GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055372586
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Công cuá»™c cải tổ lá»… nghi Tuần Thánh?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ 
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 04.06.2009    Tiêu đề: Công cuá»™c cải tổ lá»… nghi Tuần Thánh? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÔNG CUỘC CẢI TỔ
LỄ NGHI TUẦN THÁNH
DO ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII
THỰC HIỆN VÀO NĂM 1955

Đức ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả


Mỗi năm chúng ta bước vào Tuần thánh và Tam nhật vượt qua. Nhiều lần chúng ta đã nói về lễ nghi và ý nghĩa của những ngày trọng đại này. Hôm nay con muốn hỏi thêm về công cuộc canh tân Tuần thánh của Đức Giáo Hoàng Piô XII. Vậy cuộc canh tân này đã được tiến hành như thế nào và ý nghĩa của công cuộc này là gì ?

Câu hỏi này xem ra có vẻ không còn thời sự, vì công việc này đã thực hiện hơn 50 năm nay. Nghĩa là vào năm 1951, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã cho cải tổ lễ nghi Vọng Phục sinh vào Thứ bảy Tuần thánh. Rồi vào năm 1955, Ngài lại cho cải tổ lễ nghi Tuần thánh. Sau đó trong công cuộc canh tân phụng vụ theo chỉ thị của Công đồng chung Vaticanô II, Sách lễ Rôma đã được tu chính và công bố nắm 1970. Các lễ nghi Tuần thánh và Vọng phục sinh cũng đã được đưa vào đó như chúng ta hiện cử hành ngày nay. Như vậy câu hỏi của Chị có tính cách tìm hiểu lịch sử hơn là có mục đích giúp tín hữu cử hành Tuần thánh cách sốt sắng và tích cực.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm mục vụ, thì cho dù lễ nghi Tuần thánh đã được canh tân cách đây gần 50 năm, việc cử hành lễ nghi này xem ra vẫn chưa được chú trọng cho đủ. Vì vậy việc tìm hiểu lại công cuộc canh tân Tuần thánh do Đức Giáo Hoàng Piô XII vẫn còn có tính cách thiết thực và hữu ích. Vì thế chúng ta tiếp tục tìm hiểu công cuộc canh tân này.

Ngày 9 tháng 2 năm 1951, theo lệnh của Đức Thánh Cha Piô XII, Bộ Lễ nghi đã công bố việc canh tân lễ nghi đêm Vọng Phục sinh và Thứ bảy Tuần thánh. Rồi ngày16 tháng tháng 11 năm, cũng theo lệnh của Đức Thánh Cha Piô XII, Bộ Lễ nghi đã ra sắc lệnh công bố lễ nghi cử hành Tuần thánh.

Kết quả của hai công cuộc canh tân này đã do những dò dẫm, những tìm tòi nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn về lịch sử phụng vụ, về thần học việc cử hành Tuần thánh và Lễ nghi Vọng Phục sinh. Đây cũng là những kết quả chín mùi của phong trào phụng vụ trong gần 50 năm trước đó. Rồi nhiều vị mục tử ở các Giáo hội địa phương đã xin Đức Thánh Cha cho thực hiện công việc canh tân quan trọng và hữu ích này. Chính bản thân Đức Thánh Cha Piô XII, Ngài cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến về việc canh tân phụng vụ như cho dùng tiếng bản xứ trong việc cử hành một vài phần các bí tích; nhất là việc xử dụng công thức mới để truyền chức thánh giám mục, linh mục vá phó tế, cũng như cử chỉ đặt tay kèm theo. Đàng khác Đức Piô XII cũng đã công bố những thông điệp quan trọng về phụng vụ, về học hỏi kinh thánh, vế Giáo hội học, là những văn kiện làm nền tảng cho việc canh tân phụng vụ mà Công đồng Vaticanô II đã thực hiện.

Trên đây là cơ hội đưa đến công cuộc cải tổ, canh tân Lễ nghi Tuần thánh và Lễ nghi Vọng phục sinh. Nhưng còn có những lý do khác đưa tới việc cải tổ này.

Đọc hai sắc lệnh liên hệ tới việc cải tổ Lễ Nghi Tuần thánh và Vọng Phục sinh, chúng ta nhận ra được ý nghĩa và lý do của việc canh tân này.

Về Đêm Vọng phục sinh, có lý do thần học phụng vụ, vì lễ nghi này là buổi cử hành việc canh thức đón chờ Chúa Kitô phục sinh. Thánh Augustinô đã nói Đêm canh thức này là buổi cử hành quan trọng nhất trong các buổi canh thức khác trong Năm phụng vụ. Vì thế từ thời xa xưa, Giáo hội đã cử hành đêm vọng này một cách hết sức trọng thể.

Còn về Lễ nghi Tuần thánh, sắc lệnh cũng đưa ra lý do như sau: tuần thánh tưởng niệm những mầu nhiệm thật lớn lao cao trọng của công cuộc cứu rỗi nhân loại, đó là mầu nhiệm tử nạn, sống lại của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Việc cử hành các mầu nhiệm này được thực hiện nhất là trong Tam nhật thánh, khi tưởng niệm Chúa Kitô chịu đóng đinh, chịu chôn trong mồ và rồi sống lại, trong ngày thứ sáu, thứ bảy và Chúa Nhật. Sau đó còn cử hành thêm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể trong thánh lễ chiều thứ năm Tuần thánh. Việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem cũng được kính nhớ và cử hành cách trọng thể vào Chúa Nhật đầu Tuần Thánh, cũng gọi là Chúa nhật Lễ Lá. Ngay thừ thời các tông đồ, Giáo hội đã lo lắng để cử hành các mầu nhiệm này một cách đặc biệt, với những lễ nghi hết sức trọng thể và kéo dài lâu hơn.

Như vậy hai sắc lệnh về việc cải tổ Đêm Vọng Phục sinh và Tuần thánh đã nói tới nội dung của việc cử hành trong các ngày trọng đại này. Đó là điều mà Đức Giáo hoàng Piô XII muốn nhắc nhở các tín hữu khi đi tham dự lễ nghi các ngày này.

Hai sắc lệnh trên có nói về mục đích của việc cải tổ Lễ nghi Vọng Phục sinh và Lễ nghi Tuần thánh. Và đây là những điều Đức Giáo Hoàng Piô XII nhắm tới mà chúng ta đọc được trong hai sắc lệnh này.

Đối với Lễ nghi Vọng Phục sinh, việc cải tổ có mục đích đem lại vẻ huy hoàng của chính Lễ nghi này và tính cách đúng thực về thời gian, như đã có từ xưa, tức là cử hành vào lúc đêm, để cho thấy Giáo Hội canh thức, hát thánh ca và chờ đợi Chúa Kitô sống lại. Xuyên qua thời gian, Lễ nghi Vọng Phục sinh đã được dịch vào lúc trước kinh chiều, rồi sau đó, cử hành vào các giờ sau trưa ; có thời đại Lễ nghi này lại được cử hành vào lúc cả sáng thứ bảy tuần thánh. Bây giờ Lễ nghi Vọng Phục sinh cử hành vào lúc mặt trời lặn, và không sau lúc hừng đông.

Đối với Lễ Nghi Tuần thánh, mục đích cải tổ là để lấy lại tính cách đúng thực của việc cử hành này. Vào thời Trung cổ, Lễ nghi đã được cử hành vào buổi sáng thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Cử hành như thế làm tổn thương tới chính buổi cử hành phụng vụ và làm xáo trộn cơ cấu của buổi cử hành. Các kinh cũng không còn đúng, vì đã đọc vào lúc khác. Các biểu hiệu cũng thế cũng mất ý nghĩa của chúng.

Đối với cả hai Lễ nghi Vọng Phục sinh và Tuần thánh, việc cải tổ này còn có một mục đích khác, đó là để tín hữu có thể tham dự đông đảo hơn. Vì từ năm 1624, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII đã không còn cho ngày thứ năm và thứ sáu là ngày nghỉ lễ. Rồi xã hội ngày nay, vấn đề này cũng gây khó khăn cho tín hữu để có thể tham dự các lễ nghi Tuần thánh.

Đức Piô XII khi cho cải tổ Lễ nghi Vọng Phục sinh và đem áp dụng, đã thấy kết quả thật là tốt đẹp, nên Ngài đã cho cải tổ tiếp Lễ nghi Tuần thánh. Công đồng Vaticanô II đã tiếp nhận công cuộc cải tổ này cách trọn vẹn, đã đưa vào trong Sách lễ Rôma năm 1970. Đồng thời Công đồng cũng lồng Lễ nghi Vọng Phục sinh và Lễ Nghi Tuần thánh vào trong khung chung của Năm phụng vụ, nghĩa là Tam Nhật thánh và Tuần thánh là tột đỉnh của Năm phụng vụ, vì cử hành các mầu nhiệm quan trọng của công cuộc cứu rỗi nhân loại.

Trong Sách lễ Rôma năm 1970, phần Tuần thánh và Tam nhật thánh được trình bày một cách đặc biệt hơn, với những chỉ dẫn chữ đỏ riêng biệt, liên hệ tới các thừa tác viên, các lễ nghi, các bản văn, các bài đọc sách thánh, các biểu hiệu, cho từng phần, từng ngày. Năm 1988, Bộ Phụng Tự đã gửi một thư luân lưu đến các Hội đồng Giám mục về việc chuẩn bị và việc mừng lễ phục sinh, để xin các giám mục lưu tâm các giám mục về việc cử hành những ngày quan trịng nhất trong năm phụng vụ.

Về khía cạnh mục vụ, ta có những điểm đáng ghi nhận rút ra từ công cuộc cải tổ Lễ nghi Vọng phục sinh và Tuần thánh của Đức Giáo hoàng Piô XII ?

Về lễ nghi, chúng ta đã ghi nhận trong Sách Lễ Rôma năm 1970, vì Sách lễ này đã lấy lại hoàn toàn cơ cấu và lễ nghi của thời Đức Piô XII.

Về khía cạnh mục vụ, trên đây chúng ta đã nhận ra lý do mục vụ của công cuộc canh tân này là để tín hữu có thể dẽ dàng tham dự các lễ nghi Tuân thánh và tham dự đông đảo.

Ở đây tôi chỉ nhắc lại một vài điểm thực tế hơn.

1. Trước tiên, chúng ta hãy tôn trọng thời gian tính của mỗi buổi cử hành Lễ nghi Tuần thánh. Sách Lễ Rôma, Sách Lễ nghi dành cho các giám mục, đã cho chúng ta thời gian rõ ràng, và giới hạn trước sau, không được sớm quá, không được muộn quá.

2. Cố gắng hết sức cử hành đúng như sự sắp xếp của Lễ Nghi, về các bản văn, về các bài sách thánh, về thánh ca phải hát trong từng lễ nghi. Như việc đọc 9 bài Sách thánh trong đêm Vọng Phục sinh. Có thể đọc ít hơn, nhưng nếu không có lý do nào quan trọng, thì không nên bỏ qua một số bài. Vì các bài sách thánh có liên hệ với nhau trong mỗi buổi cử hành. Việc rửa tội ít là trẻ em trong Đêm Vọng Phục sinh.

3. Cần có đủ các người giúp lễ, các người đọc sách, ca đoàn, người hát đáp ca, các phó tế hay ca viên hát bài thương khó, phó tế hay ca viên hát bài công bố Phục sinh.

4. Các chữ đỏ về bàn thờ, về nhà tạm Mình thánh, về thánh giá để hôn kính, về việc rửa tội trong Đêm Vọng Phục sinh, về nến cầm, về hương, lửa, nến phục sinh, về việc rửa chân... cần đọc để hiểu rõ ý nghĩa và giữa cho đúng. Mỗi giáo xứ ngày nay đã có một vị chưởng nghi lo công việc này.

5. Các linh mục, phó tế, các thừa tác viên giúp lễ, đọc sách phải đọc trước lễ nghi cử hành, tập lễ nghi trước, và dọn bài đọc. Như vậy sẽ hiểu ý nghĩa từng lễ nghi cử hành, cơ cấu và thi hành cách ý thức. Tránh những sáng kiến không được phép. Khi cử hành, cần giữ thái độ hồi tâm, chú ý sốt sắng. Tránh hết sức d8ạn bảo điều này điều nọ trong lúc cử hành. Nếu cần thì nói cách nghiêm trang, nhỏ nhẹ và kín đáo.

6. Làm thế nào để tín hữu hiểu được ý nghĩa của Tuần thánh, các lễ nghi, các bản văn... Nếu được thì giải thích trước. Cùng lắm mới dùng tới người dẫn lễ. Nhưng người này phải hết sức ít lời, dọn sẵn điều phải nói. Và đừng nói những gì linh mục sẽ đọc, sẽ nói...


Theo: http://www.simonhoadalat.com

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Giáo Luật, Phụng Vụ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net