thuộc 18 quốc tịch hoạt động ở Việt Nam. Trong số đó, có 10 vị đã hiến thân chết vì đạo.

   Tuy được tái lập vào năm 1814, nhưng mãi đến năm 1957 Dòng Tên mới trở lại Việt Nam, tức sau gần hai thế kỷ vắng bóng trên đất Việt. Ngoài việc phụ trách Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X để huấn luyện linh mục cho các giáo phận, dòng còn tham gia đào tạo đội ngũ trí thức, thăng tiến người nghèo,... Hiện nay, dòng lo việc huấn luyện đức tin cho các tín hữu qua việc giảng Linh thao, coi sóc họ đạo, cũng như dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật. Ngoài ra, dòng còn tham gia tích cực vào công cuộc truyền giáo và suy tư thần học.

   Bổn mạng: Lễ kính Danh Thánh Chúa Giêsu, 3-1.
                      Lễ Thánh tổ phụ I-nhã, 31-7.

   Châm ngôn: “Cho vinh danh Thiên Chúa hơn” (Ad Maiorem Dei Gloriam).

   Tôn chỉ hoạt động: Bước theo Chúa Giêsu vác thập giá, sẵn sàng để được Đức Thánh Cha sai đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, nhằm tôn vinh Thiên Chúa hơn và giúp ích cho con người hơn, theo tinh thần chiêm niệm trong hoạt động.

   Sứ mạng hiện nay của Dòng: Loan báo Tin Mừng với ba chiều kích thăng tiến công bình, hội nhập văn hoá và đối thoại với các tôn giáo. Nghiên cứu thần học, triết học và các khoa học (từ thiên văn cho đến các ngành khoa học mới), giáo dục (từ mẫu giáo tới đại học), xã hội (các hoạt động phục vụ người nghèo, người di cư, bệnh phong, bệnh AIDS). Luôn quan tâm đến những vấn đề xã hội mới nảy sinh.

   Nhân sự: Hiện nay, theo thống kê ngày 1-1-2004, Dòng Tên trên thế giới có khoảng 20.170 tu sĩ, trong đó có 14.148 linh mục, đang hoạt động tại 127 quốc gia. Riêng tại Việt Nam, con số này còn rất nhỏ (gồm 66 tu sĩ, trong đó có 22 linh mục). Vì thế, Dòng Tên Việt Nam rất mong được đón tiếp các bạn trẻ đến gia nhập Dòng. Các bạn có thể liên hệ với bất kỳ tu sĩ nào của dòng để được hướng dẫn cụ thể, hoặc qua các địa chỉ sau:

1. Cộng đoàn Anrê Phú Yên
 142 Nguyễn Văn Trỗi, P.8
 Q. Phú Nhuận, TP. HCM
 Đt: (08) 844-6708

2. Cộng đoàn Hiển Linh
 19 đường 5, P. Linh Trung
 Q. Thủ Đức, TP. HCM
 hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
 Đt: (08) 897-1473

3. Học viện Thánh Giuse
 19 đường 5, P. Linh Trung
 Q. Thủ Đức, TP. HCM
 hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
 Đt: (08) 896-3908

4. Tập viện Thánh  Tâm
 1109 KP 3, P. Tam Phú, TP. HCM

5. Cộng đoàn Thiên Thần
 600 xa lộ Hà Nội, KP. 4, P. An Phú,
 Q. 2, TP. HCM. Đt: (08) 899-0766.

6. Cộng đoàn Đà Lạt
 38/3 Nguyễn Đình Chiểu, P.9,
 Đà Lạt. Đt: (063) 831-844.

7. Giáo xứ Tạo Tác - Đà Lạt
 3A Nguyễn Đình Chiểu, P. 9,
 Đà Lạt. Đt: (063) 826-419

Địa chỉ liên lạc
Trụ sở tại Thành phố:
    142 Nguyễn Văn Trỗi, P.8
    Q. Phú Nhuận, TP. HCM
    Đt: (08) 844-6708
Văn phòng Giám tỉnh:
 19 đường 5, K.P 2, P. Linh Trung
 Q. Thủ Đức, TP. HCM
 hoặc HT 10, Thủ Đức, TP. HCM
 Đt: (08) 897-9197

Bề trên đương nhiệm
Bề trên tổng quyền : Lm. Peter-Hans Kolvenbach, S.J.
Borgo S. Santo 4, C.P. 9139, Roma 00195, Italy.

Bề trên Giám tỉnh (từ 2003): Lm. Tôma Vũ Quang Trung.

 Danh sách các linh mục:
1. Giuse Đỗ Quang Chính, sinh 25-11-1929, lm 27-7-1958; Cộng đoàn Hiển Linh.
2. Giuse Lê Quang Chủng, sinh 9-6-1955, lm 28-10-1995; Học viện Thánh Giuse.
3. Cosma Hoàng Văn Đạt, sinh 17-6-1948, lm 5-6-1976; Cộng đoàn Hiển Linh. 
4. Giuse Nguyễn Công Đoan, sinh 5-10-1941, lm 11-7-1970; Borgo S. Spirito 4, C.P. 6139, Roma, Italy.
5. P.X. Nguyễn Thanh Hoài, sinh 9-2-1954, lm. 6-9-1997; 343/71 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 3, Phú Nhuận, TP. HCM.
6. Stêphanô Cổ Tấn Hưng, sinh 15-12-1929, lm 21-12-1974. Cộng đoàn Đà Lạt.
7. G.B. Nguyễn Trung Kiên, sinh 2-1-1949, lm 8-8-1993; Cộng đoàn Đà Lạt.
8. Giuse Khuất Duy Linh, sinh 1-12-1938, lm 22-5-1968; 43A Nguyễn Văn Mai, Q.3, TP. HCM. Đt: 08 8292148.
9. Augustinô Đoàn Cao Lý, sinh 29-3-1929, lm 10-5-1956; Tập viện Thánh Tâm.
10. Vincent Phạm Văn Mầm, sinh 20-10-1955, lm 6-9-1997; Cộng đoàn Thiên Thần.
11. Gioan Trần Văn Nam, sinh 13-9-1940, lm 22-12-1973; Cộng đoàn Hiển Linh.
12. Vincent Đinh Trung Nghĩa, sinh 26-6-1946, lm 21-12-1991; Cộng đoàn Hiển Linh.
13. Phêrô Trần Văn Nhân, sinh 26-11-1956, lm 18-3-1999; Cộng đoàn Hiển Linh.
14. Giuse Hoàng Văn Quảng, sinh 17-4-1956, lm 28-10-1995; Cộng đoàn Thiên Thần
15. Giuse Lê Thanh Quế, sinh 23-6-1933, lm 21-12-1968; Cộng đoàn Hiển Linh.
16. Giuse Hoàng Sỹ Quý, sinh 15-6-1926, lm 25-6-1965; 69 CMT8, Tân Bình, TP. HCM. ĐT: 08 8491653.
17. Antôn Nguyễn Cao Siêu, sinh 7-10-1952, lm 26-1-2000; Học viện Thánh Giuse.
18. G.B. Nguyễn Ngọc Tiến, sinh 13-7-1943, lm 21-12-1974; Gx. Tạo Tác, Đà Lạt.
19. Giuse Hoàng Văn Tình, sinh 20-8-1947, lm 21-12-1991; Cộng đoàn Thiên Thần.
20. Tôma Vũ Quang Trung, sinh 20-12-1955, lm 8-12-1994; Học viện Thánh Giuse.
Email: trungvu@hotmail.com
21. Giuse Dương Vũ, sinh 23-2-1955, lm 18-3-1999; Cộng đoàn Thiên Thần.
22. Ant. Ngô Văn Vững, sinh 10-7-1939, lm 21-12-1968; Cộng đoàn Hiển Linh.
23. Giuse Phạm Tuấn Nghĩa (lm 10-6-2006)
24. Phêrô Ngô Phan Đình Phục (nt)
25. Phêrô Nguyễn Đức Trí (nt)
26. Anrê Phạm Văn Tú (nt)

   Congregatio Santissimi Sacra-menti - Congrégation du Très Saint Sacrament - Congregation of the Blessed Sacramenti
   Miền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

   Lược sử: Thánh tổ phụ Phêrô Giuliano Eymard (1811-1868) lập dòng năm 1856 tại Paris, được Đức Thánh Cha châu phê ngày 3 tháng 6 năm 1863. Hiến pháp Dòng được phê chuẩn ngày 1-8-1984. Dòng được thành lập tại Việt Nam ngày 5-2-1973.

   Bổn mạng:
- Lễ Đức Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể 13-5.
- Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (lễ hiêïu của Dòng).
Tôn chỉ: sống sung mãn Mầu nhiệm Thánh Thể và trình bày ý nghĩa của Mầu nhiệm ấy.

   Hoạt động:
- Cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể,
- Dạy giáo lý và chuẩn bị rước lễ lần đầu cho người lớn,
- Rao giảng Lời Chúa trong các buổi tĩnh tâm,
- Tổ chức các đại hội Thánh Thể,
- Mở các trung tâm cầu nguyện, tĩnh tâm dành cho người lớn, đặc biệt là cho giới trẻ,
- Đón tiếp các linh mục.

   Nhân sự: Có 4 cộng đoàn, 21 linh mục, (14 ở Việt Nam, 7 nước ngoài); khấn trọn 29, khấn tạm 16, tập sinh 7, thỉnh sinh  50, tìm hiểu 50.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Nam, tuổi tuổi từ 18-22 tốt nghiệp phổ thông.
- Tuổi từ 22-28 tốt nghiệp đại học.

Địa chỉ Nhà Mẹ:
15B/5, KP.6, P. Bình Chiểu,
Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 7290026 - Fax: 84 08 8975649
Email:sssvietnam@blessedsacramentph.org

Bề trên đương nhiệm: Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Hoà, sinh 1956, khấn dòng 1978, lm 1993.

   Lược sử: Ngày 1-12-1916, đánh dấu cái chết cô đơn của vị tu sĩ Charles de Foucauld tại sa mạc Sahara, tưởng chừng mọi nỗ lực của một người đã muốn hiến dâng trọn đời mình cho Người Anh Chí Ái là Đức Giêsu và cho những người bị bỏ rơi nghèo hèn Touareg đã rơi vào quên lãng từ đây. Mãi đến năm 1933, cha René Voillaume mới bắt đầu sáng lập dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, sống theo tinh thần của Charles de Foucauld. Từ đó, dòng Tiểu Đệ đã có mặt trên khắp thế giới dưới hình thức những Nhà Huynh Đệ và đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1954. Dòng chính thức là dòng giáo hoàng từ năm 1968 sau khi Toà Thánh đã phê chuẩn Hiến Chương.

   Bổn mạng: Lễ Chúa Giáng Sinh, 25-12.

   Châm ngôn, mục đích dòng: Bắt chước Chúa Giêsu ở Nazareth.
   * Đức Giêsu sống 30 năm ẩn dật ở Nazareth để làm gì?
   Qua 30 năm sống tại Nazareth, Đức Giêsu cho thấy một cuộc đời bình thường của mọi người, của người nghèo, của người thợ, rất có thể là con đường cho những ai muốn hiến dâng cho Thiên Chúa, một con đường dẫn đến Chúa Cha, dẫn đến ơn cứu độ.
   Khi sống như một người thợ tại Nazareth, một người nghèo giữa những người nghèo, Đức Giêsu đã bắt đầu công cuộc cứu rỗi của mình rồi. Những gì Ngài sẽ giảng dạy trong 3 năm sau cùng thì Ngài sống trong suốt 30 năm tại Nazareth.
   * Các anh em Tiểu Đệ sống như mọi người:
   Như Đức Giêsu ở Nazareth, anh Charles và các Tiểu Đệ được kêu gọi sống đời tận hiến trong đời sống bình thường cho Thiên Chúa và cho hết mọi người không phân biệt giai cấp, tôn giáo hay chủng tộc, nhưng với một thiện cảm đặc biệt với những ai bị bỏ rơi nhất trong xã hội. Anh em đến với họ không phải với mục đích giảng dạy nhưng để sống với họ, chia sẻ cuộc sống, thân phận với họ; giữa họ như một người anh em "dịu hiền" và không biên giới; kiếm kế sinh nhai hằng ngày bằng lao động; chia sẻ thân phận hẩm hiu như mọi người nghèo.
   * Anh em Tiểu Đệ sống ở đâu và như thế nào?
   Anh em Tiểu Đệ sống với nhau thành những cộng đoàn nhỏ là Nhà Huynh Đệ. Một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ như trăm ngàn ngôi nhà khác, trong những hoàn cảnh đa dạng: với những nông dân, công nhân thợ thuyền, những người bệnh hoạn tật nguyền hay với những người lớn tuổi bị bỏ rơi...
   Cũng như Đức Giêsu ở Nazareth, Ngài luôn luôn sống khăng khít với Thiên Chúa Cha, đời sống Tiểu Đệ phải là đời sống chiêm niệm, chiêm niệm giữa đời, gắn bó với Đức Giêsu, cầu nguyện trước Thánh Thể hằng ngày.

   Nhân sự: Số anh em Tiểu Đệ ở Việt Nam: 7 người 
   Điều kiện tuyển chọn: Ứng sinh phải đạt trình độ trưởng thành nhân bản ở mức tối thiểu; trình độ học vấn: tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương cấp III; có tay nghề để có thể tự sinh sống được.

   Địa chỉ ở Việt Nam:
Anh Phêrô Nguyễn Văn Thạch
243/48 Tôn Thất Thuyết, P. 3,
Q. 4, TP. HCM.
Điện thoại: (08) 8894960
   Bề trên đương nhiệm: Phaolô Dư Xuân Sơn

   Tỉnh dòng Đức Maria Thánh Linh Việt Nam.

   Lược sử: Do Thánh Gioan Thiên Chúa sáng lập tại Tây Ban Nha và được chính thức công nhận qua Sắc chỉ Licet ex Rebito ngày 1-1-1572 của Đức Giáo hoàng Piô V. Hội dòng phát triển nhanh chóng tại Tây Ban Nha và Ý, sau đó lan sang khắp 5 châu lục. Hiện nay, dòng hiện diện tại 45 quốc gia, thông qua 293 công cuộc trợ thế.

   Bổn mạng: Thánh Gioan Thiên Chúa, 8-3.

   Tôn chỉ: Phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ theo gương Chúa Giêsu nhân từ và thương xót.

   Hoạt động chính: phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ.

   Số cộng đoàn tại Việt Nam:
   Tu viện Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành: 70/5 KP. 9, P. Tân Biên, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
   Tu viện Ricardo Pampuri: D/023 Nam Sơn, xã Quang Trung,  huyện Thống Nhất, Đồng Nai.

   Nhân sự:
   Số tu sĩ trên thế giới: 1.414
   Số tu sĩ tại Việt Nam: khấn trọng 30, khấn tạm 1, linh mục 1: Saviô Trần Ngọc Tuyên, sinh 1938, lm 23-4-1987.

   Điều kiện gia nhập: Xin liên hệ trực tiếp với Tu huynh phụ trách Thỉnh viện tại:

   70/5 KP.9, Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai. ĐT: 061. 882413 - 881472.

   Địa chỉ:
Trụ sở Bề trên Tổng quyền:
Via della Nocetta, 26300164,
Roma, Italy.
Tel: 0039 066604981.
Fax: 0039 6637102.
Email: curiafbf@tin.it
Trụ sở Giám tỉnh Việt Nam:
70/5 KP. 5, P. Tân Biên,
TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
Đt và Fax: 84 061 884156.
Email: gatcvietnam@yahoo.co.uk

Bề trên đương nhiệm:
Bề trên Tổng quyền: Tu sĩ Pascal Piles.
Bề trên Giám tỉnh Việt Nam: Giuse Thợ Trần Văn Thông, sinh 1953, khấn trọng 1983.

   Lược sử: Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, xuất phát từ đan viện Phước Sơn, do cha Henri Denis (tên dòng của cha là Benoit Thuận) sáng lập ngày 15-8-1918 tại Quảng Trị, giáo phận Huế. Nguyên thuỷ dòng Phước Sơn thuộc quyền giáo phận, sau đó do Sắc chỉ của Thánh Bộ Tu sĩ ngày 24-5-1934, được sáp nhập vào dòng Xitô thế giới.

   Năm 1936, ba năm sau khi đấng tổ phụ qua đời, tu viện mới được thiết lập tại Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm.

   Ngày 23-10-1950, thêm một nhà khác được thiết lập tại miền Nam, tức đan viện Khiết Tâm Phước Lý, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

   Năm 1964, ba đan viện Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý được nâng lên đan phụ viện và kết hợp thành một hội dòng mới trong số 13 hội dòng của Xitô thế giới, do Sắc chỉ của Toà Thánh ngày 6-10-1964.

   Năm 1971, đan viện Châu Sơn, Đơn Dương thiết lập đan viện Châu Thuỷ tại Hàm Tân, Bình Thuận, thuộc giáo phận Phan Thiết. Năm 1972, do quyết định của Tổng hội dòng Xitô Thánh Gia, nữ đan viện Xitô Vĩnh Phước được thiết lập tại Phước Lý, nay được di chuyển về Ngọc Đồng, phường Tân Hoà, thành phố Biên Hoà.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse.

  Châm ngôn: Ora et Labora (cầu nguyện và lao động).

   Mục đích: Giúp các tu sĩ thánh hoá bản thân theo gương gia đình Nazareth trong cầu nguyện và hy sinh, hầu góp phần vào việc cứu rỗi các linh hồn.

   Hoạt động: Theo gương Thánh Gia Thất, hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam thánh hoá đời sống âm thầm trong cầu nguyện và lao động để góp phần vào việc cứu rỗi anh chị em chưa tin Chúa. Ngoài ra, mỗi đan viện đều có nhà khách tĩnh tâm để đón nhận những người đến xin hồi tâm và cầu nguyện trong một thời gian dài hay ngắn tuỳ nhu cầu nội tâm.

   Điều kiện nhập tu: Mỗi đan viện trong hội dòng, với tư cách là nhà tự trị, có quyền mở tập viện để đón nhận các ứng sinh. Sau đây là những điều kiện phải có:
- Đủ 18 tuổi và tốt nghiệp
cấp III,
- Có sức khoẻ tốt và trí phán đoán lành mạnh,
- Có ý chí dấn thân tìm Chúa trong đời sống cộng đoàn và chiêm niệm,
- Có đủ giấy tờ theo Giáo luật và dân sự như: Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức; giấy giới thiệu của cha chính xứ; giấy tạm vắng tạm trú và CMND.

Địa chỉ Nhà Mẹ:
Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn
227 Phước Lộc, Phước Hoà,
huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đt: 064 867298.
hay 81 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5,
TP. HCM. Đt: 08 8352270.

Hội trưởng đương nhiệm: Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm, đắc cử Viện phụ Hội trưởng 1970.

   Thành lập: Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn được thành lập ngày 15-8-1918 tại Phước Sơn, Quảng Trị, do cha Henri Denis Benoit Thuận, được sáp nhập vào dòng Xitô năm 1934 và di chuyển vào miền Nam, định cư tại giáo phận Sài Gòn (TP. HCM) năm 1953.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria, Thánh Mẫu Thiên Chúa, 1-1.

   Cơ sở: Hiện nay dòng có các cơ sở  tại TP.HCM (Q.5, Thủ Đức và Củ Chi), Bà Rịa-Vũng Tàu.

   Nhân sự: 16 linh mục, 26 khấn trọng, 45 khấn tạm, 27 tập sinh, 20 tiền tập.

   Địa chỉ:
1. Trụ sở Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn.
79A Trần Bình Trọng, P.1, Q. 5,
TP. HCM. Đt: 08 9235270.
Email: tsps@hcm.vnn.vn
2. Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn.
227/18 Phước Lộc, Phước Hoà,
H. Tân Thành, T. Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đt: 064.876298
Email: xitps@hcm.vnn.vn
3. Tu viện Thánh Mẫu Phước Sơn Bình Triệu.
14b/1 Bình Triệu, P. Hiệp Bình Chánh,  
Q.Thủ Đức,TP. HCM.
Đt: 08 7266264
4. Cộng đoàn Thánh Mẫu Phước Sơn, Phước Hiệp.
Lô 6, An Nhơn Tây, H. Củ Chi,
TP. HCM. Đt: 08 9235270.

Bề trên đương nhiệm: Viện phụ M. Duy Ân Vương Đình Lâm, sinh 30-10-1930, khấn 1952, lm 24-8-1957.

Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. M. Piô Ngô Mai Huê, sinh 7-4-1910, lm 13-6-1947.
2. Viện phụ M. Duy Ân Vương Đình Lâm, sinh 30-10-1930, lm 24-8-1957.
3. M. Camilô Nguyễn Văn Hậu, sinh 20-5-1926, lm 21-3-1960.
4. Dominique Phạm Văn Hiền, sinh 8-11-1938, lm 14-9-1966.
5. M. Gioan Vianney Nguyễn Văn Ngọc, sinh 10-11-1942, lm 12-5-1973.
6. M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, sinh 25-9-1941, lm 4-8-1973.
7. M. Timôthêô Thân Văn Quý, sinh 15-4-1945, lm 13-9-1975.
8. M. Simon Hoà Trần Hiếu, sinh 22-6-1945, lm 30-11-1975.
9. M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, sinh 9-4-1953, lm 11-4-1992.
10. M. Tôma-Thiện Trần Văn Dưng, sinh 10-7-1973, lm 18-1-1994.
11. M. Biển Đức Nguyễn Văn Nghĩa, sinh 13-3-1957, lm 6-9-1997.
12. M. Augustinô Nguyễn Văn Huệ, sinh 23-12-1957, lm 13-1-2001.
13. M. Tôma Nguyễn Phong Thuận, sinh 25-11-1971, lm 1-1-2001.
14.M. Bênađô Duệ Nguyễn Hùng Dũng, sinh 2-2-1968, lm. 20-8-2001.
15.M. Đa Minh Saviô Phạm Văn Vinh, sinh 28-3-1968, lm. 18-10-2002.
16. M. G.B. Nguyễn Tiến Dũng, sinh 16-4-1964, lm 24-5-2003.

   Lược sử: Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn thuộc Dòng Xitô, được thành lập do đan viện Phước Sơn ngày 8-9-1936 tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tháng 4-1953 di chuyển và trạm trú tại Phước Lý, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Tháng 6-1957 định cư tại Đơn Dương, Lâm Đồng.

   Bổn mạng: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, 6-4.

   Nhân sự: 61 khấn trọng, trong đó có13 linh mục, 29 khấn tạm, 14 tập sinh, 15 thỉnh sinh.

   Địa chỉ: Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, Lạc Xuân, Đơn Dương, Lâm Đồng. Đt: 063 849164

   Bề trên đương nhiệm: Viện phụ Phanxicô Xaviê Phan Bảo Luyện, sinh 1941, lm 1968.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Placiđô Hoàng Trung, sinh 2-1-1922, lm. 2-4-1956.
2. Stephanus Trần Ngọc Hoàng, sinh 10-12-1928, lm. 24-8-1957.
3. Giêrađô Nguyễn Văn Thất, sinh 22-5-1930, lm. 25-3-1965.
4. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, sinh 9-9-1934, lm 25-3-1971.
5. Gioan Bosco Nguyễn Hữu Thy, sinh 9-10-1946, lm 12-10-1974.
6. G.B. Ngô Chí Thiện, sinh 2-2-1931, lm. 8-9-1990.
7. Phanxicô Salêsiô Vũ Khắc Nam, sinh 13-10-1946, lm 8-9-1990.
8. Stanislaus Phạm Xuân Lộc, sinh 1-8-1953, lm 30-6-1991.
9. Gioan Vianney Nguyễn Tri Phương, sinh 28-11-1955, lm 30-6-1991.
10. Phêrô Bùi Đức Thành, sinh 5-10-1954, lm 22-4-1995.
11. Phanxicô Ass. Lê Văn Thành, sinh 5-7-1956, lm 3-12-1999.
12. Martinô Nguyễn Văn An, sinh 22-2-1956, lm 26-1-2000.

   Lược sử: Theo lời mời của Đức giám mục Vĩnh Long, ngày 23-10-1950, cha M. Bernard Mendibour Nhơn, Bề trên đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn Quảng Trị, cử cha M. Casimir Hồ Thiên Cung làm Bề trên nhà con mới và 4 linh mục, 1 phó tế, 14 tu sĩ lên đường vào miền Nam, lập cộng đoàn tại tỉnh Trà Vinh.
   Ngày 15-2-1951, cha M. Stanislaus Trương Đình Vang được cử vào miền Nam nhận chức Bề trên thay cha M. Casimir, với trách nhiệm đưa cộng đoàn lên miền Phước Lý, tỉnh Biên Hoà.
   Ngày 2-2-1952, cộng đoàn dâng thánh lễ đầu tiên tại Phước Lý.
   Ngày 6-5-1953, cộng đoàn Phước Lý nhận được Sắc chỉ lập dòng Xitô trong giáo phận Sài Gòn.
   Ngày 20-5-1954, cộng đoàn Phước Lý được nâng lên “Monas-terium sui iuris” (Đan viện tự trị).
   Ngày 10-11-1960, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền xức dầu cung hiến Thánh đường đan viện.
   Ngày 5-3-1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI nâng đan viện Phước Lý lên bậc “Abbatia” (Đan phụ viện).
   Ngày 19-3-1964, cha bề trên M. Stanislaus Trương Đình Vang được Đức tổng phụ Sighard Kleiner chúc phong Viện phụ (Abbas) tiên khởi của cộng đoàn Phước Lý tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Mẫu Khiết Tâm, kính ngày thứ Bảy sau Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

   Nhân sự: Đan sĩ linh mục 5, đan sĩ khấn trọng 32, tu sĩ khấn tạm 62, tập sinh 21, hiến sinh 2, phó tế 5.

   Địa chỉ Nhà chính: Đan viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đt: 061 519080 hoặc 08 8886149

   Bề Trên đương nhiệm: Viện phụ M. Ignace Trần Ngân, sinh 1942, khấn 1961, lm 1969, viện phụ 1-6-1995.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. M. Montfort Nguyễn Vinh, sinh 12-12-1933, lm 22-8-1968.
2. Viện phụ M. Ignace Trần Ngân, sinh 13-6-1942, lm 20-8-1969.
3. M. Henri Nguyễn Hữu Tinh, sinh 6-2-1952, lm 8-9-1993.
4. M. Vianney Trần Công Nghiệp, sinh 6-10-1958, lm 9-6-1994.
5. M. François de Sales Trần Minh Thái, sinh 1-8-1956, lm 25-7-1995.

   Thành lập: Ngày 20-9-1970, được Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, giám mục giáo phận Nha Trang, chấp nhận cho lập dòng tại giáo phận và được quý cha và giáo dân hạt Bình Tuy thịnh tình đón tiếp và giúp đỡ.
   Ngày 15-4-1971, được Hội đồng Quản trị Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam chấp thuận.
   Ngày 2-7-1971, Viện phụ Stephan Trần Ngọc Hoàng và quý cha anh thuộc đan viện Châu Sơn Đà Lạt đến địa điểm truyền giáo của cha J. Baptiste Trần Ngọc Thuỷ ở Hàm Tân, dâng thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Thăm Viếng để khai sinh nhà con, đặt danh hiệu là Đan viện Thánh Mẫu Châu Thuỷ. 

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, 31-5.

   Nhân sự: 9 linh mục, 13 đan sĩ khấn trọng, 6 tu sĩ khấn tạm, 8 tập sinh, 12 thỉnh sinh.

   Hoạt động: Tại đan viện, có 3 công việc chính là phụng vụ, học hành và lao động. Ngoài ra, còn phụ trách giáo xứ Châu Thuỷ (1.630 giáo dân), giúp mục vụ khi các cha sở yêu cầu, giúp đoàn thể và cá nhân tĩnh tâm tại đan viện.

   Địa chỉ:
Đan viện Thánh Mẫu Châu Thuỷ
Xóm 1, thôn 2, Đá Mài, Tân Xuân,  Hàm Tân, Bình Thuận
HT 002, Hàm Tân, Bình Thuận.
Đt: 062 870756.
Email: chauthuyvn@pmail.vnn.vn
Bề trên đương nhiệm: Đan viện trưởng Gregorius Phan Thanh Quảng, lm 1959.

Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. J. Berchmans Nguyễn Văn Thảo, lm 1945.
2. Gregorius Phan Thanh Quảng, lm 1959.
3. Augustinus Vũ Quang Huân, lm 1965.
4. Clemens Phạm Sĩ Ân, lm 1974.
5. Barnabus Lê Xuân Ánh, lm 1994.
6. J. Bosco Trần Văn Thành, lm 1997.
7. F. Assisius Trần Minh Đoan, lm 2001.
8. Robertus Trần Văn Lựu, lm 2001.
9. G.B. Lê Minh Châu, lm 2001.

   Thành lập: Ngày 24-6-1975, do Nhà Mẹ Phước Sơn.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8.

   Nhân sự: 4 linh mục, 10 đan sĩ khấn trọng, 3 khấn tạm.

   Địa chỉ:
HT 38 Trà Vinh, ấp Thôn Rôn,
xã Vĩnh Kim, huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh. Đt: 074 827155.

   Bề trên đương nhiệm: Đan trưởng Augustinus Lê Trọng Hồng, sinh 1941, khấn 1962, lm 1969.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Gregorius Đào Trọng Thanh, sinh 21-1-1923, lm 4-6-1955.
2. Augustinus Lê Trọng Hồng, sinh 1-10-1941, lm. 20-8-1969.
3. Paulus-Tịnh Nguyễn Tuyên Phương, sinh 27-11-1940, lm 20-8-1969.
4. Phêrô Khanh Trần Như Hảo, sinh 12-12-1958, lm 22-6-2000.

   Thành lập: năm 1968, do Nhà Mẹ Phước Sơn.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Đi Viếng, 31-5.

   Nhân sự: 16 đan sĩ: 5 linh mục,  3 phó tế, 8 khấn trọng; 23 khấn tạm, 6 tập sinh, 10 thỉnh sinh.

   Địa chỉ:
140/10 Trần Phú, phường 5, Bãi
Dâu, TP. Vũng Tàu. Đt:  064 832165.
Email: dvxito@hcm.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Viện trưởng Philippus Hoàng Kim Tâm, sinh 1946, lm 1975.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Maximus Đỗ Chính Thống, sinh 1924, lm 1954.
2. Philippus Hoàng Kim Tâm, sinh 1946, lm 1975.
3. Mattheus Nguyễn Bá Linh, sinh 1950, lm 1994.
4. Eduardo (Ân Đức) Trần Ngọc Hoan, sinh 1952, lm 1997.

   Lược sử: Công cuộc cập nhật hoá đời đan tu tại các Giáo hội Phương Tây sau thế chiến II, đã được tiến hành theo hai xu hướng khác nhau. Xu hướng truyền thống, tìm trở về nguồn của hệ đan tu mà vẫn giữ nguyên hình thái đan viện lớn, không giới hạn sĩ số. Tiêu biểu nổi bật là trường hợp Đan viện Xitô nhặt phép Giếtsêmani, được phát huy mạnh mẽ bởi cha Thomas Merton tại bang Kentucky, Hoa Kỳ. Xu hướng thứ hai gọi được là cải cách, cũng tìm trở về nguồn, nhưng là nguồn Phúc Âm, thích nghi ơn gọi bằng việc biến cải cơ cấu của đan viện cổ truyền thành Huynh đoàn nhỏ, với sĩ số mỗi cộng đoàn chỉ gồm ít người.

   Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo, theo xu hướng cải cách này, đã được sáng lập do cha Ermin de Clerck. Xuất thân từ một đan viện Biển Đức ở Bỉ, cha đã gầy dựng Huynh đoàn đầu tiên của dòng mới tại thôn Bourricos, thuộc giáo phận Aire và Dax, mạn Tây Nam nước Pháp, từ đầu năm 1956.

   Tôn chỉ - mục đích: Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tiếp tục ơn gọi đan tu, thích nghi cấu trúc với hoàn cảnh mới của thế giới người nghèo, nên thường được thiết lập tại môi trường xã hội bình dân, gần gũi với người nghèo, bất hạnh. Mục đích của dòng là thực tập ơn gọi chuyên nguyện qua mọi sinh hoạt đời thường tại nhà và giữa xã hội, theo những đòi hỏi luôn luôn mới của Phúc Âm Chúa Giêsu đối với mọi người, cách riêng với thành phần bất hạnh.

   Phương châm: “Vì Chúa Giêsu và đạo Phúc Âm của Người”.

   Bổn mạng:  Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, 31-5.

   Hoạt động: Theo truyền thống đan tu, dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo không có công trình xã hội. Mỗi anh em theo khả năng, phục vụ xã hội người nghèo sau khi đã tuyên khấn. Ưu tiên nhằm đối tượng bất hạnh trong ngành công tác xã hội, giáo dục, y tế, luôn tránh tuyến hoạt động kinh doanh.

   Nhân sự: Dòng được hội nhập Việt Nam từ năm 1970. Hiện có 2 cơ sở, đều toạ lạc trong giáo phận TP. HCM, với sĩ số: khấn trọn 8, khấn tạm 6, tập sinh 2, thỉnh sinh 2.

   Điều kiện gia nhập: Trên 18 tuổi, có chứng chỉ tú tài, đủ sức khoẻ cho một nếp sống bình dân lao động, có chí hướng sống ơn gọi đan tu phục vụ người nghèo.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Fraternité De Bourricos, 40200
Pontenx Les Forges, France.
Tel & Fax: 330 558 074 522

   Phụ trách Miền Việt Nam: Thầy Giuse Đỗ Duy Châu, sinh 1960, khấn 1989.

   Địa chỉ: 14/1 Bình Triệu, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP. HCM. Đt: 08 7269617. Email: duychau@hcm.vnn.vn

   Danh sách linh mục:
1. An Sơn Vũ Hữu Vị, sinh 14-7-1918, lm 2-4-1949.
2. Bảo Tịnh Vương Đình Bích, sinh 26-8-1928, lm 6-1-1959.

    Lược sử: Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, quen gọi là dòng Đồng Công, được chính thức thành lập theo Giáo luật ngày 2-2-1953 tại xứ Liên Thuỷ, giáo phận Bùi Chu.
    Vị sáng lập dòng là linh mục Đa Minh Maria Trần Đình Thủ, sinh 19-11-1906, thụ phong linh mục 22-5-1937, khấn trọn đời 2-2-1955. Ngài là vị Bề trên tiên khởi của dòng. Được sự uỷ thác của Tổng Tu nghị năm 1970, ngài tiếp tục hướng dẫn hội dòng cho tới ngày nay.

   Châm ngôn: “Non ministrari, sed ministrare”: không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt 20, 28).

   Mục đích: Dòng được thành lập nhằm mục đích đào tạo các linh mục, tu sĩ thánh thiện phục vụ công cuộc truyền giáo và Phúc Âm hoá dân tộc.

   Hoạt động: Hoạt động chính của dòng hướng theo mục tiêu truyền giáo.
   Ở hải ngoại, ngoài việc phụ trách các giáo xứ người Việt, dòng còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: phục vụ giáo sĩ dưỡng đường, truyền bá lòng sùng kính Mẹ Maria bằng việc phát hành Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ và tổ chức Ngày Thánh Mẫu hàng năm cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại...
   Tại Việt Nam, do hoàn cảnh chưa thuận tiện, công việc chính của các tu sĩ là nêu bật chứng tá Tin Mừng bằng đời sống cầu nguyện chiêm niệm. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của các giáo xứ, dòng cũng tổ chức các lớp huấn luyện giáo dân thực thi sống Tin Mừng trong môi trường gia đình và xã hội.

   Nhân sự: Dòng hiện có khoảng 700 tu sĩ trên cả thế giới. Tại Việt Nam, gồm có 360 tu sĩ vĩnh thệ, 170 tu sĩ hạn thệ, 10 tâïp sinh, không kể số dự tu. Hiện chỉ còn lại 2 cơ sở: một tại Thủ Đức, giáo phận TP. Hồ Chí Minh và một cơ sở tại giáo xứ Giang Điền giáo phận Xuân Lộc.

   Điều kiện tuyển chọn: Để gia nhập dòng Đồng Công, các chí nguyện sinh chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo Giáo luật đòi hỏi.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
521 tỉnh lộ 43, Tam Phú, Thủ Đức,
TP. HCM. Đt: 08 8968471.
Email: avemaria@hcm.vnn.vn

   Danh sách linh mục
1. Đa Minh Maria Trần Đình Thủ, sinh 1906, lm 1937. Đt:  8977027.
2. Bernađô Maria Bùi Khải Hoàn (Trung), sinh 1919, lm 1947. Đt:  8910676.
3. Augustinô Maria Nguyễn Hiến Tân, sinh 1922, lm 1951. Đt: 8979301.
4. Augustinô Maria Đặng Ngọc Hưởng, sinh 1925, lm 1963. Đt: 061 866035.
5. Gioan Maria Đoàn Phú Xuân, sinh 1931, lm 1967. Đt:  8968471.
6. Micae Maria Nguyễn Trung Giáo, sinh 1935, lm 1973. Đt:  8968471.
7. Gioan Bosco Maria Phạm Ngọc Liên, sinh 1941, lm 1973. Đt:  8968471.
8. Tađêô Maria Đinh Trí Thức, sinh 1939, lm 1975. Đt: 8979301.
9. Stêphanô Maria Phạm Cao Đích, sinh 1948. Đt: 8968471.
10. Antôn Claret Maria Nguyễn Ngọc Lâm, sinh 1948. Đt: 8968471.
11. Henricô Maria Đinh Viết Phục, sinh 1951. Đt: 061 866035.

   Thành lập: Năm 1972.

   Khẩu hiệu: GRATIA ET GAUDIUM IN FIDE.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Phaolô trở lại, 25-1.

   Mục đích:
- Nhằm đạt đến đức ái hoàn hảo qua việc thánh hoá bản thân và phục vụ Giáo Hội.
- Nâng đỡ trong tình huynh đệ những linh mục, tu sĩ đang gặp khó khăn trong đời sống ơn gọi và tìm cách đưa về những tâm hồn lạc lối.
- Dấn thân truyền giáo cho những anh em Kitô hữu khác và những người thuộc các tôn giáo bạn.
- Dấn thân phục vụ cho sự thăng tiến của giới trẻ và giúp họ nhận ra ơn gọi của mình trong cuộc sống.

   Nhân sự: hiện có 6 linh mục, 37 tu sĩ, 7 tập sinh và 36 dự tu.

  Trụ sở chính:
Tu Viện Lời Chúa
12/50 phường Phú Thọ, thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đt: 065 822586-824872.
Email: tvlcmf@hotmail.com

   Bề trên đương nhiệm: Lm. Giuse Phan Trọng Quang, sinh 31-3-1960, lm 13-12-1994.
   Điều kiện gia nhập: Các ứng sinh tuổi từ 18-25, đã tốt nghiệp đại học hoặc đang học đại học, có ý hướng dấn thân trong ơn gọi thừa sai.

    Lược sử: Dòng Thánh Gia được Giám mục Valentin Herrgott, MEP (hội Thừa Sai Paris), chính thức sáng lập ngày 15-8-1931, tại Banam (Cambodia), thuộc địa phận PhnomPenh, là dòng giáo dân, với lời khấn đơn, thuộc quyền giáo phận.
   Vì hoàn cảnh, dòng phải di tản về Việt Nam và được Toà Thánh ban phép nhập địa phận Long Xuyên năm 1970.

    Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse.

    Châm ngôn: “Nước Cha trị đến”. Viết tắt: ART (từ Adveniat Regnum Tuum được khắc trên phù hiệu tức ảnh Thánh Giá nhỏ đeo trên ngực).

    Hoạt động: Hoạt động chính của dòng là truyền giáo bằng giảng dạy và tham gia các công tác mục vụ.

    Số cộng đoàn: Ở Việt Nam có 8 cộng đoàn: nhà chính tại TP. Long Xuyên - An Giang, 1 ở TP. Cần Thơ, 1 ở Trà Ếch (Sóc Trăng), 3 ở TP. Hồ Chí Minh, 1 ở Túc Trưng - Đồng Nai và 1 ở Phước Long tỉnh Bình Phước.

    Nhân sự:
   Ở Việt Nam, số tu sĩ khấn trọn 25, khấn tạm 9, tập sinh 8, thỉnh sinh 4, tu sinh (đang học đại học) 23, đệ tử (đang học trung học cấp III) 30 em.
   Ở nước ngoài: gồm 2 linh mục và 5 tu sĩ.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Được giới thiệu của linh mục chính xứ,
- Vào cấp trung học (cấp III), phải qua cuộc thi tuyển hàng năm vào dịp hè, học hết đại học vào tập viện.
- Vào cấp đại học: học hết đại học, làm thỉnh sinh ít nhất là 6 tháng đến 1 năm trước khi vào tập viện.
- Tất cả các tu sinh trước khi vào tập viện, phải tốt nghiệp đại học hoặc tương đương. Tất cả các tu sinh, đệ tử phải sống trong cộng đoàn đã được ấn định.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
603 Bình Đức, TP. Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Đt: 076 853574.
Fax: 84 076 856574.
Email: artagg@hcm.vnn.vn
23/14 đường D2, P.25, Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 8992017
   Bề trên đương nhiệm: Thầy Gabriel Lê Minh Sanh, sinh 13-5-1951, khấn dòng 29-6-1976. Piô Phạm Đình Tiến.

   Lược sử: Dòng Thánh Giuse được thành lập từ năm 1931 tại giáo phận Quy Nhơn, do Đức giám mục Jean Sion thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP).
Năm 1955, trụ sở Nhà Mẹ dời về Nha Trang. Trước đây, các tu sĩ dòng Thánh Giuse đã từng sinh hoạt tại các giáo phận: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Kontum, Ban Mê Thuột, Đà Lạt và Sài Gòn.

   Bổn Mạng: Lễ Thánh Giuse, 19-3. Dòng gồm có anh em linh mục và không linh mục hợp tác chặt chẽ với nhau trong mọi sinh hoạt theo đường hướng tôn chỉ của Hội Dòng.

   Tôn chỉ: Tinh thần của dòng là sống đức tin, đức mến và đức khiêm nhường, hướng tới tôn chỉ của đấng sáng lập là: “Phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn”.

   Mục đích: Mục đích chính của dòng là thánh hoá bản thân và cuộc sống bằng việc tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm. Mục đích chuyên biệt của dòng là thực thi bác ái, cách riêng trong các lĩnh vực: dạy đạo, giáo dục thanh thiếu niên, tham gia các công trình của giáo phận và Giáo Hội, đồng thời tích cực dấn thân vào các công tác xã hội, từ thiện, nhân đạo.

   Nhân sự: Hiện nay, dòng có nhà chính tại Nha Trang, các cơ sở ở TP. HCM và một số tỉnh khác với số tu sĩ 115, tập sinh 20, thỉnh sinh 12 và đệ tử 70.

  Các giai đoạn đào tạo:
- Đệ tử: khoảng 18 tuổi, tốt nghiệp PTTH và đang học đại học năm thứ hai trở lên.
- Thỉnh sinh: đã đậu cử nhân trở lên và phải ở Thỉnh kỳ từ 6 tháng đến 1 năm.
- Tập sinh: 1 năm Tập kỳ trọn, theo đúng giáo luật.
- Tập sự: 2 năm, sau năm thần học 2 cho các thành viên chọn đời sống tu sĩ linh mục; 2 năm, sau khoá 3 năm triết thần căn bản cho các thành viên chọn đời sống tu sĩ không linh mục.
- Kinh sinh: học chương trình triết học, thần học hoặc chuyên ngành, tuỳ đương sự chọn làm linh mục hay tu huynh.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
10 Võ Thị Sáu, Nha Trang, Khánh Hoà
Đt: 058 881100.
Fax: 84 058 883811
Email: dtgiuse@dng.vnn.vn.
5 Chữ Đồng Tử, P.7, Q.Tân Bình, Tp.HCM.
Điện thoại: (08) 8658199

   Bề trên đương nhiệm: Lm. Clement Lưu Minh Hoàng, sinh 1936, khấn dòng 1954. Hyacinte Võ Thành Châu.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Gérard Trần Lộc, sinh 1916, lm 1975; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang: HT 52, 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang. Đt: 058 881100.
2. Clément Lưu Minh Hoàng, sinh 1936, lm 1975; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang, Đt: 058 882130.
3. Simon Nguyễn Xuân Nghi, sinh 1942, lm 1975; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
4. Damien Phan Châu Đại, sinh 1927, lm 1992; HT 27, Bình Định, An Nhơn, Bình Định. Đt: 056 835490.
5. Théophile Ngô Hoàn Cầu, sinh 1941, lm 1992; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
6. Germain Phùng Nhẫn, sinh 1945, lm 1993; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
7. Daniel Đinh Viết Cư, sinh 1945, lm 1994; Gx. Thánh Gia, 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang. Đt: 058 883809.
8. Paul Ngô Hành, sinh 1949, lm 1994; 144 Hoàng Diệu, Nha Trang. Đt: 058 881834.
9. Ignace Hồ Kim Thanh, sinh 1951, lm 1998; Mỹ Thanh, Cam Thịnh Đông, Cam Ranh. Đt: 058 865209.
10. Paul Đậu Văn Pháp, sinh 1950, lm 1998; Thuỷ Lợi, Hộ Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận. Đt: 068 871011.
11. Hyacinthe Võ Thành Châu, sinh 1945, lm 1999; 5 Chữ Đồøng Tử, P. 7, Tân Bình, TP. HCM. Đt: 08 8658199.
12. Antoine Hà Huy Mai, sinh 1954, lm 1999; 5 Chữ Đồøng Tử, P. 7, Tân Bình, TP. HCM. Đt: 08 8658199.
13. Jean Nguyễn Hoài An, sinh 1950, lm 1999; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
14. Simon Hồ Đức Minh, sinh 1955, lm 2000; Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
15. J.B. Nguyễn Văn Sỹ, sinh 1959, lm 2003, Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
16. Joseph Trần Minh Hùng, sinh 1967, lm 2003, Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.
17. Joachim Võ Thành Khánh, sinh 1969, lm 2003. Tu viện Thánh Giuse Nha Trang.

    Lược sử: Cảm nhận được giá trị của nền giáo dục Kitô giáo, đồng thời để tỏ lòng tri ân các vị thầy của mình là các sư huynh giáo dục Công giáo Floermel, xứ Bretagne, miền Tây Bắc nước Pháp, Đức cha Joseph Marie Eugène Allys (Lý), giám mục địa phận Huế (1908-1931) đã sáng lập dòng Thánh Tâm ngày 9-10-1925 tại Huế.
   Đức cha sáng lập đã đặt linh mục Đôminicô Hồ Ngọc Cẩn làm Bề trên tiên khởi của dòng, về sau, ngài trở thành giám mục giáo phận Bùi Chu.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

   Châm ngôn: “Hãy đi rao giảng” (Mc 1,15).

   Tinh thần: “Hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29).

   Mục đích: giáo dục văn hoá cho thanh thiếu niên và giảng dạy giáo lý.

   Cơ sở hoạt động: Trước đây, dòng thiết lập hoặc phụ trách: 4 cơ sở sản xuất, 2 nhà in, 14 trường trung-tiểu học, 2 giáo xứ.
   Nay còn các tu sở ở Huế: 35 Phan Đình Phùng; TP. Hồ Chí Minh: 92 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh; Đồng Nai: Lộc Hoà, Trảng Bom 2, Xuân Lộc, Đồng Nai.
Hiện nay, để thích ứng với hoàn cảnh xã hội, dòng hướng đến việc Phúc Âm hoá trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

   Nhân sự: hiện nay dòng có 32 khấn sinh (gồm 8 linh mục), tập sinh 5, tìm hiểu ơn gọi 60.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Nhận tìm hiểu ơn gọi: lớp 10 trở lên.
- Nhận vào tập viện: tốt nghiệp đại học.

   Nhà Trung ương:
35 Phan Đình Phùng, Huế.
Đt: 054 825048- 8400795
Email: thanhtamhue@dng.vnn.vn
Trụ sở 1:
92 XVNT, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Đt: 08 8400795.
Email: sothinghe@hcm.pft.vn
Trụ sở 2:
24/4 Lộc Hoà, Tây Hoà,
Thống Nhất, Đồng Nai.
Đt: 061 864649.

   Bề trên đương nhiệm: Tu sĩ Micae Nguyễn Văn Châu, sinh 19-6-1928, khấn dòng 22-8-1948, lm 11-9-1994. Antôn Huỳnh Đầy.

   Lược sử: Hội Prado, hay Hội Các Linh Mục Prado, được thành lập năm 1860 do cha Antoine Chevrier (1826-1879), thuộc giáo phận Lyon (Pháp), nhằm rao giảng Phúc Âm cho người nghèo.

   Năm 1850, cha Antoine Chevrier được giám mục giáo phận sai đến một trong những ngoại ô bình dân nhất của Lyon. Cảnh khốn cùng của dân chúng làm đảo lộn tâm tư ngài. Vị linh mục say mê Chúa Giêsu Kitô này bắt tay ngay vào công trình làm cho người dân ở đó hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
Đêm Giáng Sinh 1856, khi suy niệm Mầu nhiệm Nhập Thể, cha Antoine Chevrier nhận được ơn soi sáng. Dưới ánh sáng kỳ diệu của Mầu nhiệm Nhập Thể, cha xin ơn sống nghèo và quyết định dấn thân vào con đường tình yêu đích thực, con đường đưa đến gần Chúa Giêsu Kitô qua cách sống tương hợp với Người, với cuộc đời và sứ mệnh của Người. Đồng thời, cha Antoine Chevrier xác tín rằng Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô chính là quy luật sống và là nguồn cội của hoạt động tông đồ của linh mục bên cạnh người nghèo.

   Quy chế: “Để sống ơn gọi và sứ vụ mình giữa lòng ơn gọi và sứ vụ của dân Chúa, hội Các Linh Mục Prado được xây dựng thành một hiệp hội các linh mục triều, thuộc quyền giáo hoàng, được quản trị theo luật Giáo Hội dành cho các tu hội đời” (Hiến chương Hội Các Linh Mục Prado, số 6).

   Các Linh Mục Prado vẫn trọn vẹn là linh mục triều. Họ “sống ơn gọi tông đồ này trong bậc linh mục giáo phận của mình, nghĩa là như những cộng tác viên của giám mục và phục vụ dân Chúa trong linh mục đoàn. Họ nhận lãnh trực tiếp từ Đức giám mục giáo phận sứ mạng tông đồ theo Giáo luật” (Hiến chương Hội Các Linh Mục Prado, số 6).

   Một vài niên hiệu:
   1860: Hội Các Linh Mục Prado (hay “nhóm linh mục nghèo”: cha Chevrier và 4 linh mục trẻ) được thành lập, với sự chúc lành của Hồng y Caverot, Tổng Giám mục Lyon.
   1922: Bản Hiến chương đầu tiên được Tổng giám mục Lyon thừa nhận.
   Cũng trong năm này, cuốn thủ bản của cha Chevrier được xuất bản: cuốn “Linh mục theo tinh thần Phúc Âm hoặc Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”. Cuốn sách này thường được gọi tắt là cuốn “Người môn đệ đích thực” (Le Véritable Disciple).
   4-10-1986: cha Antoine Chevrier được tôn phong chân phước do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Lyon, Pháp.
7-6-1987: Bản Hiến chương mới của Hội Các Linh Mục Prado được Toà Thánh chuẩn nhận.

   Nhân sự: Hiện nay có khoảng 1.300 linh mục Prado được phân phối rải rác trong 50 quốc gia khác nhau. Các nhóm đông nhất tập trung ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Các nhóm nhỏ hơn ở trong các quốc gia khác tại châu Âu. Khoảng 110 linh mục ở châu Mỹ, trong 12 quốc gia, nhất là châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean; 40 ở Bắc và Tây Phi Châu và Madagascar; 120 ở Á Châu: Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam; 30 ở Trung Đông.

   Địa chỉ trụ sở chính:
L’Association des Prêtres du Prado
13, rue du Père Chevrier, 69007 Lyon
Tel: 33478724167.
Fax: 33472720454.
Email: AP.PRADO@wanadoo.fr

   Lược sử: Tu hội Chúa Giêsu được linh mục Gioan Baotixita Maria Trần Ngũ Nhạc (1914-1983) thành lập tại Tam Châu, Phát Diệm, năm 1950. Sau ngày di cư vào Nam, năm 1961, chọn một số anh em sống tinh thần tu hội.
   Năm 1963, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đồng ý cho thành lập tu hội.
   Ngày 26-9-1973, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh chính thức thành lập tu hội với tên hiệu: Tu hội Chiến Sĩ Chúa Giêsu. Sau năm 1975, đổi thành Tu hội Chúa Giêsu (I.J.).

   Mục đích:
   * Mục đích chung: tìm vinh danh Thiên Chúa, thánh hoá bản thân, cứu các linh hồn bằng việc tuyên khấn giữ 3 lời khuyên Phúc Âm.
   * Mục đích riêng: tận hiến cho Chúa Giêsu nhờ Trinh Mẫu Maria, sống và làm cho người khác sống bác ái của Chúa Kitô theo ngành nghề của mình, đặc biệt phục vụ bệnh nhân ở bệnh viện qua việc mục vụ, chuyên môn và thăm viếng, săn sóc...

   Khẩu hiệu: “Per Mariam ad Jesum” (nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu).

   Lối sống: Vì là tu hội đời, nên các thành viên của tu hội Chúa Giêsu sẽ sống giữa đời trong các nhà của tu hội thành lập, mỗi nhà từ 3-7 người, tuỳ Tổng Phụ trách và Hội đồng Quản trị quyết định. Cũng có thể sống tại gia đình. Nhưng trong thời gian tập viện (2 năm), các tập sinh phải sống chung với nhau tại tập viện của tu hội.

   Số cộng đoàn: cộng đoàn nhà chính, cộng đoàn Sinh nhật Trinh mẫu Maria, cộng đoàn Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cộng đoàn Vô Nhiễm.

   Nhân sự: Linh mục 4, khấn trọn 5,  khấn tạm 1, tập sinh 2, đệ tử 5, dự tu 17.

   Điều kiện gia nhập:
- Kitô hữu nam giới, đã tôát nghiệp PTTH, tương đối đã trưởng thành đủ về trí khôn, tình cảm và thiêng liêng có các đức tính nhân bản tốt và muốn sống bác ái Kitô giáo (GL 597; 721,3).
- Không bị ràng buộc trong một dòng tu, tu hội hay tu đoàn tông đồ nào khác (GL 721,1).
- Không bị ràng buộc bởi dây hôn phối.
- Có sức khoẻ bình thường, không mang bệnh tật truyền nhiễm, nguy hiểm.
- Không bị ngăn trở luật pháp đời.
- Có chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, hạnh kiểm do linh mục quản xứ cấp chưa quá 3 tháng.

Thời gian huấn luyện:
- Đệ tử: tối thiểu 2 năm.
- Tập viện: 2 năm.
- Khấn tạm: 6 năm (3 năm đầu, mỗi năm cam kết lại một lần, lần thứ tư cam kết với thời hạn 3 năm).
- Thời gian học làm linh mục: 6 năm theo Giáo luật, sau khi đã tốt nghiệp Đại học đời và đã khấn tạm.

Địa chỉ Nhà Chính:
15/2A CMT 8, P. 5, Q. Tân Bình,
TP. HCM. Đt: 08 9906525.
Bề trên đương nhiệm: Lm. Phaolô Maria Nguyễn Huệ.

Danh sách linh mục:
1. Phaolô Maria Nguyễn Huệ, sinh 1951, lm 1997.
2. Louis Gonzaga M. Phạm Đăng Quang, sinh 1960, lm 1997.
3. Giuse Maria Nguyễn Xuân Lân, sinh 1956, lm 1999.
4. G.B. Maria Nguyễn Chánh Thi, sinh 1965, lm 1999.

   Lược sử: Tu hội Đắc Lộ được sáng lập năm 1957 do cha Giuse Vũ Khánh Tường (1925-1980). Ngài đã kết hợp tinh thần cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) là phó thác tin tưởng và truyền giáo với đường lối lý tưởng của Thánh Gioan Tiền Hô là loan báo Tin Mừng, dọn đường cho Chúa đến, bằng đời sống nhiệt thành, vị tha của các phần tử trong tu hội. Đặc biệt hợp tác với hàng giáo sĩ địa phận trong các ngành hoạt động như: truyền giáo, văn hoá, giáo dục, xã hội, truyền thông, phát triển mà hàng giáo sĩ địa phận vì quá bận rộn với công tác mục vụ xứ đạo, không có thời giờ đảm trách được.

   Cha Giuse đã dựa vào tinh thần bản Tông sắc Provida Mater (1947) và Tự sắc Primo Feliciter (1948) của Đức Giáo hoàng Piô XII để thiết lập tu hội Đắc Lộ với tư cách là một pháp nhân, thuộc đấng bản quyền giáo phận Sài Gòn.

   Năm 1957, cha đã kêu mời và quy tụ được một số linh mục, tu sĩ và một ít giáo dân ngoài đời, tình nguyện tận hiến để cùng nhau hoạt động tông đồ tuỳ theo môi trường, hoàn cảnh xã hội và ngành nghề của mình. Thế là tu hội Đắc Lộ được thành hình.

   Trụ sở đặt ở số 31, ấp Tân Hiệp, xã Tân Sơn Nhì, Tân Bình, Gia Định (nay là 97 CMT8, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM).
   Ngày 14-6-1957, cha Giuse đã gặp Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục giáo phận Sài Gòn, để trình bày đầy đủ chi tiết về việc thành lập tu hội.
   Năm 1983, Hiến pháp Tu hội Đắc Lộ được đệ trình lên Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình để xin phê chuẩn. Ngài đã chấp nhận và cho thử nghiệm.

   Mục đích và châm ngôn: Sống đời trọn lành với 3 lời khuyên Phúc Âm: khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục, ở giữa thế gian để phục vụ Chúa và Giáo Hội bằng các việc tông đồ, trong mọi lĩnh vực (nếu điều kiện cho phép) nhằm giới thiệu và chuẩn bị các tâm hồn cho Chúa ngự đến, theo phương pháp của Thánh Gioan Tiền Hô: “Hãy dọn đường cho Chúa”.

   Bổn Mạng: Lễ sinh nhật Thánh Gioan Tiền Hô, 24-6
   Hoạt động: Vì tu hội Đắc Lộ là một tu hội tông đồ và truyền giáo nên ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đặt việc loan báo Tin Mừng lên hàng đầu, chuẩn bị tâm hồn người ta cho Chúa ngự đến.
   Trước năm 1975, hoạt động chính của tu hội là mở trường dạy văn hoá, đạo đức. Hiện nay, tu hội được Toà tổng giám mục trao trách nhiệm coi xứ Văn Côi (1999).

   Số cộng đoàn:
   Nhà Chính: 97 Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM.
   Nhà nghỉ: xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
   Nhân sự: 5 linh mục, 9 khấn trọn, 3 khấn tạm, 2 tập sinh, 30 dự tu.

   Điều kiện: Để gia nhập tu hội Đắc Lộ, ngoài những quy định do Giáo Luật, tu hội còn thêm một số điều kiện hành chính hiện giờ. Tu hội nhận và huấn luyện các tu sinh từ lớp 6 trở lên. Công việc tuy gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng với thời gian đào tạo lâu dài như thế, ngay từ nhỏ, các tu sinh được hưởng nhiều lợi ích hơn, nhất là về phần nhân bản và thiêng liêng.

   Địa chỉ:
97 Trường Chinh, P. 12, Q. Tân Bình,
TP. HCM. Đt: 08 8490004
Email: nguyenduchan@hcm.p.vn
   Bề trên đương nhiệm: Lm. G.B. Nguyễn Đức Hân, sinh 1946, lm 1975.

   Lược sử: Tu hội Gia Đình Nazareth (quen gọi Na Gia) là một tu hội giáo dân thuộc quyền giáo phận, do cha André Đào Tiến Tình sáng lập, được Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền châu phê ngày 13-5-1964, tại Cần Thơ.

   Bổn mạng:
- Bổn mạng I: Lễ Thánh Gia, Chúa Nhật sau Lễ Giáng Sinh.
- Bổn mạng II: Thánh Biển Đức, 11-7.

   Mục đích:  Nhiệt tâm sống và phổ biến lý tưởng gia đình: sống với Chúa là Cha, sống với nhau, sống với mọi người là anh chị em con cùng một Cha, theo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.

   Hoạt động:

Tại Cần Thơ
- Năm 1962, thành lập trường trung học Đồng Tâm và điều hành trong 3 năm, rồi trao lại cho giáo phận.
- Mở một Trung tâm Sinh ngữ tại nhà thờ An Hội, gần bến xe Mới, Cần Thơ.
- Điều hành một nhà in, một tiệm sách.
- Phụ trách họ đạo: An Hội và Thới Thạnh.

Tại Sài Gòn
- Thành lập các gia đình thiêng liêng (gọi là Gia Đình Chúa) để “nâng đỡ, phục vụ và góp phần thánh hoá các gia đình” (Gia kỷ, chương 1, số 3).
- Tu hội cũng đem lòng kính trọng, phục vụ mọi thành phần Dân Chúa (linh mục, tu sĩ, giáo dân) bằng cách thiết lập các:
+ Hưu trí viện (nhà Betania)
+ Giải trí viện (vườn Eden)
+ Tĩnh tâm viện (nhà Coenaculum - Gia kỷ, ch.1, số 4).

   Nhân sự:

   6 khấn trọn (1 lm), 2 tập sinh, 6 thỉnh sinh, 8 dự tu.

   Điều kiện gia nhập:
- Các nam Kitô hữu có ý hướng tận hiến,
- Văn hoá tối thiểu 12/12,
- Tuổi từ 18-30 (có thành phần là trợ tá).

   Địa chỉ Nhà Chính:
209, khu phố 4, QL 1A
P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 7294317
   Bề trên đương nhiệm: Lm. G.B. Hoàng Văn Minh, sinh 8-7-1931, khấn 24-6-1968, lm 18-3-1999.

   Lược sử: Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ, gọi tắt là tu hội Tiền Sứ, là tổ chức tiếp nối truyền thống Nhà Đức Chúa Trời đã từng phát triển mạnh, cả ở ngoài Bắc lẫn trong Nam, và tỏ ra rất hữu hiệu trong việc phục vụ Giáo hội Việt Nam, nhất là vào những thời kỳ bị bách hại. Thành viên của Nhà Đức Chúa Trời - lúc ấy gọi là kẻ giảng - đã phục vụ rất đắc lực trong vai trò trung gian giữa các mục tử và đoàn chiên.

   Trong hơn 300 năm, các kẻ giảng vừa là trợ tá đắc lực cho các linh mục trong hoạt động truyền giáo và mục vụ, vừa là nguồn dự bị phong phú cho những ơn gọi lãnh nhận các chức thánh.  Những linh mục đầu tiên của Việt Nam đều xuất thân từ Nhà Đức Chúa Trời. Vị chứng nhân đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là một kẻ giảng: Thầy Anrê Phú Yên, chịu trảm quyết tại Quảng Nam năm 1644.

   Về sau, do tình hình chính trị và xã hội Việt Nam thay đổi, các cộng đoàn Nhà Đức Chúa Trời không những không phát triển, mà còn tàn lụi dần. Vừa để tiếp nối truyền thống, vừa để canh tân theo Công đồng Vatican II, đồng thời đào tạo các cộng tác viên tích cực trợ lực các linh mục quản xứ trong công tác truyền giáo và mục vụ, Lm. G.B. Đào Duy Du (1924-1993) đã thành lập tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ.

   Ngày 13-5-1974, Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình đã châu phê Hiến pháp tu hội với tính cách thí nghiệm. Sau năm 1975, Hiến pháp được tiếp tục thi hành cho tới ngày nay.

   Bổn mạng: Thánh Gioan Tiền Sứ, 24-6.

  Mục đích: Tu hội nhận chính ơn gọi và sứ mạng của Thánh Gioan Tiền Sứ làm đặc sủng: “Là Ngôn Sứ của Đấng Tối Cao, đi trước mở đường cho Chúa” (Lc 2,76).

   Châm ngôn: “Men trong bột” (Mt 13,33): Sống giữa đời, dùng phương tiện đời, góp phần thánh hoá đời.

   Nhân sự: khấn trọn 3, khấn tạm 13, tiền tập 5, ứng sinh tìm hiểu tại chỗ 5, tìm hiểu 18.

   Điều kiện tuyển chọn: (Ngoài các ngăn trở luật định)
   Nam tín hữu Công giáo, đủ 18 tuổi (GL 721,1), sức khoẻ tốt, có đời sống nhân bản trưởng thành, đức tin vững mạnh, học lực tương đương giới trí thức trong xã hội.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
25 đường số 9, Khu phố 1,
P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 8961339.
   Điều hành đương nhiệm: Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Thuật, sinh 1924, lm 1952.

   Sáng lập: Sau khi Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) vận động Giáo hội Pháp từ 1652-1654, gửi các nhà truyền giáo đi Việt Nam và tìm giám mục đi Việt Nam, thì Hội Thừa sai Paris ra đời do hai vị sáng lập chính là hai Đức cha François Pallu và Lambert de la Motte.

   Quả thế, sau những cuộc vận động của Cha Đắc Lộ, ngày 17-5-1658, Thánh Bộ Truyền giáo đã cử hai giám mục tiên khởi sang Viễn Đông. Đó là Đức cha Pallu và Lambert de la Motte. Đức cha Lambert trẩy đi ngay từ đầu năm 1660. Đức cha Pallu còn ở lại Paris với một số tu sĩ, những thừa sai đầu tiên của Hội.

Trụ sở Hội trước đặt ở Couard, cách Paris 40km về phía Tây, tại biệt thự bà Miramion, sau đưa về phố Quincampois, Paris, và cuối cùng di về phố Du Bac ngày nay.

   Chủng viện của hội được chính quyền chấp nhận với lá thư đề ngày 26-7-1663, và Giáo quyền châu phê do chính Hồng y Chiggi, Đặc sứ của Đức Giáo hoàng Alexandre VII, ngày 11-8-1664.

   Đặc tính: Hội Thừa sai Paris là một hội giáo sĩ thuộc quyền Giáo hoàng, không có lời khấn, không được miễn trừ.

   Mục đích: Chiếu theo Huấn dụ của Thánh Bộ Truyền giáo ngày 10-11-1659, mục đích chính của hội là huấn luyện các linh mục bản quốc trong các miền đã đón nhận Phúc Âm. Thứ đến, Hội lo coi sóc các giáo dân hiện có, và sau hết là lo làm cho người ngoại giáo trở lại.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Le Séminaire des Missions
Etrangères 128, rue du Bac,
Paris VII, France

   Bề trên cả: Cha Jean-Baptiste Etcharren.

  Các hội viên: Hiện nay, Hội có chừng 364 thừa sai và 15 thầy phụ tá. 158 người tại châu Âu, 206 ở các tổ chức công cộng ngoài châu Âu. Còn bao nhiêu đều đang hoạt động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Ấn Độ và Madagascar.

   Tại Việt Nam: Vị thừa sai đầu tiên của hội tại Việt Nam là cha Deydier, năm 1666. Năm 1678, Đức cha Pallu đã xin Toà Thánh tấn phong 4 vị giám mục bản xứ (2 cho Đàng Ngoài và 2 cho Đàng Trong). Nhưng mãi đến năm 1933, Thánh Bộ Truyền giáo mới bổ nhiệm vị giám mục tiên khởi Việt Nam. Trong khi đó, các giáo phận cứ mỗi ngày một gia tăng, và các cha thừa sai vẫn tiếp tục sứ mạng đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc cho đến 1975. Hiện nay, hội vẫn tiếp tục giúp đỡ Giáo hội Việt Nam bằng nhiều phương cách, đặc biệt là đang trợ giúp đào tạo hàng giáo sĩ Việt Nam bằng cách giúp học bổng, giúp ăn ở tại Pháp. Có 43 linh mục Việt Nam đang trọ học tại trụ sở của hội ở Paris và 10 linh mục khác trọ học tại Institut Catholique de Toulouse.

   Tổ chức nội bộ: Các thừa sai hội viên khi phục vụ tại đâu đều vâng phục giáo quyền tại đó, đồng thời cũng được đặt dưới quyền một bề trên cho mỗi địa phận. Các tổ chức miền đó lại hợp thành một cộng đoàn lớn hơn do một bề trên tỉnh điều khiển.

   Hoạt động: Các linh mục Hội Thừa sai Paris làm việc tuỳ sự chỉ định của giám mục sở tại, với sự đồng ý của cha bề trên Hội.
Điều kiện nhập hộïi: Việc nhận ai vào Hội đều do quyết định của cha bề trên cả và của hội đồng cố vấn của ngài tại Paris.

   Lược sử: Do Thánh Vinh Sơn Phaolô (Vincent de Paul) thành lập tại Pháp, năm 1625.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Vinh Sơn, 27-9. Tuy nhiên, hằng năm tu hội còn mừng lễ Thánh Phaolô Tông đồ trở lại, 25-1, là ngày mà theo Thánh Vinh Sơn, Chúa đã kêu gọi ngài thành lập tu hội để rao giảng cho Dân Chúa. Và như vậy, chính Chúa đã khởi đầu Tu hội Truyền Giáo.

   Châm ngôn: “Chúa đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18).

   Mục đích: Tiếp nối sứ mạng chính yếu của Chúa Kitô, Đấng đã được Chúa Cha sai đến để cứu giúp những người nghèo hèn. Ngoài ra tu hội cũng trợ giúp việc đào tạo hàng giáo sĩ.

   Hoạt động: Truyền giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số, mục vụ giáo xứ. Tu hội tại Việt Nam hiện phụ trách 5 giáo xứ thuộc giáo phận Đà Lạt (đa phần tại vùng đồng bào dân tộc và các họ đạo nhỏ, nghèo quanh thành phố Đà Lạt).
Số cộng đoàn và cơ sở tại Việt Nam: Có 3 cộng đoàn chính thức:

   Nhà đào tạo gồm 3 cơ sở:
- Nhà Thánh Tâm, 40 Trần Phú, TP. Đà Lạt.
- Nhà Vinh Sơn, 11 Yết Kiêu, TP. Đà Lạt.
- Nhà 479/15 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP. HCM.
Email: vinhson@hcm.netnam.vn
Nhà truyền giáo có 2 cơ sở thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Nhà Ka Đơn.
- Nhà Próh.
Nhà Túc Trưng (xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).
Nhân sự: Số tu sĩ trên toàn thế giới: 4.067 (số liệu 1998). Tại Việt Nam: khấn trọn 35, linh mục 14, phó tế 13,  khấn tạm 22, tập sinh 4, thỉnh sinh 13 (triết học), đệ tử 7, dự tu 20.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Thanh niên có sức khoẻ tốt, trí phán đoán ngay thẳng, ước muốn tận hiến cuộc đời cho Chúa để phục vụ người nghèo.
- Tuổi dưới 28 (trừ trường hợp đặc biệt được cứu xét riêng).
- Trình độ văn hoá là đại học hay cao đẳng sư phạm đối với bậc giáo sĩ, tốt nghiệp phổ thông trung học đối với bậc tu huynh.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
95, rue de Sèvres,
75006 Paris-France
Tel: (33-1) 45483572.
Fax: 01 42 840964
Email: paris.cm@Wanadoo.fr

  Trụ sở chính
(nhà Trung Ương):
Casa Generalizia Via dei Capaso
30, 00164 Roma-Italia
Tel: 39 06 6663730 - 663732 -       6663736; Fax: 06 6663831.
Email: MD0801@mclink.it
Bề trên đương nhiệm (Miền Việt Nam): Giuse Đinh Tất Tiến.
Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Alexis Tống Phước Hậu, sinh 1941, lm 1968. Đt: 063 847831.
2. Jean Pièrre Hà Văn Báu, sinh 1944, lm 1973. Đt: 063 823089.
3. Jean Bapt. Nguyễn Quốc Thư, sinh 1945, lm 1973. Đt: 061 854126.
4. Gérard Trần Công Dụ, sinh 1945, lm 1974. Đt: 063 823089.
5. Giuse Nguyễn Văn Linh, sinh 1944, lm 1976. Đt: 063 825227.
6. Phaolô Phạm Văn Trị, sinh 1947, lm 1976. Đt: 063 823089.
7. Augustin Nguyễn Hữu Gia, sinh 1949, lm 1992. Đt: 063 848644.
8. Giuse Phan Thái Hoà, sinh 1949, lm 1993. Đt: 063 823089.
9. Giuse Đinh Tất Tiến, sinh 1952, lm 1994. Đt: 08 9904980 - 063 823089.
10. Giuse Nguyễn Xuân Tĩnh, sinh 1954, lm 1997. Đt: 061 639126
11. Giuse Nguyễn Đức Ngọc, sinh 1953, lm 1998. Đt: 063 847831.
12. Giuse Nguyễn Văn Lập, sinh 1945, lm 2001. Đt: 063 825227.
13. Giuse Vũ Quốc Hội, sinh 1956, lm 2002. Đt: 063 864869.
14. Augustin Nguyễn Viết Chung, sinh 1955, lm 2003. Đt: 18 9904980.

   Nguồn gốc: Đầu thập niên 30 (tức 1929-1933), một nhóm linh mục Saint-Sulpice là cha Paliard và Uzureau đến Việt Nam mở đại chủng viện Xuân Bích ở Liễu Giai, đường Quần Ngựa, ngoại ô Hà Nội. Năm 1954, chủng viện Xuân Bích di cư vào Nam, ở Vĩnh Long 2 năm (1954-1956), rồi Thị Nghè (1956-1962). Từ niên khoá 1962-1963, theo lời mời của Tgm. Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, các linh mục Xuân Bích giúp đào tạo chủng sinh cho cả giáo tỉnh Huế. Sau đó, giúp giáo phận Vĩnh Long. Từ 1994, Hội Xuân Bích Việt Nam trở lại giúp đại chủng viện Huế, đào tạo chủng sinh của 3 giáo phận Huế, Đà Nẵng, Kontum.

   Đặc tính: Đây là hội linh mục triều, có đời sống chung. Các linh mục Xuân Bích sống chung với nhau, nguyên dựa vào tình bác ái linh mục và sự mỗi người quyết tâm dâng hiến cuộc đời cho việc đào tạo các linh mục tương lai.

   Bổn mạng: Đức Mẹ Dâng Mình, 21-11.

   Châm ngôn: “Sống tuyệt vời cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô” (Vivere Summe Deo in Christo Jesu).

   Mục đích: Ban đầu, Hội chỉ nhằm huấn luyện các linh mục tương lai ở đại chủng viện. Nhưng với ánh sáng của Công đồng Vatican II, Hội còn tham gia vào công cuộc thường huấn hoặc bồi dưỡng cho các linh mục và đồng thời sẵn sàng giúp các ngài trong những việc các ngài cần đến...

   Linh đạo: Linh đạo của Xuân Bích cắm rễ sâu vào Thánh Kinh như nền tảng vững vàng trong đời sống thiêng liêng của Giáo Hội, đồng thời nương theo tinh thần của trường phái Pháp quốc mà đặc biệt sống theo mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc. Linh đạo Xuân Bích hoàn toàn tập trung vào sự kết hợp với Chúa Kitô, với các mầu nhiệm, tâm tình của ngài. Xuân Bích lấy việc cử hành phụng vụ, nhất là hy lễ tạ ơn, làm như chóp đỉnh và tâm điểm của một ngày sống. Sự tôn sùng Thánh Thể được đề cao. Hội đặc biệt sùng ái Đức Trinh Nữ Maria, lòng sùng ái ăn sâu vào tín lý. Ngoài ra, Hội đòi các hội viên đọc, suy niệm Lời Chúa, nguyện gẫm mỗi ngày một giờ.

   Đường hướng sư phạm: Xuân Bích ưu tiên cho việc đào tạo thiêng liêng, lấy việc linh hướng làm phương thế tuyệt diệu và giúp chủng sinh phân định ơn gọi và được tự do đáp ứng. Hội nỗ lực cổ vũ cuộc sống bác ái của cộng đoàn giáo sư và chủng sinh.

   Hiện tình:
   - Chung thế giới
   Hội có khoảng hơn 400 thành viên thuộc 3 tỉnh hội: Pháp, Canada, Hoa Kỳ, có mặt ở nhiều quốc gia và lãnh thổ. Tuy bé nhỏ nhất trong các tổ chức tu trì, nhưng Xuân Bích lại có số thành viên kỷ lục làm giám mục.

   Trụ sở Trung ương và Tỉnh hội Pháp:
   6, rue du Regard - 75006 Paris, France.
   - Tại Việt Nam
     Thuộc tỉnh hội Pháp, các thành viên Xuân Bích hiện nay chỉ có 20 người, trong đó có 1 giám mục: Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, đại diện Tỉnh hội Xuân Bích tại Việt Nam.
   Trụ sở Xuân Bích Việt Nam:
   38/24 đường Hồ Đắc Di, P. Tây Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM.
   Đt: 08 8495274

   Nguồn gốc Hội Saint-Sulpice (tiếng Việt phiên âm Xuân Bích) gắn liền với công cuộc tông đồ của cha Jean Jacques Oliver, linh mục người Pháp (1608-1657).
Được Chúa Thánh Thần soi dẫn và được nhiều vị danh tiếng khích lệ, cha Oliver ác tín rằng: không thể canh tân Giáo Hội và không thể đẩy mạnh phong trào truyền giáo lên cao độ, nếu không đào tạo một hàng linh mục thánh thiện, đạo đức và nhiệt tình. Thế là cha dấn thân vào công cuộc đào tạo linh mục tương lai. Giáo xứ Saint-Sulpice được cha Oliver chọn làm thí điểm cho công cuộc của ngài và lấy tên giáo xứ đặt cho hiệp hội ngài sáng lập: Hội Saint-Sulpice.

   Lược sử: Năm 1630, cha Alexandre de Rhodes đã thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại miền Bắc Việt Nam, trong đó, các thầy giảng là những tu sĩ đầu tiên của nhà Đức Chúa Trời đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội Việt Nam vào thời kỳ đầu.

   Năm 1954, một số linh mục và tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời di chuyển từ giáo phận Thái Bình vào Sài Gòn. Để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, được sự nhất trí của các đấng bản quyền liên hệ, cha Giuse Maria Vũ Khoa Cử đã cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu hội Nhà Chúa vào năm 1956, tại cơ sở Nguyễn Duy Khang, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Tu hội được Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền cho phép thử nghiệm ngày 10-2-1960, được Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh thành lập tạm thời ngày 20-5-1971 và thành lập vĩnh viễn ngày 29-6-1977.

   Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám quản Tổng giáo phận TP. HCM, đã cho phép thay đổi danh xưng tu hội Nhà Chúa thành Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa cho phù hợp với bản chất pháp lý và truyền thống của tu đoàn, bằng Tuyên ngôn được ban hành tại Toà tổng giám mục Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh, ngày 25-12-1996.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Gia Thất.

  Châm ngôn và mục đích: Khiêm tốn và Phục vụ theo gương Đức Kitô.

   Hoạt động:
   - Làm việc tông đồ nơi giáo điểm, giáo họ, giáo xứ.
   - Thánh hoá các gia đình.
   - Đặc biệt giúp các linh mục coi xứ.

   Số cộng đoàn: Ở Việt Nam 7.

   Nhân sự: - Tại Việt Nam: linh mục 8, phó tế 3, khấn trọn 32, khấn tạm 18, tập sinh 4, thỉnh sinh 5, đệ tử 20.

   Điều kiện tuyển chọn:
   - Văn hoá: Tú tài trở lên.
   - Giới tính: nam.
   - Có tinh thần dấn thân truyền giáo.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17,
Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Đt: 08 8996681.
Email:nguyenmanhduykhang@pmail.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Lm. Laurensô Nguyễn Trường Thăng, sinh 1940, khấn dòng 23-5-1972, lm 29-4-1970.

   Danh sách linh mục:
1. Laurensô Nguyễn Trường Thăng, sinh 1940, lm 1970; NT Thánh Gia, Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 871613.
2. Tôma Trần Văn Đại, sinh 1950, lm 1988; NT Long Thuận, Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 873019.
3. Giuse Nguyễn Thế Mạnh, sinh 1939, lm 1992; 195/29 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Bình Thạnh, TP. HCM. Đt & Fax: 08 8996681.
4. Đa Minh Nguyễn Kim Khanh, sinh 1954, lm 1993; NT Hồng Ân, Sông Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai. Đt: 061 713097.
5. Giuse Cao Văn Ninh, sinh 1960, lm 1994. Đt: 08 8982611.
Email: josephndk@tlnet.com.vn

   Lược sử: Ngày 2-2-1949, linh mục Micae Maria Nguyễn Khắc Tước, tức Việt Anh, khởi sự thành lập tu đoàn tại giáo phận Thái Bình, Bắc Việt.
Ngày 8-12-1969, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục tiên khởi giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến Pháp đầu tiên của tu đoàn có chiều  hướng tu hội đời.

   Ngày 1-11-1980, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giám mục giáo phận Đà Lạt, công nhận hội Nhập Thể Tận Hiến là một hội đạo đức (Pia Unio).

   Ngày 28-1-2000, căn cứ văn thư của Toà Thánh đề ngày 5-11-1999, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến pháp của nam ICM là Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ thuộc quyền giáo phận, và ngày 2-2-2000 ban hành nghị định chính thức thiết lập tu đoàn theo Giáo Luật.

   Bổn mạng: Lễ Truyền Tin, 25-3.

   Mục đích:
- Tận hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể và Đức Maria, Mẹ của lời “Xin vâng”;
- Làm tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo;
- Dấn thân đi truyền giáo cho dân ngoại.

   Hoạt động: tông đồ truyền giáo, đặc biệt cho người nghèo.

   Nhân sự: Tại Việt Nam, có 6 cộng đoàn, với số thành viên đã gia nhập chính thức: 18 (5 linh mục, 1 phó tế); số thành viên giai đoạn thử luyện: 11; số tìm hiểu: 13. Tại hải ngoại, có 13 (linh mục 11).

   Điều kiện tuyển chọn:
- Ít nhất 18 tuổi,
- Có sức khoẻ tâm thần và thể lý,
- Có ý ngay lành muốn gia nhập vĩnh viễn vào tu đoàn và tận hiến cho Thiên Chúa bằng lời khấn tư để phục vụ Hội Thánh,
- Thường phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   121 Đồng Tâm, Khóm Nam Thiên, P. 4, TP. Đà Lạt.
   Đt: 063 829835-822280.

   Tại TP. HCM:
   57 đường 154, P.Tân Phú, Q.9
   Đt: 08 8963951.
   Email: thanhicm@pmail.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng. Lm. Giuse Đoàn Công Thành.

   Danh sách linh mục: (theo năm lm)
1. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, sinh 1-5-1946, lm 27-4-1974; HT 10 Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đt: 063 829835
2. Giuse Tống Đình Quý, sinh 8-11-1948, lm 4-4-1976; 111 Đồng Tâm, Nam Thiên, P. 4, Đà Lạt. Đt: 063 822280. Email: tdquyicm@hcm.vnn.vn
3. Giuse Đoàn Công Thành, sinh 2-6-1950, lm 9-11-1993; 7/125 Cây Dầu, P. Tân Phú, Q. 9, TP. HCM. Đt: 08 8963951. Email: thanhicm@pmail.vnn.vn
4. Giuse Nguyễn Cao Nguyên, sinh 1-5-1950, lm 17-1-1998, Giáo họ Ninh Loan, Đà Loan, Đức Trọng, Lâm Đồng. Đt: 063 843223.
5. Giuse Đặng Văn Lễ, sinh 1950, lm 3-12-2002, Gx. Phú Hiệp, Đại Hiệp, Di Linh, Lâm Đồng. Đt: 063 872042.

   Lược sử: Năm 1991, linh mục Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh quy tụ một số anh em gốc Nhà Cha cùng với một số chị em thiện chí để hướng dẫn về đường tu đức và sứ vụ loan báo Tin Mừng, từ đó đã thành hình tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế với hai ngành nam tu và nữ tu.

   Bổn mạng: Lễ Mẹ Thiên Chúa, ngày 1-1.

   Mục đích: Đến với muôn dân (Ad Gentes) để làm chứng và loan báo Tin Mừng.

   Hoạt động chính: phục vụ các điểm truyền giáo.

   Nhân sự: 40 nam và 30 nữ.

   Điều kiện gia nhập:
   - Thể xác và tinh thần lành mạnh,
   - Học hết chương trình cấp III trở lên,
   - Có khả năng và ước muốn làm việc tông đồ truyền giáo,
   - Sẵn sàng dấn thân cách quảng đại vào những môi trường xa xôi hẻo lánh,
   - Phù hợp với những quy định của Giáo Luật.

   Địa chỉ: 33 đường 31, KP 2, Linh Đông, Thủ Đức, TP. HCM.

   Tổng phụ trách: Lm Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh, sinh 1945, lm 1975.

   Lịch sử: Hội Thừa sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, và được trao cho Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách.

   Khi Hội được báo cáo cho Toà Thánh, các ban ngành liên hệ, như Đức Khâm sứ Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng y Tổng trưởng và Đức Giám mục Tổng Thư ký Bộ Truyền giáo, rồi cuối cùng chính ĐTC Phaolô VI đã có văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ.

   Bắt tay vào việc, Đức cha đặc trách đã soạn thảo một Quy chế và đệ trình lên HĐGM. Quy chế này được chuẩn y ngày 23-8-1972 để thử nghiệm trong vòng 3 năm.

   Ngày 1-9-1972, Đức cha đặc trách đã gửi tới các linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ trình bày nguồn gốc, đường hướng và Quy chế tạm thời của Hội Thừa sai Việt Nam.

   Trong hơn hai năm hoạt động, tính tới 1975, Hội đã có được 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, 3 gia đình thừa sai và 1 Đại chủng viện Thừa sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974). Sau biến cố 1975, hoàn cảnh đã thay đổi và sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ. Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền không thể gặp gỡ thường xuyên anh em thừa sai như trước. Nên vào năm 1978, HĐGM đã quyết định trao Hội cho Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình. Vì quá bận nhiều việc, Đức cha Bình lại trao việc điều hành và huấn luyện cho các cha trong Hội. Sinh hoạt của Hội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ 19-3-1992, khi Hội được Đức cha Tổng Thư ký Emmanuel Lê Phong Thuận, thay mặt HĐGM Việt Nam, đề nghị ngưng hoạt động vì tình trạng yếu kém về nhân sự của Hội.

   Khi có lệnh ngưng hoạt động, nhiều anh em đã tìm đường khác để tiến thân, nhưng một số vẫn tha thiết với lý tưởng Thừa sai, nên ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với HĐGM để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện đã được HĐGM chấp thuận trong khoá họp tháng 10-1999, Hội đã chính thức có giám mục đặc trách mới là Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường.

   Quy chế Hội Thừa sai Việt Nam đang sử dụng đã được HĐGM Việt Nam chuẩn y ngày 23-8-1972 chỉ có tính cách tạm thời, còn rất đơn sơ, được soạn thảo trong hoàn cảnh khác với hiện nay, và đã hết hạn từ lâu, nên cần được cập nhật hoá. Đức cha đặc trách và ban điều hành dự trù soạn thảo một Quy chế mới để đệ trình lên HĐGM.

   Bổn mạng: Lễ Các Thánh Việt Nam, 24-11.

   Mục đích:

   - Để Giáo hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình từ năm 1533.
   - Để Giáo hội Việt Nam chia sẻ với Giáo Hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (x. TG, số 20).
   - Nhất là để tín hữu Việt Nam tích cực sống đạo hơn vì càng truyền giáo thì đức tin càng mạnh mẽ.

   Tổ chức: Vì Hội thể hiện nhiệm vụ đặc biệt của HĐGM Việt Nam, nên Hội có nhiệm vụ quy tụ, đào tạo, hướng dẫn các nhà truyền giáo Việt Nam, thuộc mọi thành phần Dân Chúa (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân độc thân, hay có gia đình)  ra đi rao giảng Tin Mừng giữa lương dân trong cũng như ngoài nước theo tinh thần Sắc lệnh Truyền giáo Ad gentes của Công đồng Vatican II (số 23).

   Nhân sự hiện nay: Hội có 5 cộng đoàn chính thức (trụ sở, thần học, triết học, ứng sinh, thực tập và truyền giáo) với 8 linh mục cộng tác trong việc điều hành huấn luyện, 52 thành viên đang theo học, thực tập hay thử luyện: anh em đã học xong Thần học 13, đang học Thần học 7, đang học Triết học 14, đang thực tập truyền giáo 7,  đang học đại học 11.

   Điều kiện tuyển chọn và quy trình huấn luyện: Hội Thừa Sai Việt Nam có 3 ngành: linh mục, tu sĩ và giáo dân.

   - Đối với các ứng sinh linh mục và tu sĩ (trợ tá thừa sai): quy trình huấn luyện được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đại học và giai đoạn đại chủng viện. Để được nhận vào ứng sinh đại học, các ứng sinh phải thi đậu hay đang học tại một trường đại học nào đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, các ứng sinh sẽ học chương trình đại chủng viện.

   Cả trong thời gian đại học lẫn đại chủng viện, ngoài những môn học của trường, các ứng sinh phải học thêm những môn chuyên biệt về truyền giáo như: tìm hiểu về các tôn giáo, các nền văn hoá, đối thoại, hội nhập văn hoá, nhất là truyền giáo học.

   - Đối với các gia đình thừa sai: sẽ do Quy chế mới quy định. Hiện Đức cha đặc trách và Ban Điều hành đang soạn thảo một quy chế mới, nhằm bổ sung cho quy chế tạm thời năm 1972 và sẽ đệ trình lên HĐGM VN.

   Địa chỉ liên lạc:
   Hội Thừa sai Việt Nam
   C/o: Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ
   Toà Giám Mục Phú Cường
   444 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hiệp Thành,
   Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

   A. TỔ CHỨC TU TRÌ THUỘC ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

   1. Tu hội Dòng (Institutum Religiosum, gọi là Dòng)

    a. Dòng thuộc quyền giáo hoàng (Dòng giáo hoàng)

 Dòng Biển Đức (O.S.B.) (tr. 359).
 Dòng Cát Minh (O.C.D.) - 4 Đan viện: Sài Gòn, Bình Triệu, Nha Trang, Huế (tr. 359).
 Dòng Clara (tr. 361).
 Dòng Chúa Giêsu Hài Đồng (tr. 362).
 Dòng Chúa Quan Phòng (tr. 363).
 Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (F.M.A.) (tr. 365).
 Dòng Đức Bà (C.N.D.) (tr. 366).
 Dòng Đức Bà Truyền Giáo (tr. 367).
 Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể (tr. 368).
 Dòng Nữ Trợ Thế Thánh Tâm Chúa Giêsu (tr. 369).
 Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (F.M.M.) (tr. 370).
 Dòng Phaolô thành Chartres (S.P.C.): 3 tỉnh dòng: Sài Gòn, Đà Nẵng, Mỹ Tho (tr. 371).
 Dòng Phaolô Thiện Bản (O.S.P.) (tr. 372).
 Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu (tr. 373).
 Dòng Xitô nữ (tr. 374).

   b. Dòng thuộc quyền giáo phận (Dòng giáo phận)

 Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam (5 hội dòng): (tr. 375).
  - Đa Minh Bùi Chu (1951) (tr. 377).
  - Đa Minh Tam Hiệp (1955) (tr. 378).
  - Đa Minh Thánh Tâm (1958) (tr. 379).
  - Đa Minh Rosa Lima (Xuân Hiệp) (1973) (tr. 379).
  - Đa Minh Lạng Sơn (1978) (tr. 380).
 Dòng Chị Em Đức Mẹ Người Nghèo (TP. HCM) (tr. 382).
 Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng (Huế) (tr. 382).
 Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Trung Linh (Bùi Chu) (tr. 383).
 Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hoà (TP. HCM) (tr. 384).
 Dòng Con Đức Mẹ Nam Vang (Phú Cường) (tr. 385).
 Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Huế) (tr. 386).
 Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ (Nha Trang) (tr. 387).
 Dòng Mẹ Thăm Viếng – Bùi Chu (Bùi Chu) (tr. 387).
 Dòng Mến Thánh Giá (23 Hội Dòng): (tr. 388).
 * Giáo tỉnh Hà Nội:
  MTG Bùi Chu (1670) (tr. 395).
  MTG Hà Nội (1670) (tr. 396).
  MTG Hưng Hoá (1786) (tr. 397).
  MTG Vinh (1844) (tr. 397). 
  MTG Phát Diệm (1902) (tr. 398).
  MTG Thanh Hoá (1932) (tr. 399).
 * Giáo tỉnh Huế:
  MTG Quy Nhơn (1671) (tr. 400).
  MTG Huế (1719) (tr. 401).  
  MTG Nha Trang (1955) (tr. 402).   
 * Giáo tỉnh TP. HCM:
  MTG Cái Nhum (1800) (tr. 402).
  MTG Thủ Thiêm (1840) (tr. 403).
  MTG Cái Mơn (1844) (tr. 403).
  MTG Chợ Quán (1852) (tr. 404).
  MTG Gò Vấp (1902) (tr. 405).
  MTG Đà Lạt (1932)  (tr. 405).
  MTG Khiết Tâm (1938) (tr. 406).
  MTG Tân Lập (1960)  (tr. 406).
  MTG Tân Việt (1963) (tr. 407).
  MTG Thủ Đức (1970) (tr. 407).
  MTG Cần Thơ (1971) (tr. 408).
  MTG Tân An (1973) (tr. 409).
  MTG Bắc Hải (1976) (tr. 410).
  MTG Phan Thiết (1983) (tr. 410).
 Dòng Nữ La San (TP. HCM) (tr. 411).
 Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục (Xuân Lộc) (tr. 411).
 Dòng Nữ Vương Hoà Bình (Ban Mê Thuột) (tr. 413).
 Dòng Thừa Sai Bác Ái (TP. HCM) (tr. 414).
 Dòng Thừa Sai Trinh Vương Bùi Chu (Bùi Chu) (tr. 415).
 Dòng Thừa Sai Trinh Vương Bùi Môn (TP. HCM) (tr. 415).

   2. Tu hội Đời (Institutum Saeculare)

   a. Tu hội Đời thuộc quyền giáo hoàng
 
Tu hội Dâng Truyền (O.M.M.I.) (tr. 416).
 Tu hội Nữ Lao Động Thừa Sai (T.M.) (tr. 417).

   b. Tu hội Đời thuộc quyền giáo phận
 Tu hội Hiện Diện và Sống - TP. HCM (tr. 417).
 Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa - TP. HCM (tr. 418).
 Tu hội Tôi Tá Thánh Tâm - TP. HCM (tr. 419).

   1. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo hoàng
   Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn (tr. 420).

   2. Tu đoàn Tông đồ thuộc quyền giáo phận

   Tu đoàn Ảnh Phép Lạ (tr. 421).
   Tu đoàn Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo (tr. 421).

   Lược sử: Dòng nữ Biển Đức được thành lập ở Việt Nam từ năm 1954, tại Buôn Ma Thuột. Năm 1967, đan viện được dời về Thủ Đức, theo yêu cầu của Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Nhà Mẹ tại Vanves (Pháp) do Mẹ Waddington Delmas sáng lập năm 1921.

   Bổn mạng: 11-7, Thánh Biển Đức, tổ phụ các dòng đan tu Biển Đức. 15-8: Lễ Đức Mẹ Mông Triệu, bổn mạng nữ đan viện Biển Đức tại Thủ Đức.

   Châm ngôn: “Ora et Labora” (Cầu nguyện và Lao động) theo tinh thần của Thánh Phụ Biển Đức.

   Hoạt động:

- May thêu áo lễ, tiếp đón khách tĩnh tâm: linh mục, nam nữ tu sĩ và các tôn giáo bạn.
- Làm Icones, chuỗi hạt, nến.

   Nhân sự: Số tu sĩ toàn thế giới, cho đến năm 2003 là 160 người (tại Pháp có 5 chị người Việt). Số nữ tu ở Việt Nam: 32 người, khấn trọn 21, khấn tạm 11, tập sinh 11, thỉnh sinh 9, dự tu 9.

   Điều kiện tuyển chọn: Tú tài hoặc tương đương, có một nghề càng tốt.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   7, Rue d’Yssy 92170 Vanves,
   France. Đt: 01 46 42 46 20.

   Địa chỉ tại Việt Nam:
   35/20 đường 11, KP.3, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
   Đt: 08 8973933.
   Email: benedictinestd@saigonnet.vn

   Bề trên đương nhiệm: Mẹ. Agnès Lê Thị Tố Hương, sinh 21-1-1949, tái cử 6-11-2001.

   Lược sử: Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời Cựu Ước xa xưa và nhận ngôn sứ Êlia (năm 854 trước CN) làm tổ phụ. Từ thế kỷ XIII, dòng đi vào lịch sử với một nhóm ẩn sĩ sống trên núi Carmel ở thánh địa. Anh em ẩn sĩ đã xin Thánh Albert, Thượng phụ Jerusalem, soạn cho một bản luật và được Đức Giáo hoàng Innocens IV phê chuẩn năm 1247. Thế kỷ XV, Chân phước Joan Soreth đã thành lập dòng nữ Cát Minh. Vì hoàn cảnh dịch tễ, tiếp đến chiến tranh, đói kém tại châu Âu năm 1437, sức khoẻ con người suy yếu nên luật dòng được giảm chế. Thánh Têrêxa Avila, cùng với sự cộng tác của Thánh Gioan Thánh Giá, muốn lấy lại luật nguyên thuỷ, đã thành lập Đan viện Cát Minh Cải tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24-8-1562.

   Năm 1585, nhóm cải tổ đã tách ra thành tỉnh dòng tự trị với tên gọi Ordre des Carmélites Déchaussées (OCD), cũng gọi là Cát Minh đi chân không (đi xăng đan) hay Cát Minh Têrêxa, để phân biệt với dòng Cát Minh giảm chế hoặc Cát Minh lớn (OC).

   Năm 1604: Dòng Cát Minh Cải tổ được thành lập ở Pháp.
   Carmel Lisieux (Pháp) lập Cát Minh Sài Gòn là Cát Minh đầu tiên ở Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L’Immaculée Conception.

   Sau đó, Cát Minh Sài Gòn lập Cát Minh Hà Nội (1895).
   Cát Minh Hà Nội lập Cát Minh Huế (1909) và Cát Minh Bùi Chu (1923).
   Cát Minh Huế lập Carmel Jaro Iloilo (1923) ở Philippines và Carmel Cholet (1925) ở Pháp. Cát Minh Thanh Hoá (1929) là Cát Minh Nha Trang hiện nay.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, 16-7.

   Châm ngôn: “Tôi nhiệt thành vì vinh quang Thiên Chúa” (1V 19,14a).

   Mục đích và hoạt động: Sống đời chiêm niệm thuần tuý, phục vụ Giáo Hội bằng yêu mến, cầu nguyện và hãm mình trong cô tịch, thinh lặng, đặc biệt cầu cho Hàng Giáo phẩm và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, lao động theo khả năng.

   Số cộng đoàn ở Việt Nam:  TP. HCM 2, Huế 1, Nha Trang 1, Ban Mê Thuột 1. Mỗi cộng đoàn là một đan viện biệt lập.

   Điều kiện tuyển chọn:
   - Yêu thích đời sống cầu nguyện, chiêm niệm, khao khát đức ái hoàn hảo,
   - Có đời sống nội tâm, biết sống thinh lặng,
   - Sức khoẻ khả quan, trí phán đoán lành mạnh,
   - Có tinh thần trách nhiệm, cởi mở, vị tha và khả năng sống cộng đoàn.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   Gasa Generalizia Dei Carmelitani
   Scalzi Corso d’Italia, 38-00 198- Roma-Italy.
   Tel: (06) 854 431. Fax: (06) 85 350 206
   Email: ocdinfo@pnc.net

    Thành lập: Năm 1861, theo lời yêu cầu của Đức cha Dominique Lefèbvre, Giám mục đại diện Tông toà giáo phận Tây Đàng Trong, đan viện Lisieux đã cử nữ tu Philomène de l’Immaculée Conception sang lập đan viện Cát Minh Sài Gòn.

   Nhân sự: Khấn trọn 20, khấn tạm 11, tập sinh 2, thỉnh sinh 1, dự tu 2.

   Địa chỉ:
   33 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé,
   Q. 1, TP. HCM. Đt: 08 8228519.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Mađalêna Liêu Thị Hiếu

   Thành lập: Năm 1974, vì hoàn cảnh chiến tranh, một số nữ tu thuộc đan viện Cát Minh Huế đã di chuyển vào Bình Triệu, thuộc giáo phận Sài Gòn và lập cộng đoàn mới.
   Năm 1998, cộng đoàn Cát Minh Bình Triệu được chính thức trở thành đan viện biệt lập.

   Nhân sự: Khấn trọn 11, khấn tạm 8, tập sinh 1, dự tu 12, tiền tập 2.

   Địa chỉ:
   21 đường 15, K.P 1, P. Hiệp Bình Chánh,
   Q. Thủ Đức, TP. HCM.
   Đt: 08 7269881.

   Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Têrêxa Consolata Nguyễn Thị Thu Hương, sinh 1932, khấn 15-10-1954.

   Thành lập: Được thành lập tại Thanh Hoá năm 1929. Di chuyển vào Nha Trang năm 1954. Trở về lại Việt Nam - Nha Trang năm 1960.

   Nhân sự: Khấn trọn 15, khấn tạm 7, tập sinh 5, thỉnh sinh 3, đệ tử 7.

   Địa chỉ:
   53 Bắc Sơn - Hải Vân - Vĩnh Hải - Nha Trang - Khánh Hoà
   Đt: 058 832693
   Email: dothithang@pmail.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Têrêxa Đỗ Thị Thăng, sinh 12-1-1940, khấn 2-2-1966.

     Thành lập: Do đan viện Cát Minh Hà Nội thành lập năm 1909. Năm 1974, di chuyển vào Bình Triệu vì tình hình chiến tranh. Năm 1996, đã tái lập đan viện Cát Minh Huế.

    Nhân sự: Khấn trọn 9, khấn tạm 2, tập sinh 8, thỉnh sinh 7, dự tu 10.

    Địa chỉ: 34 Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên.

   Đt: 054 530973
   Email: Catminhh@dng.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Mẹ. M. Ange Nguyễn Thị Nhạn, sinh 24-12-1937, khấn 8-12-1962.

   Nguồn gốc: Do Thánh Phanxicô và Thánh Clara thành lập vào thế kỷ XIII tại Assisi, Ý. Năm 1935, 8 chị người Pháp thuộc đan viện Roubaix đến lập dòng tại Việt Nam, trong giáo phận Vinh. Năm 1950, vì chiến tranh phải trở về Pháp. Năm 1972, bốn chị người Việt và một chị người Pháp tái lập dòng tại Thủ Đức, Việt Nam.    

   Mục đích và đường hướng: 
   - Chuyên lo cầu nguyện qua nếp sống thật sự nghèo khó, khổ chế, đơn sơ, vui tươi và huynh đệ. 
   - Sống Phúc Âm theo linh đạo Thánh Phanxicô và Thánh Clara quy về đời sống chiêm niệm, ẩn kín.

  Công việc ưu tiên: Cung cấp bánh lễ, chăn nuôi và canh tác vườn.

   Nhân sự: Khấn trọn 20, khấn tạm 3, tập sinh 5, thỉnh sinh 3.

   Điều kiện gia nhập:
   - Có giấy giới thiệu của cha xứ, hay cha linh hướng.
   - Có sức khoẻ bình thường, tối thiểu 18 tuổi.
   - Trình độ văn hoá lớp 12.

   Địa chỉ:
   35 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Q. 9, TP. HCM.
   Đt: 08 8969805.

   Bề trên đương nhiệm: Nữ tu Maria Rosa Phạm Liên Nga, sinh 1954, khấn 1980.

    Lược sử: Dòng được thành lập vào năm 1667, tại thành phố Le Puy-en-Velay, Pháp, do Mẹ Anne Marie Martel (1644-1673). Mẹ được các cha Hội Xuân Bích hướng dẫn, nên chịu ảnh hưởng lớn về linh đạo của trường phái Pháp quốc. Mẹ chọn sống linh đạo Nhập Thể. Cuối năm 1973, hai chị em Việt Nam đầu tiên là Thérèse Nguyễn Thị Định và Anne Madeleine Hồ Thị Tuyết được phép trở về Việt Nam, và được Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cho thành lập cộng đoàn đầu tiên tại nhà số 2/2 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

    Bổn mạng: Lễ Chúa Giáng Sinh, 25-12.

    Châm ngôn:
   Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
   Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.

   Đặc sủng của dòng: “Khơi dậy và đào sâu đức tin nơi những người đương thời”. Để sống Mầu nhiệm Nhập Thể, chị em dòng Chúa Giêsu Hài Đồng sẽ thể hiện sứ mạng của mình qua các hoạt động sau:
   - Giáo dục nhân bản để thăng tiến con người và xã hội.
   - Giáo dục đức tin qua việc dạy giáo lý, tham dự phụng vụ các bí tích.
   - Chăm sóc bệnh nhân, người già neo đơn, trẻ chậm phát triển.
   - Truyền giáo tại các vùng xa xôi.
   - Ưu tiên quan tâm đến phụ nữ và trẻ em.
   Riêng tại Việt Nam, theo lời kêu gọi của Đức Tổng giám mục giáo phận, dòng sẵn sàng hợp tác với giáo phận theo khả năng của mình.

   Nhân sự: Tại Việt Nam: khấn trọn 3, khấn tạm 3, tập sinh 2, tìm hiểu 3. Toàn thế giới (chỉ tính các nữ tu đã khấn trọn): 257.

   Điều kiện tuyển chọn:
   - Thời gian tìm hiểu ít nhất là 2 năm (không sống trong cộng đoàn). Tuổi từ 18 trở lên, tốt nghiệp phổ thông, đã có ít kinh nghiệm sống mầu nhiệm Nhập Thể, nếu chưa sẽ được nâng đỡ để dần dần có thể đạt được kinh nghiệm đó.
   - Thời gian tiền tập: ít nhất là 2 năm.
   - Thời gian nhà tập: 2 năm.
   - Thời gian khấn tạm và trọn đời: theo Giáo luật.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   37 bis, Rue de Picpus, 75012 Paris, France.
   Tel: 015 6 954 797.
   Fax: 015 6 954 799.

   Ở Việt Nam, dòng chỉ có một nhà đồng thời cũng là trường mẫu giáo tư thục của dòng tại địa chỉ:
   2/2 Nguyễn Huy Lượng, P. 14, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
   Đt: 08 8434027. Fax: 84 08 5103739.
   Email: annetuyet2000@yahoo.com

   Bề trên đương nhiệm:
   Bề trên Tổng quyền: Nt. Simon Penou
   Ở Việt Nam: Nt. Anna Hồ Thị Tuyết.

   Lược sử: Cha Gioan Martino Moyë sinh ngày 27-1-1730 tại làng Cutting, thuộc địa phận Dieuze, tỉnh Metz, miền Lorraine, Pháp. Qua những năm làm cha phó tại một số họ đạo ở miền quê, ngài khám phá ra rằng đại đa số các trẻ em ở thôn quê hoàn toàn không biết gì về những chân lý đức tin. Vì thế, ngài hình thành dự án lập trường học trong các họ đạo nghèo, và huấn luyện các thiếu nữ nhiệt thành lo cho các trẻ ấy để “gửi họ đến bất cứ nơi nào người ta xin họ đến, mà không có vốn liếng nào khác ngoài Chúa Quan Phòng”.

    Khi được phép bề trên trong Giáo Hội, ngài gửi ngay chị Marguerite Lecomte và một vài thiếu nữ đi Vigy và Béfey để lập trường học đầu tiên vào ngày 14-1-1762. Từ đó khai sinh dòng Chúa Quan Phòng. Ngày 21-11-1954, cha Gioan Martino Moyë được Đức Thánh Cha Piô XII tôn vinh Chân phước.

   Theo lời thỉnh cầu của cha Cordier, bề trên giáo phận Nam Vang, Nhà Mẹ Portieux gửi 6 nữ tu Chúa Quan Phòng đến Cù Lao Giêng, thuộc tỉnh An Giang ngày 12-1-1876, lúc đó Cù Lao Giêng thuộc địa phận Nam Vang. Ngay những tuần lễ đầu, các chị đã nhận nuôi những trẻ em bị bỏ rơi. Đó là khởi điểm của ấu nhi viện và cô nhi viện. Tiếp đến, các chị xây bệnh viện để giúp đỡ cho mọi tầng lớp dân chúng, thu nhận những bệnh nhân nan y.

   Năm 1880, các chị mở tập viện với 6 thiếu nữ Việt Nam đầu tiên. Năm 1881, các chị được giáo quyền mời đi thiết lập cơ sở tại Nam Vang và lập ấu nhi viện, cô nhi viện, dưỡng lão viện và ký túc xá tại đây.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse, 19-3.

   Linh đạo: Sống phó thác cho Chúa Quan Phòng.

   Tinh thần: Phó thác, đơn sơ, khó nghèo và bác ái. Đó là 4 nhân đức mà Đấng Sáng lập trối lại cho nữ tu Chúa Quan Phòng như 4 cột trụ chống đỡ toà nhà Hội dòng.

   Mục đích: Thể hiện tình thương nhân hậu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ và bị bỏ rơi.

   Tôn chỉ: Tất cả vì vinh quang Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô.

   Hoạt động: Truyền giáo, giáo dục, y tế, công tác mục vụ tại các xứ đạo: dạy giáo lý, ca đoàn, sinh hoạt giới trẻ, hướng dẫn các gia đình, thăm viếng và công tác xã hội từ thiện.

   Nhân sự: Tổng số nữ tu khoảng 5.000 người, trên 4 châu lục. Riêng dòng Chúa Quan Phòng nhánh Portieux có khoảng 1.000 nữ tu, hiện diện trong 7 quốc gia.

    Tại Việt Nam: có 85 cộng đoàn, gồm 6 cộng đoàn lớn và 79 cộng đoàn nhỏ rải rác trên 13 tỉnh và thành phố, từ Kontum đến mũi Cà Mau, với số nữ tu là 456 người, 44 tập sinh, 33 thỉnh sinh, 74 đệ tử.

   Điều kiện gia nhập:

   - Học lực: Tốt nghiệp phổ thông trung học.

   - Sức khoẻ tốt.

   - Trí phán đoán lành mạnh, có ý hướng ngay lành.

   Địa chỉ trụ sở Giám tỉnh Việt Nam: 362 Tầm Vu, Hưng Lợi, Cần Thơ. Đt: 071 838146. Email: providencect@hcm.vnn.vn

24 Trần Cao Vân,Q.3,Tp.HCM. Điện thoại: 08 8292180

Phụ trách: Nt. Maria Valéria Phạm Thị Huyện

   Bề trên Tổng quyền: Nt. Jacqueline Heinrich, sinh 1944,  khấn dòng 1965.

   Mẹ bề trên Giám tỉnh đương nhiệm: Nt. Marie Emmanuel Nguyễn Thị Phiến, sinh 1942, khấn dòng 1962. 

    Lược sử: Từ trời cao, Đức Maria tỏ cho cha Gioan Bosco biết ý định của Mẹ về việc thành lập hội dòng mang danh Mẹ qua nhiều giấc mơ vào những năm 1860 - 1862 và ngài đã chuẩn bị những hạt giống tốt. Đó là những chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Mornese do cha xứ Don Pestarino hướng dẫn. Năm 1864, trong một cuộc viếng thăm Mornese lần đầu tiên, Don Bosco đã gạêp các chị em và đặt hy vọng ở đây. Quả thật, ngày 5-8-1872, 11 chị em đầu tiên, trong số đó có chị Mazzarello trổi vượt về các nhân đức, đã tuyên khấn tại Mornese (Ý). Hội dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ khai sinh từ đó. Đây là gia đình thứ hai do Thánh Gioan Bosco và Thánh Mazzarello đồng sáng lập. Hội dòng trực thuộc quyền giáo hoàng.

     Tỉnh dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam được thành lập năm 1961. Các chị truyền giáo đầu tiên đã đến ngụ tại Bình Tây, Chợ Lớn. Năm 1963, dòng dời trụ sở về Tam Hà, Thủ Đức.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, 24-5.

   Châm ngôn: “Xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác, xin Ngài cứ cất đi”.

   Sứ mệnh của Hội dòng: Giáo dục và truyền giáo.
   Với linh đạo của phương pháp dự phòng - gia bảo vô giá Don Bosco để lại cho gia đình Salesien, Hội dòng luôn hướng đến việc thăng tiến và giáo dục toàn diện thanh thiếu nữ qua các hoạt động: khánh lễ viện (trung tâm trẻ), huấn giáo, trường học, huấn nghệ, nhóm công tác tông đồ.

   Tại Việt Nam, hiện nay các nữ tu đang tham gia vào công việc giáo dục người trẻ, trẻ em nghèo dưới mọi hình thức, mở lớp tình thương, đón và chăm sóc trẻ em đường phố.

   Nhân sự: Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ toàn thế giới có 15.074 nữ tu đang làm việc tại 1.549 cộng đoàn trên 89 quốc gia.
   Tại Việt Nam, dòng có 8 cộng đoàn với số chị em: 41 khấn trọn, 61 khấn tạm, 22 tập sinh, 15 thỉnh sinh, 41 đệ tử.
   Tu phục của dòng: áo, lúp trắng hoặc xám, đen (tuỳ quốc gia) và Thánh Giá có khắc chữ F.M.A. phía dưới.

   Điều kiện tuyển chọn:
   - Trình độ văn hoá: tốt nghiệp phổ thông trở lên.
   - Tuổi: không quá 25.
   - Sức khoẻ: tốt.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   Istituto Figlie di Mari Ausiliatrice
   Via dell’ Atereo Salesiano,
   81 - 00139 Roma - Italy.

   Trụ sở chính tại Việt Nam: 
   57 đường số 4, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP. HCM. Đt: 08 8960826.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Antonia Colombo, sinh 12- 4-1935 tại Lecco (Ý), khấn dòng 1959.
   Bề trên đại diện tại Việt Nam: Nt. Rosa Vũ Thị Kim Liên, sinh 26-10-1960, khấn 5-8-1981.

   Lược sử :
   Năm 1597: ra đời đêm Noel tại Lorraine (Pháp), do Thánh Pierre Fourier và Alix Le Clerc đồng sáng lập.
   Năm 1598: mái trường đầu tiên với các em gái nghèo.
   Năm 1628: được Giáo Hội phê chuẩn: một dòng đan tu với luật nội cấm, nhưng cha Pierre Fourier vẫn thúc giục chị em: hãy tiến thẳng ra tận biển cả…
   Từ năm 1969, sau Công đồng Vatican II: Hội dòng Đức Bà trở về nguồn, đón nhận lại ơn gọi tông đồ của mình: chuyên lo giáo dục và thăng tiến con người, nhưng hiện diện và phục vụ dưới những hình thức mới và đa dạng, sẵn sàng cộng tác với mọi tầng lớp xã hội để đáp ứng nhu cầu của mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia.

   Bổn mạng: Đức Bà Maria, 15-8.

   Châm ngôn và mục đích: Làm tất cả những việc tốt lành có thể làm được để tôn vinh danh Chúa.

   Hoạt động: “Hãy làm cho Ngài lớn lên”. Lời kêu gọi này Đức Mẹ nói với Mẹ Alix, đấng lập dòng Đức Bà, các nữ tu cố gắng đáp lại qua giáo dục đức tin, giáo dục văn hoá, giáo dục nhân bản, giáo dục xã hội, giáo dục tâm thể lý.

   Nhân sự tại Việt Nam: 60 người, tại TP. HCM: 50 người.

   Các cộng đoàn: 
   - Regina Mundi (1950): 228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q. 3, TP. HCM.
   Đt: 08 9326991. 
   - Đức Bà Lâm Viên Đà Lạt (1935):
    2 Huyền Trân Công Chúa, TP. Đà Lạt.
   Đt: 063 825917. 
   - CĐ Phú Nhuận (1972):
   158 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận.
   Đt: 08 8449690. 
   - CĐ Bình Thạnh (1974):
   40/3 Lam Sơn, Q. Bình Thạnh.
   Đt: 08 8420195. 
   - CĐ Tân Thuận (1993): 52/3 đường số 22, P. Tân Kiểng, Q. 7
   Đt: 08 8721969. 
   - CĐ Long Thành (1997)
   Đt: 061 845798. 
   Trụ sở chính:
   228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, TP. HCM.

   Đt: 08 9326991.
   Fax: 84 08 9326843.

   Bề trên Giám tỉnh: Nt. Marie Alexia Nguyễn Thị Hồng Quỳ.

    Lược sử: Dòng Đức Bà Truyền Giáo là một hội dòng truyền giáo quốc tế do Mẹ Euphrasie Barbier sáng lập. Dòng được chính thức thành lập ngày 25-12-1861 tại Lyon, Pháp. Hiện nay, dòng đang phục vụ tại 20 quốc gia trên thế giới.

   Bổn mạng:
Bổn mạng I: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Bổn mạng II: Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng.

   Đặc sủng: Nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn gốc của mọi hoạt động truyền giáo (HP.1).

   Linh đạo: Đón nhận và sống các sứ vụ trong Ba Ngôi như Đức Maria trong sự thờ lạy, yêu mến và phục vụ (HP.3) thể hiện qua 3 khía cạnh Chiêm niệm - Hiệp thông - Sứ mạng.

   Hoạt động ưu tiên:
   - Những nơi chưa từng nghe biết Tin Mừng.
   - Những nơi Giáo Hội chưa được thành lập hoàn toàn, những nơi niềm tin Kitô đã suy yếu hoặc mất đi.
   - Sống tương quan theo mẫu gương Thiên Chúa Ba Ngôi là trọng tâm của đặc sủng dòng.
   - Chọn sống liên đới với người nghèo, đặc biệt phụ nữ, trẻ em, sắc tộc, di dân.
   Các cộng đoàn: Dòng đã có mặt tại VN ở Phát Diệm (1924), Thanh Hoá (1926), Hà Nội (1941).
   Hiện nay, dòng đang phục vụ tại các cơ sở : Nha Trang (1956), Thị Nghè (1957), Thủ Đức (1960), Đà Lạt (1964), Củ Chi (1970), Vinh Trang (1973), Phương Lâm (1975), Long Khánh (1978), Long Điền (1982), Suối Đá (1991), Minh Hưng (1994), Phước Đồng (1995), Bù Đăng (1995), Vĩnh Hảo (1998), Nam Ban (1998).

   Nhân sự:
   Số tu sĩ tại Việt Nam: khấn trọn 72, khấn tạm 39, tập sinh 21, chuẩn sinh 11, đệ tử 34.
   Số tu sĩ trên toàn thế giới: 1.200.

   Điều kiện tuyển chọn: Hết lớp 12, tuổi cao nhất: 25.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
   Via di Bravetta 62800164 Roma - Italy.
   Tel: 06 66158400.
   Fax: 06 66157365.
   Email: cltrndm@tin.it

  Nhà chính ở VN:
   151 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Thủ Đức, TP. HCM.
   Đt: 08 8960288 - 8973835.
   Fax: 84 08 8972655.
   Email: celestinerndm@pmail.vnn.vn

   Bề trên Tổng quyền:
   Nt. Maureen Mc Bride, sinh năm 1953.
   Bề trên Giám tỉnh VN: Nt. M. Célestine Đinh Thị Nga, sinh 1950, khấn dòng 1970.

   Lược sử: Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể được khởi sự như một Tu hội do cha Micae Hoàng Đức Tụng thành lập tại Long Phước Thôn, Biên Hoà. Năm 1970, được Đức cha Giuse Lê Văn Ấn cho phép thử nghiệm với tinh thần Thánh Thể và hoạt động đạo đức nâng cao các gia đình trên danh hiệu Tu hội Đức Mẹ Thánh Thể.
   Sau biến cố 1975, Tu hội đã vươn dậy và đã hợp nhất với dòng quốc tế Servantes Du Très Saint Sacrement do Thánh P.J. Eymard và Mẹ Marguerite Guilot sáng lập, có lớp vĩnh khấn đầu tiên năm 1992.

   Năm 1998, mở tu nghị đầu tiên và chính thức trở thành Miền dòng Đức Mẹ Thánh Thể của dòng Nữ Tỳ Thánh Thể.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Thánh Thể, 13-5.

   Mục đích: Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể có mục đích sống và cổ vũ niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh trên thế giới và trong cuộc đời mà Thánh Thể vừa là thực tại vừa là dấu hiệu. Từ đó, Miền dòng Đức Mẹ Thánh Thể sống 3 chiều kích của Thánh Thể:
- Hiến tế lên Thiên Chúa bằng phụng vụ và chiêm niệm, cụ thể là việc tôn thờ Thánh Thể liên tiếp trong cộng đoàn.
- Hiệp thông với Giáo Hội và thế giới, cụ thể bằng việc truyền bá lòng  sùng mộ Thánh Thể là dây liên kết hiệp thông trong thế giới và bằng việc cộng tác với mọi giới để phục vụ anh em.
- Chia sẻ đặc biệt với những người bé nhỏ, yếu đuối và cùng khổ, qua những công việc và tổ chức giáo dục xã hội nơi những người nghèo.

   Hoạt động chính: Dựa trên 3 chiều kích của Thánh Thể, Miền dòng có những hoạt động chính sau:
- Mục vụ: giúp các lớp giáo lý, dọn bàn thờ và những công việc trong các giáo xứ nơi chị em sống.
- Giáo dục: mở các lớp mẫu giáo và nhà trẻ giúp các em có kiến thức đầu đời theo chương trình của Bộ Giáo dục và liên hệ tốt với gia đình để cùng giáo dục các em thành những người tốt và hữu ích sau này.
- Xã hội: mở các lớp khuyết tật: câm điếc, bại liệt, bại não, chậm phát triển, để chia sẻ những nỗi bất hạnh và giúp các em hoà nhập với cuộc đời, giúp cha mẹ các em có điều kiện làm ăn sinh sống.

   Nhân sự:
   Ở Việt Nam: có 9 cộng đoàn: Bình Đa, Bình Hải, Hiền Hoà, Tân Bình, Xóm Mới, Buôn Ma Thuột, Chu Hải, Kim Thượng, Tân Cang. Số chị em: khấn 54, tập sinh 10, đệ tử 28, dự tu 18. Số tu sĩ trên toàn thế giới: 305 nữ tu đã khấn.

   Điều kiện tuyển chọn: Ngoài những điều kiện theo Giáo luật, còn có những điều kiện sau: tốt nghiệp phổ thông trung học, tuổi từ 18 đến 25.

   Địa chỉ:
* Nhà Mẹ:
 
Ancelle del Santissimo Sacramento
Via Aurelia 145 c 00165 Roma.
Đt: (39) 06 6381877.

* Miền dòng Việt Nam:
38 tổ 12, Kp. 2,  P. Bình Đa,
TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Đt: 061 838390.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Lê Thị Diễm Lệ.
   23/470B Lê Đức Thọ, P.16, Q. Gò Vấp, TP.HCM
   Đt: 08 8947961
   Phụ trách: Nt. Rôsa Nguyễn Thị Mến

   Lược sử: Dòng được thành lập tại Ciempozuelos, Madrid, Tây Ban Nha do Thánh Benoit Menni, một linh mục dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, với sự cộng tác của 2 chị Maria Josefa Recio và Maria Angustias Giménez, được Toà Thánh công nhận ngày 31-5-1881.
   Thành hình tại Việt Nam ngày 3-12-1987. Với công ơn lớn lao của Đức cha Đa Minh Nguyễn Văn Lãng và Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, cùng với sự nâng đỡ của cha Savio Trần Ngọc Tuyên, O.H.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, (thứ Sáu sau lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô). Lễ Cha Thánh Tổ Phụ Benitô Menni 24-4.

   Tôn chỉ và mục đích: Vinh danh Thiên Chúa và phục vụ bệnh nhân tâm thần, khuyết tật, đặc biệt những người nghèo.

   Hoạt động chính: phục vụ bệnh nhân tâm thần, khuyết tật.

   Nhân sự: Gồm 3 cộng đoàn trong giáo phận Xuân Lộc (Hố Nai và Chu Hải) và TP. HCM với số chị em: khấn trọn 14, khấn tạm 16, tập sinh 7, đệ tử 17.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Tuổi: từ 16 đến 24.
- Học lực: từ 18 tuổi trở lên (hết lớp 12); dưới 18 tuổi (lớp 9).

   Địa chỉ:
296 K. 3, tổ 9, Chu Hải, Hội Bài,
Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đt: 064 827740.

   Bề trên đương nhiệm:

   Nt. Anna Maria Dương Thị Xuân Thanh, sinh 13-10-1948.
   618/16Bis XVNT, P.25, Bình Thạnh, Tp.HCM
   Đt: 08 8997820
   Phụ trách: Nt. Maria Phạm Thị Tâm .

    Lược sử: Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ do nữ tu Marie de la Passion sáng lập năm 1877, tại Ấn Độ, là một hội dòng quốc tế thuộc quyền Toà Thánh, hiến thân cho việc truyền giáo khắp nơi trên hoàn cầu bằng đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ, là thành viên dòng Ba Phanxicô Tại Viện nhưng vẫn giữ Hiến chương riêng.

   Bổn mạng: Đức Maria Vô Nhiễm, 8-12.

   Đoàn sủng: Hiến dâng đời sống làm hy lễ cho Giáo Hội và thế giới, thờ phượng Thánh Thể, sứ vụ thừa sai lo cho Nước Chúa trị đến, như Mẹ Maria trong tiếng Ecce - Fiat, với tinh thần Thánh Phanxicô hèn mọn, đơn sơ và vui tươi.

   Hoạt động:
- Sống công bằng như những người kiến tạo hoà bình: cụ thể giúp những người sống bên lề xã hội, trẻ em khuyết tật, trẻ đường phố, phụ nữ, phòng khám miễn phí đông - tây y, trại phong, cô nhi viện.
- Tham gia vào việc gặp gỡ Phúc Âm với các nền văn hoá: cụ thể dạy trẻ, hội nhập văn hoá trong việc được sai đi truyền giáo.
- Hợp tác nhằm xây dựng sự hiệp thông vì Nước Trời: cụ thể cộng tác trong ngành truyền thông và hợp tác với tôn giáo bạn trong công tác xã hội.

   Nhân sự:
Số cộng đoàn ở Việt Nam: 14 cộng đoàn trong 6 giáo phận và 1 mái ấm cho trẻ khiếm thị (chị em cùng ở với các em).
Số tu sĩ ở Việt Nam: khấn trọn 116, khấn tạm 35, tập sinh 14, tiền tập sinh 7, tìm hiểu 60.
Số tu sĩ trên toàn thế giới: 8.028 chị em, 53 tỉnh dòng, 73 quốc tịch, 76 quốc gia.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Tốt nghiệp lớp 12 phổ thông,
- Tuổi tối đa là 24, nhưng phải có một nghề hoặc đang theo học đại học,
- Có sức khoẻ tốt và khả năng thích nghi, sẵn sàng sống tính quốc tế,
- Thư giới thiệu của cha sở,
- Liên hệ, tiếp xúc với cộng đoàn FMM gần nhất.

    Địa chỉ nhà Tỉnh dòng:
269 Nguyễn Văn Đậu, Q. Bình Thạnh, 
TP. HCM. Đt: 08 8940446.
Fax: 84 08 5150441.
Email: fmm@fmail.vnn.vn

    Bề trên đương nhiệm
- Bề trên Tổng quyền: Christiane Megarbane, người Syria.
- Bề trên Giám tỉnh: Nt. Anne Marie Nguyễn Thị Huyền.

   Lược sử: Dòng Thánh Phaolô thành Chartres được thành lập năm 1696 do cha Louis Chauvet, cha sở Levesville la Chenard, một họ đạo nhỏ vùng Beauce nước Pháp, cách Chartres 40km, với sự cộng tác của cô Marie Anne de Tilly để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân làng.

    Trước hết, cha mở trường để mọi trẻ em trong họ đạo được đi học. Cộng đoàn tiên khởi gồm cô Marie Michaux và cô Barbe Foucault.  Các cô tập họp các trẻ em để chúng học giáo lý, học chữ và đan sợi.

    Năm 1708, Đức cha Paul Godet des Marais công nhận dòng và chuyển về Chartres, lấy thánh hiệu của ngài để đặt tên cho dòng mới. Dòng phát triển mạnh nhanh chóng trong giáo phận Chartres.

   Năm 1727, dòng được mời gọi đi truyền giáo ở Cayenne. Qua cuộc ra đi đầu tiên đến Nam Mỹ này, dòng nhận thêm ơn gọi thừa sai, cho đến bây giờ dòng vẫn trung thành hiện diện tại đó…

   Năm 1848, dòng đến Hong Kong. Năm 1860, theo yêu cầu của Đức cha D. Lefèbvre, hai nữ tu dòng Thánh Phaolô đặt chân lên đất Việt Nam với nhiệm vụ săn sóc trẻ em mồ côi tại Viện Thánh Nhi ở Sài Gòn.

   Năm 1861, Mẹ Benjamin được bổ nhiệm làm bề trên chính miền Viễn Đông. Ngay trong năm 1861, dòng đến phục vụ tại bệnh viện Biên Hoà và Mỹ Tho. Năm 1862, dòng tới Bà Rịa.

   Năm 1866, Mẹ Benjamin mở Tập viện tại Sài Gòn để huấn luyện các nữ tu Á Đông. Dòng đến miền Bắc năm 1883 và miền Trung năm 1889.

   Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 900 nữ tu phục vụ trong 3 tỉnh dòng: Sài Gòn, Đà Nẵng và Mỹ Tho, chuyên lo loan báo Tin Mừng của Chúa qua việc giáo dục, chăm sóc bệnh nhân và những công việc xã hội, vì hạnh phúc tha nhân, luôn nhớ lời Chúa Giêsu: “Những gì các con đã làm cho một trong những anh em hèn mọn nhất của Thầy, là các con làm cho chính Thầy” (Mt 25,40).

   Bổn mạng: lễ Thánh Phaolô trở lại (25-1) và lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô (29-6) hằng năm.

   Mục đích: Nữ tu tông đồ với sứ mạng bác ái, sống trong tinh thần đơn sơ, khiêm tốn, dũng cảm và được nuôi dưỡng bằng linh đạo quy về Chúa Kitô và Mầu nhiệm Vượt Qua.

   Hoạt động:
- Giáo dục trẻ em.
- Chăm sóc bệnh nhân.
- Giúp đỡ những người bất hạnh, đặc biệt những người bị lãng quên hơn hết với tấm lòng ưu ái.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Thiếu nữ từ 18 đến 22 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông cấp III. Nếu lớn hơn, phải học xong đại học,
- Có ý hướng ngay lành và trưởng thành tâm linh,
- Thuộc gia đình Công giáo tốt,
- Có trí phán đoán lành mạnh,
- Có đủ sức khoẻ.

   Nhân sự: Hiện nay, dòng Thánh Phaolô có hơn 4.000 nữ tu phục vụ tại 29 quốc gia trên năm châu.
Ở Việt Nam có 3 tỉnh dòng: Sài Gòn 37 cộng đoàn với 400 tu sĩ. Đà Nẵng gồm 48 cộng đoàn với 443 tu sĩ và Mỹ Tho gồm 28 cộng đoàn với 138 tu sĩ.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Via Della Vignaccia 193
00163 Roma, Italy.
Tel: 0039 (06) 66 418936
Fax: 0039 (06) 66 414013
Email: spc.rome@tiscainet.it
* Tỉnh dòng Sài Gòn
Địa chỉ: 4 Tôn Đức Thắng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP.HCM.
Đt: 08 8223387.
Email: spc-saigon@hcm.vnn.vn
Bề trên Giám tỉnh: Nt. Maria Ngô Thị Mai Anh, sinh 20-10-1950, khấn dòng 29-6-1973.

* Tỉnh dòng Đà Nẵng
Địa chỉ: 47 Yên Bái, TP. Đà Nẵng.
Đt: 0511 824735.
Fax: (0511) 893 058
Email: phaolodn@dng.vnn.vn
Bề trên Giám tỉnh: Nt. Madeleine Cái Thị Hồng Á, sinh 17-5-1943, khấn dòng 28-8-1966.

* Tỉnh dòng Mỹ Tho
Địa chỉ: 14 Hùng Vương, P. 7,
TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Đt:  073 873589.
Email: phaolomytho@hcm.vnn.vn
Bề trên Giám tỉnh: Nt. Jacqueline Nguyễn Thị Ánh, sinh 1-3-1926, khấn dòng 2-2-1949.

    Lược sử: Hội dòng Thánh Phaolô do cha Joseph Schorderet thành lập ngày 8-12-1873, tại Fribourg (Thuỵ Sĩ). Với lòng nhiệt thành yêu mến Giáo Hội và hăng say phục vụ xã hội, cha đã muốn sử dụng phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất của thời đại ngài là “sách báo, in ấn được nâng cấp thành một hoạt động tông đồ để loan báo Tin Mừng và nâng cao trình độ văn hoá của quần chúng…”.

   Ngày 1-10-1871, cha thành lập tờ nhật báo La Liberté. Các nữ tu Hội dòng Thánh Phaolô đã sống theo ý hướng đấng sáng lập là “cung cấp lương thực nuôi dưỡng trí tuệ con người” bằng sách báo, các ấn bản tốt, được phổ biến như những phương tiện hữu hiệu để giúp phát triển con người toàn diện và đạt tới tình yêu viên mãn của Đức Kitô.

   Ngày nay, Hội dòng đã vượt qua biên giới Thuỵ Sĩ và đang hoạt động tại các nước: Pháp, Cameroun, Burundi, Sénégal, Madagascar, Việt Nam. Các nữ tu toàn dòng thuộc 15 quốc tịch, ở các nước Âu Châu, Á Châu, Phi Châu và Trung Mỹ.

   Hội dòng Thánh Phaolô được chính thức thành lập tại Việt Nam ngày 30-1-l974 và được gọi là dòng Thánh Phaolô Thiện Bản, vì hoạt động chuyên biệt về ngành văn hoá, sách báo tốt.

   Từ khởi thuỷ, các nữ tu dòng Thánh Phaolô Thiện Bản giữ y phục đời, giản dị đơn sơ, tuỳ theo địa phương và công việc. Tại Việt Nam, tu phục của các nữ tu là chiếc áo dài cổ truyền vốn là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở Lại, 25-1.

  Châm ngôn:   
- Ơn gọi đời sống dâng hiến
M.V.X. = Mihi vivere Christus est
“Đối với tôi, sống là Đức Kitô“ (Pl 1,21).
- Hoạt động  tông đồ, truyền giáo 
O.I.X. = Omnia instaurare in Christo  
“Quy tụ tất cả trong Đức Kitô” (Ep 1,10).

   Hoạt động: Hoạt động tông đồ bằng sách báo, các ấn phẩm tốt về mặt tinh thần, nhà in, nhà xuất bản, nhà sách, thư viện, phòng đọc sách, phòng truyền thông, trung tâm nghiên cứu và tài liệu… Hiện nay, các nữ tu đang phục vụ tại Thư viện Đại Chủng viện Thánh Giuse và Thư viện Toà Tổng giám mục TP. Hồ Chí Minh, tại Nhà sách Đức Bà Hoà Bình thuộc giáo xứ Vương cung Thánh đường TP. Hồ Chí Minh, mở phòng đọc sách miễn phí cho thiếu nhi tại các giáo xứ (Bình An Thượng, Bình An, Phát Diệm) và hỗ trợ cho 10 phòng đọc sách tại các  vùng sâu, vùng xa thuộc giáo phận Cần Thơ, Vĩnh Long và Lạng Sơn.

   Nhân sự: Ở Việt Nam  gồm  2 cộng đoàn với số tu sĩ khấn trọn 4, khấn tạm 13, tập sinh 3, tiền tập 2, dự tu 3. Số tu sĩ trên toàn thế giới: 130

   Điều kiện tuyển chọn:
- Tốt nghiệp phổ thông trung học,
- Sức khoẻ tốt, không bệnh truyền nhiễm, không dị tật,
- Đạo đức, có chí hướng đi tu,
- Gia đình đạo đức.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Oeuvre de Saint-Paul
44 Avenue de Pérolles.
CH 1705  Fribourg (Suisse).
Đt:  0041 26 426 49 50.
Fax: 0041 26 426 49 00.
Email: oeuvre@st-paul.ch
Địa chỉ ở Việt Nam:
21/1 Lý Chính Thắng, P.8, Q. 3,
TP. HCM. Đt: 08 8483317
Email: osp-hcm@hcm.vnn.vn
Bề trên: Nt. Maria Elisabeth Bùi Thị Ngát

   Lược sử: Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu được thành lập ngày 8-9-1939 tại Touggourt, sa mạc Sahara (Algérie) do chị Magdeleine Tiểu Muội Chúa Giêsu, dựa theo tinh thần Tiểu Đệ Charles Chúa Giêsu (Charles de Foucauld).

   Bổn mạng: Lễ Chúa Giáng Sinh, 25-12.

   Châm ngôn: Giêsu Tình Yêu.

   Đặc sủng: Chiêm niệm giữa đời  theo tinh thần con trẻ của Tin Mừng.

   Hoạt động: Sống đời thường như  Chúa Giêsu ở Nazareth.

   Nhân sự: gồm 6 cộng đoàn tại Việt Nam với số Tiểu Muội khấn trọn 30, khấn tạm 13, tập sinh 3, thỉnh sinh 4. Số Tiểu Muội trên toàn thế giới: 1.324.

   Điều kiện gia nhập:
-  Sức khoẻ thể lý và tinh thần
-  Khả năng sống cộng đoàn
-  Học hết phổ thông

   Địa chỉ nhà chính:
Via di Acque Salvie 2 Tre Fontane
00142 Roma, Italy.
Địa chỉ nhà miền Việt Nam:
25/4 Phan Văn Hân, P. 19,  Q. Bình
Thạnh, TP. HCM. Đt: 08 8994425.
Bề trên miền Việt Nam: Chị Matta Emmanuelle Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

   Lược sử: Nữ đan viện Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước được thiết lập tại Bàu Sen, Phước Lý, năm 1972, do quyết định của Tổng hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, với sự chấp thuận của Đức giám mục giáo phận Xuân Lộc, dưới sự bảo trợ của đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý.

   Năm 1991, đan viện được di chuyển về giáo xứ Ngọc Đồng, Hố Nai. Năm 1998, được Toà Thánh cho chính thức gia nhập vào Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Vô Nhiễm, 8-12.

   Mục đích: Chuyên về đời sống chiêm niệm, góp phần cứu rỗi các linh hồn bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh theo gương Thánh Gia Nazareth.

   Châm ngôn: Cầu nguyện và lao động (Ora et labora).

   Hoạt động: Các nữ tu làm việc tông đồ qua tiếp khách tĩnh tâm và kiếm sống bằng các ngành nghề: làm chén lễ, icone, sơn mài, bánh lễ, chăn nuôi và canh tác hoa màu.

   Nhân sự: Tại Việt Nam có 3 cộng đoàn với 33 đan sĩ khấn trọn, 13 khấn tạm, 12 tập sinh, 12 dự tu.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Thật lòng tìm Chúa.
- Có sức khoẻ tinh thần và thể lý lành mạnh.
- Đủ 18 tuổi và tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Có đủ giấy tờ theo Giáo luật và dân sự.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
105/10, Kp 9, P. Tân Hoà,
TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
Đt: 061 984644.
Email: xitotmvp@hcm.vnn.vn
   Trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh: 
46/10/68 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Bình Thạnh, Tp.HCM
Đt: 08 8996812
   Bề trên đương nhiệm: Chị Maria Gioan TC Phạm Ghy Tạc.

   Lược sử: Thời kỳ sơ khai: Chị em Đa Minh Việt Nam được nảy sinh từ cánh đồng truyền giáo thấm máu đào của các anh hùng tử đạo, trong đó có các phần tử gia đình Đa Minh. Từ hậu bán thế kỷ XVII, các thừa sai Đa Minh sang Việt Nam truyền giáo tại Đàng Ngoài (1676), đã quy tụ chị em và thành lập các cộng đoàn chị em Đa Minh trong địa phận Đông Đàng Ngoài, sau trở thành khu vực địa phận dòng (nay là các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bùi Chu, Thái Bình).
Nhà Mụ Đa Minh đầu tiên được thiết lập tại Trung Linh năm 1715, do cha chính dòng Bustamante Hy O.P. Chị em mặc y phục đơn giản như các phụ nữ đương thời nhưng có đội khăn lúp, sống thành cộng đoàn, giữ ba lời khuyên Phúc Âm, theo luật chung gọi là Lề luật Nhà Mụ. Mỗi nhà là một cộng đoàn biệt lập dưới quyền điều khiển của bà Mụ (từ “Bà Mụ” ở Việt Nam vào thế kỷ XVII - XVIII để chỉ những phụ nữ học thức và thuộc dòng tôn thất nơi cung đình). Bà Mụ thường phải là người đứng tuổi, nhân đức, kinh nghiệm, do cha chính dòng cắt cử hoặc chị em ái mộ và được cha chính chấp thuận. Năm 1860, đã có bản Lề Luật bằng chữ Nôm, dựa theo Luật dòng nữ Đa Minh Tây Ban Nha và sửa đổi cho thích nghi với hoàn cảnh Giáo Hội và xã hội địa phương. Mãi đến thập niên 1920, mới có tên Nhà Phước thay cho Nhà Mụ.

    Từ thuở sơ khai, chị em Đa Minh vốn tự lực cánh sinh bằng công sức lao động của chính mình. Các chị thường làm nghề dệt, may, xay lúa, giã gạo, bào chế thuốc đông y gia truyền. Nếp sống thanh bần, đạm bạc nhưng các chị rất tích cực cộng tác với các linh mục trong việc tông đồ mục vụ. Các chị nhận dạy kinh bổn cho các nữ dự tòng, chia thành từng đôi đi bán thuốc dạo trong các làng lương dân, hầu có dịp tiếp xúc và loan báo Tin Mừng, rửa tội trẻ em nguy tử, hoặc chuộc lấy đem về nuôi tại nhà thiên thần. Nhà Thiên Thần gọi là Cô nhi viện, thường nuôi trẻ mồ côi bị bỏ rơi từ sơ sinh đến 12 tuổi. (Năm 1916, địa phận Trung [Bùi Chu] có 15 nhà, nuôi 3.353 em) hoặc nhà thương (nhà thương chỉ chung các viện bác ái: bệnh viện, dưỡng lão viện, trại phong. Năm 1916, địa phận Trung có 17 nhà).

    Trong thời cấm đạo, các chị là những người thông tin, liên lạc thư từ, lo liệu cơm nước thuốc men, và có khi đem Mình Thánh Chúa cho các đấng chịu giam cầm vì đức tin.

   Sau thời bách hại, chị em được phái đến các làng mạc trong giáo phận, giúp các phụ nữ bị ép bỏ đạo cưới chồng ngoại giáo (khoảng 400 người trở lại vào dịp này). Trong thời bình yên, chị em dạy học mẫu giáo (riêng tại Bùi Chu có 2 trường dành cho nữ sinh) và tham gia công tác xã hội (phục vụ nhà thiên thần và nhà thương).

   Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ bách hại, chị em Đa Minh đã lập nhiều công lớn đối với Giáo hội Việt Nam, khiến các Công đồng Kẻ Sặt (1900), Kẻ Sở (1912), và Đông Dương (Hà Nội, 1934) đều có lời khen ngợi. Chính Công đồng Kẻ Sở và Công đồng Miền Đông Dương, điều 104-106, đã khuyến khích các đấng bản quyền liên hệ, sớm lo liệu cho chị em các nhà phước trở thành dòng có lời khấn theo Giáo luật (Bộ Giáo luật năm 1917) và Quy tắc các dòng địa phận của Thánh Bộ Truyền giáo. Số chị em ngày càng phát triển và có mặt khắp các địa phận dòng, riêng Bùi Chu, thời Đức cha Munagorri Trung, O.P. (1907-1936) có 17 nhà. Năm 1916, địa phận Trung có 475 chị nhà phước Đa Minh; năm 1933, có 780 chị (x. Lm. Bùi Đức Sinh, O.P., Dòng Đa Minh Trên Đất Việt, quyển II, Sài Gòn 1995, tr. 219-225).

    Thời kỳ lập dòng: Theo ý Toà Thánh và nguyện vọng của các Công đồng Miền tại Việt Nam, Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn, giám mục giáo phận Bùi Chu (1935-1948), đã lấy một phần nhân sự và tài sản của các nhà phước Mến Thánh Giá và Đa Minh để ký sắc lệnh lập dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu ngày 8-9-1946 và chọn nhà phước Đa Minh Trung Linh làm Nhà Mẹ cho dòng mới. Địa phận Bùi Chu lúc ấy có 14 Nhà Phước Đa Minh và 2 Nhà Phước Mến Thánh Giá là Kiên Lao và Liên Thượng. Trong số các Nhà Phước Đa Minh thì  7 nhà: Trung Linh, Kiên Lao, Ninh Cường, Liên Nội, Liên Ngoại, Liên Thượng, Hạ Linh và một số chị em thuộc 7 nhà còn lại đã gia nhập dòng mới.

   Ngày 4-8-1950, sau khi được tấn phong giám mục và cai quản địa phận Bùi Chu, kế vị Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, công việc đầu tiên của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thực hiện cho giáo phận là cải tổ 7 nhà phước Đa Minh còn lại (Bùi Chu, Phú Nhai, Trung Lao, Quần Cống, Sa Châu, Trung Lễ và Liễu Đề) thành dòng nữ Đa Minh theo Giáo luật và chọn nhà phước Bùi Chu (bên cạnh Toà giám mục Bùi Chu) làm Nhà Mẹ.

   Đức cha đã nhờ cha Alonso Bá, O.P., là giáo sư thần học và giáo luật ở Giáo hoàng Chủng viện Thánh Albertô Nam Định, soạn thảo Nội quy cho chị em. Bản Nội quy - gồm Tu luật Thánh Augustin và Hiến pháp soạn theo Hiến pháp dòng Anh Em Thuyết Giáo - đã đệ đạt lên Toà Thánh ngày 19-11-1950 và được Hồng y Petrus Fumasoni Biondi, Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, châu phê ngày 21-3-1951, qua công văn  Prot. số 1.243/51.

   Ngày 30-4-1951, Đức cha Phêrô Maria tuyên bố sắc chỉ lập dòng tại Bùi Chu, với danh xưng là Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, thánh hiệu Catarina Siena, thuộc quyền giám mục giáo phận.

  Bổn mạng chính: Thánh Catarina Siena, 29-4.

   Châm ngôn và đặc sủng: Theo tinh thần Thánh Tổ phụ Đa Minh: “Nói với Chúa để rồi đi nói về Chúa”, tức là “chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”.

   Mục đích: Làm vinh danh Chúa và thánh hoá bản thân bằng cách khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, theo Hiến pháp Chị Em Đa Minh Việt Nam, Chỉ nam dòng và tinh thần Tu luật Thánh Augustin. Mục đích riêng: truyền giáo và giáo dục.

   Hoạt động:
- Truyền giáo cho lương dân,
- Giáo dục đức tin và văn hoá cho thanh thiếu niên,
- Tham gia các hoạt động thăng tiến con người, đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ, các bệnh nhân và những người bị áp bức,
- Chị em còn làm việc tông đồ bằng cầu nguyện, hy sinh và chứng tá đời sống.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Dưới 25 tuổi,
- Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh di truyền hay khuyết tật,
- Trí phán đoán lành mạnh, khả năng tiếp thu tương xứng với trình độ văn hoá hay lứa tuổi,
- Khả năng sống cộng đoàn và tinh thần trách nhiệm.

   Lược sử: Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam thành lập tại Bùi Chu năm 1951, quen gọi là dòng Đa Minh Bùi Chu, vừa được 3 lớp khấn với tổng số 55 nữ tu thì xảy ra biến cố lịch sử năm 1954, lúc này còn 49 chị. (Theo Lịch Sử Dòng, tập I: trước khi di cư chỉ còn 49 chị vì 2 chị đã chết, 4 chị xuất). Phần đông chị em đã di cư vào Miền Nam và định cư tại Tam Hiệp, Biên Hoà, nay thuộc giáo phận Xuân Lộc. Những chị em ở lại (12 chị khấn) đã gặp nhiều khó khăn về mọi mặt để có thể tồn tại và phát triển. Mãi đến ngày 30-4-1959, dòng mới có lớp khấn tiếp theo.

   Từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay, dòng đã có nhiều thuận lợi. Dòng phát triển mạnh về nhân sự, tinh thần và vật chất: số người tu ngày một gia tăng, cơ sở được trùng tu tái thiết, chị em được học hành thăng tiến.

   Bổn mạng: Thánh nữ Catarina Siena, 29-4.

   Mục đích: Làm vinh danh Chúa và thánh hoá bản thân, bằng cách giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục theo tinh thần tu luật Thánh Augustinô, Hiến pháp, Chỉ Nam Dòng chị em Đa Minh Việt Nam và truyền thống tốt đẹp do tiền nhân để lại.

   Linh đạo: Sống theo tinh thần Thánh phụ Đa Minh: chiêm niệm và hiến thân lo việc cứu rỗi các linh hồn bằng việc phục vụ chân lý đức tin, nhất là người nghèo.

   Số cộng đoàn: Hiện nay, ngoài tu viện Trung ương Bùi Chu, dòng còn 3 tu viện lớn: Phú Nhai, Quần Cống, Trung Lao và 37 tu sở phục vụ các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu.

   Nhân sự: Khấn trọn 140, khấn  tạm 60, tập sinh 12, thỉnh sinh 60 và đệ tử 120.

   Địa chỉ Nhà Mẹ: 
xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định. Đt: 0350 886138
Email: hddmbuichu@yahoo.co.uk.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Lidwina Đinh Thị Sáng, sinh 1942, khấn 1960.

   Lược sử: Dòng Nữ Đa Minh Việt Nam (Bùi Chu), thánh hiệu Catarina Siena, được Đức giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi ban sắc lập dòng vào ngày 30-4-1951 tại Bùi Chu, Bắc Việt.

   Ngày 30-6-1945, do biến cố chung của đất nước, Mẹ Bề trên tiên khởi Maria Emilia Nguyễn Thị Sê cùng  hai chị Tổng cố vấn, chị Tổng quản lý, chị Giám tập, và một số chị em giã từ cái nôi khai sinh Chị Em Đa Minh Việt Nam, cùng đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

   Ngày 27-10-1955, chị em đến định cư ở vùng đất Tam Hiệp, Biên Hoà (tu viện Trung ương hiện nay) để tiếp tục đời tu Đa Minh, sống và loan báo Tin Mừng cho mọi người trên quê hương mới.

   Năm 1962, trong tình hình chung của Giáo hội và xã hội Việt Nam, Thánh Bộ Truyền giáo đã ra Thông tư quyết định địa phương hoá các dòng tu.

   Tuy nhiên, đến năm 1995, dòng nữ   Đa Minh Việt Nam (bộ phận di cư vào Nam) mới chính thức biệt lập về mặt pháp lý, với danh xưng: Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp.

   Cơ sở: hiện có 21 cộng đoàn phục vụ trong 6 giáo phận: Xuân Lộc, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Long Xuyên, Ban Mê Thuột  và Cần Thơ.

   Nhân sự: tính đến tháng 4-2003, Hội dòng có 235 nữ tu: khấn trọn 161, khấn tạm 74, tập sinh 12, tiền tập 14, thỉnh sinh 125.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
134/4 Khu phố 5, P. Tam Hiệp,
TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Đt: 061 813995
Email: daminh-th@hcm.vnn.vn
Bề trên: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Mừng, sinh 1949, khấn 1974.

    Trụ sở tại Tp.HCM
377/22 Lê Quang Định, P.5, Bình Thạnh, Tp.HCM
Đt: 08 8941296
Phụ trách: Nt. Maria Phạm Thị Hội

    Lược sử: Thể theo ý các Đấng Bản quyền các giáo phận Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Lạng Sơn, Toà Thánh chấp thuận cho thành lập một hội dòng nữ Đa Minh chung.

   Ngày 30-10-1955, chị em thuộc các giáo phận trên đã tập trung về Trung tâm Huấn luyện Nữ tu Đa Minh tại cây số 9, Hố Nai, Biên Hoà, dưới sự điều hành của cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền, O.P.

  Ngày 21-1-1958, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục giáo phận Sài Gòn, đã ký sắc lệnh thành lập một hội dòng mới tại giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai, và - theo ý Toà Thánh - vẫn mang danh là Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, thánh hiệu Catarina Sienna, và cùng giữ bản Hiến pháp Toà Thánh đã châu phê ngày 21-3-1951.

   Cơ sở: Gồm 14 cộng đoàn tại 3 giáo phận: Xuân Lộc 9, TP. HCM 4 và 1 thí điểm truyền giáo tại Long Xuyên.

   Nhân sự:  Tại Việt Nam có 188 tu sĩ (khấn trọn 141, khấn tạm 47), 18 tập sinh, 16 tiền tập, 63 thỉnh sinh. Tại Hoa Kỳ có 91 tu sĩ (khấn trọn 62, khấn tạm 29), 5 tập sinh, 13 tiền tập, 9 thỉnh sinh.

   Trụ sở chính:
155/5 khu phố 9, P. Tân Biên,
TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Đt: 061 881263
Email: dndmttcl@hcm.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Trần Thị Sâm, sinh 1947, khấn 1964.

   Lược sử: Năm 1954, các chị em nhà phước Đa Minh gốc Thái Bình, Bắc Ninh và Hải Phòng di cư vào Nam. Năm 1973, các nhà phước này được sáp nhập và cải tổ trở thành Hội dòng nữ Đa Minh thánh hiệu Rosa Lima, do Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lệnh thành lập ngày 1-1-1973.

   Trụ sở trung ương dòng đặt tại Xuân Hiệp, Thủ Đức, thuộc tổng giáo phận Sài Gòn, nay là tổng giáo phận TP. HCM, được chia thành 3 miền: miền Mân Côi (Thái Bình), miền Vô Nhiễm (Bắc Ninh), miền Mông Triệu (Hải Phòng).

   Bổn mạng: Thánh Rosa Lima, 23-8.

   Cơ sở: Hội dòng có 57 cộng đoàn trên 7 giáo phận: TP. HCM 15, Xuân Lộc 19, Phú Cường 4, Đà Lạt 4, Thái Bình 12, Bắc Ninh 2, Hà Nội 1.

   Nhân sự: khấn trọn 362, khấn tạm 142, tập sinh 19, thỉnh sinh 250.

   Địa chỉ: Trụ sở chính:

37/5B, khu phố 1, phường Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM.
Đt: 7240586. Fax: 84 08 8974748
Email: domrosa@saigonnet.vn

   Miền Mẹ Mân Côi (Thái Bình)
Bổn mạng:
Mẹ Mân Côi (7-10)
Trụ sở: 106/5 Kp 5, P.Tân Biên, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.
Đt: 061 881263.
Email: dmtb@hcm.vnn.vn

   Miền Mẹ Vô Nhiễm (Bắc Ninh)
Bổn mạng: Mẹ Vô nhiễm (8-12)
Trụ sở: 20 Dân Chủ, Kp. 4, p. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 8960284
Email: immaculate@hcm.vnn.vn

   Miền Mẹ Mông Triệu (Hải Phòng)
Bổn mạng:
Mẹ Lên trời (15-8)
Trụ sở: 53 đường 25, Kp. 2, p. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 8971338
Email: assumption@hcm.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Agnès Nguyễn Thị Thịnh, sinh 1950, khấn 1971.

   Lược sử: Sắc lệnh của Thánh Bộ Truyền giáo ban hành ngày 30-12-1913 thành lập giáo phận Lạng Sơn. Đức cha Bertrand Cothonay, O.P. (tỉnh dòng Lyon) phụ trách giáo phận với chức Phủ doãn Tông toà, ngài đã xin một số chị em nhà phước Đa Minh Bùi Chu lên giúp. Năm 1918, nhà phước Đa Minh Lạng Sơn đầu tiên được thành lập tại Cửa Nam, thị trấn Lạng Sơn.

    Năm 1955, do sáng kiến của các linh mục Đa Minh Việt Nam, nhà phước Đa Minh Lạng Sơn được Thánh Bộ Truyền giáo chấp thuận cho trở thành dòng Đa Minh Lạng Sơn.

    Từ năm 1958, cha chính địa phận Lạng Sơn di cư đã sáp nhập tạm thời với dòng Đa Minh Bùi Chu Tam Hiệp trong tinh thần và đường lối huấn luyện.

    Từ năm 1975, dòng Đa Minh Lạng Sơn tách khỏi Đa Minh Tam Hiệp. Ngày 8-12-1978, dòng được Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn là Hội dòng nữ Đa Minh thánh hiệu Đức Mẹ Mân Côi, thuộc tổng giáo phận TP. HCM.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Mân Côi, 7-10.

   Cơ sở: 16 cộng đoàn trên 5 giáo phận: TP. HCM 4, Long Xuyên 5, Đà Lạt 2, Xuân Lộc 1, Lạng Sơn 4 trong các lĩnh vực: truyền giáo, giáo dục, mục vụ giáo xứ và bác ái xã hội.

   Nhân sự: nữ tu khấn 119, tập sinh 10, tiền tập 13, thỉnh sinh 120.

  Địa chỉ Nhà Mẹ:
25/2 Lê Đức Thọ P. 16, Q. Gò Vấp,
TP. HCM.
Đt: 08 8911067
Fax: 84 08 9962895
Email: langson20@hcm.fpt.vn

   Bề trên đương nhiệm: Têrêxa Đỗ Thị Minh, sinh 1941, khấn 1961.

   LHNĐMVN gồm các hội dòng thành viên: Đa Minh Bùi Chu, Đa Minh Tam Hiệp, Đa Minh Thánh Tâm, Đa Minh Rosa Lima (Xuân Hiệp) và Đa Minh Lạng Sơn.
Sau 40 năm, kể từ khi Hội dòng nữ Đa Minh Việt Nam tiên khởi được thành lập tại Bùi Chu ngày 30-4-1951, các đại diện của 4 Hội dòng nữ Đa Minh Tam Hiệp, Thánh Tâm, Rosa Lima (Xuân Hiệp) và Lạng Sơn đã cùng ngồi lại bên nhau trong một phiên họp đặc biệt ngày 2-5-1991 tại tu viện Đa Minh Ba Chuông (Trụ sở Giám tỉnh Đa Minh Việt Nam). Sau phiên họp này, chị em đã quyết tâm
   - thống nhất một kiểu tu phục,
   - cùng nhau soạn thảo một bản Hiến pháp chung.

   Sau khi các Hội dòng nữ Đa Minh Việt Nam đã thống nhất tu phục (8-8-1991) và hoàn tất bản dự thảo Hiến pháp chung (12-1995), Chúa Thánh Thần còn thúc đẩy chị em tiến thêm một bước nữa: thành lập LHNĐMVN. Ngày 10-3-1996 đã được chọn là ngày khai sinh Liên hiệp.

   Chị em cũng bắt đầu thử nghiệm hiến pháp chung và cử hành cùng một nghi thức khấn dòng từ 29-4-1997.

   Hiện tình LHNĐMVN: 5 hội dòng với tổng số 1.226 nữ tu (849 khấn trọn, 377 khấn tạm), hoạt động trong 124 cộng đoàn, thuộc 11 giáo phận. Chị em đang thi hành sứ vụ tại 30 trường mẫu giáo, 25 lớp học tình thương, 8 lớp dạy nghề, 10 trạm xá, 4 nhà dưỡng lão, 2 nhà mồ côi và 23 thí điểm truyền giáo (15 cho người Kinh và 8 điểm cho người dân tộc). Ngoài ra, còn có số các thành viên trong giai đoạn đào tạo sơ khởi: 71 tập sinh, 75 tiền tập sinh và 762 thỉnh sinh.

   Lớp Thần học Liên hiệp dành cho nữ sinh viên Đa Minh và một vài hội dòng khác bắt đầu từ niên khoá 1996-1997 với 95 sinh viên, và số sinh viên mỗi năm đều tăng cho đến hôm nay.

   Mỗi năm, Ban Thường vụ Liên hiệp đều tổ chức các khoá tĩnh tâm, bồi dưỡng cho các chị phụ trách hội dòng, phụ trách cộng đoàn cũng như các chị phụ trách đào tạo.

   Chị em Đa Minh Việt Nam cũng đã có 2 điểm truyền giáo chung ở Giáo phận Cần Thơ (1996) và Giáo phận Long Xuyên (1999).

   Lược sử: Từ tháng 7-1990, một số chị em cùng chung ý hướng, muốn sống đời dâng hiến trong chiêm niệm và dấn thân phục vụ người nghèo, đã tìm hiểu Huynh Đoàn Đức MẹNgười Nghèo. Qua cha Bảo Tịnh Vương Đình Bích, Tổng Phụ trách quốc tế toàn dòng, chị em nói lên niềm mong muốn thành lập nhánh nữ thuộc dòng Đức Mẹ Người Nghèo tại Việt Nam.

   Ngày 14-9-1992 (Lễ Suy Tôn Thánh Giá), cộng đoàn đã chính thức được Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình cho phép hình thành và tiếp tục thử nghiệm đời sống ơn gọi theo luật dòng Đức Mẹ Người Nghèo, dưới sự hướng dẫn của cha Bảo Tịnh Vương Đình Bích là người sáng lập.

   Tôn chỉ: Sống ơn gọi đan tu, thực hành Phúc Âm giữa lòng xã hội, thích nghi với hoàn cảnh mới của thế giới người nghèo, nên thường được thiết lập tại môi trường xã hội bình dân, gần gũi với những con người nghèo khổ, bất hạnh.

    Mục đích: Thực tập ơn gọi chuyên nguyện, qua mọi sinh hoạt đời thường tại nhà và giữa xã hội theo những đòi hỏi của Tin Mừng Chúa Giêsu đối với mọi người, cách riêng với thành phần bất hạnh.

   Phương châm: “Vì Chúa Giêsu và đạo Phúc Âm của Người”.

   Hoạt động: Theo tôn chỉ và mục đích của dòng, chị em quan niệm sống ơn gọi dâng hiến như một nhà Tập suốt đời, mong muốn trở thành những người học trò của Chúa Giêsu và đi theo Người tới cùng. Kết hợp thống nhất hai khía cạnh chuyên nguyện và hoạt động tông đồ, phụng sự Chúa trong nếp sống huynh đệ và trong các hình thức dấn thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh. Chị em đi theo Chúa Giêsu góp phần tạo điều kiện cho người què đi được, người câm nói được, người mù đọc được và người thương tật được lành lặn như chính Chúa Giêsu đã làm và dạy cho các môn đệ của Người: “làm gì cho anh em bé mọn là làm cho chính Thầy”.

   Nhân sự: khấn trọn 2, khấn tạm 1, thỉnh sinh 3, dự tu 3.

   Điều kiện gia nhập:
Từ 18 đến 25 tuổi, tốt nghiệp phổ thông trung học, đủ sức khoẻ cho một nếp sống bình dân lao động, có chí hướng sống ơn gọi đan tu phục vụ người nghèo.

   Địa chỉ:
7/7 Nguyễn Văn Lạc, P. 21,  Q. Bình
Thạnh, TP.HCM. Đt: 08 8400928.

  Phụ trách: Chị Maria Nguyễn Thị Thu Vân, sinh 1956, khấn dòng 31-12-1995.

   Lược sử: Năm 1924, cha Giuse Trần Văn Trang sáng lập tại làng Kim Đôi, cách thành phố Huế 15km, với tên gọi là Dòng Mến Thánh Giá Kim Đôi. Năm 1938, Hội dòng được cải tổ theo Giáo luật với lời khấn đơn, tạm và trọn đời và mang danh xưng là Dòng Mến Thánh Giá Phục Hưng. Năm 1965, vì chiến tranh, phải dời lên Bãi Dâu, Phú Hậu, Huế. Năm 1967, đổi tên dòng Mến Thánh Giá Phục Hưng thành dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Đi Viếng, 31-5.

   Châm ngôn - Mục đích:
- Sống tinh thần nghèo khó, đơn sơ, phó thác.
- Sống tinh thần truyền giáo theo gương Mẹ Thăm Viếng, đặc biệt đến với người nghèo và anh em tôn giáo bạn.

   Hoạt động chính:
- Cộng tác với các linh mục trong hoạt động mục vụ truyền giáo ở các giáo xứ.
- Giáo dục thăng tiến giới trẻ, giới nữ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, luân lý và đức tin.
- Cầu nguyện, thăm viếng, truyền giáo cho anh chị em lương dân; giúp đỡ phát triển đời sống tinh thần và vật chất cho người nghèo.

   Nhân sự: gồm 17 cộng đoàn trên 5 giáo phận (Huế, TP. HCM, Xuân Lộc, Nha Trang, Đà Nẵng) với số chị em: vĩnh khấn 89, kinh viện 41, tập thỉnh sinh 24, đệ tử 124, dự tu 95.

    Điều kiện tuyển chọn: 
- Thư giới thiệu của linh mục hay người có trách nhiệm trong dòng,
- Gia đình đạo đức tốt,
- Có lòng đạo đức, quảng đại dấn thân, yêu mến người nghèo khổ,
- Trí phán đoán lành mạnh,
- Sức khoẻ tốt, không mang bệnh di truyền,
- Tốt nghiệp lớp 12 trở lên (trường hợp đặc biệt xét riêng),
- Tuổi tối đa 22 (trường hợp đặc biệt xét riêng).

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
483A Chi Lăng, Huế. P. Phú Hậu, Huế
Đt: 054 524022.
Email: fmvhue@dng.vnn.vn           

          fmvhue@pmail.vnn.vn

    Bề trên đương nhiệm: M. Pauline Têrêxa Nguyễn Thị Diệu Cảnh, sinh 1940, khấn dòng 1961.

Trụ sở tại Tp.HCM
31 đường số 5, K.P 1, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.
Đt: 08 7269402
Phụ trách: Nt. M. Cécile Lê Thị Bình.

   Lược sử: Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn, giám mục giáo phận Bùi Chu, sáng lập ngày 8-9-1946. Dòng thuộc quyền địa phận. Dòng đang phát triển thì do biến cố năm 1954, một số chị em di cư vào Nam lập trụ sở tại Chí Hoà, Sài Gòn. Tại miền Bắc, từ năm 1954, dòng gặp nhiều khó khăn. Kể từ năm 1980, dòng đang có chiều hướng phát triển.

    Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Mân Côi, 7-10.

   Mục đích:
   “Với Mẹ, vì Mẹ Mân Côi,
   Yêu thương phục vụ ấy đời của con”.
   Châm ngôn đó nói lên linh đạo dòng: Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu qua cách sống các mầu nhiệm Mân Côi.

   Hoạt động: Dòng có trụ sở Nhà Mẹ tại Trung Linh với 5 cộng đoàn: Ninh Cường, Kiên Lao, Liên Thượng, Tứ Trùng, Xuân Đài và 30 địa điểm làm việc tông đồ tại các xứ họ trong giáo phận Bùi Chu.
Nhân sự: Khấn trọn 75, khấn tạm 73, tập sinh 20, tiền tập 14, đệ tử 110.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Trung Linh, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Đt: 0350 886156.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Imelda Vũ Thị Tươi.

    Lược sử: Do Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn, giám mục giáo phận Bùi Chu, sáng lập ngày 8-9-1946, tại Trung Linh, Bùi Chu.
    Năm 1954, thiết lập trụ sở chính tại họ Chí Hoà, giáo phận Sài Gòn, với 91 nữ tu và 13 tập sinh.
    Năm 1962, theo thông tư của Thánh Bộ Truyền giáo, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu tại miền Nam thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn.
    Ngày 20-2-1967, thiết lập cộng đoàn Mân Côi Hoa Kỳ, tại chủng viện St. Charles Borromeo, Tgp. Philadelphia.
    Ngày 4-7-1995, Bộ Tu sĩ (Các Hội dòng Tận hiến và các Tu đoàn Tông đồ) gửi văn thư cho biết Dòng Mân Côi Miền Nam vẫn thuộc tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh như Thánh Bộ Truyền giáo đã quyết định năm 1962. Kể từ  đây, dòng mang tên: Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Chí Hoà.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Mân Côi, 7-10.

   Châm ngôn: Yêu thương - Phục vụ.

   Mục đích: Cộng tác vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội qua các phương tiện: đời sống chứng tá, giáo dục, từ thiện, xã hội, mục vụ, loan báo Tin Mừng.
Số cộng đoàn ở Việt Nam: 24 cộng đoàn phục vụ, 4 viện huấn luyện (Đệ tử viện, Tập viện, Học viện), 1 nhà hưu dưỡng.

    Nhân sự: Số tu sĩ ở VN: khấn trọn 151, khấn tạm 55, tập sinh 22, thỉnh sinh 12, đệ tử 90. Ở hải ngoại: 52.

   Điều kiện gia nhập:
- Tốt nghiệp PTTH hoặc học đại học, tuổi từ 17-24,
- Có sức khoẻ đủ để sống ơn gọi dòng Mân Côi,
- Có khả năng trưởng thành và phán đoán lành mạnh,
- Có thiện chí muốn đáp lại tiếng Chúa mời gọi.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
Tu Viện Mân Côi Chí Hoà
94 Bành Văn Trân, P.7 Q. Tân Bình,
TP. HCM. Đt: 08 8640000.
Fax: 84 08 9700524.
Email: fmsr@hcm.vnn.vn

   Bề trên: Nt. Marie Cécile Vũ Thị Thanh, sinh 1946, khấn dòng 1964.

    Lược sử: Hội dòng Con Đức Mẹ Nam Vang có nguồn gốc từ dòng Mến Thánh Giá tại Siam (Thái Lan), do Đức cha Lambert de la Motte thành lập.
    Năm 1862, Đức cha Bouchut, giám mục tông toà giáo phận Phnom Penh dời dòng Chị Em Mến Thánh Giá về Pinnhéalu, rồi sau lại đưa về Russeykeo, Phnom Penh, Cambodia. Lúc đó các chị sống hình thức như một tu hội, không có lời khấn.
    Năm 1942, Đức cha Gioan Baotixita Chabalier, giám mục tông toà giáo phận Phnom Penh, xin Toà Thánh nâng tu hội lên thành hội dòng giáo phận, với tên mới là dòng Con Đức Mẹ Nam Vang (Les Filles de Marie de Phnom Penh), chị em có lời khấn đơn tạm và trọn đời theo Giáo luật, mang tu phục khác hẳn tu phục Mến Thánh Giá.
    Ngày 8-9-1943, ngày Toà Thánh chấp thuận đơn xin cải tổ, được coi là ngày khai sinh của dòng. Lớp tập đầu tiên theo Giáo luật bắt đầu từ tháng 11-1943.
Năm 1970, vì biến cố chính trị tại Cambodia, tất cả người Việt Nam phải hồi hương. Mọi thành viên trong dòng đều là người Việt, nên chị em đã về nước và được Đức cha Giuse Phạm Văn Thiên, giám mục giáo phận Phú Cường, đón nhận. Từ đây, Hội dòng Con Đức Mẹ Nam Vang là một dòng nữ của giáo phận Phú Cường.

   Bổn mạng: Lễ Mẹ Thiên Chúa, 1-1.

   Châm ngôn: Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu (Ad Jesum per Mariam).

   Mục đích: Vinh danh Thiên Chúa, thánh hoá bản thân, làm việc tông đồ.

   Hoạt động:
- Phục vụ giáo xứ: dạy giáo lý trẻ em, dạy tân tòng,
- Dạy học mầm non, đặc biệt trẻ nghèo,
- Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

   Nhân sự: gồm 20 cộng đoàn, với số chị em: khấn trọn 56, khấn tạm 23, tập sinh 11, dự tu 58.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Nữ sinh Công giáo,
- Tuổi từ 16 đến 23,
- Học lực hết cấp 2, chứng chỉ đầy đủ,
- Trí khôn lành mạnh, sức khoẻ tốt,
- Xuất thân từ gia đình đạo đức,
- Có giấy giới thiệu của linh mục trực thuộc, và có ý kiến của cha mẹ.
- Đương sự đến gặp trực tiếp bề trên dòng tại địa chỉ Nhà Mẹ.

    Địa chỉ Nhà Mẹ:
396 Cách Mạng Tháng 8, Phú
Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Đt: 0650 824915.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Placidie Nguyễn Thị Lượt, sinh 9-8-1948, khấn dòng 21-6-1977.

Trụ sở tại Tp. HCM
20/16 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Tp.HCM
Đt: 08 9319867
Phụ trách: Nt. Maria Augustin Nguyễn Thị Ri.

   Lược sử: Được thành lập ngày 8-9-1920 tại Kim Long, Huế do Đức cha Eugène Marie Joseph Allys Lý (1852-1936) và Đức cha Alexandre Paul Marie Chabanon Giáo (1873-1936).

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.

   Nhân sự: Dòng có 38 cộng đoàn hoạt động tại 7 giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Kontum, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc và TP. Hồ Chí Minh), với số chị em: khấn trọn 151, khấn tạm 60, tập sinh 23, tiền tập 28, đệ tử 200.

   Điều kiện tuyển chọn: Thông thường phải trải qua giai đoạn tìm hiểu và được xác nhận có đủ các điều kiện:
- Sinh bởi cha mẹ có hôn phối hợp pháp,
- Thuộc gia đình đạo đức,
- Sức khoẻ bình thường,
- Hạnh kiểm tốt,
- Trình độ văn hoá: cấp III trở lên,
- Tuổi tối đa: 23 tuổi, từ 24 tuổi trở lên phải có phép đặc biệt của bề trên.
- Có giấy giới thiệu của một linh mục hoặc một người đáng tín nhiệm.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
32 Kim Long - Huế.
Đt: 054 528484
Email: ttkl@dng.vnn.vn
Trụ sở: 22 đường số 3, KP 4, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. HCM. Đt: 08 8963294.

    Bề trên đương nhiệm: Nt. Marie Consolata Bùi Thị Bông, sinh 1943, vĩnh khấn 1969.
    Phụ trách trụ sở: Maria Victorina Trần Thị Lam Hồng.

    Lược sử: Thành lập ngày 15-9-1958 tại Võ Cang, Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam do Đức cha Marcel Piquet (Lợi), MEP, giám mục tiên khởi giáo phận Nha Trang.
    Tước hiệu và bổn mạng: “Khiết Tâm Đức Mẹ” kính vào thứ Bảy, sau lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

   Châm ngôn: Thừa kế tinh thần đấng sáng lập, chị em dòng Khiết Tâm cố gắng thực hiện châm ngôn: “Để trong mọi sự, Thiên Chúa được hết lòng yêu mến” trong mọi lĩnh vực của đời sống thánh hiến.

    Sứ mạng: Chị em Khiết Tâm Đức Mẹ phục vụ Giáo Hội và xã hội, ưu tiên giáo phận Nha Trang, thể hiện qua những hoạt động chính, theo ý hướng đấng sáng lập là:
- Giáo dục văn hoá cho giới trẻ,
- Thực hiện công tác xã hội,
- Giáo dục đức tin cho mọi người, đặc biệt các dự tòng và trẻ em,
- Thi hành những công tác mục vụ.

   Nhân sự: Nữ tu khấn trọn 121, khấn tạm 64, tập sinh và tiền tập 49, chuẩn sinh 20, thanh tuyển sinh 150,  dự tu 50.
Môi trường phục vụ: Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ hiện có 29 cộng đoàn, phục vụ tại các giáo xứ, Toà Giám mục, nhà hưu dưỡng linh mục và Đại Chủng viện Sao Biển, thuộc 4 giáo phận: Nha Trang, Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh và Ban Mê Thuột.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Có ơn gọi sống đời tu dòng,
- Có điều kiện sức khoẻ tốt,
- Tốt nghiệp PTTH,
- Dưới 22 tuổi.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ
Xứ Võ Cang, h. Vĩnh Trung,
TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Đt: 058 890193.
Email: hanhhuong@dng.vnn.vn

   Tổng phụ trách đương nhiệm: Nt. Eulalie Hạnh Hương, sinh 5-10-1945, khấn dòng 6-7-1966.

    Lược sử: Giai đoạn sơ khai: Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu được phát xuất từ ơn gọi phục vụ “Nhà tế bần - Mẹ Thăm Viếng” do cha Đa Minh Trần Đình Thủ sáng lập năm 1950 tại giáo xứ Liên Thuỷ, thuộc giáo phận Bùi Chu, ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với mục đích: thăm viếng, chăm sóc những người già yếu, cô đơn và đặc biệt là giúp những bổn đạo mới.

   Giai đoạn thành lập: 2-2-1961, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh công bố quyết định thành lập Dòng Mẹ Thăm Viếng, nhưng do hoàn cảnh thời cuộc, nên công việc chưa hoàn thành thì ngài qua đời. Công việc ấy được tiếp tục đời Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung nhưng vẫn còn dang dở.

   Giai đoạn phát triển: năm 1990 dưới thời Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất,  với sự cộng tác của Đức ông Gioan Trầøn Văn Hiến Minh, hiến pháp của dòng được chính thức phê chuẩn và đi vào giai đoạn thử nghiệm.

   Năm 2001, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm nhận thấy thời gian thử nghiệm ổn định, ngài đã quyết định chuẩn y hiến pháp Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu, kể từ ngày 1-10-2001.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Thăm Viếng, 31-5.

   Mục đích: Tôn vinh Thiên Chúa, thánh hoá bản thân bằng cách khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, phục vụ tha nhân theo tinh thần Mẹ Maria Thăm Viếng.

   Châm ngôn: “Hãy làm mọi sự vì Đức Ái” (1 Cr 16,14).

   Hoạt động: Giới thiệu Tin Mừng Chúa Kitô qua đời sống thánh hiến và phục vụ tha nhân, đặc biệt thăm viếng, giúp đỡ, nuôi nấng những người già lão, mồ côi, goá bụa.

   Nhân sự: dòng hiện có 4 cộng đoàn tại giáo phận Bùi Chu, 1 cộng đoàn tại giáo phận Sài Gòn, gồm: khấn trọn 17, khấn tạm 14, tập sinh 8, tiền tập 11, đệ tử 30.

   Điều kiện gia nhập:
- Gia đình Công giáo, do cha xứ giới thiệu,
- Đệ tử tìm hiểu từ 15-25 tuổi,
- Tốt nghiệp phổ thông trung học trước khi vào tập viện,
- Sức khoẻ thể lý, tâm lý bình thường, trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng, có khả năng thích nghi đời sống cộng đoàn.

   Địa chỉ:
Liên Hạ, Xuân Ngọc, Xuân Trường,
Nam Định. Đt: 0350 886161.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Phạm Thị Tin, sinh 1948, khấn dòng 1-10-1990.

   Lược sử: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức cha Pierre Lambert de la Motte sáng lập tại châu Á, vào thế kỷ XVII: bắt đầu từ Việt Nam (Đàng Trong năm 1670, Đàng Ngoài năm 1671), đến Thái Lan (1672) rồi lan tỏa sang Cambodia (1772), Nhật Bản (1878), và Lào (1887). Đây là dòng nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân.
Sáng kiến này của vị Sáng lập đã được Công đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận. Theo tinh thần Công đồng này và do hoàn cảnh xã hội và Giáo hội Việt Nam cũng như nhu cầu phục vụ, các giám mục giáo phận đã lần lượt cho thành lập nhiều Hội dòng trên khắp các miền Bắc, Trung, Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều Hội dòng MTG đã bị mai một, nhưng lại nảy sinh nhiều Hội dòng mới. Hiện nay, tại Việt Nam còn 23 Hội dòng trải dài từ Bắc chí Nam, với số nữ tu trên 5.000 và hơn 2.000 tu sinh.

    Tên gọi “Mến Thánh Giá”
    Năm 1633, lúc lên 9 tuổi, Đức cha Lambert de la Motte nhận được ơn linh hứng: những người yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu nên quy tụ lại thành một hội mang tên Mến Thánh Giá; ba từ này lấy từ đầu đề chương 11, quyển 2 của sách Gương Phước mà ngài say mê đọc và suy niệm hằng ngày.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse, 19-3.

   Châm ngôn: “Đức Giêsu Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta”.

   Linh đạo: Tập trung vào khuôn mặt Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Mầu nhiệm Thánh Giá cứu độ của Người, thể hiện qua ba chiều kích: chiêm niệm, khổ chế và tông đồ. Hằng ngày chị em Mến Thánh Giá hướng về Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh bằng lời kinh: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian” (HC 64).

   Mục đích: Nhằm đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người (x. Hiến chương [HC] 3).

   Sứ mạng: Chị em Mến Thánh Giá được mời gọi thông dự vào tinh thần trung gian của Đức Giêsu Kitô và tiếp nối sứ mạng của Người bằng việc chuyển cầu:
   - Trong nguyện đường, chị em tha thiết cầu xin ơn hoán cải cho lương dân và những tín hữu sống xa lìa Thiên Chúa, cùng xin Người tuôn đổ phúc lành trên xã hội, Giáo hội địa phương cũng như toàn cầu.
   - Trong cuộc sống, chị em dấn thân phục vụ ưu tiên giới nữ, giới trẻ trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
   Dấn thân tông đồ cụ thể: Việc tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá tiên khởi là làm ruộng, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải, bán và thí phát thuốc nam: phương tiện sinh sống chính. Nhờ đó, chị em dễ hoà nhập vào quần chúng để lo cho bệnh nhân, đặc biệt phụ nữ, phục hồi sức khoẻ và đưa họ về với Chúa; rửa tội cho trẻ sơ sinh; giúp các linh mục ẩn tránh cơn lùng bắt đạo, đem Mình Thánh Chúa và lương thực cho người bị giam giữ, nhất là các linh mục thừa sai. Vì vậy y phục của các chị vào thế kỷ XVII-XVIII giống như phụ nữ thường dân hầu tránh sự để ý của người đương thời. Năm 1867, các chị có tu phục và tham gia sâu hơn với các linh mục thừa sai và bản quốc trong việc tông đồ truyền giáo như: dạy học, dạy giáo lý, hướng dẫn sống đạo.

    Từ 1867-1954: Lịch sử ghi nhận, chính nữ tu Mến Thánh Giá là những người phụ nữ Việt Nam đầu tiên biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và truyền bá chữ này cho quần chúng bằng việc dạy học, dạy giáo lý và ấn hành sách báo bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Các chị dạy học tại các trường nhà xứ của các linh mục, cộng tác với các ngài trong việc dạy giáo lý, chuẩn bị lễ phục, hướng dẫn các em ca đoàn và lễ sinh.

   Từ thế kỷ XIX đến nay, chị em tuỳ cơ hội và hoàn cảnh, từng bước đi sâu vào các môi trường văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin. Số hội dòng, cộng đoàn, cũng như số nữ tu ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu phục vụ.

   Trước năm 1954, miền Nam chỉ có 4 hội dòng Mến Thánh Giá là Thủ Thiêm (1840), Cái Nhum (1843), Cái Mơn (1844), Chợ Quán (1852); miền Trung có Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế (1780), Quy Nhơn (1924) với những hoạt động đa dạng tại thành phố cũng như vùng sâu.

   Năm 1954, đồng hành với dân tộc và Giáo hội miền Bắc, các Hội dòng Mến Thánh Giá từ Bắc di cư vào Nam làm thành 14 hội dòng, tính từ vĩ tuyến 17 trở vào. 

   Từ 1954–1975: Đây là thời cao điểm cho dòng Mến Thánh Giá phát triển về nhân sự, tu đức, văn hoá và tông đồ xã hội trong các việc làm truyền thống, đồng thời mở thêm trường sở và tự điều khiển: cô nhi viện, ký nhi viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp I, II, III. Bản thân các nữ tu cũng được gửi đi học tại các đại học trong và ngoài nước: Phi Luật Tân, Pháp, Roma, Hoa Kỳ… Trong lĩnh vực hoạt động tông đồ xã hội, các nữ tu Mến Thánh Giá được các cơ quan bác ái xã hội của Toà Thánh như Caritas, Catholic Relief Service (CRS)… trợ giúp trong nhiều lĩnh vực cho trẻ em, thanh nữ và phụ nữ. Đặc biệt năm 1970, chị em mừng 300 năm thành lập Dòng (1670-1970) với nhiều biến chuyển tinh thần, vật chất: 14 hội dòng hướng tới Hiến chương và Học viện chung.

   Từ 1975-1985: Sự thay đổi lớn về xã hội và cơ chế hành chính của đất nước dẫn đến sự thay đổi một số tổ chức trong Giáo hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá cũng thay đổi theo sự hướng dẫn của đấng bản quyền để hoà nhập vào sinh hoạt xã hội. Các trường sở thuộc giáo xứ và hội dòng để phục vụ công ích đều do Nhà nước quản lý. Một số nữ tu ở lại phục vụ trong các cơ sở đó, một số khác được chuyển về vùng sâu, vùng xa để hoạt động tông đồ như lúc mới thành lập (thế kỷ XVII-XVIII). Sự hiện diện của các chị em Mến Thánh Giá đã nâng đỡ an ủi đồng bào rất nhiều.

   Từ 1985-1990: Chị em Mến Thánh Giá đã dấn thân hoạt động tông đồ sâu hơn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin, qua các trường mẫu giáo, lớp học tình thương, lo cho trẻ nữ lang thang, khuyết tật.

   Trở về nguồn: Công việc trở về nguồn được xuất phát từ các hội dòng trực thuộc Tổng Giáo phận TP.HCM, do Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình khởi xướng với Nhóm Nghiên cứu Linh đạo Mến Thánh Giá dưới sự hướng dẫn của linh mục Phi Khanh Vương Đình Khởi, OFM. Kết quả là nhóm đã soạn được:
- Tập Tiểu sử, Bút tích và Linh đạo của Đấng Sáng lập (1985-1987),
- Quyển Hiến chương thử nghiệm được phê chuẩn từ năm 1990-2000 cho 7 hội dòng trực thuộc Tổng giáo phận TP. HCM (1987-1990).
- Tổng kết ý kiến của các Đức cha, linh mục, tu sĩ, các chuyên viên trong những lĩnh vực: Thần học, Giáo luật, Văn chương…, nhất là ý kiến từ thực tế của chị em Mến Thánh Giá, Nhóm Nghiên cứu đã soạn lại quyển Hiến chương canh tân. Đến ngày 2-2-2000, Hiến chương mới của bảy Hội dòng tại thành phố Hồ Chí Minh được phê chuẩn vĩnh viễn do Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Hầu hết, các Hội dòng Mến Thánh Giá thuộc các Giáo phận khác cũng được phép Đức Giám mục của mình cho áp dụng cùng một Hiến chương này, kể cả Hội dòng Mến Thánh Giá Los Angeles.

   HIỆN TÌNH

   Theo thống kê năm 2003, tổng số nữ tu của 23 Hội dòng MTG ở Việt Nam là 3.059 chị khấn trọn, 1.391 chị khấn tạm, tổng cộng là 4.450 chị. Các em tập sinh năm I là 275, năm II là 273, tổng cộng là 548. Ngoài ra, còn có 501 em tiền tập và 2.172 em đệ tử.
Nếu tính theo số tuổi trong số các chị khấn trọn và khấn tạm, có 836 chị trên 65 tuổi, 883 chị từ 50 đến 64 tuổi, 993 chị từ 35 đến 49 tuổi, 1.573 chị dưới 35 tuổi.

Trong đó có 646 chị mất sức lao động.

   Về trình độ văn hoá của các chị khấn trọn: 1.010 chị cấp II, 1.225 chị cấp III và 337 chị đại học. Trình độ văn hoá của các chị khấn tạm và tập sinh: 26 chị cấp II, 1.668 chị cấp III và 198 chị đại học.

   Về hoạt động truyền giáo và sinh hoạt đoàn thể: có 1.437 chị dạy giáo lý trẻ em, 478 chị dạy giáo lý tân tòng, 172 dạy dân tộc thiểu số, 682 chị phụ trách ca đoàn, và 281 chị phụ trách các đoàn thể khác.

   Về hoạt động giáo dục: có 64 chị dạy ở các trường cấp I, 3 chị dạy ở trường cấp II. Về Mẫu giáo, Nhà trẻ, có 1.317 chị dạy các trường của Hội dòng và 21 chị dạy ở các trường của Nhà nước, 145 chị dạy các lớp học tình thương.

   Về hoạt động xã hội: có 99 chị coi sóc các phòng khám bệnh của Hội dòng, 22 chị công tác ở các bệnh viện của Nhà nước, 11 chị phục vụ trong các cơ sở cho người tàn tật, 11 chị phục vụ ở trại phong, 5 chị phục vụ trong bệnh viện tâm thần, 18 chị dạy ở trường câm điếc, 13 chị dạy ở trường mù, 6 chị lo cho các phụ nữ hoàn lương, 42 chị dạy nghề đủ loại cho các học viên và 9 chị chuyên lo cho trẻ em bụi đời. 

   Kể từ năm 1990 đến nay, hằng năm đại gia đình Mến Thánh Giá có Khoá bồi dưỡng, chị em khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam về tham dự trong tâm tình hiệp thông đoàn kết.
   Các chị Tổng Phụ trách quan tâm tới việc đào tạo người huấn luyện và điều hành về: Thần học, Linh đạo, Thánh Kinh và Mục vụ chuyên môn. Để thực hiện yêu cầu này, từ năm 1992, hàng năm mỗi Hội dòng Mến Thánh Giá được gửi 2 nữ tu theo Lớp Thần học Liên Dòng tại Đại Chủng viện Thánh Giuse TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Lớp Thần học Cơ bản cho nữ tu thuộc 7 hội dòng được mở tại Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, đã khai giảng ngày 4-9-1999 cho 70 nữ tu trẻ. Chương trình học 3 năm tương tự lớp Thần học Liên dòng nữ ở đại chủng viện, chỉ thêm các môn về gia sản tinh thần Dòng Mến Thánh Giá. Ngoài ra, trong hướng xã hội hoá và toàn cầu hoá, chị em được gửi đi đào tạo ở nước ngoài để theo kịp đà tiến của thế giới.

   Các lĩnh vực hoạt động hiện nay: 
* Mục vụ: cộng tác với các linh mục xây dựng Giáo hội địa phương qua các việc tông đồ, như: dạy các lớp giáo lý: Hôn nhân, Tân tòng, Thêm sức, Rước lễ lần đầu…; phụ trách các hội đoàn trong giáo xứ như: thiếu nhi, lễ sinh, thanh nữ, ca đoàn, hiền mẫu…; trông coi phòng thánh, cắm hoa, đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, thăm viếng người nghèo…

* Giáo dục:
- Nhà trẻ, lớp học tình thương,
- Lớp huấn nghệ, lớp xoá mù.

* Xã hội:
- Bệnh xá tình thương, cô nhi viện.
- Nhà mở, nhà dành cho người khuyết tật…

   Điều kiện tuyển chọn:
- Tuổi từ 18 đến 25. Trên 25 tuổi, cần có phép chuẩn của chị bề trên;
- Có sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường;
- Học lực: tốt nghiệp phổ thông trung học;
- Có khả năng lĩnh hội nội dung các chương trình học;
- Có trí phán đoán lành mạnh và lương tâm ngay thẳng;
- Xác tín mình được Chúa kêu gọi và muốn đáp lại với ý hướng ngay lành;
- Được cha xứ hoặc người hữu trách trong xứ giới thiệu.
(Xem bảng thống kê các hội dòng Mến Thánh Giá)

   Lược sử: Kiên Lao là cái nôi của các dòng Mến Thánh Giá Đàng Ngoài. Cộng đoàn Mến Thánh Giá Kiên Lao được thành lập từ năm 1670 do chính Đức cha Lambert de la Motte.
   Trong những năm bách hại đạo dưới thời vua Minh Mạng và Tự Đức, một số chị em Nhà Phước Mến Thánh Giá Bùi Chu đã được phúc tử vì đạo. Sau đó, vì hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn và yếu kém về nhiều mặt, các chị em Nhà Phước Mến Thánh Giá không thể phát triển. Vì thế, đến năm 1951, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đệ đơn xin Toà Thánh cho cải tổ thành dòng Mến Thánh Giá có lời khấn theo Giáo luật. Năm 1954, một số chị em di cư vào miền Nam đổi tên thành dòng Trinh Vương. Năm 1969, khi dòng Trinh Vương được lập tại Bùi Chu thì hầu như Mến Thánh Giá Bùi Chu không còn.

   Ngày 2-3-1998, Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất quyết định tái lập dòng Mến Thánh Giá trong giáo phận Bùi Chu bằng cách cho phép một số chị em Trinh Vương, vốn gốc là nữ tu Mến Thánh Giá, được chuyển lời khấn, trở về với danh tính Mến Thánh Giá của mình.

   Cộng đoàn và cơ sở: Ngày 2-3-1998, Đức cha Giuse truyền cho các chị muốn trở về dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, phải để tất cả tài sản lại cho dòng Trinh Vương. Do đó, hiện nay, Nhà Mẹ ở Kiên Lao vẫn chưa được phục hồi. Dòng hiện chỉ có một số chị em lớn tuổi tại tu sở Ninh Cường, phần đất do ông bà trùm Ngọc dâng cúng. Chị em Mến Thánh Giá Bùi Chu đang được phân tán trong nhiều giáo xứ và tạm trú tại nhà giáo dân.

   Mục đích: Là đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến dâng trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, bằng việc chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời của Người.

   Tinh thần: “Khổ chế, hy sinh vì tình yêu”.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Giuse, 19-3.

   Tước hiệu: Thánh Giá Chúa, 14-9.

   Nhân sự: Khấn trọn 17, khấn tạm 20, tập sinh 8, đệ tử 50.

   Hoạt động: Dòng chưa có trụ sở nhà mẹ, nhưng có 3 điểm: Ninh Cường, Xuân Hà, An Bài và 12 địa điểm làm việc tông đồ tại các giáo xứ, giáo họ trong giáo phận.

   Địa chỉ tạm:
C/o: Toà Giám mục Bùi Chu,
xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định. ĐT: 0350 874946

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Hyacinta Phạm Thuý Cậy.

   Lược sử: Năm 1658, Đức cha Pierre Lambert de la Motte, giám mục hiệu toà Bérythe, được cử sang coi sóc địa phận Đàng Trong. Năm 1670, trong dịp ngài đi kinh lược Đàng Ngoài thay Đức cha François Pallu, ngài lập dòng nữ Mến Thánh Giá đầu tiên cho người Việt Nam ở làng Kiên Lao nay thuộc địa phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định.

   Ngày 19-2-1670, cũng là ngày Lễ Tro năm ấy, Đức cha đã chủ sự lễ khấn của 2 nữ tu đầu tiên là bà Anê và Paula ở Phố Hiến (nay là tỉnh Hưng Yên) trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng (thuộc địa phận Hà Nội, tỉnh Hà Tây).

   Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: từ khi Đức cha Lambert de la Motte thành lập năm 1670 đến đầu thế kỷ XX, đã có 16 nhà: Bái Vàng (Hà Tây), Tiên, Báng, Trình Xuyên (Nam Định), Sở, Bích Trì, Kiện, Tâng, Non, Đạo Truyền, Phú Đa, Công Xá (Hà Nam), Bút Đông, Sải, Nghệ, Vồi (Hà Tây).

   Cải tổ lần I: Năm 1936, Đức cha F. Chaize (Thịnh) nhờ dòng Nữ Kinh Sĩ Augustin giúp huấn luyện các chị Mến Thánh Giá để khấn theo Giáo luật, nhưng chỉ chọn một số chị trẻ trong các nhà. Như thế dòng Mến Thánh Giá Hà Nội từ năm 1941, có 2 nhánh: một nhánh cải tổ có lời khấn theo Giáo luật (năm 1954, di cư vào Nam, nay là dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm), một nhánh vẫn giữ lời khấn tư như trước.

   Cải tổ lần II: Năm 1954, Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, giám mục Hà Nội, đã nhờ dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giúp cải tổ lần II cho toàn dòng. Khi Đức cha xin phê chuẩn luật mới, Toà Thánh xác định: dòng đã cải tổ một lần, nếu cải tổ lần thứ hai thì phải đổi tên. Chị em Mến Thánh Giá không muốn đổi tên, nên việc cải tổ lần này không tiến hành nữa.

   Nhà Mẹ dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: Trước kia dòng chỉ hoạt động ở nông thôn. Năm 1954, xảy ra cuộc di cư, các dòng khác ở Hà Nội hầu hết vào Nam. Theo ý bề trên địa phận, số chị em dòng Mến Thánh Giá đã cải tổ cũng di cư vào Nam, còn các chị em Mến Thánh Giá giữ lời khấn tư vẫn ở lại với địa phận để giúp việc truyền giáo. Vì vậy, hầu hết các nhà Mến Thánh Giá ở rải rác khắp địa phận hiện nay vẫn còn, chỉ mất nhà Tiên và nhà Sải. Đức cha gọi một số chị em Mến Thánh Giá từ các nhà nhánh về Hà Nội sinh hoạt tại 2 cơ sở: 72 Nguyễn Thái Học, được lập thành Nhà Mẹ của dòng và 31 Nhà Chung, nơi tiếp nhận các ơn gọi mới.

   Năm 1960, Nhà nước trưng dụng căn nhà số 72 Nguyễn Thái Học để làm bệnh viện. Các chị ở đây phải chuyển về sinh hoạt tại 31 Nhà Chung. Năm 1965, Nhà nước lại trưng dụng thêm một phần lớn nhà này, chỉ dành cho chị em Mến Thánh Giá một phần nhỏ. Bề trên sáp nhập chị em của hai cơ sở tại Hà Nội thành một cộng đoàn: Nhà Thánh Giá. Từ nay, Nhà Thánh Giá trở thành Nhà Mẹ của dòng.

   Cải tổ lần III: Năm 1978, Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn lên cai quản địa phận, ngài thực hiện ý định đã ấp ủ từ lâu là cải tổ cho chị em dòng Mến Thánh Giá Hà Nội khấn theo Giáo luật. Ngài tiến hành xin phép Toà Thánh làm luật mới, để chị em học hỏi và thi hành.

   Tới năm 1983, Năm Thánh Cứu Độ, ngày 14-9, lễ Tôn Vinh Thánh Giá, 7 chị em lớp đầu tiên, là Ban Phụ trách Toàn dòng Khoá I, được khấn trọn đời trước sự chứng kiến của Đức Hồng y. Rồi lớp thứ hai, ngày 29-9-1983: 45 chị; và lớp thứ ba, ngày 13-10-1983 với 15 chị.

   Số cộng đoàn: 20 nhà.

   Nhân sự: Khấn trọn 106, khấn tạm 79, tập sinh 16, tiền tập 16, đệ tử 60.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
31 Nhà Chung, Hà Nội.
Đt: 04 8287061 - 8248643.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Ngọc Lâm, sinh 15-3-1935, khấn tư 8-12-1959, khấn dòng 14-9-1983.

   Lược sử: Trước khi giáo phận Vinh thành lập trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào năm 1846, đã có 8 cộng đoàn nhà phước Mến Thánh Giá với 220 chị em. Kể từ đó, con số tăng giảm do thời cuộc. Năm 1892, có 175 chị em trong 8 tu sở. Năm 1938, thống kê được 164 người trong 7 tu sở. Năm 1952, cải tổ thành dòng có lời khấn công khai theo Giáo luật. Sau năm 1954, giáo phận Vinh chỉ có hội dòng duy nhất là Mến Thánh Giá Vinh. Năm 1959, có 324 nữ tu. Năm 1960, có 415 nữ tu. Năm 1964, vì tình hình chiến tranh ác liệt, có lệnh cấm tập trung nên 2 cộng đoàn ở Hà Tĩnh bị giải thể, chị em phải về tu tại gia. Năm 1968, có hai chị chết vì bom. Tại Nhà Mẹ Xã Đoài, cơ sở bị cháy sạch, 14 chị bị thương. Chị em phải sơ tán vào các xóm giáo của xứ Xã Đoài, một năm sau mới trở về cơ sở để nhen nhóm lại. Thời gian này dòng gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi điều kiện, các sinh hoạt hầu như ngưng hẳn.

   Từ năm 1991, khó khăn chưa hết nhưng dòng đang đón nhận nhiều ơn gọi và có điều kiện phát triển hơn. Hai cộng đoàn ở Hà Tĩnh đã tạm phục hồi. Hàng năm, dòng gửi người đi học tại các thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh. Từ năm 1993, tâïp viện được tái lập, hàng năm lễ khấn vào ngày 21-11.

   Nhân sự: Hiện có 14 cộng đoàn với 160 chị khấn trọn, 121 khấn tạm, 22 tập sinh, 50 tiền tập, 257 đệ tử.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc,
Nghệ An. Đt: 038 861238.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Đậu Thị Nhung, sinh 1946, khấn dòng 21-11-1967.

   Trụ sở tại Tp.HCM
1/6/11/9 Đinh Bộ Lĩnh, P.5, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Đt: 08 8995166
    Phụ trách: Anna Phạm Thị  Hà

   Thành lập: 15-1-1943

   Các cộng đoàn: 
1. Nhà Chính - Sơn Tây: Nt. Têrêsa Phạm Thị Phụ. Đc: 15/2, P. Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. ĐT: 034 834793
2. Bách Lộc: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Đường, sinh 1940, khấn 1960. Đc: xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
3. Vĩnh Lộc: Nt. Anna Nguyễn Thị Nến, sinh 1941, khấn 1961. Đc: xóm 8, thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Đt: 034.673.450
4. Nỗ Lực: Nt. Maria Nguyễn Thị Ưa, sinh 1940, khấn 1961. Đc: xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đt: 0210 853732
5. Chiêu Ứng: Nt. Maria Nguyễn Thị Nhiệm, sinh 1943, khấn 1985. Đc: xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
6. Yên Bái: Nt. Anna Đỗ Thị Tám, sinh 1928, khấn 1949. Đc: phường Hồng Hà, thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
7. Nhân Nghĩa: Nt. Maria Nguyễn Thị Vĩnh, sinh 1960, khấn 1991. Đc: xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
8. Hà Thạch: Nt. Têrêxa Phạm Thị Phụ, sinh 1941, khấn 1960. Đc: xã Hà Thạch, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ

   Nhân sự: Khấn trọn 54, khấn tạm 50, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 92.

   Tổng phụ trách: Nt. Maria Đỗ Thị Hảo.

   Trụ sở tại Tp.HCM
20/8 Chử Đồng Tử, P.7, Q.TB, Tp.HCM
Đt: 08 2935292
Phụ trách: Têrêsa Kiều Thị Lương

   Lược sử: Năm 1902, Đức cha Alexandre Marcou (Thành) lập dòng Mến Thánh Giá tại Lưu Phương, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 1925, có lớp khấn lần đầu theo Giáo luật. Năm 1931, khấn trọn đời theo Giáo luật. Năm 1932, phân chia địa phận Phát Diệm và Thanh Hoá.
   Năm 1954, một số đông chị em di cư vào Nam. Trải qua bao khó khăn thử thách, ngày nay dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm tiếp tục phát triển.

   Cộng đoàn: 3 cộng đoàn chính và 4 cộng đoàn xứ.

   Nhân sự: Khấn trọn 41, khấn tạm 42, tập sinh 28, tiền tập 38, đệ tử 55.

  Địa chỉ Nhà Mẹ:
Tu viện Mến Thánh Giá Phát Diệm,
xóm 5, xã Lưu Phương, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đt: 030 862321.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Trần Thị Hường, sinh 1-10-1943, khấn 1-1-1963.

   Lược sử: Khi giáo phận Thanh Hoá được thành lập năm 1932, đã có sẵn 4 nhà chị em Mến Thánh Giá là: Bền, Hữu Lễ, Nhân Lộ và Ba Làng, nhưng vẫn thuộc Nhà Mẹ ở Phát Diệm.

  Ngày 9-11-1932, Toà Thánh cho phép lập dòng Mến Thánh Giá riêng cho giáo phận Thanh Hoá. Đức cha Louis de Cooman công bố sắc lệnh ngày 23-11-1935, và chuẩn bị để năm 1936, dòng mới chính thức tách khỏi Phát Diệm. Bà Anna Trần Thị Hợp đã được đặt làm Bề trên tiên khởi.

   Ngay từ năm 1935, dòng đã khởi công xây dựng sở chính, nhà nguyện và tập viện, trên khu đất rộng trên 2 hecta, ngay trong thành phố Thanh Hoá, cách Toà giám mục chừng nửa cây số, đến năm 1942, lại xây thêm Đệ tử viện. Lễ khấn đầu tiên của dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá được cử hành ngày 2-2-1937, gồm 3 nữ tu. Từ năm 1935-1942, Đức giám mục giáo phận lại lập thêm các sở: Phúc Địa, Tân Hải, Liên Quy, Quần Xá và Kẻ Láng. Sau 22 năm hoạt động, 1932-1954, dòng đã có những bước phát triển rõ rệt: từ 4 tu viện đã có 10; từ 45 nữ tu đã tăng lên 125.

   Năm 1954, với hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ Việt Nam, cuộc di cư bùng nổ, làm xáo trộn tình trạng của dòng. 112 nữ tu đã vào Nam và xây dựng sở chính tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, và nay làm nên Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. 13 chị em ở lại, vừa ốm đau, vừa già yếu. Tuy thế chị em vẫn phân công đi lại các sở: Thanh Hoá, Bền, Nhân Lộ, Quần Xá, Hữu Lễ và Phúc Địa để trông coi nhà cửa, chăm sóc một số trẻ em mồ côi và những người tàn tật.

   Cuối năm 1955, tình hình xã hội ổn định hơn. Cha G.B. Lưu Văn Khuất thấy có thể quy tụ chị em lại, ngài bàn tính và trao đổi với chị em gọi những tập sinh, thỉnh sinh và đệ tử trước kia trở lại, để tiếp tục đời tu, hầu hết chị em đã hưởng ứng.

   Từ khi cha Tổng quản Phêrô Phạm Tần trở thành giám mục giáo phận, ngài lo cho nhà dòng, tạo mọi điều kiện để dòng thăng tiến. Ngày 1-1-1957, thêm 4 tập sinh được khấn dòng. Từ đó, Hội dòng vẫn tiến triển đều đặn, số nữ tu từ 12 lên tới 72.

   Năm 1965, nhà dòng thi hành lệnh tản cư, 18 chị em Sở chính Thanh Hoá chia về ở 3 nhà lẻ: Quần Xá, Nhân Lộ và Phúc Địa. Cơ sở Nhà Mẹ bị 3 lần trúng bom, toàn bộ khu nhà đệ tử, và quá nửa khu tập viện bị tàn phá, nhưng Mẹ Bề trên Mừng và 5 chị em vẫn ở lại trông coi Nhà Chính, sống trong âm thầm, hy sinh cầu nguyện, và giúp đỡ những người nghèo đói.

   Năm 1990-1992, qua việc chị em tổ chức dạy may miễn phí, đệ tử viện dần dần hồi phục. Năm 1992, các em bắt đầu được học văn hoá theo chương trình của Sở Giáo dục. Từ năm 1993-1999, được sự quan tâm của Đức cha giáo phận, các cơ sở của dòng được trùng tu và xây cất thêm, có cả hội trường, bệnh xá và nhà dạy may. Đặc biệt từ năm 1994, hội dòng đã hồi phục được tập viện. Vì chiến tranh, trong 30 năm dòng đã không có người khấn mới, ngày 2-2-1996, 8 chị em đã tuyên khấn lần đầu.

   Số cộng đoàn hiện nay là 5: Thanh Hoá, Bền, Nhân Lộ, Hữu Lễ và Phúc Địa.

   Nhân sự: 134, tập sinh 10, tiền tập 19, đệ tử 65, dự tu 15.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
10/626 Bà Triệu, P. Trường Thi,
TP. Thanh Hoá. Đt: 037 855610.
Email: dmtgth@hotmail.com

   Bề trên: Nt. Maria Nguyễn Thị Chuộng.

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn được khai sinh giữa lòng dân tộc Việt Nam, thuộc giáo phận Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, do Giám mục Lambert de la Motte (1624-1679) sáng lập. Ngài đã thiết lập dòng Mến Thánh Giá tại An Chỉ, Quảng Ngãi, năm 1671, trong khi đi kinh lý Đàng Trong. Nhóm “10 thiếu nữ đạo đức” đã được ngài ban Bản Luật Tiên Khởi chính là nguồn gốc của dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn hiện tại.

   Linh mục Jean Baptiste Solvignon Lành, cha sở giáo xứ Gò Thị, đã được Đức cha D. Grangeon Mẫn, giám mục giáo phận, chính thức uỷ nhiệm việc cải tổ Mến Thánh Giá Quy Nhơn thành dòng có lời khấn đơn từ năm 1924.

   Với sắc lệnh chuẩn y của Thánh Bộ Tu sĩ ngày 2-3-1929, Đức cha Augustin Tardieu Phú đã ban hành chỉ thị lập dòng Mến Thánh Giá chính thức trong giáo phận vào ngày 14-9-1932 tại Gò Thị, Xuân Phương, Bình Định. Đến năm 1965, Nhà Mẹ di tản về 132 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn.
5 cộng đoàn tại California và 1 côäng đoàn tại Na Uy.

   Nhân sự: tại Việt Nam: khấn trọn 203, khấn tạm 82, tập sinh 30, tiền tập 23, đệ tử 65; tại nước ngoài: khấn trọn 13, khấn tạm 18, tập sinh 8, đệ tử 11.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
132 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn,
Bình Định. Đt: 056 823120 - 817330
Email: mtgqn@dng.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Lê Thị Thanh Hương, sinh 1948, khấn 1970.

Trụ sở tại Tp. HCM
302/9 Lê Đức Thọ, P.16, Q.GV, TP. HCM
Đt: 08 8947265
   Phụ trách: Nt. Maria Nguyễn Thị Kim

   Lược sử: Tu viện đầu tiên của dòng Mến Thánh Giá Huế được thành lập năm 1719 tại Thợ Đúc, do linh mục thừa sai Pierre de Sennemand và đã bị giải tán trong thời kỳ Giáo hội Việt Nam gặp khó khăn.

   Sau thời cấm cách, lần lượt các tu viện được thiết lập tại: Di Loan (1780), Kẻ Bàng (1797), Phủ Cam (1797), Nhu Lý, Bố Liêu, Mỹ Hương, Trung Quán và Sáo Bùn (1805-1812), Dương Sơn (1828).

   Trong cuộc Văn Thân tàn sát năm 1885, các nữ tu Mến Thánh Giá thuộc 2 tu viện Nhu Lý và Bố Liêu hoàn toàn thiệt mạng vì chết đâm, chết chém, chôn sống, lưu đày hoặc cùng bị thiêu sinh với các giáo dân. Sau thời kỳ Văn Thân, còn lại 6 tu viện là: Di Loan, Kẻ Bàng, Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu, Tam Toà.
Thiên Chúa đã dùng những khúc quanh lịch sử của đất nước từ năm 1954, tạo cơ hội thuận tiện cho các tu viện được canh tân và hợp nhất thành một Hội dòng Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế, vào năm 1962.

   Sau 2 cuộc di tản 1972 và 1975, các cộng đoàn chị em Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế có mặt nhiều nơi trong các giáo phận: Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, TP. HCM, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng. Những chị em trước đây được phục vụ tại Vạn Tượng (Lào) từ năm 1962 đến 1975, đã cùng với dân chúng ở đó di tản ra nước ngoài lập thành một cộng đoàn ở Strasbourg (Pháp), 2 cộng đoàn ở Ý.

   Nhân sự và cộng đoàn: khấn trọn 302, khấn tạm 115, tập sinh 50, tiền tập 36, tìm hiểu 215 phục vụ trong các cộng đoàn và cơ sở sau:
   Tại Huế, có Nhà Mẹ và 3 cộng đoàn lớn: Phủ Cam - 110 Trần Phú; Khâm Mạng - 31 Đoàn Hữu Trưng; Dương Sơn (Gx. Dương Sơn); và 32 cộng đoàn nhỏ trong giáo phận.
   Tại Xuân Lộc, Nhà Miền: 42/102 Khu 4A, Thống Nhất, Đồng Nai và 13 cộng đoàn nhỏ trong giáo phận.
   Tại Nha Trang, Nhà Chính của vùng: 206/1 Đồng Nai, P. Phước Hải, TP. Nha Trang và 6 cộng đoàn trong các giáo xứ tại Cam Ranh.
   Tại Ban Mê Thuột, 3 cộng đoàn.
   Tại TP.HCM, 3 cộng đoàn.
   Hải ngoại có 4 cộng đoàn ở 1173 Via Cassia 00189, Roma; Via Roma 178, 35015 Galliera Veneta PD, Italy; Giáo phận Siena, Italia; và 54, Rue de l’Unterelsau 67200 Strasbourg, France.

   Địa chỉ Nhà Mẹ: 
113 Trần Phú  TP. Huế,
tỉnh Thừa Thiên. Đt: 054 824594.
Email: mtgtsh@dng.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Hoàn, sinh 1943, khấn dòng 1970.

Trụ sở tại Tp. HCM
151 Bành văn Trân, P.7, Tân Bình
Đt: 08 8656591
Phụ trách: Nt. Agata Võ Thị Trúc

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang phát xuất từ dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương, Quảng Bình. Năm 1952, một số chị em (42 người) di cư xuống Thanh Bồ, Quảng Khê. Năm 1954 di cư vào Nam, được Đức cha Marcel Piquet Lợi nhận vào giáo phận Nha Trang, lúc đó còn lại 33 chị em. Năm 1955, Đức cha cho định cư tại giáo xứ Tân Bình cùng với một số giáo dân gốc địa phận Vinh và đặt cha xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Dũng làm tuyên uý cho chị em.

   Năm 1962, theo quyết định địa phương hoá các dòng tu của Toà Thánh, chị em Mến Thánh Giá Tân Bình đã thuộc về giáo phận Nha Trang.
   Năm 1995, Hội dòng được Toà Thánh chính thức châu phê nâng lên cấp giáo phận, với tên gọi là dòng Mến Thánh Giá Nha Trang.

  Số cộng đoàn: 31 cộng đoàn trong 5 giáo phận: Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, TP. HCM và Xuân Lộc.

  Nhân sự: Khấn trọn 109, khấn tạm 82, tập sinh 42, tiền tập 30, đệ tử 154.

  Địa chỉ Nhà Mẹ:
HT 25, xã Cam Hoà,
huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
Đt: 058 863020.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Cao Thị Nhu, sinh 1945, khấn 1965.

   Trụ sở tại Tp. HCM
47/24/32 Bùi Đình Túy, P.24, Bình Thạnh, Tp.HCM
Đt: 08 8998865
Phụ trách: Nt. Têrêsa Trần Thị Kim Tịnh

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum được thành lập ngày 16-6-1800 tại Cái Nhum, thuộc giáo phận Vĩnh Long, được xem là cố cựu nhất trong 4 Hội dòng Mến Thánh Giá miền Nam Việt Nam (Đàng Trong): Cái Mơn, Thủ Thiêm, Chợ Quán và Cái Nhum.

   Nhìn về quá khứ, chị em vui mừng vì nơi đây được hương vị tử đạo của Thánh Philipphê Minh lan toả lúc ngài bị trảm quyết ở Đình Khao, thi hài ngài được mang về đất Cái một đêm, chị em được nhìn tận mắt và lén thấm máu đào của ngài. Tại nơi đây, cũng có một thời Hội dòng được đón tiếp Đức cha Ngô Đình Thục và một số các cha cùng chủng sinh (miền Bắc) đến tá túc trong thời gian đất nước bất an. Dòng cũng đã trải qua nhiều giai đoạn điêu đứng, có lúc gần như tan rã, nhưng chị em cố vươn lên, lấy tinh thần đối phó với sóng gió, lấy khó nghèo làm nền tảng.

   Ngày nay, sở dĩ dòng có được bộ mặt tươi sáng nhờ bao công lao, mồ hôi, nước mắt của các tiền nhân và ân nhân xa gần. Vì thế, sau hơn 36 năm liền thiếu vắng nhà nguyện, nay chị em cố gắng bằng mọi cách, dòng mới có được ngôi nhà nguyện khiêm tốn theo lòng mong ước.

   Số cộng đoàn: 44 cộng đoàn, có mặt trong 3 giáo phận Vĩnh Long, TP. HCM và Đà Lạt.

   Nhân sự: Khấn trọn 115, khấn tạm 66, tập sinh 15, tiền tập 15, đệ tử 82.

   Địa chỉ:
Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum
Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre.
Đt: 075 873139.

   Tổng phụ trách: Nt. Matta Nguyễn Đại Hiệp, sinh 29-8-1944, khấn 26-7-1967.

   Trụ sở tại Tp.HCM
37 Bis Tôn Thất Tùng, Q.1, Tp. HCM
Đt: 08 8399563
Phụ trách: Nt. Maria Lê Thị Bàng

   Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được thiết lập năm 1840 tại Thủ Thiêm. Ba nữ tu tiên khởi là chị Giuse, Matta và Maria Phước thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Triều và Lái Thiêu. Năm 1833, vua Minh Mạng ra sắc dụ cấm đạo nghiêm ngặt, hai Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Triều và Lái Thiêu bị giải tán, chị em tản mát mỗi người một nơi. Theo dòng người di tản, một số chị em chọn Thủ Thiêm làm nơi trú ngụ và tái lập nếp sống tu trì.

   Số cộng đoàn: Chị em đang phục vụ trong 60 cộng đoàn thuộc 8 giáo phận: TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Xuân Lộc, Phú Cường, Long Xuyên, Vĩnh Long, Mỹ Tho và Portland (Hoa Kỳ).

   Nhân sự: Khấn trọn 281, khấn tạm 61, tập sinh 30, tiền tập 38, đệ tử 50.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
76 Khu phố 1, Phường Thủ Thiêm,
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Đt: 08 7400455 - 7400029.

   Tổng phụ trách: Nt. Agata Trần Thị Xanh, sinh 26-2-1942, khấn dòng 11-5-1966.

   Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn được Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi thiết lập tại Cái Mơn năm 1844.
   Đời vua Thiệu Trị, việc bắt đạo bớt phần gay gắt. Trong tình trạng đó, Đức cha Lefèbvre thấy cần có nhiều nữ tu cộng tác trong việc truyền giáo, nên đã sai bốn chị thuộc cộng đoàn Cái Nhum đến Cái Mơn thành lập cộng đoàn mới.
   Mùa thu năm 1844, bốn chị em đến tạm trú trong nhà ông trùm Bốn. Sau đó, cha Fontaine Phẩm cho làm một nhà lá đơn sơ bên kia sông nhà thờ Cái Mơn cho các chị.
   Tháng 10 năm đó, Đức cha Ngãi bị bắt tại Cái Nhum, các chị ở Cái Nhum di tản đến tá túc tại Cái Mơn.
   Năm 1846, Cái Mơn bất ổn, cộng đoàn Cái Mơn lại phải rút về Cái Nhum.
   Năm 1847, Đức cha Ngãi lại phái bốn chị nhà phước Lái Thiêu đến Cái Mơn tập hợp chị em đã tản mát về chung sống trong một nhà.
   Năm 1851, Đức cha J.C. Miche Mịch thấy cộng đoàn khá đông nên đặt bà Matta Lành làm Bà Nhất và Maria Trinh làm Bà Nhì để điều khiển Hội dòng. Đó là những bề trên tiên khởi. Từ đó, Hội dòng chính thức mang danh hiệu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn.

   Châm ngôn: Tất cả cho truyền giáo, hy sinh cho truyền giáo.

   Nhân sự và cộng đoàn: Hội dòng hiện có 105 cộng đoàn phục vụ tại Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh, với số tu sĩ: khấn trọn 239, khấn tạm 70, tập sinh 18, tiền tập 25, đệ tử 120.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành,
huyện Chợ  Lách, tỉnh Bến Tre.
Đt: 075 875146.
Email: caimonmtg@hcm.vnn.vn

   Tổng phụ trách: Nt. Anê Nguyễn Thị Phụng, sinh 10-5-1946, khấn dòng 26-7-1968.

   Trụ sở tại Tp.HCM
100 Chiến Thắng, Phú Nhuận, Tp.HCM
 Đt: 08 8454239
 Phụ trách: Maria Thạch Thị Thể.

   Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được thiết lập năm 1852. Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi đã cử 5 nữ tu Mến Thánh Giá Cái Mơn tới xây dựng dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán tại địa điểm hiện nay.

   Số cộng đoàn: 54 cộng đoàn trong 5 giáo phận TP. HCM, Mỹ Tho, Phú Cường, Xuân Lộc, Đà Lạt.

   Nhân sự: Khấn trọn 262, khấn tạm 68, tập sinh 22, tiền tập 26, tìm hiểu 50.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
118 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5,
TP. HCM. Đt. 08 9234482 - 9231484
Email: maryhien@yahoo.com

   Tổng phụ trách: Nt. Maria Phạm Thị Hiền, sinh năm 1950, khấn dòng 1971.

 

   Lược sử:

   Năm 1902, Hội dòng được thiết lập trong giáo phận Phát Diệm do Đức cha Alexandre Marcou Thành.
   Năm 1925, Hội dòng được canh tân, cải tổ với lớp khấn lần đầu tiên gồm 71 chị. Năm 1931, lớp khấn trọn đời đầu tiên, do Đức cha Louis de Cooman Hành.
   Năm 1932, Hội dòng được tách đôi để lập Hội dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá (giáo phận mới).
   Năm 1954, Hội dòng di tản và định cư tại giáo phận Sài Gòn.
   Năm 1975, một số chị em cùng với đoàn người di tản rời bỏ quê hương để bắt đầu một cuộc hành trình mới. Nay trở thành Hội dòng Mến Thánh Giá tại Los Angeles, Hoa Kỳ.
  Năm 1995, Hội dòng mang tên Mến Thánh Giá Gò Vấp, theo quyết định của Bộ Tu sĩ (x. Declaration, Prot. số DD. 2.371 - 1/95).

  Số cộng đoàn: 32 cộng đoàn trong 4 giáo phận: TP. HCM, Xuân Lộc, Đà Lạt, Long Xuyên.

  Nhân sự: Khấn trọn 308, khấn tạm 104, tập sinh 44, tiền tập 49, đệ tử 120.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
578 Lê Đức Thọ, P. 16, Q. Gò Vấp,
TP. HCM. Đt: 08 8941492.
Email: viti@hcmc.netnam.vn

   Tổng phụ trách: Nt. Anna Nguyễn Thị Thanh, sinh 6-7-1947, khấn dòng 1-5-1966.

 

   Lược sử: Năm 1932, Toà Thánh ban Sắc lệnh thành lập giáo phận Thanh Hoá tách ra từ giáo phận Phát Diệm, và đặt dưới quyền Đức cha Louis de Cooman Hành. Thánh Bộ Truyền giáo cũng gửi văn thư Prot. số 3.836/32, đề ngày 9-1-1932, cho đấng đại diện tông toà Thanh Hoá, ban phép thành lập dòng Mến Thánh Giá giáo phận Thanh Hoá. Vì lý do đó, dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm được tách thành hai Hội dòng độc lập. Hội dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá được khai sinh.
Năm 1954, cùng với đồng bào, đa số chị em Mến Thánh Giá Thanh Hoá đã di cư vào miền Nam và Nhà Mẹ được thiết lập tại Tân Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng (nay là Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng), thuộc giáo phận Đà Lạt, dưới sự hướng dẫn ban đầu của Đức cha Louis de Cooman, đấng cải tổ dòng; sau đó là Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, và hiện nay là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

   Ngày 23-1-2002, qua văn thư của Bộ Phúc Âm hoá Các Dân tộc mang số 5.869/01, Đức Hồng y Tổng Trưởng đã chấp thuận cho việc tách rời hai miền Thanh Hoá-Đà Lạt thành hai hội dòng độc lập (Prot. số 0301/2002). Ngày 2-2-2002, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã thiết lập một hội dòng đời sống thánh hiến trong giáo phận của ngài. Đó là ngày khai sinh của Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.

   Nhân sự: Khấn trọn 229, khấn tạm 123, tập sinh 47, tiền tập 20, đệ tử 150.

   Số cộng đoàn: Việt Nam  31, Hoa Kỳ 3, Đài Loan 1.
   Số Nhà Trẻ: Tại Việt Nam 20, Hoa Kỳ 2.  

   Địa chỉ Nhà Mẹ: 
Hội dòng MTG Đà Lạt, 115 Lê Lợi -
Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Đt: 063 864730.
Email: mtgdl@hcm.vnn.vn

   Trụ sở liên lạc tại TP. HCM:
Cộng đoàn Hoàng Anh
448/6 Lê Văn Sỹ, P.14, Q.3
TP. HCM. Đt: 08 9316236.
Phụ trách: Nt. Anna Trần Thị Trúc

   Tổng phụ trách: Nt. Marie Madeleine Hoàng Thị Cúc, sinh 22-12-1946, khấn dòng 10-5-1967.

   Lược sử: Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cải tổ di cư vào Nam được đổi tên là dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm. Dòng này được thiết lập và cải tổ trong địa phận Hà Nội, do hai Đức cha Pierre Gendreau Đông và Đức cha François Chaize Thịnh năm 1938, với sự cộng tác huấn luyện của các nữ kinh sĩ dòng Thánh Augustin.

   Năm 1954, Hội dòng di cư vào Đà Lạt, ngụ tại số 2 đường Huyền Trân Công Chúa.
   Năm 1975, di chuyển Nhà Mẹ và Nhà Tập về Thủ Đức với sự chấp thuận của các đấng bản quyền liên hệ.
   Ngày 29-6-1995, dòng chính thức được đổi tên là Mến Thánh Giá Khiết Tâm thuộc Tổng giáo phận TP. HCM, theo nghị định của Bộ Tu sĩ (văn thư Prot số DD. 2.373 - 1/95).

   Số cộng đoàn: 12 cộng đoàn trong 4 giáo phận: TP. HCM, Đà Lạt, Xuân Lộc, Long Xuyên.

   Nhân sự: khấn trọn 95, khấn tạm 33, tập sinh 12, tiền tập 12, đệ tử 60.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
275 QL.1A, K.P 5
P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 7294629.

   Tổng phụ trách đương nhiệm: Nt. Têrêxa Nguyễn Thị Đáng, sinh 1951, khấn 1978.

 

   Thành lập: Năm 1954, đồng hành với dân tộc và Giáo hội miền Bắc, Hội  dòng Mến Thánh Giá Tân Lập từ Bắc di cư vào Nam vào định cư tại Tân Lập. Sau những năm củng cố và gầy dựng lại, Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Lập được thành lập vào năm 1960.

   Số cộng đoàn: 13 cộng đoàn: Tam Hải, An Sương, Tân Trang, Phú Sơn, Thanh Bình, Quảng Tâm, Phú Hữu, Bình Chiểu, Phú Trung, Hàng Xanh, Long Bình, Tân Mỹ và Houston.

   Nhân sự: khấn trọn 91, khấn tạm 32, tập sinh 15, tiền tập 7, thanh tuyển sinh 42.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
31 đường 28, Kp. 2, P. Bình Trưng Đông,
Q.2, TP. HCM. Đt: 08 7431125
Email: mtgtanlap@hcm.vnn.vn

   Tổng phụ trách đương nhiệm: Nt. Maria Madalena Trần Thị Yên.

 

   Thành lập: Hội dòng Mến Thánh Giá Tân Việt là nhà phước Cổ Việt, được hình thành tại Cổ Việt (giáo phận Thái Bình) năm 1943 do cha Gioan Baotixita Phạm Hưng Thi, thời Đức giám mục Santos Ubierna Ninh và được canh tân để có lời khấn năm 1963.

   Nhân sự: 8 cộng đoàn với số tu sĩ: khấn trọn 54, khấn tạm 19, tập sinh 8, tiền tập 4, đệ tử 57.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
2/2 Lê Lai, P. 12, Q. Tân Bình,
TP. HCM.  Đt: 08 8426307
Email: mtgtanviet@hcm.vnn.vn

   Tổng phụ trách đương nhiệm: Nt. Maria Bùi Thị Mát.

 

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức có nguồn gốc từ các chị nhà phước thuộc giáo phận Bắc Ninh. Năm 1954, một số chị em nhà phước Bắc Ninh đã di cư vào Nam tiếp tục nếp sống tu trì.
   Năm 1961, cha Gioan Baotixita Đào Duy Du, một linh mục gốc Bắc Ninh, giúp chị em nhà phước Bắc Ninh trong Nam cải tổ và đặt viên đá đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất tại Thủ Đức. Được sự đồng ý của Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình và Đức giám mục Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, Hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt giúp huấn luyện các chị em nhà phước Bắc Ninh. Từ đó, chị em cùng tuân giữ Hiến chương và Nội quy của hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.

   Năm 1970, hội dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh ra đời, có Bề trên Cả và Ban Tổng Cố vấn riêng. Từ năm 1975, thiết lập tập viện riêng. 
   Năm 1990, cùng bảy Hội dòng Mến Thánh Giá thuộc Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh thử nghiệm Hiến chương mới.
   Năm 1995, Toà Thánh chấp thuận đổi tên thành dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức.

  Cộng đoàn: Hội dòng có 13 cộng đoàn trên 4 giáo phận TP. Hồ Chí Minh, Xuân Lộc, Cần Thơ và Đà Lạt.

  Nhân sự: khấn trọn 65, khấn tạm 30, tập sinh 10, tiền tập 6, đệ tử 70.

  Địa chỉ Nhà Mẹ:
Khu tu viện: 26, đường 6, Kp. 2
P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Đt: 08 8964001.
Email: khan@bdvn.vnd.net
Khu nhà trường: 32 đường 8, Kp. 2,
P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh. Đt: 08 8960411.

   Tổng phụ trách: Nt. Anna Phạm Thị Khấn, sinh 1953, khấn 1971.

 

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Cầøn Thơ được thành lâäp năm 1975 tại Sóc Trăng, do Đức cha Phaolô Nguyêãn Văn Bình, vị giám mục tiên khởi của giáo phận Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền giáo trong giáo phận.
   Năm 1961, Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hướng dẫn Hội dòng sống theo linh đạo Mến Thánh Giá.

   Ngày 11-5-1971 Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang ký văn bản thành lập dòng và Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận đã phê chuẩn Hiến chương của dòng ngày 16-9-2000, đây là kim chỉ nam hướng dẫn chị em sôáng theo tôn chỉ, mục đích và sứ mạng dòng  Mến Thánh Giá, một hội dòng do Đức  cha Lambert de la Motte sáng lập tại Việt Nam năm 1670.

   Cộng đoàn: Nhà Mẹ tại thị xã Sóc Trăng, 1 cộng đoàn tại 2A Lương Hữu Khánh, quận 1, TP. HCM và 18 cộng đoàn đang phục vụ trong giáo phận Cần Thơ.

   Nhân sự: Khấn trọn 79, khấn tạm 14, tập sinh 11, tiền tập 8, đệ tử 45.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
99 Lương Định Của, thị xã Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng. Đt: 079 820484.
Email: hdmtgct@hcm.vnn.vn

    Tổng phụ trách: Nt. Dorothée Lê Thị Ngọc Anh.

   Trụ sở tại Tp.HCM
2A Lương Hữu Khánh, Q.1, Tp.HCM
Đt: 08 9250727
Phụ trách: Nt. Marie Isidore Võ Thị Ngọc Anh.

 

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Tân An thuộc giáo phận Mỹ Tho, được khai sinh dưới thời Đức giám mục Giuse Trần Văn Thiện.
   Năm 1960, cha Antôn Lê Quang Thạnh được Đức cha Giuse Trần Văn Thiện giao trọng trách lập một dòng nữ cho giáo phận.
   Năm 1965, ngài lại chỉ thị xúc tiến công việc. Giáo phận đã yểm trợ để xây cất cơ sở đầu tiên. Tu viện thành hình và bắt đầu hoạt động.
   Ngày 14-1-1968, tu viện Mến Thánh Giá Tân An được Đức Khâm sứ Toà Thánh Angelo Palmas nhận thực và làm phép. Lúc này tu viện mới có 6 em đệ tử, một nữ tu phụ trách do bề trên tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán gửi đến giúp đỡ Hội dòng Mến Thánh Giá Tân An trong buổi sơ khai.

   Toà Thánh chấp thuận đơn xin phép lập dòng của Đức cha Giuse, Đức Hồng y Angelo Rossi, Tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm hoá các Dân tộc, ký ngày 22-12-1973, theo sắc lệnh số 6632/73.
   Ngày 15-8-1976, Đức cha Giuse Trần Văn Thiện uỷ quyền cho cha Antôn Lê Quang Thạnh nhận lời khấn lần đầu của 8 chị em.
   Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn (20 năm, kể từ sau năm 1975, Hội dòng không có ơn gọi), chị em còn kiên trì trong ơn gọi vẫn tiếp tục khấn lại hàng năm.
   Năm 1988, lầu đầu tiên Hội dòng hân hoan mừng lễ 4 chị khấn trọn do Đức giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam chủ sự.

  Số cộng đoàn: 10 cộng đoàn: giáo điểm Đông Hoà (Tiền Giang), giáo điểm Tân Phước (Tiền Giang), giáo điểm Vĩnh Kim (Tiền Giang), trụ sở Trung Lương (Tiền Giang), giáo điểm Hiệp Hoà (Long An), giáo điểm Văn Hiệp (Long An), giáo điểm Nước Trong (Long An), trụ sở Hậu Nghĩa (Long An), giáo điểm Tân An (Long An), trụ sở Nam Hoà (TP. HCM).

   Nhân sự: khấn trọn 20, khấn tạm 7, tập sinh 12, tiền tập 8, đệ tử 50.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
382 Quốc lộ 1, phường 4,
thị xã Tân An, tỉnh Long An.
Đt: 072 826819
Email: mtgtanan@hcm.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Đinh Thị Mát.

   Trụ sở tại Tp.HCM
22-23/40/9 Dân Tiến, P.6, Tân Bình, Tp. HCM
Đt: 08 9700145
Phụ trách: Nt. Maria Đỗ Thị Thúy Nga

 

   Lược sử: Hội dòng bắt nguồn từ nhà phước Nam An, Liễu Dinh, Kẻ Sặt, Yên Trì, thuộc giáo phận Hải Phòng. Năm 1954, cộng đoàn nhà phước di cư vào Nam, định cư tại Hố Nai.

   Ngày 10-6-1959, Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục Sài Gòn, chấp thuận cho thành lập nhà chính tại Bắc Hải, Hố Nai, Biên Hoà.

   Ngày 26-4-1963, Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình chấp thuận cho cải tổ theo Giáo luật. Với sự giúp đỡ của dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, năm 1964, có 10 chị khấn đầu tiên.

   Ngày 17-2-1976, Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình chấp thuận cho trở thành một Hội dòng độc lập trực thuộc giáo phận Xuân Lộc.

   Ngày 13-7-1995, được Toà Thánh cho phép đổi tên thành dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải - Xuân Lộc.

   Số cộng đoàn: 15

   Nhân sự: Khấn trọn 123, khấn tạm 30, tập sinh 18, đệ tử 55, dự tu 30.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:

48A/40, Kp. 8, P. Hố Nai,

TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Đt: 061 881148 - 886297

Email: dongmtgbhxl@bdvn.vnd.net

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Clara Trần Thị Sâm.

   Trụ sở tại Tp.HCM

69 Sao Mai, P.7, Tân Bình, Tp.HCM

Đt: 08 8427107

   Phụ trách: Nt. Maria Nguyễn Thị Cương

 

   Lược sử: Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết nguyên là một số nữ tu thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Huế. Vì nhà cửa sụp nát trong biến cố 1975, chị em đã di tản vào Hàm Tân, Bình Thuận, và tá túc tại cô nhi viện Trinh Nữ, một cơ sở của Hội dòng, trong giáo xứ Tân Tạo, giáo phận Phan Thiết.

   Ngày 29-10-1983, do quyết định số 5105/83 của Bộ Phúc Âm hoá các Dân tộc, Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám mục giáo phận Phan Thiết, đã chính thức nhận nhóm nữ tu trên nhập tịch, trở thành Hội dòng Mến Thánh Giá của giáo phận. Từ ngày đó, Hội dòng không ngừng phát triển, hoạt động và nỗ lực vươn kịp thời đại để phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và anh em đồng bào.

   Nhân sự: khấn trọn 87, khấn tạm 86, tập sinh 32, tiền tập 40, đệ tử 52, dự tu 64.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
Đội 3, Thôn I, Tân An, HT 5,
Hàm Tân, Bình Thuận.
Đt: 062 870660.
Email: hdmtgpt@yahoo.co.uk

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Anna Nguyễn Thị Tứ, sinh 1948, khấn dòng 1970.

   Trụ sở tại Tp.HCM
62/147A Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, Tp.HCM
Đt: 08 8435551

   Phụ trách: Nt. Anna Nguyễn Thị Kim Oanh

 

   Lược sử: Dòng nữ La San được thành lập năm 1966, tại Sài Gòn, do các sư huynh tỉnh dòng La San Việt Nam thành lập.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Gioan La San, bổn mạng nhà giáo (7-4 và 15-5).

   Mục đích: giáo dục nhân bản và Kitô cho trẻ em, đặc biệt giới trẻ nghèo.

   Hoạt động chính: dạy học.

   Nhân sự: Các cộng đoàn ở Việt Nam: Nha Trang 1, Xuân Lộc 2, Phú Cường 1. Ở nước ngoài: San Jose - USA và Bangkok-Thailand.
   Số tu sĩ ở Việt Nam: khấn trọn 11, khấn tạm 16, tập sinh 11,  thỉnh sinh 18, đệ tử 20.
   Số tu sĩ toàn dòng: khấn trọn 29, khấn tạm 24, tập sinh 13, thỉnh sinh 18, đệ tử 20.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Có lòng yêu trẻ; sẵn sàng dấn thân trong việc giáo dục trẻ nhỏ; từ 18-25 tuổi; học lực tối thiểu hết lớp 12.

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Mary Chindahan Damrong, sinh 1945, khấn 1974.
   Bề trên miền Việt Nam: Nt. Madeleine Vũ Thị Thơ.
   Địa chỉ: 970 XVNT, P.28, q. Bình Thạnh, Tp.HCM
   Điện thoại: 08 5566162

 

   Lược sử: Hội dòng được Đức cha Paul Léo Seitz Kim, giám mục giáo phận Kontum, khai sinh ngày 1-9-1959 tại giáo xứ Tân Hương, giáo phận Kontum. Ngài đã xin Tỉnh dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng giúp đào tạo trong giai đoạn đầu từ 1959-1988.
   Từ năm 1964-1967, chị em được chuyển dần về giáo hạt Ban Mê Thuột, ở tại 70 và 151 Phan Chu Trinh.
Giáo phận Ban Mê Thuột được Toà Thánh thiết lập ngày 22-6-1967 và hội dòng được chuyển giao cho giáo phận mới dưới sự hướng dẫn của Đức tân giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai.

   Qua văn thư của Toà Thánh phê chuẩn Prot. số 2.248/69 ngày 22-4-1969, Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Mai đã công bố sắc lệnh thiết lập dòng ngày 31-5-1969 với danh xưng dòng Chị Em Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình, quen gọi là dòng Nữ Vương Hoà Bình.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, 1-1.

   Châm ngôn: “Sống và truyền rao Tin Mừng Hoà Bình của Chúa Kitô cho mọi người theo gương Đức Maria, Nữ Vương Hoà Bình”.

   Mục đích:
- Mục đích chung: làm sáng danh Chúa và thánh hoá bản thân.
- Mục đích riêng: góp phần xây dựng Nước Trời, bắt đầu trên miền cao nguyên.

   Hoạt động: Chị em sống đời thánh hiến bằng việc cầu nguyện, sống 3 lời khuyên Phúc Âm, ân cần học hỏi theo trách vụ và khả năng được thể hiện qua đời sống huynh đệ cộng đoàn và sứ vụ tông đồ. Chị em thi hành sứ vụ trong các giáo xứ Kinh và dân tộc qua các công tác:
   Cổ vũ học hỏi Thánh Kinh; dạy giáo lý; thi hành công tác xã hội, giáo dục, y tế, cứu tế…; thăm viếng và giúp hoà giải cho các gia đình, xóm làng; dòng cũng lãnh nhận các trách nhiệm khác do đấng bản quyền giáo phận trao phó, tuỳ nhu cầu thời đại và hoàn cảnh địa phương.

   Nhân sự: Dòng hiện có 165 nữ tu có hộ khẩu thường trú.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Học lực: đã tốt nghiệp cấp III,
- Tuổi từ 16-23; sức khoẻ thể lý và tâm lý bình thường, khả năng trí tuệ trung bình, đời sống đạo đức tốt và trí phán đoán quân bình,
- Gia đình đạo đức, không có mầm bệnh di truyền, thần kinh,
- Có tự do và ý thức lựa chọn đời tu,
- Có giấy giới thiệu của cha xứ.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
254 Xô Viết Nghệ Tĩnh,TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk.

Đt: 050 855561- 851156.
Fax: 84 050 851156.
Email: nvhb59@dng.vnn.vn

   Tổng phụ trách: Nt. Marie  Fiat Nguyễn Thị Lương

   Trụ sở tại Tp. HCM
31/11 Hoàng Việt, P.4, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Đt: 08 8456754.

   Phụ trách: Nt. Maria Anna Phạm Tấn Minh Trị.

 

   Lược sử: Khởi đầu dòng mang danh hiệu Thừa Sai Bác Ái, được thành lập năm 1974 do Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngài muốn Hội dòng sống theo gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã mạc khải tình thương của Chúa Cha qua sự sống và cái chết của Người và tinh thần phục vụ người nghèo của Mẹ Têrêxa Calcutta.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Nữ Vương, 22-8.

   Châm ngôn: Làm vơi cơn khát vô tận của Chúa Giêsu trên Thánh Giá vì yêu các linh hồn. Phục vụ vô vị lợi cho những người nghèo nhất trong những người nghèo.

   Tinh thần: Sống hoàn toàn phó thác, tin tưởng, yêu thương và tràn đầy niềm vui như Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong Phúc Âm.

   Hoạt động:
- Chầu Thánh Thể mỗi ngày.
- Sống tình yêu của Chúa trong lời cầu nguyện và sự hiện diện trong cuộc sống giản dị khiêm tốn của Phúc Âm.
- Yêu và phục vụ người nghèo về tinh thần lẫn vật chất, phục hồi nơi họ hình ảnh Chúa Kitô.
- Thăm và giúp các bệnh nhân nan y, AIDS, ma tuý, người hấp hối và đưa Mình Thánh Chúa.
- Mở lớp tình thương xoá mù chữ cho các em nghèo vùng sâu, kinh tế mới và nuôi dạy các em khuyết tật.
- Dạy nghề cho các em thiếu nữ nghèo.
- Giúp nơi trú ngụ cho các em cô nhi nhỏ chưa tự lập được, hoặc những thiếu nữ từ quê lên thành phố làm việc trong các xí nghiệp.
- Nhà mở “Tình Mẹ” giúp các cô gái lỡ lầm sinh con, ngăn chặn sự phá thai.
- Mở nhà trẻ giúp phụ huynh nghèo lao động.

   Cộng đoàn: Hội dòng có 14 cộng đoàn hiện diện trong 7 giáo phận: Ban  Mê Thuột, Phan Thiết, Xuân Lộc, Mỹ Tho, Phú Cường, Long Xuyên, TP. HCM.

   Nhân sự: khấn trọn 24, khấn tạm 25, tập sinh 12, thỉnh sinh 35.

   Điều kiện gia nhập:
- Thiếu nữ Công giáo tuổi từ 18-30,
- Trình độ văn hoá hết lớp 12 trở lên
- Có ước muốn dâng mình cho Chúa qua tinh thần sống nghèo và phục vụ người nghèo.

   Địa chỉ:
428 Huỳnh Văn Bánh, P. 14,
Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
Đt: 08 8454387.

   Bề trên: Nt. Marie Françoise Hà Thị Thanh Tịnh, sinh 1952, khấn 1979.

 

   Lược sử: Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Bùi Chu, gọi tắt là Dòng  Trinh Vương Bùi Chu. Được thiết lập chính thức theo Giáo luật ngày 19-3-1969, do Đức cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh.

   Bản chất: Dòng thuộc quyền giáo phận, giữ các lời khấn công khai: thanh khiết, khó nghèo và vâng phục, sống chung đời huynh đệ, hoạt động tông đồ. Thực hiện việc tông đồ trong các lĩnh vực: dạy giáo lý, mục vụ, giáo dục, y tế, bác ái xã hội...

   Tinh thần: Tinh thần thơ ấu thiêng liêng Phúc Âm. Tinh thần này do cha Bernardo Maria Bùi Khải Hoàn sáng lập, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Nội dung tinh thần: Trở nên con nhỏ của Cha trên trời, nhờ Mẹ Maria, theo gương Chúa Giêsu ấu thơ.

   Nhân sự: khấn trọn 16, khấn tạm 20, tập sinh 15, đệ tử 55.

   Địa chỉ: Liên Thuỷ, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định. Đt: 035 886304. Email: trinhvuongbc@yahoo.co.uk

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Mai Thị Láng.

 

   Lược sử: Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương do Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi ban sắc lệnh thiết lập (Decretum erectionis) ngày 14-9-1953 tại Liên Thuỷ, Bùi Chu với danh hiệu Mến Thánh Giá Bùi Chu.
   Ngày 10-11-1954, ngài uỷ thác cho cha Bernardo Maria Bùi Khải Hoàn, CMC, phụ trách Hội dòng.
   Năm 1959, được Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chấp thuận, cha Bernardo Maria Bùi Khải Hoàn viết Hiến pháp cho dòng và xin đổi danh hiệu Mến Thánh Giá thành dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương (quen gọi dòng Trinh Vương). Với văn thư số 96/66 ngày 28-1-1966 gửi về Toà Tổng giám mục Sài Gòn, Toà Thánh đã chấp thuận Hiến pháp và việc đổi tên dòng. Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình, bằng văn thư số 365/66 ngày 14-5-1966, đã ban sắc lệnh công bố Hiến pháp trên và đổi tên dòng.

   Văn thư số DD 2455–1/98, ngày 18-9-1999, Bộ Tu sĩ đã công nhận Đức cha Lambert de La Motte là vị sáng lập trong lịch sử, và cha Bernardo Maria Bùi Khải Hoàn là vị đồng sáng lập của dòng.

   Bổn mạng: Lễ Đức Maria Nữ Vương, 22-8.

   Mục đích:
- Làm vinh danh Chúa do việc thánh hoá các phần tử trong dòng.
- Thực hiện việc tông đồ trong các lĩnh vực: dạy giáo lý, mục vụ, giáo dục, y tế, bác ái xã hội, cách riêng cho những người nghèo.

   Hoạt động:
- Giáo dục trẻ em, đặc biệt trẻ em dân tộc thiểu số; thăm viếng, giúp đỡ những người nghèo, nhất là anh em dân tộc thiểu số.

   Nhân sự: Gồm 11 cộng đoàn với số tu sĩ khấn trọn 225, khấn tạm 108, tập sinh 66, đệ tử 70.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Thiếu nữ tuổi từ 17-25,
- Đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc trình độ văn hoá tương đương với tuổi,
- Có thiện chí rõ rệt muốn tận hiến cho Chúa,
- Óc phán đoán quân bình và có khả năng sống cộng đoàn,
- Sức khoẻ đủ để chu toàn các trách vụ trong dòng.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
41/2D Tân Tiến, Xuân Thới Đông, Hóc Môn,
TP. HCM. Đt: 08 8910676-7109011
Email: nttsdmtv@hcm.vnn.vn

   Bề trên đương nhiệm: Nt. Maria Nguyễn Thị Thức, sinh 1940, khấn dòng 14-9-1959.

 

   Lược sử: Tu hội do linh mục Louis Marie Parent OMI, sáng lập vào tháng 7-1952 tại Grand Sault, Nouveau Brunswick, Canada.
   Năm 1962: Đức cha Georges-Léon Pelletier (Canada) công nhận là một Tu hội đời.
   Năm 1963: Linh mục Louis Marie Parent đến Việt Nam.
   Năm 1964: được thành lập tại Việt Nam với chị Thérèse Tôn Nữ Gia Hiếu là chị dâng truyền đầu tiên.
   Năm 1969: Chị Thérèse Tôn Nữ Gia Hiếu là trưởng nhóm.
   Năm 1979: Chị Marie Thérèse Mai Thị Kim Tuyến (phụ trách Việt Nam).
   Năm 1984: Hiến pháp được phê chuẩn (chiếu theo Giáo luật, khoản 580) do Thánh Bộ Tu sĩ và các tu hội đời ban hành, tại Roma, ngày 24-3.
   Năm 1990: Chị Marie Đoàn Thị Ngọc Diệp phụ trách hạt Việt Nam.
   Năm 1999: Chị Madeleine Nguyễn Ngọc Thanh phụ trách hạt Việt Nam.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.

   Đặc sủng: “Một tình trạng sẵn sàng vâng theo Thánh ý Chúa Cha để sống  đức ái của Chúa Kitô khắp nơi bằng việc phục vụ với sự trợ giúp của Mẹ Maria”.
Sứ mạng của Tu hội: cũng như Chúa Kitô biểu hiện tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa Cha cho tất cả mọi người bằng cách mạc khải những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa trong thực tại thường nhật.

   Hoạt động tông đồ: Tại môi trường sống và làm việc.

    Các chị Dâng Truyền:
- Là những người nữ, được thánh hiến cho Chúa, cam kết sống Tin Mừng giữa lòng thế gian, sống giữa những môi trường khác nhau, nghề nghiệp do mình tự chọn.
- Làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô giữa lòng xã hội mình đang sống.

   Số cơ sở tại Việt Nam:
88/1 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. HCM.
Đt: 8201731. Fax: 84 08 8200635.
Email: mariangocthanh@yahoo.com

   Nhân sự: Trên toàn thế giới: hơn 600 thành viên hoạt động trên 20 quốc gia. Tại Việt Nam: Khấn trọn 5, khấn tạm 1.

   Điều kiện tuyển chọn:
   Là người Công giáo; không bị ngăn trở về Giáo luật; tuổi từ 20-40; lòng chân thành ước muốn hiến dâng cho Chúa giữa lòng đời; một mức trưởng thành khá; một khả năng tự lập, một sự chuẩn bị chuyên môn hay nghề nghiệp giúp sinh sống.

   Phụ trách: Chị Madeleine Nguyễn Ngọc Thanh, sinh 1955.

 

   Lược sử: Linh mục Marcel Roussel Gall (1910-1984), tuyên uý Hiệp hội Thanh Lao Công ở Besançon năm 1942, đã có sáng kiến thành lập một nhóm các “thiếu nữ Kitô hữu giữa đời”. Ngài dựa vào chứng từ của cha Henry Godin, các tác phẩm của Thánh François de Sales, mẫu gương của Thánh Jeanne d’Arc, tinh thần của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và của dòng Cát Minh, đã thành lập Gia đình Donum Dei ngày 11-2-1950, tại Saint Denis, Pháp.

   Một “Nữ Lao Động Thừa Sai” là một trinh nữ bậc giáo dân, sống tinh thần Cát Minh giữa đời, hiến thân cho tình thương nhân hậu, theo kinh hiến dâng của Thánh Têrêxa thành Lisieux.
   Việc tông đồ dựa vào đoạn Tin Mừng mô tả Chúa Giêsu bên giếng Giacop (x. Ga 4). Năm 1963, Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình đã đón tiếp cha Marcel Roussel Gall và các chị Nữ Lao Động Thừa Sai, tại Sài Gòn, Việt Nam.

   Đặc sủng: “Tìm cách trình bày và lan toả ánh sáng đức tin Kitô giáo trong mọi lĩnh vực của xã hội hôm nay và muốn làm cho mọi người sống trong xã hội biết ân huệ của Thiên Chúa, sự phong phú bất tận của nước hằng sống” (Statuts F.M.D.D-N. 04).

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12.

   Hoạt động: Nhà trẻ và quán cơm bình dân.

   Nhân sự ở Việt Nam: khấn 9, dự tu 20.

   Điều kiện tuyển chọn: Tuổi 18 đến 25, trình độ văn hoá cấp III.

   Địa chỉ: 195/46D Trần Văn Đang, P.11, Q. 3, TP. HCM. Đt: 08 8845202.

   Chị phụ trách: Marie Lys Lê Thị Thuý Lan, sinh 1945.

 

   Lược sử: Tu hội đời Hiện Diện Và Sống được thành lập do bà Marcelle Veyrac, năm 1947, tại Versailles, Pháp. Tu hội có mặt tại Việt Nam năm 1961.

   Bổn mạng: Lễ Truyền Tin, 25-3.

   Châm ngôn: “Tất cả để mến Chúa hơn”.

   Hoạt động tông đồ: tại môi trường sinh hoạt của mỗi thành viên.

   Nhân sự: Tận hiến 39, đoan hứa 6, tập sinh 3, dự tu 3.

   Điều kiện tuyển chọn:
- Tuổi: từ 18 đến 40,
- Văn hoá: lớp 12,
- Có nghề nghiệp nhất định.

  Địa chỉ:
25 Trần Hữu Trang, P. 11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
Đt: 08 8463764.

   Bề trên: Nt. Anna Phan Thị Ngọc Tân.

 

   Lược sử: Linh mục Gioan Baotixita Maria Trần Ngũ Nhạc là người đạo đức, có lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Cha có ý định lập một tu hội sống tận hiến, theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong biến cố truyền tin… Trụ sở đầu tiên được đặt tại giáo xứ An Lạc, giáo phận Sài Gòn (nay là Tổng giáo phận TP. HCM).
   Năm 1967, được phép Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình, lớp tập đầu tiên thành hình (9 người). Dưới sự lãnh đạo của cha Bề trên sáng lập Gioan Baotixita Maria Trần Ngũ Nhạc và cha linh hướng Matthêu Phạm Hảo Kỳ, tu hội dần dần phát triển. Năm 1973, Đức Tổng giám mục Phaolô chính thức ký sắc lệnh thành lập tu hội với danh hiệu: Tu hội Chiến Sĩ Mẹ Maria, với Tu hiến được châu phê tạm thử nghiệm trong 7 năm. Năm 1975, toàn bộ đệ tử và một số chị em khấn (được phép cha bề trên) đã hoàn tục, chỉ còn lại một số nhỏ. Sinh hoạt của Tu hội sau khi đất nước thống nhất, lại lâm vào tình trạng khó khăn… Năm 1983, cha Nhạc qua đời, cha Kỳ kế vị. Ngài lãnh đạo tu hội và soạn bản Hiến pháp tu chính, đổi tên Tu hội Chiến Sĩ Mẹ Maria thành Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa và được Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn ngày 19-2-1987.

   Năm 1994, cha Matthêu qua đời. Linh mục Gioakim Đinh Thực đã điều chỉnh bản Hiến pháp tu chính năm 1987 để theo đúng sơ đồ của Bộ Truyền giáo, và bản Hiến pháp này đã được trình lên Tgm. giáo phận TP. Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, vào tháng 1-1999. Hiện nay, tu hội đang theo tinh thần của bản Hiến pháp này.

   Bổn mạng: Bổn mạng chính: Lễ Truyền Tin, 25-3. Bổn mạng nhì: Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12. Lễ Thánh Giuse, 19-3.

   Linh đạo: Tu hội sống theo tinh thần tận hiến của Đức Giêsu lúc nhập  thể và của Đức Maria lúc truyền tin, theo gương tận hiến của Thánh Grignon de Montfort, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và hội Legio Mariae.

   Mục đích:
- Việc thánh hoá bản thân nhờ sống đạo chính truyền được hoàn bị hoá nhờ sống ba lời khấn và sống đời tận hiến.
- Làm tông đồ bằng đời sống hoà nhập vào mọi môi trường xã hội như muối, ánh sáng và men giữa đời.

   Tôn chỉ: Sống bác ái không giả tạo (Rm 12,9; 2 Cr 6,6).

   Hoạt động: Sống giữa đời với những nghề nghiệp: giáo dục, y tế, công nhân viên và các nghề lương thiện khác.

   Mục vụ: thừa tác viên, dạy giáo lý, Legio Mariae, ca đoàn, thăm viếng bệnh nhân.

   Số cộng đoàn: Vì là tu hội đời, các thành viên không buộc phải sống thành cộng đoàn. Tuy nhiên, mỗi miền đều có trụ sở để chị em trong vùng có thể đến sinh hoạt, dự các khoá huấn luyện. Tu hội có 2 nhà miền và một nhà nhánh.

   Nhân sự: Khấn trọn 44, khấn tạm 27, tập sinh 22.

   Điều kiện gia nhập :
- Từ 16 đến 30 tuổi,
- Văn hoá: tối thiểu lớp 12,
- Giấy giới thiệu của cha xứ,
- Trên 25 tuổi phải có nghề nghiệp ổn định.

   Địa chỉ Nhà chính:
6/17 Cách Mạng Tháng 8, P. 5, Q.Tân Bình, TP. HCM.
Đt: 08 8424791.
Fax: 840 8 9907455.
Email:  tuhoinoty@hcm.vnn.vn

   Bề trên: Maria Fiat Hoàng Thị Hồng Trang, sinh 1955, khấn dòng 1971.

 

   Lược sử: Tu hội Tôi Tá Thánh Tâm do linh mục Gioan Phạm Kim Xuyến, sáng lập theo tinh thần Tông sắc Provida Mater của Đức Giáo hoàng Piô XII và được Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình duyệt y Hiến pháp, Quy luật và phê chuẩn việc thiết lập Tu hội bằng Nghị định số 061/62 ký ngày 1-3-1962.
Năm 1995, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, giám quản Tổng giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh đã chính thức thiết lập tu hội, châu phê bản Hiến pháp và Quy luật bằng sắc lệnh ký ngày 3-5-1995.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Gia, Chủ nhật sau lễ Giáng Sinh.

   Châm ngôn: Xin vâng.

   Mục đích:
- Nhằm hướng dẫn thành viên sống thánh hiến ngay giữa lòng đời, trực tiếp gây ảnh hưởng đời sống thánh hiến vào những thực tại trần thế để hằng ngày làm chứng cho Chúa bằng tình thương ngay tại môi trường xã hội và nghề nghiệp.
- Nâng đỡ những ơn gọi vì hoàn cảnh không thể thực hiện nơi các tu viện.

   Hoạt động: Thành viên tu hội Tôi Tá Thánh Tâm hoạt động dưới nhiều hình thức, tuỳ theo nhu cầu hoàn cảnh xã hội địa phương đòi hỏi: tôn giáo, giáo dục, xã hội.

   Các cộng đoàn: Tu hội có 8 cộng đoàn: Bình An, Chí Hoà, Thủ Đức, Phú Nhuận, Thị Nghè (Tổng giáo phận TP. HCM); Lạc An (GP. Phú Cường); Lộc Thanh (GP. Đà Lạt), Tân An (GP. Mỹ Tho).

   Nhân sự: Khấn trọn 8, khấn tạm 28, tập sinh 15, thỉnh sinh 11. Ngoài ra còn có 13 thành viên Gia đình Thánh Tâm trực thuộc Tu hội, sống theo mục đích và tinh thần, cộng tác nhiệt tình vào công việc tông đồ của Tu hội nhưng không cam kết sống theo lời khuyên Phúc Âm.

   Điều kiện gia nhập: Có một nghề, tuổi từ 18-35, học hết cấp II. Xin liên lạc với chị điều hành tổng quyền.

   Trụ sở tu hội:
Tu Hội Tôi Tá Thánh Tâm,
1073/86 Cư xá Tự Do, CMTT 8, P. 7
Q. Tân Bình, TP. HCM.
Đt: 08 8658009.

   Điều hành tổng quyền: Chị Catarina Trần Thị Tịnh.

 

   Lược sử: Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn được thành lập năm 1633 tại Pháp, do Thánh Vincent de Paul (1581-1660) và Thánh nữ Louise de Marillac (1591-1660), là một tu đoàn tông đồ, thuộc quyền giáo hoàng.

   Bổn mạng: Lễ Thánh Vincent de Paul, 27-9.

   Mục đích: Tôn vinh Chúa Giêsu Kitô như nguồn mạch và khuôn mẫu của mọi thứ bác ái, bằng cách phục vụ Người về thể xác và tinh thần nơi bản thân những người nghèo khổ.

   Hoạt động chính của dòng: Phục vụ người nghèo.

   Số cộng đoàn: ở Việt Nam có 49 cộng đoàn và 8 thí điểm truyền giáo và 1 chi nhánh.

   Nhân sự: Số tu sĩ ở Việt Nam đã khấn và lập lại hằng năm 354, sau tập viện 97, tập sinh 56, đệ tử 74, dự tu 225.
   Số tu sĩ trên toàn thế giới: 23.281 phục vụ người nghèo tại 93 quốc gia (2002).

   Điều kiện cơ bản: Thiếu nữ từ 18 tuổi trở lên, lành mạnh về thể xác và tinh thần, có ý hướng ngay lành, tốt nghiệp phổ thông trung học.

   Địa chỉ Nhà Mẹ:
140 rue du Bac,
75340 Paris Cedex 07, France.

   Địa chỉ nhà Tỉnh Dòng:
42 Tú Xương, Q.3, TP. HCM.
Đt: 08 9325582.
Fax: 84 08 9325940.

   Bề trên Giám tỉnh: Nt. Justina Trần Thị Tươi, sinh 1951, khấn 1976.

 

   Lược  sử: Hội dòng Chị em Ảnh Phép LạÏ bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa đối với người dân tộc tại giáo phận Kontum và được Đức Mẹ Maria dẫn dắt trong bàn tay nhân hậu, qua những thăng trầm của giáo phận đến hôm nay. Hội dòng đã chuẩn bị từ lâu và đã được Toà Thánh chuẩn y ngày 3-2-1947. Giám mục bản quyền giáo phận, Đức cha Jean Liévin Sion Khâm, chính thức công bố thành lập ngày 6-4-1947, với danh xưng là “Filles de la Médaille Miraculeuse” và được dịch là Chị Em Ảnh Phép LạÏ.

   Bổn mạng: Chị Em Ảnh Phép Lạ chuyên chăm noi gương Đức Trinh Nữ Maria và đặc biệt chọn ngày 21-11 là ngày bổn mạng của dòng.

   Mục đích: “Hội dòng này có mục đích tạo điều kiện cho các em thiếu nữ Công giáo người dân tộc đạt đến môät đời sống tu sĩ chân thật, trong khung cảnh thích hợp với khả năng và tâm tính của họ” (Báo cáo của Hội dòng gửi Đức Khâm sứ Toà Thánh tại Việt Nam ngày 10-6-1971).

   Điều kiện tuyển chọn:
- Khoẻ mạnh về mặt thể chất và tinh thần.
- Có ý hướng ngay lành.
- Có khả năng trở nên một con người trưởng thành về mặt nhân bản và tôn giáo để sống trong tập thể, thực thi các sinh hoạt của cộng đoàn (HP số 56).
- Ứng sinh phải qua lớp 12.

   Nhân sự: 56 chị đã khấn và khấn từng năm và một số đệ tử.

   Địa chỉ:
14 Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất,
Thị xã Kontum. Đt: 060 863240
Email: anhphepla@dng.vnn.vn

    Chị Tổng phụ trách: Michel Y Ngệt, 35 năm khấn dòng.

 

   Lược sử:
   - Ngày 2-2-1949, linh mục Micae Maria Nguyễn Khắc Tước (tức Việt Anh), khởi sự thành lập Tu hội tại giáo phận Thái Bình, Bắc Việt.
   - Ngày 1-11-1980, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giám mục giáo phận Đà Lạt, châu phê Hiến pháp Tu hội.
   - Ngày 25-3-1998, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ban hành nghị định chính thức thiết lập Tu hội Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo theo Giáo luật.

   Bổn mạng: Lễ Đức Mẹ Truyền Tin, 25-3.

   Mục đích:
- Tận hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể và Đức Maria, Mẹ của lời “xin vâng”,
- Làm tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo,
- Truyền giáo cho lương dân.

   Hoạt động: Làm tông đồ truyền giáo đặc biệt cho người nghèo.

   Nhân sự: Khấn vĩnh viễn 44, khấn tạm 21, tập sinh 16, đệ tử: 35.
   Số thành viên ở hải ngoại: 15.

  Điều kiện tuyển chọn:
- Tuổi: ít nhất 18 tuổi.
- Có sức khoẻ thể lý.
- Có ý ngay lành muốn gia nhập vĩnh viễn vào tu hội và tận hiến cho Thiên Chúa bằng lời khấn tư để phục vụ Hội Thánh.
- Thường phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

   Địa chỉ Nhà Mẹ: 403 ấp Tân Hà, xã Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đt: 063 862177.

   Bề trên đương nhiệm: Maria Bùi Thị Hương Lan, sinh 1954.

   Trụ sở tại Tp. HCM
59/3/14 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Phụ trách: Nt. Maria Bùi Thị Lụa.

 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net