GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 40
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 040
 Lượt tr.cập 055495926
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tầm quan trọng của việc giảng dạy Giáo lý

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Người đăng Thông điệp
hoangquynh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 02/06/2009
Bài gửi: 7
Số lần cám ơn: 18
Được cám ơn 4 lần trong 4 bài viết

Bài gửigửi: 03.06.2009    Tiêu đề: Tầm quan trọng của việc giảng dạy Giáo lý Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY GIÁO LÝ

Trong mỗi giáo xứ, có rất nhiều công việc các hội đoàn khác nhau: ca đoàn, Legio Mariae, giới trẻ, hiền mẫu, gia trưởng … Tuy nhiên, việc giảng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi và thanh thiếu niên (gọi chung là các em) không kém phần quan trọng. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu, vì như chúng ta đã biết dạy Giáo lý là trình bày Lời Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động cho các tín hữu nói chung, đặc biệt là các em hiểu và sống đức tin, thể hiện qua hai chiều kích là sống tốt với tha nhân và sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Do đó, để thực hiện được chương trình này trong suốt một năm học cũng như về lâu dài, trước tiên cần có nhân sự, cũng như các phương tiện trợ giúp cần thiết.

Trong một giáo xứ, trách nhiệm tối cao thuộc về cha quản xứ, với tư cách là cánh tay nối dài của giám mục. Tuy nhiên, về mảng giảng dạy giáo lý cho các em, cha quản xứ cũng cần đến các giáo lý viên là những cộng tác viên không thể thiếu. Chính vì thế, công việc quan tâm đào tạo đội ngũ giáo lý viên là việc làm cần thiết trong các giáo xứ.

II. CÔNG VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN

1/ Tầm quan trọng của giáo lý viên

Giáo lý viên đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc Phúc Âm hoá qua các thế kỷ. Ngày nay, họ vẫn được coi là “những người rao giảng Tin Mừng không thể thay thế” (xem Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ). Do đó, để giáo lý viên có thể chu toàn sứ mạng cao cả nói trên, cần chuẩn bị cho họ hành trang kiến thức đặc biệt qua các khoá huấn luyện, bởi vì mọi hoạt động tông đồ mà không do những người đã được huấn luyện hẳn hoi gánh vác thì sẽ dẫn đến thất bại.

Việc huấn luyện giáo lý viên đòi hỏi sự bao quát và chuyên biệt. Bao quát nghĩa là bao gồm tất cả mọi chiều kích của giáo lý viên. Chuyên biệt nghĩa là phù hợp với những đặc trưng của công tác mà giáo lý viên được kêu gọi để làm thay thế cho các mục tử.

Cụ thể của việc đào tạo giáo lý viên là: đào tạo kiến thức Giáo lý, đào tạo về nhân bản, cũng như các kỹ năng sinh hoạt. Mục đích của việc dạy Giáo lý phải dẫn đến sự trưởng thành đức tin, thể hiện qua mối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân, cho nên chính các giáo lý viên phải có kinh nghiệm này trước đã, nghĩa là phải có một đời sống thiêng liêng sâu sắc: tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận bí tích giao hoà, tham gia các buổi tĩnh tâm …

2/ Những quyền lợi cho giáo lý viên

Trong giáo xứ, người được cha quản xứ bổ nhiệm làm trưởng Ban Giáo Lý phải giữ vai trò cầu nối giữa cha quản xứ và các giáo lý viên, nhất là nói thay cho họ những tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi và khó khăn để cho cha quản xứ quan tâm đúng mức. Trong vai trò là những người giáo dục đức tin, và cộng sự viên của cha quản xứ, các giáo lý viên hoàn toàn có quyền được quan tâm thích đáng về tinh thần cũng như về vật chất. Vì vậy, giữa các hội đoàn trong giáo xứ, giáo lý viên đương nhiên nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ cha quản xứ. Song song với sự nâng đỡ về tinh thần, cũng phải lập một quỹ về tài chính dành cho việc đào tạo, cũng như công tác giảng dạy Giáo lý cho các em.

Việc trả thù lao cho giáo lý viên phải được ghi nhận như một vấn đề công bằng, chứ không phải là một vấn đề trả thù lao tự do. Giáo lý viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư phải được trả thù lao theo những quy định chính xác, được ấn định ở cấp bậc giáo phận, và giáo xứ. Đặc biệt phải lưu tâm đến những giáo lý viên đau yếu, tàn phế, hoặc lớn tuổi (xem phần III, SÁCH HƯỚNG DẪN GIÁO LÝ VIÊN, một văn kiện Toà Thánh về việc định hướng cho ơn gọi, huấn luyện và thăng tiến giáo lý viên trong các miền truyền giáo thuộc THÁNH BỘ PHÚC ÂM HOÁ CÁC DÂN TỘC, Vatican 1993).

Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là kêu gọi những người có công việc ổn định, sẵn sàng cam kết trong việc dấn thân giảng dạy Giáo lý mà không nhận thù lao. Ngoài ra, với điều kiện thuận lợi đó, những giáo lý viên này sẽ an tâm cộng tác với cha quản xứ trong lãnh vực giáo lý lâu dài hơn.

III. THÀNH LẬP BAN BẢO TRỢ

Thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hết sức cần thiết. Chính họ là người đóng góp, hoặc vận động người khác đóng góp để gây quỹ cho Ban Giáo Lý. Trong suốt một năm học, có rất nhiều dịp cần phải chi phí: dịp khải giảng, các đợt thi đua trong mùa Giáng Sinh và Phục Sinh, tổng kết phát thưởng cuối khoá, mừng lễ bổn mạng giáo lý viên … Về nguyên tắc việc gây quỹ Giáo lý đến từ nhiều phía, trong đó có cả phía cha mẹ các em thiếu nhi, nhưng hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và tuỳ tâm. Do đó, số thu từ phía cha mẹ các em thiếu nhi chưa đủ cho công việc giảng dạy trong suốt một năm, và như vậy việc thành lập Ban Bảo Trợ là việc làm hoàn toàn thiết thực.

IV. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG MỘT NĂM HỌC

1/ Công tác chuẩn bị

a- Thông báo khai giảng khoá Giáo lý

Một tháng trước khi khai giảng khoá Giáo lý, cần thông báo trên các phương tiện thông tin của giáo xứ, kết hợp với việc nhắc nhở của cha quản xứ trong từng thánh lễ ngày Chúa Nhật suốt cả tháng đó, đồng thời gần ngày khai giảng nên nhắc các em hoặc các bậc phụ huynh đến lãnh phiếu đăng ký học giáo lý.

Khi đã nhận được các phiếu đăng ký, cho phép chúng ta chia các em thành các khối và từng lớp trong mỗi khối theo độ tuổi. Cụ thể như sau:

+ Khối Khai Tâm bao gồm các lớp: Vườn Trẻ (6 tuổi); Khai Tâm 1 (7 tuổi) và Khai Tâm 2 (8 tuổi).
+ Khối Rước lễ bao gồm các lớp: Dự bị Rước Lễ (9 tuổi); Rước Lễ (10 tuổi).
+ Khối Thêm Sức bao gồm các lớp: Dự bị Thêm Sức (11 tuổi); Thêm Sức (12 tuổi).
+ Khối Kinh Thánh bao gồm các lớp: Tân Ước (13 tuổi); Cựu Ước (14 tuổi).
+ Khối Bao Đồng bao gồm các lớp: Phụng vụ Bí tích (15 tuổi); Giáo Hội (16 tuổi); và Bao Đồng (17 tuổi).

Như vậy, việc dạy Giáo lý không tập trung cho khối Rước Lễ và Thêm sức, mà vẫn phải duy trì các khối trước và sau đó. Trước đó, tức là khối Khai Tâm, ở khối này chưa đặt nặng vấn đề học hỏi Giáo lý một cách bài bản, mà chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với việc học hỏi Giáo lý sơ khởi. Cũng vậy, sau khi chịu phép Thêm Sức, các em thường có khuynh hướng ngưng học Giáo lý và thế là thời gian tiếp theo các em bị bỏ rơi. Việc mở các lớp trong khối bao đồng, giúp các em có một hành trang kiến thức sống đạo một cách toàn diện để bước vào đời, sống chứng nhân trong môi trường mình sống và làm việc.

Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh từng nơi, có thể linh hoạt trong việc tăng hay giảm độ tuổi và thời gian theo học giáo lý của các em trong mỗi khối. Cần căn cứ vào hai điểm mốc chính, đó là việc ấn định độ tuổi cho các em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể lần đầu và lãnh nhận Bí tích Thêm Sức để tiến hành quá trình giảng dạy giáo lý cách toàn diện và liên tục được áp dụng cho các em từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc việc học hỏi giáo lý.

b- Thành lập Ban Giáo Lý

Đi đôi với việc phát phiếu đăng ký học Giáo lý cho các em thiếu nhi, cũng cần củng cố các ban điều phối cho năm học mới. Trước hết, về đội ngũ giáo lý viên cũng cần đăng ký và bổ sung các thành viên mới. Khi đã nắm được con số cụ thể, bắt đầu chia các ban: Thủ Quỹ, Sinh Hoạt, Khánh Tiết, Giám Học và các giáo lý viên phụ trách và giảng dạy trong các lớp của từng khối. Tiếp đến, lập chương trình tổng quát cho một năm: về giờ giấc, ngày khai giảng và bế giảng, chủ đề của năm học, các dịp thi đua trong các mùa Phụng Vụ, các buổi hội chợ văn nghệ và trại hè, thống nhất giáo án trong mỗi lớp học, ấn định các khóa họp hàng tháng để rút ưu khuyết cũng như thực hiện các bước

tiếp theo của một tương lai gần, cũng như tạo điều kiện huấn luyện giáo lý viên kèm theo.

2/ Khai giảng

Nên tổ chức lễ khai giảng vào thánh lễ Chúa nhật và cử hành cách trang trọng hơn hẳn so với các thánh lễ Chúa nhật khác để tạo ấn tượng cho các em trong một niên khoá Giáo lý mới. Trong thánh lễ này, ngoài các em và các giáo lý viên, cũng mời các bậc cha mẹ của các em, các thành viên Ban Bảo Trợ, và các vị trong Hội Đồng Giáo Xứ, để các em thấy được sự quan tâm của hết thảy mọi người dành cho mình. Trước thánh lễ, tổ chức cho các em từng lớp trong khối, ăn mặc đồng phục gọn gàng xếp hàng ở cuối nhà thờ để rước cha chủ tế vào dâng thánh lễ. Sau bài giảng, bố trí một người đại diện các giáo lý viên, một đại diện cho các em đọc lời tuyên thệ của giáo lý viên và của các em học giáo lý. Làm như vậy, về phía các giáo lý viên sẽ ý thức được việc giảng dạy Giáo lý của mình, còn về phía các em điều đó sẽ giúp các em siêng năng học Giáo lý và có thói quen tập luyện các đức tính nhân bản.

3/ Các dịp thi đua tương ứng với các mùa Phụng Vụ

Để các em làm quen với Năm Phụng Vụ nói chung, cách riêng hai Mùa chính trong năm và ý thức được việc Hội Thánh cử hành các mùa Phụng vụ, Ban Giáo Lý nên phát động phong trào thi đua, như: siêng năng tham dự thánh lễ, viết thư cho Chúa Hài Đồng trong mùa Giáng Sinh, làm việc bác ái và sửa chữa tật xấu trong Mùa Chay. Sau mỗi đợt thi đua, đều có tổng kết phát thưởng. Tuy có thể ở vào độ tuổi của các em, mục đích thi hành các việc trên xuất phát từ động lực thích các phần thưởng, nhưng đó là điều cần thiết để tập cho các em thói quen tham gia các buổi cử hành Phụng Vụ, và nắm bắt được ý nghĩa của từng Mùa, nhất là Mùa Giáng Sinh và Phục sinh với hai biến cố quan trọng nhất liên quan đến sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu.

4/ Bế giảng

Sau một năm học hành vất vả của các em, cho nên lễ bế giảng cũng cần được tổ chức long trọng không kém lễ khai giảng. Đây là dịp để nêu lên những cố gắng chung của thầy cũng như trò, rất cần thiết nêu ra những tấm gương của các giáo lý viên, hay sự giúp đỡ của ân nhân nào đó trong công cuộc này, đặc biệt là khen thưởng cho những em chăm ngoan. Phần thưởng vào lúc này vô cùng có ý nghĩa, nó vừa giúp cho các em đó chăm ngoan hơn nữa, đồng thời cũng nhắc nhở cho các em khác chưa được phần thưởng còn phải phấn đấu không ngừng. Và đây cũng là dịp để cho cha quản xứ bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các hội đoàn cũng như cá nhân đã góp của góp công trong việc giảng dạy Giáo lý cho các em. Cụ thể, ngài cám ơn các giáo lý viên đã hy sinh thời gian, sức khoẻ, tận tâm tận lực trong việc giáo dục đức tin và nhân bản cho các em thiếu nhi, cám ơn những người hảo tâm đã rộng tay đóng góp, các bậc cha mẹ và các em thiếu nhi đã nhiệt tình hưởng ứng. Và cũng nên bố trí một em đại diện lên cám ơn tất cả những thành phần nêu trên, để dạy cho các em bài học thực tiễn về lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.

Một buổi văn nghệ cũng cần được tổ chức như là sự tưởng thưởng chung cho tất cả mọi người, đồng thời giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng đứng quanh cha quản xứ để lo việc dạy dỗ đức tin và nhân bản cho các con em. Còn về phía các em đây là khoảnh khắc các em tạm quên đi những công việc học hành, thả mình tận hưởng những ngày hè lý thú và bổ ích.

Nếu có điều kiện, nên tổ chức trại hè để tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh, giúp các em có khả năng sinh hoạt, gần gũi với thiên nhiên, biết thêm các địa danh cũng như phong tục tập quán khác trên đất nước, và tập cho các em biết sống liên đới với người khác.

V. LỜI KẾT

Công việc giảng dạy Giáo Lý, giúp cho các em trưởng thành về đức tin và nhân bản phải là ưu tiên số một của cha quản xứ, của các bậc cha mẹ cũng như tất cả các thành phần khác trong giáo xứ …. Đây thực sự là trách nhiệm và bổn phận Thiên Chúa giao cho những người liên hệ kể trên. Do đó đòi hỏi mọi người cộng tác một cách đắc lực, tận tâm, cũng như toàn diện không những về vật chất mà còn bằng cả tấm lòng yêu mến. Không phải là chúng ta dạy các em một mớ kiến thức về giáo lý, nhưng là dẫn các em đến với Thiên Chúa để các em được Ngài dạy bảo và biến đổi. Như vậy chúng ta trước hết phải có kinh nghiệm thiêng liêng tiếp xúc với Thiên Chúa trước đã. Cộng tác trong công việc giảng dạy Giáo lý là đáp lại tiếng Chúa mời gọi chúng ta - những người được mang danh Kitô và mang trong mình mầm sống bất diệt – khám phá mục đích tối hậu của cuộc đời là Thiên Chúa được tôn vinh, con người được nhận biết Thiên Chúa và bước đi trong ơn cứu độ của Thiên Chúa.

------------------------------------------------
(Theo Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng, VietCatholic.net)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net